Thuốc trầm cảm amitriptyline: Cách dùng và những lưu ý
Thuốc trầm cảm amitriptyline là loại thuốc quen thuộc và được sử dụng nhiều nhất trong nhóm thuốc chống trầm cảm ba vòng. Loại thuốc này thường được bác sĩ kê cho người bệnh khi những thuốc khác trong nhóm SSRIs và SNRIs không phát huy tác dụng với bệnh nhân. Amitriptyline tuy có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nhưng về cơ bản vẫn khá an toàn và hiệu quả trong nhóm thuốc trầm cảm ba vòng.
Thuốc trầm cảm amitriptyline là gì?
Thuốc chống trầm cảm hiện đang là phương pháp chữa trị chính cho những trường hợp trầm cảm nặng, nhằm hỗ trợ việc cân bằng cảm xúc và quản lý hành vi. Mỗi đối tượng sẽ có phản ứng tốt với một nhóm thuốc nhất định. Do đó trong quá trình điều trị, bác sĩ có thể sử dụng một hay nhiều nhóm thuốc khác nhau. Những nhóm thuốc thường được dùng cho bệnh nhân phải kể đến SSRI, SNRI và thuốc chống trầm cảm ba vòng. Trong đó, amitriptyline là một trong những loại thuốc thông dụng.
Thuốc trầm cảm amitriptyline thuộc nhóm thuốc chống trầm cảm ba vòng. Đây là nhóm thuốc đầu tiên được đưa vào sử dụng trong điều trị trầm cảm, nhưng hiện nay nhóm thuốc chồng trầm cảm này đã bị những loại thuốc mới hơn dần thay thế như SSRI và SNRI. Amitriptyline là loại thuốc đặc trị giúp cải thiện tâm trạng, cũng như giải quyết những vấn đề về sức khỏe tinh thần. Việc sử dụng thuốc cần được sự đồng ý của bác sĩ.
Tác dụng của thuốc là giúp điều hòa cảm xúc, giảm bớt những suy nghĩ tiêu cực, khơi dậy cảm giác hạnh phúc và cảm xúc tích cực ở người bệnh. Amitriptyline cũng giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, giúp người bệnh ngủ sâu hơn, hạn chế tình trạng khó ngủ và thức giữa đêm. Nhờ đó, trạng thái tinh thần của người trầm cảm được cải thiện, giúp họ nạp lại năng lượng và giảm thiểu cảm giác mệt mỏi chán nản do trầm cảm.
Thuốc trầm cảm amitriptyline khi vào cơ thể sẽ làm tăng nồng độ chất dẫn truyền thần kinh trong não là serotonin giúp cải thiện tâm trạng. Serotonin thấp là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng trầm cảm. Do đó việc kích thích não sản sinh serotonin có thể giúp ổn định tâm trạng, giảm cảm giác đau đầu khó chịu và một vài triệu chứng trầm cảm khác.
Bệnh nhân sẽ bắt đầu cảm nhận được hiệu quả của thuốc sau 1-2 tuần sử dụng đều đặn đúng theo hướng dẫn của bác sĩ. Sau 4-6 tuần amitriptyline sẽ phát huy hết tác dụng, người bệnh cũng cảm thấy thoải mái và có tâm trạng tốt hơn. Thời gian đầu khi sử dụng thuốc bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng phụ như táo bón, nôn mửa, chóng mặt,… nhưng triệu chứng sẽ nhanh chóng biến mất sau một thời gian ngắn.
Nếu tác dụng phụ ngày càng nghiêm trọng, bệnh nhân phải lập tức dừng thuốc và báo ngay với bác sĩ hoặc chuyên gia để được tư vấn. Ngoài ra amitriptyline cũng có thể tác dụng với một số loại thuốc đặc trị khác làm ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Vì thế trước khi được chỉ định dùng thuốc, người bệnh cần chú ý khai báo với bác sĩ những loại thuốc đang sử dụng để tránh những tương tác thuốc có hại làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Cách dùng thuốc chống trầm cảm amitriptylin
Thuốc chống trầm cảm amitriptylin chống chỉ định dùng cho trẻ em vì có những tác dụng phụ có thể gây nguy hiểm. Do đó chỉ những người từ 16 tuổi trở lên mớicó thể dùng amitriptylin để điều trị trầm cảm. Để sử dụng loại thuốc này, bệnh nhân cần được sự chỉ định của bác sĩ. Liều lượng và thời gian sử dụng thuốc có thể khác nhau tùy theo từng đối tượng, vì thế người dùng thuốc cần tuân thủ đúng theo chi định để đạt đến kết quả điều trị tốt nhất.
Amitriptylin có hai dạng là dạng viên nén và dạng lỏng, với hàm lượng khác nhau đáp ứng nhiều nhu cầu sử dụng. Bạn có thể xin ý kiến bác sĩ sử dụng thuốc dạng lỏng nếu gặp khó khăn trong việc sử dụng viên nén, và ngược lại. Những loại viên nén amitriptyline có hàm lượng lần lượt là 10 mg, 25 mg hoặc 50 mg cho mỗi viên. Amitriptyline dạng lỏng cũng có 3 hàm lượng khác nhau là 10 mg, 25 mg hoặc 50 mg trong mỗi 5ml thuốc.
Thời điểm dùng thuốc chống trầm cảm
Thuốc chống trầm cảm amitriptylin có tác dụng điều chỉnh tâm trạng, giảm lo âu mệt mỏi và giúp người bệnh ngủ ngon hơn nên thường được khuyên dùng vào buổi tối trước khi đi ngủ để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất. Amitriptylin cũng thường gây cảm giác buồn ngủ nên có thể dùng vào buổi tối để cải thiện chất lượng giấc ngủ. Tuy nhiên để đảm bảo phát huy hiệu quả tốt nhất, bạn nên uống theo chỉ định của bác sĩ.
Một số trường hợp bệnh nhân dùng thuốc vào buổi tối, nhưng tác dụng của thuốc vẫn kéo dài đến sáng hôm sau khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ. Để giảm bớt ảnh hưởng này, bạn có thể uống thuốc sớm hơn vào tối hôm trước để không làm ảnh hưởng đến tâm trạng sáng hôm sau. Ngoài ra việc ngủ sớm, dậy sớm và có chế độ sinh hoạt phù hợp cũng có thể giúp hạn chế ảnh hưởng này đến cơ thể.
Nếu bạn vô tình quên uống thuốc thì hãy bỏ qua liều đã quên, sau đó tiếp tục uống liều tiếp theo đúng thời gian quy định. Tuyệt đối không uống bù liều trước chung với liều sau, hoặc tự động tăng liều lượng. Uống thuốc đúng cử là một vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. Do đó những hành vi sai lệch có thể dẫn đến tình trạng sốc thuốc. Tốt nhất người bệnh nên đặt báo thức để nhắc nhở bản thân uống thuốc đúng giờ.
Liều lượng amitriptylin thích hợp
Bác sĩ sẽ quyết định liều amitriptyline cho mỗi bệnh nhân tùy vào tình trạng bệnh và khả năng đáp ứng của cơ thể. Thông thường bệnh nhân sẽ bắt đầu với liều nhẹ từ 25 mg đến 50 mg để thử phản ứng, sau đó tăng liều lên 50 mg hoặc 100 mg nếu cần thiết. Nếu tình trạng bệnh không thuyên giảm, bác sĩ có thể cân nhắc dùng liều cao hơn lên đến 150 mg một ngày để xem xét tác dụng.
Nếu dùng liều nhẹ nhưng vẫn không thấy tác dụng, bạn cần báo ngay với bác sĩ để được cân nhắc tăng liều. Tuyệt đối không tự ý tăng liều lượng thuốc mà chưa có sự cho phép từ bác sĩ điều trị. Đôi khi vấn đề không nằm ở liều lượng thuốc, mà là do cơ thể người bệnh không phản ứng tốt với nhóm thuốc này. Việc tự ý tăng liều không chỉ làm hại sức khỏe, mà còn tăng nguy cơ tử vong do sốc thuốc.
Việc dùng liều thấp ngay từ đầu là để tránh tình trạng sốc thuốc, cũng như giảm nhẹ những tác dụng phụ có thể xảy ra với bệnh nhân. Ngoài ra, lượng thuốc một ngày cũng có thể được chia nhỏ thành nhiều lần uống để cơ thể quen dần. Khi cơ thể đã quen với thuốc, người bệnh cần duy trì dùng thuốc đúng giờ hàng ngày để đảm bảo tác dụng tốt nhất. Hãy cố gắng uống thuốc đúng giờ để tạo thành thói quen hàng ngày.
Tăng giảm liều hoặc dừng thuốc chống trầm cảm
Trong quá trình điều trị, nếu tình hình của bệnh nhân có hoặc không có chuyển biến tích cực, bác sĩ có thể cân nhắc tăng giảm liều lượng, hoặc ngừng thuốc để chuyển sang một loại thuốc khác thích hợp hơn. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể chủ động xin dừng thuốc nếu thấy tình hình bệnh được cải thiện và không cần sự hỗ trợ của thuốc chống trầm cảm. Tuy nhiên, lời khuyên cho người bệnh là vẫn nên duy trì dùng thuốc để đảm bảo hiệu quả điều trị tốt nhất.
Việc dừng thuốc đột ngột có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tinh thần người bệnh. Vì cơ thề đang quen với tác dụng của thuốc, việc ngưng thuốc có thể khiến cơ thể phản ứng không kịp với sự thay đổi đột ngột. Do đó bác sĩ thường giúp bệnh nhân giảm liều dần cho đến khi dứt hẳn để đảm bảo cơ thể không bị sốc. Người bệnh cần tuân theo đúng hướng dẫn để không gây nên ảnh hưởng không mong muốn đến sức khỏe.
Việc dùng thuốc sai liều lượng có thể dẫn đến những cơn động kinh, nôn mửa, tim đập nhanh, chóng mắt, khó thở, co giật không kiểm soát,… gây nguy hiểm đến tính mạng. Tăng và giảm liều lượng cũng làm giảm hiệu quả điều trị, và làm tăng nguy cơ tái phát bệnh về sau. thống kê cho thấy những người không tuân thủ quy trình điều trị bệnh có thời gian khỏi bệnh lâu hơn, và có tỷ lệ tái phát bệnh trong tương lai cao hơn bình thường.
Chống chỉ định dùng thuốc chống trầm cảm amitriptylin
Trước khi chỉ định dùng thuốc, bác sĩ sẽ kiểm tra tiền sử bệnh nhân cũng như gia đình của họ để chắc chắn thuốc được kê không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Bạn cũng nên chủ động khai báo rõ ràng về tình trạng của bản thân, đang dùng loại thuốc nào, hay có dị ứng với bất cứ chất gì để bác sĩ cân nhắc kê đơn. Thuốc chống trầm cảm amitriptylin không được khuyên dùng nếu bệnh nhân rơi vào một trong những trường hợp sau:
- Bệnh nhân dị ứng với amitriptyline
- Bệnh nhân đang mắc các bệnh về tim mạch, gan, thận, bàng quang. Việc sử dụng amitriptylin có thể làm bệnh tình diễn biến nghiêm trọng hơn.
- Bệnh nhân mắc bệnh động kinh, tiểu đường và tăng nhãn áp không nên dùng amitriptylin vì có thể ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh.
- Phụ nữ đang mang thai và cho con bú
- Tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm amitriptylin là làm gia tăng suy nghĩ tự sát, vì thế bệnh nhân trầm cảm nặng có khuynh hướng tự tổn thương bản thân và tự tử không nên dùng thuốc này.
Ngoài những trường hợp trên, bác sĩ cũng sẽ căn cứ trên tình hình thực tế để đưa ra quyết định có nên cho bệnh nhân dùng thuốc hay không. Người bệnh muốn đảm bảo an toàn thì cần khai báo đầy đủ tiền sử bệnh của bản thân, cũng như những loại thuốc đang sử dụng để điều trị những bệnh khác để giúp bác sĩ đưa ra kết luận chính xác. Đây là điều vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe và kết quả điều trị.
Việc cùng lúc sử dụng nhiều loại thuốc trị bệnh có thể khiến thuốc ảnh hưởng lẫn nhau. Việc này khiến tác dụng điều trị bệnh của thuốc bị suy giảm, thậm chí mất đi tác dụng vốn có. Những tương tác có hại còn có thể để lại “tai họa ngầm” trong cơ thể. Bạn không thể biết được những thứ thuốc mình đang dùng sẽ có ảnh hưởng ra sau nếu được sư dụng cùng lúc. Thậm chí một số tương tác có hại còn làm tăng khả năng mắc ung thư hoặc những bệnh khác.
Việc phụ nữ đang mang thai và cho con bú sử dụng thuốc chống trầm cảm là một vấn đề cần được xem trọng. Bác sĩ sẽ phân tích những lợi ích và tác hại của việc dùng thuốc, cùng với những vấn đề có thể xảy ra cho cả mệ lẫn con để thai phụ có thời gian suy nghĩ và đưa ra quyết định. Nếu bệnh nhân vô tình mang thai trong quá trình dùng thuốc thì hãy liên hệ ngay với bác sĩ chủ trị để được tư vấn.
Tác dụng phụ của amitriptylin
Tác dụng phụ là điều khó tránh khỏi khi sử dụng thuốc, dù loại thuốc đó được chứng minh là an toàn, bời vì thuốc tác động trực tiếp đến thần kinh và cơ thể của người bệnh. Tuy nhiên những ảnh hưởng do thuốc mang đến ở từng đối tượng là không giống nhau. Thậm chí có những người không bị tác dụng phụ, trong khi có người lại phản ứng dữ dội với thuốc ngay lần uống đầu tiên chỉ với một liều lượng nhỏ.
Những tác động này có thể nhẹ hay nặng, biến mất sau một thời gian hoặc ngày càng tồi tệ hơn, tùy vào thể trạng và cơ địa của người dùng thuốc. Bạn không thể xác định bản thân có phản ứng, hay dị ứng với thuốc không nếu chưa từng thử qua, trừ khi bạn biết rõ bản thân bị ảnh hưởng bới một thành phần có trong thuốc chống trầm cảm. Dưới đây là một số tác dụng phụ của thuốc trầm cảm amitriptylin và cách khắc phục mà người bệnh nên tham khảo.
- Táo bón: Táo bón là một trong những tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng amitriptylin để điều trị trầm cảm. Để hạn chế ảnh hưởng này, bạn nên thay đổi thói quen ăn uống và cho nhiều rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc, đặc biệt là khoai lang và đu đủ vào thực đơn hằng ngày để cung cấp chất xơ và vitamin cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, việc uống nước đầy đủ và luyện tập thể dục thể thao cũng có thể thúc đẩy hệ tiêu hóa cùng hệ bài tiết, hạn chế vấn đề táo bón ở bệnh nhân.
- Nhức đầu và chóng mặt: Nhức đầu và chóng mặt gần như là tác dụng phụ phổ biến nhất của mọi loại thuốc. Nếu tình trạng này không quá nghiêm trọng thì bạn nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, không nên đứng dậy hay thay đổi tư thế đột ngột. Ngoài ra bạn cũng nên tránh đi lên những nơi cao, tránh lái xe hay đi đến những nơi ồn ào. Nếu cơn đau đầu kéo dài thì hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc giảm đau.
- Mệt mỏi và buồn ngủ: Những ảnh hưởng của thuốc với cơ thể có thể kéo dài đến sáng mai nếu đêm trước người bệnh uống thuốc quá trễ. Vì thế nếu cảm thấy mệt mỏi vào buổi sáng, bạn hãy uống thuốc sớm hơn vào buổi tối để không làm ảnh hưởng tâm trạng ngày hôm sau. Xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh như chăm chỉ tập thể dục, ăn uống điều độ, ngủ sớm dậy sớm cũng có thể cải thiện tình hình.
Khô miệng và tiểu gắt cũng là những tác dụng phụ mà thuốc trầm cảm mang đến cho người bệnh. Đây chỉ là những tác dụng phụ thường thấy khi người bệnh chưa quen với thuốc và cần thời gian thích nghi. Tuy nhiên, với một số người thì tác dụng phụ sau khi dùng amitriptyline nghiêm trọng hơn rất nhiều. Nếu rơi vào những trường hợp dưới đây, việc ngừng thuốc và liên hệ với bác sĩ để được tư vấn là điều bắt buộc.
- Tim đập nhanh, nhịp tim không đều và thay đổi liên tục
- Lên cơn co giật, sùi bọt mép
- Thường xuyên bị chuột rút làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày
- Đau đầu kéo dài, cảm thấy đau nhức toàn thân
- Trí nhớ giảm sút khiến năng suất làm việc giảm mạnh
- Có ý định tự tổn thương bản thân hoặc tự tử
- Thị lực bị ảnh hưởng và mắt sưng đỏ
- Gặp khó khăn khi suy nghĩ và giao tiếp
- Có phản ứng sốc phản vệ dữ dội
- Phát ban khắp người, ngứa ngáy, đau nhức
- Khó thở, tức ngực
Ngoài ra bạn cũng có thể theo dõi những tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng thuốc trầm cảm amitriptylin trong giấy hướng dẫn sử dụng có trong hộp thuốc. Nếu bắt gặp những dấu hiệu bất thường trên cơ thể, hoặc phản ứng nghiêm trọng với thuốc vì cần đến ngay bệnh viện gần nhất để tiến hành cấp cứu. Khi đi cần mang theo mẫu thuốc đã uống để các bác sĩ xác định tình trạng cơ thể.
Việc áp dụng hóa dược trị liệu, hay thuốc trầm cảm amitriptyline, trong quá trình điều trị trầm cảm mang đến những hiệu quả tich cực. Đặc biệt là khi kết hợp cùng tâm lý trị liệu, cũng như một số biện pháp khác nhằm cải thiện chất lượng sống, giúp người bệnh suy nghĩ tích cực hơn. Tuy nhiên, thuốc vẫn có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, nên người bệnh cần chú ý những tác động không tốt đến cơ thể.
Có lẽ bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!