Hướng dẫn xoa bóp bấm huyệt điều trị rối loạn lo âu hiệu quả

Bên cạnh các phương pháp chính, có thể kết hợp thêm xoa bóp bấm huyệt vào quá trình điều trị rối loạn lo âu. Đây là hình thức trị liệu có nguồn gốc từ y học cổ truyền nhưng đã được khoa học thừa nhận về hiệu quả an dịu thần kinh, giảm căng thẳng, lo âu, sợ hãi…

Điều trị rối loạn lo âu bằng xoa bóp bấm huyệt có thật sự hiệu quả?

Rối loạn lo âu đang là vấn đề tâm lý đáng lo ngại bên cạnh trầm cảm và các rối loạn liên quan đến stress. Thực tế, lo âu không phải là trạng thái bất thường mà là phản ứng tự nhiên khi đối mặt với khó khăn, áp lực. Tuy nhiên, những người bị rối loạn lo âu thường trực cảm giác lo lắng, sợ hãi, ám ảnh một cách dai dẳng và không thể lý giải.

Hiện nay, rối loạn lo âu thường được điều trị bằng thuốc và tâm lý trị liệu. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể thực hiện thêm một số biện pháp hỗ trợ như massage (xoa bóp), bấm huyệt… để giảm bớt mức độ lo âu, buồn bã và căng thẳng.

xoa bóp giảm lo âu
Xoa bóp bấm huyệt được xem là liệu pháp hỗ trợ điều trị rối loạn lo âu

Xoa bóp bấm huyệt là hình thức trị liệu có nguồn gốc từ y học cổ truyền. Phương pháp này tận dụng lực của ngón tay, bàn tay để đả thông kinh lạc, thúc đẩy tuần hoàn máu, qua đó giảm đau, tiêu viêm, điều hòa miễn dịch, cân bằng huyết áp, nhịp tim và một số hormone bên trong cơ thể.

Mặc dù có nguồn gốc từ y học cổ truyền nhưng xoa bóp bấm huyệt hiện đã được chứng minh hiệu quả trên cơ sở khoa học. Hình thức này hiện đang ứng dụng rộng rãi trong chăm sóc sức khỏe, phòng bệnh và hỗ trợ điều trị một số vấn đề liên quan đến sức khỏe thể chất, tinh thần.

Điều trị rối loạn lo âu bằng xoa bóp bấm huyệt đã được chứng minh mang lại những lợi ích sau:

  • Kiện tỳ (tăng cảm giác ngon miệng, thúc đẩy quá trình tiêu hóa)
  • An thần định chí (an dịu hệ thần kinh trung ương, cải thiện giấc ngủ, giảm đau đầu, chóng mặt…)
  • Bổ thận (cải thiện sức khỏe, tăng cường miễn dịch)

Khi xoa bóp bấm huyệt, tuần hoàn máu sẽ được điều hòa, qua đó giảm đáng kể cảm giác bồn chồn, tim đập nhanh, thở nông, mệt mỏi… Bên cạnh đó, phương pháp này cũng đã được chứng minh kích thích tăng endorphin, serotonin (các hormone cải thiện tâm trạng) và điều hòa hormone cortisol (hormone gây căng thẳng, lo âu).

Xoa bóp bấm huyệt thực sự mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe, đặc biệt là với người đang bị stress, trầm cảm và rối loạn lo âu. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp hỗ trợ, không thể thay thế cho các phương pháp chính.

Hướng dẫn cách xoa bóp bấm huyệt chữa rối loạn lo âu

Xoa bóp bấm huyệt được xem là hình thức trị liệu nên người bệnh có thể thực hiện tại các phòng khám y học cổ truyền, spa chuyên trị liệu… Hoặc tự thực hiện tại nhà để chủ động trong việc giải tỏa lo âu, căng thẳng và chăm sóc sức khỏe tinh thần.

Nếu chưa có kinh nghiệm xác định huyệt vị, nên bắt đầu bằng các động tác xoa bóp đơn giản. Sau khi đã thực hiện nhuần nhuyễn, có thể kết hợp bấm huyệt để gia tăng hiệu quả:

Cách xoa bóp giảm lo âu

Xoa bóp bao gồm các kỹ thuật như miết, kéo, day, ấn, xoa và xát. Mục đích của phương pháp này là kích thích thụ cảm của dây thần kinh dưới da và thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu tại chỗ.

Một số nghiên cứu còn cho thấy, xoa bóp đều đặn còn giúp điều hòa quá trình hưng phấn – ức chế của não bộ. Qua đó duy trì trạng thái cân bằng cho hệ thần kinh trung ương, góp phần giải tỏa cảm xúc tiêu cực, lo âu và buồn bã.

bấm huyệt chữa rối loạn lo âu
Xoa bóp vùng da đầu giúp tăng tuần hoàn máu, hỗ trợ giảm lo âu và cải thiện các vấn đề về giấc ngủ

Cách xoa bóp giảm lo âu, căng thẳng:

Xoa bóp vùng gáy:

Vùng gáy là nơi mạch máu, dây thần kinh dễ bị tắc nghẽn. Hiện tượng tắc nghẽn tại vị trí này khiến cho tuần hoàn máu lên não bộ bị cản trở, kết quả là gây đau đầu, khó ngủ, tập trung kém…

Người bị rối loạn lo âu, stress, căng thẳng nên thường xuyên xoa bóp vùng gáy. Khi xoa bóp, nên điều chỉnh lực tay phù hợp sao cho có cảm giác dễ chịu. Có thể kết hợp đồng thời với dầu nóng để thúc đẩy tuần hoàn máu lên não nhằm giảm mức độ lo lắng và căng thẳng.

Xoa hai bên thái dương:

Xoa ở hai bên thái dương có tác dụng tăng tuần hoàn máu lên não và giảm áp lực cho hốc mắt. Nên bắt đầu xoa nhẹ nhàng, sau đó tăng lực để làm nóng vùng da bên ngoài. Tương tự như xoa gáy, có thể dùng thêm dầu để làm nóng da, giãn mạch nhằm tăng hiệu quả.

Xoa bóp vùng da đầu:

Nếu thường xuyên ở trạng thái lo âu, hormone cortisol gia tăng làm cho lưu lượng máu lên não giảm. Bằng cách xoa bóp vùng đầu, mạch máu sẽ được giãn nở và tăng lượng máu lưu thông.

Có khá nhiều cách xoa bóp vùng đầu, có thể dùng toàn bộ tay xoa bóp lên da đầu hoặc vỗ nhẹ. Dùng đầu ngón tay ấn mạnh để kích thích thụ cảm thần kinh, qua đó cải thiện lo âu và các triệu chứng thể chất có liên quan như đau đầu, chóng mặt, khả năng tập trung kém…

Xoa bóp bàn chân:

Ít người ngờ rằng, xoa bóp bàn chân cũng có hiệu quả trong việc giảm lo lắng và căng thẳng. Trong y học cổ truyền, bàn chân được xem là “trái tim thứ 2”. Xoa bóp bàn chân có thể tác động trực tiếp đến đại não giúp giảm đau đầu, hoa mắt, an dịu thần kinh và cải thiện các vấn đề về giấc ngủ.

Người bị rối loạn lo âu nên xoa bóp bàn chân bằng dầu nóng trước khi đi ngủ. Có thể xoa bóp cả bắp chân để giãn cơ, thúc đẩy tuần hoàn. Thực hiện cách này thường xuyên giúp cải thiện trạng thái lo âu, căng thẳng, giảm mất ngủ và các triệu chứng cơ thể khác như hồi hộp, bồn chồn, nhịp tim nhanh…

Cách bấm huyệt chữa rối loạn lo âu

Bấm huyệt có cách thực hiện khá giống với xoa bóp. Tuy nhiên, để thực hiện bấm huyệt, bạn cần phải xác định chính xác huyệt vị. Mỗi huyện vị trên cơ thể đều kết nối với một hoặc nhiều cơ quan, tác động vào huyệt sẽ giúp giải phóng ứ trệ, thư giãn cơ, điều hòa tuần hoàn máu, nhịp tim và huyết áp.

Bấm huyệt giúp an dịu thần kinh và cân bằng cơ thể, từ đó giúp người bị rối loạn lo âu giảm đi phần nào cảm giác lo lắng, ám ảnh, sợ hãi và có giấc ngủ sâu hơn. Nếu thực hiện cả hai phương pháp, nên thực hiện xoa bóp trước để làm nóng huyệt vị trước khi bấm huyệt.

bấm huyệt điều trị rối loạn lo âu
Bấm huyệt Ấn Đường có tác dụng an dịu thần kinh, giảm bớt mức độ lo âu và căng thẳng

Các huyệt vị có tác dụng chữa rối loạn lo âu, giảm ám ảnh, sợ hãi:

Huyệt Ấn Đường: Ấn Đường là huyệt vị nằm chính giữa hai đầu lông mày, chủ trị các bệnh như đau đầu, mất ngủ, viêm mũi, viêm xoang… Người bị rối loạn lo âu có thể xoa nhẹ hoặc bấm vào huyệt Ấn Đường để an dịu thần kinh, giảm căng thẳng.

Huyệt Nội Quan: Huyệt Nội Quan được xem là “cửa ải” đi vào bên trong cơ thể. Huyệt nằm trên cổ tay 2 thốn và nằm chính giữa hai gân cơ gan tay lớn và gan tay nhỏ. Bấm vào huyệt Nội Quan có tác dụng cân bằng chức năng tạng phụ, điều hòa âm – dương rất tốt cho người bị suy nhược thần kinh, tâm lý xáo trộn.

Huyệt An Miên: Từ tên gọi cũng có thể biết được tác dụng của Huyệt An Miên, đó là cải thiện chất lượng giấc ngủ, giảm tình trạng khó ngủ, ngủ chập chờn và không sâu giấc. Huyệt nằm ở vị trí lõm phía sau dái tai. Nếu thường xuyên bị mất ngủ, nên bấm vào huyệt vị này.

Huyệt Bách Hội: Huyệt Bách Hội chủ trị các bệnh về đầu như đau đầu, chóng mặt, giảm trí nhớ, khả năng tập trung kém… Huyệt vị này nằm ở chính giữa đầu nên khi tác động vào sẽ giúp tăng tuần hoàn máu lên não, cải thiện thụ cảm của hệ thần kinh ở dưới da. Người bị rối loạn lo âu có thể bấm huyệt Bách Hội để cải thiện các triệu chứng thể chất và giảm bớt phần nào cảm giác lo lắng.

Huyệt Thái Xung: Thái Xung là huyệt nằm ở mu bàn chân, xác định bằng cách đo từ kẽ ngón chân cái và ngón trỏ lên khoảng 2 thốn. Bấm vào huyệt vị này có tác dụng thư giãn, an dịu thần kinh, giảm đau và giảm căng thẳng hiệu quả.

Ngoài những huyệt vị này, có thể tác động thêm vào một số huyệt như Huyệt Tam Âm Giao, Huyệt Túc Tam Lý, Huyệt Hợp Cốc… Đây đều là những huyệt vị có tác dụng thư giãn, giải tỏa căng thẳng, rất tốt cho người bị rối loạn lo âu, tinh thần không ổn định.

Một số vấn đề cần chú ý khi bấm huyệt chữa rối loạn lo âu

Xoa bóp bấm huyệt là liệu pháp hỗ trợ cho người bị rối loạn lo âu. Thực hiện biện pháp này thường xuyên giúp giải tỏa căng thẳng, giảm cảm giác bồn chồn, khó ngủ, đau đầu, trí nhớ kém…

bấm huyệt điều trị rối loạn lo âu
Nên thực hiện xoa bóp bấm huyệt điều trị rối loạn lo âu đều đặn để nhận thấy cải thiện rõ rệt

Ưu điểm của xoa bóp bấm huyệt là có cách thực hiện khá đơn giản và có thể áp dụng tại nhà. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả cao, trước khi thực hiện cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Nếu thuộc nhóm các đối tượng nhạy cảm như đang mang thai, bị ung thư, suy gan, suy thận, suy tim nặng… tuyệt đối không tự thực hiện xoa bóp bấm huyệt.
  • Nữ giới đang trong thời kỳ hành kinh cũng nên tránh xoa bóp bấm huyệt để hạn chế xuất huyết nhiều.
  • Nên tắm rửa sạch sẽ trước khi xoa bóp bấm huyệt, chú ý cắt ngắn móng tay để tránh trường hợp trầy xước da.
  • Có thể kết hợp các động tác xoa bóp với dầu nóng (dầu tràm, dầu gừng…) nhằm tăng tuần hoàn máu và thư giãn cơ.
  • Nên xoa bóp bấm huyệt đều đặn mỗi ngày để đạt được hiệu quả tốt. Nếu thực hiện không đều, hiệu quả mà phương pháp này mang lại thường không rõ rệt.
  • Không xoa bóp, bấm huyệt lên vùng da có vết thương hở hoặc đang có các vấn đề da liễu như mề đay, tổ đỉa, chàm, mụn trứng cá, viêm nang lông…
  • Khi xoa bóp bấm huyệt điều trị rối loạn lo âu, nên xông phòng bằng tinh dầu và nghe nhạc không lời có giai điệu du dương… Không gian thư giãn sẽ giúp tăng hiệu quả của phương pháp, đẩy lùi cảm giác căng thẳng, lo âu một cách nhanh chóng.
  • Ngoài xoa bóp, người bị rối loạn lo âu có thể thực hiện thêm một số biện pháp hỗ trợ như ngồi thiền, tập yoga, viết nhật ký… để cải thiện bệnh hiệu quả.

Trang bị cách xoa bóp bấm huyệt điều trị rối loạn lo âu sẽ giúp giảm phần nào cảm giác lo lắng, căng thẳng, bức bối… Ngoài ra, biện pháp này còn giúp điều hòa cơ thể và cải thiện các phản ứng sinh lý có liên quan. Dù vậy, bệnh nhân vẫn cần tích cực sử dụng thuốc và can thiệp tâm lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lo lắng, bồn chồn, khó chịu kéo dài
Lo lắng, bồn chồn, khó chịu kéo dài là dấu hiệu của bệnh gì? Giải đáp

Lo lắng, bồn chồn, khó chịu kéo dài là các cảm giác gây nên nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe và đời sống của...

bị trầm cảm nên ăn gì
Bị trầm cảm nên ăn gì để giúp cải thiện tình trạng bệnh?

Người bệnh trầm cảm cần một chế độ ăn uống khoa học nhằm cung cấp đủ nguồn dinh dưỡng cho cơ thể, điều chỉnh tâm...

Trẻ bị ADHD
Trẻ bị tăng động giảm chú ý: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị

Trẻ bị tăng động giảm chú ý thường khởi phát rất sớm và các triệu chứng sẽ kéo dài mãn tính cho đến tuổi trưởng...

chữa trầm cảm tại nhà
9 Cách Chữa Trầm Cảm Tại Nhà hiệu quả, không cần dùng thuốc

Trầm cảm có nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng, và ảnh hưởng đến mọi người theo những cách khác nhau. Vì thế không phải...

Trầm cảm u sầu là gì?

Trầm cảm u sầu (Melancholia): Nguyên nhân, Dấu hiệu, Điều trị

Trầm cảm học đường là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp

trầm cảm không điển hình

Trầm cảm không điển hình: Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách vượt qua

rối loạn thách thức chống đối

Rối loạn thách thức chống đối là gì? Biểu hiện và Biện pháp can thiệp

trầm cảm sau phá thai

Trầm cảm sau khi phá thai: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách phòng tránh