Hội chứng sợ hạnh phúc (Cherophobia) là gì? Biểu hiện, Giải pháp

Nghe có vẻ kỳ lạ, nhưng hội chứng sợ hạnh phúc thật sự tồn tại và ảnh hưởng đến nhiều người trong số chúng ta. Điều mà những người mắc hội chứng này sợ hãi không phải là cảm giác hạnh phúc, mà là những vấn đề có thể xảy ra khi chúng ta cảm thấy hạnh phúc, và thể hiện cảm xúc ấy ra ngoài.

Hội chứng sợ hạnh phúc là gì?

Ai cũng biết hạnh phúc là một cảm xúc tích cực, là điều hầu hết chúng ta luôn theo đuổi trong suốt cuộc đời. Cảm giác hạnh phúc khiến cuộc sống của chúng ta vui vẻ, tươi sáng, có động lực để lao động và học tập. Hạnh phúc giúp ta tận hưởng mọi thứ xung quanh bằng niềm vui và niềm hy vọng.

hội chứng Cherophobia
Hội chứng Cherophobia hay hội chứng sợ hạnh phúc khiến chúng ta sợ hãi, lẫn tránh và từ chối mọi yếu tố, hành động nhằm đạt đến sự hạnh phúc trong cuộc sống.

Tuy nhiên với nhiều người, cảm giác hạnh phúc lại khiến họ sợ hãi, tránh né. Họ luôn tìm cách tránh tham gia những cuộc vui chơi, tránh những điều khiến bản thân vui vẻ, và không cho phép bản thân suy nghĩ hay thể hiện những cảm xúc tích cực. Những người này đang chịu ảnh hưởng của hội chứng sợ hạnh phúc, hay còn được gọi là Cherophobia.

Đừng hiểu lầm rằng những người mắc hội chứng sợ hạnh phúc luôn thể hiện sự lo âu, mệt mỏi, chán chường, tuyệt vọng như người bị trầm cảm. Họ chỉ đơn giản là sợ hãi những vấn đề tiêu cực ẩn sau cảm giác hạnh phục, lo rằng mình không xứng với niềm hạnh phúc đang có, hoặc mọi thứ sẽ nhanh chóng tan biến nếu bản thân thể hiện niềm vui.

Hội chứng sợ hạnh phúc không được ghi nhận trong mục rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi của ICD-10 hay DSM-5, nhưng vẫn được xếp vào một dạng lo âu ám ảnh.  Ảnh hưởng của hội chứng này khiến người bệnh khó tiếp thu những cảm xúc tích cực, không có được lối sống lành mạnh, suy nghĩ tiêu cực, và không giữ được sức khỏe tinh thần ổn định.

Cảm xúc tích cực và cảm giác hạnh phúc mang đến nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể, nâng cao tinh thần và sức khỏe thể chất. Con người cần những nguồn năng lượng này như cây xanh cần nước và chất dinh dưỡng để phát triển tươi tốt. Nếu không, cây cối sẽ yếu ớt, dể đổ bệnh và chết đi.

Con người chúng ta cũng tương tự. Nếu ta cứ giữ trong đầu những suy nghĩ tiêu cực, hạn chế tận hưởng niềm vui và sự hạnh phúc, sức khỏe thể chất và tinh thần đều phải chịu ảnh hưởng. Đây là những điều người mắc hội chứng Cherophobia phải đối mặt. Việc không thể hưởng thụ cảm giác hạnh phúc khiến họ luôn cảm thấy cuộc sống nhạt nhẽo.

Biểu hiện của hội chứng sợ hạnh phúc

Hội chứng sợ hạnh phúc sẽ thổi phồng cảm giác lo lắng, sợ hãi, đau khổ, bất an liên quan đến những điều tồi tệ khi niềm hạnh phúc trôi qua, hoặc khiến người bệnh cho rằng bản thân họ không xứng đáng hưởng thụ cảm giác hạnh phúc. Một số biểu hiện điển hình của hội chứng này có thể kể đến như:

  • Từ chối tham gia mọi cuộc vui, những buổi tụ tập tiệc tùng, vui chơi giải trí dù là riêng tư hay công khai.
  • Ngăn cản bản thân cảm nhận sự vui vẻ vì cho rằng khi cảm giác vui vẻ, hạnh phúc trôi qua thì những điều kinh khủng, bất hạnh sẽ kéo đến.
  • Sợ hãi, đau khổ, và có cảm giác tội lỗi khi bản thân hạnh phúc và thể hiện niềm hạnh phúc. Bạn tin rằng để không cảm nhận và thể hiện những cảm xúc tích cực này thí cách tốt nhất là không để chúng xuất hiện.
  • Không tin tưởng vào những cảm xúc tích cực vì tin rằng chúng sẽ nhanh chóng biến mất và khiến ta hụt hẫng, mất mát.
sợ hạnh phúc
Những người sợ hãi sự hạnh phúc tin rằng hạnh phúc là một điều mong manh, không dành cho bản thân, và thường kéo theo những bất hạnh về sau.
  • Cảm thấy bản thân không xứng đáng có được hạnh phúc. Do đó người bệnh thường từ chối tình cảm và ý tốt của người khác vì cho rằng bản thân tồi tệ, không xứng đáng, không tin vào niềm hạnh phúc đang hiện hữu.
  • Cảm thấy việc thể hiện niềm hạnh phúc của bản thân sẽ làm phật lòng những người xung quanh, và biến bạn thành một người ích kỷ, xấu xa.
  • Cảm thấy khó chịu, bất an khi đạt được thành tựu trong cuộc sống.
  • Tin rằng việc cảm nhận và hưởng thụ niềm hạnh phúc là việc vô bổ, lãng phí thời gian và tiền bạc
  • Lo sợ rằng bản thân sẽ có những hành vi, lời nói quá trớn, mất cảnh giác, tự cao,… khi chìm trong niềm hạnh phúc.

Nguyên nhân của hội chứng sợ hạnh phúc

Tất cả những suy nghĩ và hành vi tiêu cực này đều là biểu hiện điển hình của hội chứng sợ hạnh phúc. Mỗi người sẽ có những lý do khác nhau để từ chối cảm giác hạnh phúc, và giam mình trong những suy nghĩ tiêu cực. Hiện nay chưa có cách xác định chính xác nguyên nhân gây ra hội chứng Cherophobia, nhưng một số yếu tố dưới đây có thể có vai trò xúc tác:

1. Gen di truyền

Gen di truyền luôn được xem là yếu tố quan trọng và có ảnh hưởng nhất định đến các chứng rối loạn lo âu. Thực tế cho thấy, tỷ lệ những người có quan hệ huyết thống gần gũi mắc cùng một hội chứng luôn nằm ở mức cao.

Do đó, một người có nguy cơ cao mắc hội chứng sợ hạnh phúc nếu trong gia đình, bao gồm ông bà, cha mẹ, anh chị em, có người từng bị ảnh hưởng bởi tình huống tương tự. Gen di truyền trong nhiều trường hợp có lẽ không phải nguyên nhân chính, nhưng là yếu tố xúc tác thường thấy.

2. Ảnh hưởng từ môi trường

Cảm giác sợ hãi, né tránh sự hạnh phúc có thể là kết quả của quá trình tiếp thu cảm xúc tiêu cực từ môi trường xung quanh. Những người sống trong môi trường độc hại, cảm nhận sự đau khổ, chán nản của người thân hay bạn bè khi nói đến hạnh phúc, hoặc chứng kiến những sự kiện đau lòng, gây thất vọng khiến họ không còn tin vào hạnh phúc và những điều tốt đẹp trong tương lai nữa.

3. Ảnh hưởng của trầm cảm

Giả thuyết này chưa có những bằng chứng xác thực, và cũng chưa nhận được sự ủng hộ rộng rãi. Tuy nhiên, một nghiên cứu tại Anh vào năm 2013 cho thấy rằng, có mối tương quan nhất định giữa trầm cảm và cảm giác sợ hãi niềm hạnh phúc.

Cherophobia là gì
Hội chứng sợ hạnh phúc chịu ảnh hưởng của trầm cảm là một yếu tố vẫn đang được xem xét dù chưa có nhiều bằng chứng thuyết phục.

Những người trầm cảm có xu hướng thu mình lại, tránh tham gia những cuộc vui chơi, giải trí và thường cảm hấy bản thân không xứng đáng có hạnh phúc, không xứng đáng tồn tại. Do đó vẫn có giả thuyết cho rằng hội chứng sợ hạnh phúc có thể chịu ảnh hưởng của trầm cảm.

4. Sang chấn tâm lý thời thơ ấu

Những người lo sợ rằng cảm giác hạnh phúc không bền lâu, có thể dễ dàng mất đi, hoặc theo sau đó là nỗi bất hạnh thường chịu những tổn thương tâm lý liên quan đến hạnh phúc và bất hạnh trong thời thơ ấu. Ví dụ, những người từng có gia đình hạnh phúc, nhưng rồi gặp biến cố khiến cha mẹ qua đời, có tuổi thơ bất hạnh sẽ hình thành tâm lý lo sợ, bất an với cảm giác hạnh phúc.

Xem thêm: Tuổi thơ bất hạnh: Ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý và cuộc sống

Họ không muốn trải qua cảm giác mất mát tột cùng sau khi cảm nhận được hạnh phúc, sợ rằng đau đớn sẽ đến sau niềm vui, hoặc sợ rằng bản thân sẽ bị trừng phạt hay trêu chọc khi thể hiền niềm hạnh phúc. Vì thế họ đau khổ, sợ hãi và từ chối cảm xúc tích cực này

5. Yếu tố văn hóa

Cách nhìn nhận và hưởng thụ cảm giác hạnh phúc sẽ khác nhau ở từng quốc gia và nền văn hóa. Có những nơi tin rằng hạnh phúc là điều cần hưởng thụ trong khoảnh khắc, và nên thể hiện chúng trong cuộc sống. Tuy nhiên vẫn có những nền văn hóa coi việc thay đổi, coi hạnh phúc và đau khổ tiếp nối là quy luật tự nhiên của tạo hóa.

Họ tin rằng mọi thứ đều có hai mặt, và sợ hãi những điều không tốt sẽ đến nếu tỏ ra quá hạnh phúc. Ngoài ra, ở một số quốc gia như Nhật Bản, đặc điểm văn hóa của họ là không thể hiện cảm xúc trực tiếp thông qua gương mặt hay hành động để tránh bị chú ý và đố kỵ.

6. Đặc điểm tính cách

Tính cách cũng là một yếu tố ảnh hưởng khi những người trầm lặng, ít nói, ít quan tâm đến những chuyện xung quanh, thích ở một mình, đa cảm và có cái nhìn tiêu cực về cuộc sống dễ bị ảnh hưởng bởi hội chứng này hơn. Họ không có niềm vui, không cảm thấy hứng thú hay hạnh phúc với bất cứ điều gì. Họ cảm thấy cảm giác hạnh phúc và vui vẻ không đáng giá, vô dung và phí thời gian.

7. Tin tức tiêu cực từ truyền thông

Những thông tin tiêu cực về các vụ tai nạn, những sự cố xảy ra trong cuộc sống tràn lan trên mạng xã hội ảnh hưởng không nhỏ đến suy nghĩ và tinh thần của chúng ta. Chúng được lưu trữ trong bộ nhớ, gây ám ảnh và luôn nhắc ta nhớ đến sự vô thường của cuộc sống. Việc tiếp thu quá nhiều tin tức tiêu cực khiến ta khó cảm nhận sự vui vẻ, hạnh phúc trong cuộc sống.

sợ hạnh phúc là gì
Đọc quá nhiều tin tức tiêu cực có thể thay đổi đến cách nhìn nhận và cảm xúc của chúng ta về hạnh phúc, từ đó sinh ra những ảnh hưởng tiêu cực

Những người sợ hãi hoặc gặp khó khăn trong việc cảm thấy hạnh phúc có thể rơi vào một trong số những trường hợp trên đây. Thông thường người bệnh sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, và rất khó để thoát ra nếu không được hỗ trợ. Hội chứng sợ hạnh phúc có thể gây ra những vấn đề sức khỏe tinh thần và thể chất cho người bệnh.

Ảnh hưởng tiêu cực của chứng sợ hạnh phúc

Hội chứng sợ hạnh phúc ngăn cản chúng ta cảm nhận và hưởng thụ cảm giác vui vẻ, thỏa mãn, ngăn cản ta tiếp thu những nguồn năng lượng tích cực. Trong khi đây là những yếu tố quan trọng giúp cân bằng cuộc sống, giúp ta có thêm niềm tin và nghị lực để vượt qua khó khăn thử thách.

Hạnh phúc hay bất hạnh đều là những cảm xúc cần thiết cho cuộc sống, làm phong phú thêm tâm hồn và trui rèn sức chịu đựng. Những người mắc hội chứng sợ hạnh phúc sẽ thường có những suy nghĩ tiêu cực, cảm thấy bản thân không xứng đáng có được niềm vui, từ đó ngày càng xa cách, tránh né những người xung quanh.

Việc từ chối tham gia những cuộc vui chơi, liên hoan, thu mình vào một góc, né tránh cảm giác hạnh phúc, loại bỏ những cảm xúc tích cực ra khỏi cuộc sống sẽ tăng nguy cơ mắc các chứng rối loạn tâm thần như stress, trầm cảm, rối loạn cảm xúc,… Ngoài ra, hội chứng này còn khiến ta bỏ mất nhiều cơ hội quan trọng trong đời.

Những người lẫn trốn sự hạnh phúc rất dễ để lỡ mất tình yêu, lỡ mất người mình yêu thương vì không tin rằng bản thân xứng đáng với tình cảm người khác dành cho bản thân. Họ cũng rất nhạy cảm khi có vấn đề xảy ra, khó kiềm chế cảm xúc, dễ nghi ngờ lung tung, suy nghĩ tiêu cực và không có niềm tin vào tương lai.

Chẩn đoán và cải thiện hội chứng sợ hạnh phúc

Không có nhiều nghiên cứu về cách cải thiện hội chứng sợ hạnh phúc, thế nên hội chứng này được điều trị theo tiêu chí của hội chứng rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi. Điều trị sớm sẽ giúp giảm ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, giúp người bệnh nhanh chóng lấy lại niềm vui và sự tự tin trong cuộc sống.

Người bệnh có thể được chẩn đoán mắc hội chứng sợ hạnh phúc nếu cảm giác sợ hãi, cố gắng né tránh những điều khiến chúng ta hạnh phúc kéo dài quá 6 tháng, và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày. Người bệnh có cảm nhận này trong mọi trường hợp, xảy ra liên tục, và không chịu ảnh hưởng của những chứng rối loạn khác.

Hiện nay những phương pháp điều trị chính vẫn là liệu pháp tâm lý và điều trị bằng thuốc. Liệu pháp hành vi-nhận thức (CBT) tỏ ra hiệu quả khi giúp người bệnh thay đổi nhận thức về hạnh phúc, tin tưởng hơn vào niềm vui trong cuộc sống. Các nhà trị liệu sẽ trò chuyện, hướng dẫn người bệnh thoát ra khỏi những ám ảnh về đau khổ và bất hạnh để tận hưởng hạnh phúc.

điều trọ chứng sợ hạnh phúc
Cải thiện sớm có thể giúp người bệnh cảm thấy thoải mái, dễ chịu, và dễ dàng đón nhận cảm giác hạnh phúc hơn.

Với những người từ chối hạnh phúc do tổn thương tâm lý trong quá khứ, liệu pháp thôi miên sẽ giúp các nhà trị liệu xác định nguyên nhân chính xác gây ra hội chứng. Từ đó có phương pháp thích hợp giúp người bệnh vượt qua ám ảnh, thay đổi hành vi, không còn trốn tránh hay sợ hãi cảm giác vui vẻ, hạnh phúc nữa.

Việc điều trị tâm lý tốn rất nhiều thời gian, và cần sự hợp tác từ người bệnh. Bên cạnh việc điều trị tâm lý, bệnh nhân còn có những biện pháp thả lỏng tinh thần, cải thiện sức khỏe tại nhà như tập hít thở sâu, tập thể dục, hoặc trò chuyện với người thân và bạn bè. Sự ủng hộ và chia sẻ từ những người thân yêu sẽ giúp cải thiện tình trạng nhanh chóng hơn.

Nếu cảm giác lo lắng, sợ hãi của người bệnh quá nghiêm trọng, và gây ra tình trạng mất kiềm chế cảm xúc, mất ngủ, lo âu, mất tập trung,… Bác sĩ có thể cho dùng một số loại thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần để hạn chế các triệu chứng tiêu cực, giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn.

Xem thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

hội chứng sợ bị bỏ rơi
Hội chứng sợ bị bỏ rơi: Nguyên nhân và cách khắc phục

Đa phần mọi người đều không thích cảm giác ở một mình, và sợ cảm giác cô đơn, cảm giác bị bỏ rơi. Tuy nhiên...

Trầm cảm thể thao
Trầm cảm thể thao: Những hệ lụy khôn lường không thể bỏ qua

Tất cả các nghiên cứu đều công nhận tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cả thể chất và tinh thần, phòng tránh...

chăm sóc bệnh nhân rối loạn lo âu
Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân rối loạn lo âu hiệu quả

Trong chăm sóc bệnh nhân rối loạn lo âu, bạn cần tìm hiểu rõ về rối loạn này đồng thời trao đổi và phối hợp...

Hội chứng sợ bóng tối
Hội chứng sợ bóng tối (Nyctophobia): Những điều cần biết

Hội chứng sợ bóng tối gây ra những nỗi sợ vô cùng phi lý và dữ dội về tất cả các hoạt động có liên...

Trầm cảm u sầu là gì?

Trầm cảm u sầu (Melancholia): Nguyên nhân, Dấu hiệu, Điều trị

Trầm cảm học đường là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp

trầm cảm không điển hình

Trầm cảm không điển hình: Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách vượt qua

rối loạn thách thức chống đối

Rối loạn thách thức chống đối là gì? Biểu hiện và Biện pháp can thiệp

trầm cảm sau phá thai

Trầm cảm sau khi phá thai: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách phòng tránh