Rối loạn lưỡng cực là gì? Nhận biết và điều trị kịp thời

Một trong những bệnh lý tâm thần phức tạp ảnh hưởng đến lối sống, suy nghĩ, xúc cảm và cả hành vi của con người là rối loạn lưỡng cực. Các dấu hiệu của rối loạn lưỡng cực khá đa dạng với sự kết hợp của nhiều chứng rối loạn khác nhau hình thành bệnh lý được xác định dựa trên triệu chứng hình thành trong đời sống gia đình và xã hội.

Rối loạn lưỡng cực là gì
Rối loạn lưỡng cực xuất hiện khá phổ biến và phức tạp theo sự phát triển của xã hội

Thế nào là rối loạn lưỡng cực?

Rối loạn lưỡng cực là sự kết hợp giữa các chứng trầm cảm và hưng cảm. Đây là bệnh lý tâm thần có ảnh hưởng khá lớn đến đời sống của bệnh nhân về nhiều khía cạnh. Các biểu hiện của rối loạn lưỡng cực bất thường và thay đổi khá nhanh chóng giữa các dấu hiệu trầm cảm, hưng cảm hoặc xe kẽ trầm cảm và hưng cảm trong đồng thời cùng một giai đoạn rối loạn tâm thần.

Bệnh lý này còn có tên gọi khác là hưng trầm cảm hoặc bệnh hưng trầm cảm dựa trên các biểu hiện khác nhau về mặt tâm lý và thể chất của bệnh nhân. Theo các kết quả nghiên cứu và chẩn đoán lâm sàng, rối loạn lưỡng cực được chia thành ba loại chính là:

  • Rối loạn lưỡng cực I
  • Rối loạn lưỡng cực II
  • Rối loạn khí sắc chu kỳ

Tùy theo sự thiếu hụt hoạt chất hoặc các hormone trong não, người bệnh mắc rối loạn lưỡng cực sẽ trải qua các giai đoạn cảm xúc mãnh liệt khác nhau thuộc trầm cảm hay hưng cảm. Các giai đoạn tâm trạng này có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần.

Rối loạn lưỡng cực
Định nghĩa rối loạn lưỡng cực là sự kết hợp đồng thời hoặc riêng lẻ của chứng trầm cảm, hưng cảm

Tuy nhiên, những bệnh nhân rối loạn lưỡng cực vẫn có nhiều khoảng thời gian cảm xúc bình thường như người khỏe mạnh. Nhưng những giai đoạn này thường không dài.

Ngoài ra, theo các kết quả nghiên cứu cho thấy, phần lớn những người không mắc chứng rối loạn trầm cảm cũng có nhiều giai đoạn rối loạn lưỡng cực. Sự khác biệt lớn nhất đối với người bệnh chính là thời gian kéo dài chứng rối loạn lương của người bình thường chỉ từ vài chục phút hoặc vài tiếng thay vì vài ngày, vài tuần.

Hơn nữa, hưng-trầm cảm phổ biến không gây ra các ảnh hưởng lớn đến mối quan hệ xã hội, hoạt động thường ngày cũng như những hành vi mãnh liệt như người bệnh rối loạn lưỡng cực phải trải qua. Mặt khác, hệ lụy của triệu chứng rối loạn lưỡng cực ở người bệnh có mức độ nghiêm trọng cao hơn và ngày càng chuyển biến nặng nếu không có phương pháp điều trị kịp thời.

Nhận biết rối loạn lưỡng cực

Trước đây, trầm cảm thuộc rối loạn lưỡng cực được xem như trầm cảm thông thường đối với các bệnh nhân. Tuy nhiên, dựa trên sự phát triển của nhiều kết quả nghiên cứu đưa ra phương pháp điều trị, chứng trầm cảm lưỡng cực có khá nhiều điểm bất tương đồng.

Một số loại thuốc chống trầm cảm gần như không có hiệu quả cải thiện các triệu chứng do trầm cảm lưỡng cực gây ra. Mặt khác, khi bệnh nhân trầm cảm lưỡng cực sử dụng các loại thuốc này có nguy có khiến tình trạng bệnh trở nên tệ hơn. Tăng khả năng kích hoạt các triệu chứng hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ, làm tăng chu kỳ chuyển biến tâm trạng và giảm chức năng của các loại thuốc ổn định khí sắc khác đang được áp dụng đồng thời.

Mặc dù có nhiều điểm tương đồng với trầm cảm thông thường, song trầm cảm lưỡng cực được phát hiện phổ biến và rõ rệt hơn. Đối với người mắc rối loạn lưỡng cực, các giai đoạn trầm cảm có thể xuất hiện đơn độc hoặc có sự kết hợp của cả trầm cảm lẫn hưng cảm.

Rối loạn lưỡng cực biểu hiện như thế nào
Dựa trên các dấu hiệu về xảm xúc, hành vi và suy nghĩ, chuyên gia có thể nhận biết mức đọ rối loạn lưỡng cực trên mỗi bệnh nhân

Một số ít bệnh nhân có hiểu hiện độc lập của chứng hưng cảm trong các giai đoạn lưỡng cực. Những triệu chứng trầm cảm vấn chiến phần lớn trong các chu kỳ thay đổi tâm trạng gây rối loạn tâm thần của bệnh nhân.

Đối với trầm cảm lưỡng cực, bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng như:

  • Buồn phiền, vô vọng và cáu kỉnh thời gian dài
  • Suy giảm năng lượng
  • Gặp khó khăn trong việc ghi nhớ và mất khả năng tập trung
  • Không còn hứng thú với các hoạt động yêu thích thường ngày
  • Cảm thấy vô dụng và bản thân không có giá trị
  • Cảm thấy tội lỗi, trống rỗng, nóng giận
  • Có cảm giác bi quan về mọi thứ xung quanh
  • Luôn nghi ngờ bản thân
  • Hoang tưởng, có suy nghĩ nổi loạn và vô lý
  • Mất khẩu vị ăn uống
  • Khó đi vào giấc ngủ
  • Có suy nghĩ tự sát hoặc tự làm hại bản thân
  • Mệt mỏi khi thức dậy, tỉnh giấc quá sớm

Ngược lại với trầm cảm lưỡng cực, các triệu chứng hưng cảm lưỡng cực có biểu hiện quá chừng mực, bất thường khi bệnh nhân mắc rối loạn lưỡng cực:

  • Vui mừng, phấn khích quá mức
  • Nói rất nhanh
  • Nhiều năng lượng bất thường
  • Ảo tưởng quá mức về bản thân
  • Dễ bị phân tâm
  • Dễ bị kích động
  • Có những hành vi bốc động một cách vô lý mà không ai có thể cản trở

Phân loại các dạng rối loạn lưỡng cực chính

Các chuyên gia sức khỏe tâm thần đã cho ra kết luận có ba loại rối loạn lưỡng cực chính. Mỗi loại rối loạn lưỡng cực đều bao gồm các thay đổi thất thường của các triệu chứng trong cảm xúc, năng lượng, suy nghĩ và nhiều cấp độ hành vi khác nhau.

Chu kỳ tâm trạng cực kỳ phần chấn của bệnh nhân với các biểu hiện vui vẻ, cáu kỉnh, nhiều năng lượng quá mức được gọi là hưng cảm. Ngược lại, những giai đoạn tâm trạng tụt dốc trầm trọng, làm giảm khí sắc gây buồn bã, vô vọng, thiếu hụt năng lượng được gọi là trầm cảm.

Hưng cảm lưỡng cực cũng có thể xuất hiện hưng cảm và hưng cảm nhẹ. Trong đó, hưng cảm nhẹ trải qua các giai đoạn hưng cảm ít nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, những giai đoạn hưng cảm dù ở bất kỳ mức độ nào cũng có thể gây nên nhiều bất tiện ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người bệnh.

có những dạng Rối loạn lưỡng cực
Ngoài 3 phân loại chính, rối loạn lưỡng cực còn có nhiều thể xác định và không xác định khác
  1. Rối loạn lưỡng cực I

Bệnh nhân ở thể rối loạn lưỡng cực I có thể trải qua một hoặc nhiều giai đoạn hưng cảm khác nhau. Phần lớn bệnh nhân thuộc dạng rối loạn lưỡng cực này đều phải trải qua hai giai đoạn bao gồm cả hưng cảm lẫn trầm cảm theo giai đoạn độc lập hoặc xảy ra xen kẽ đồng thời.

Tuy nhiên, các dữ liệu thu thập trên bệnh nhân được cho là mắc rối loạn lưỡng cực I không cần bao gồm một hay các giai đoạn trầm cảm thì vẫn đáp ứng đủ điều kiện của các phương pháp chẩn đoán lâm sàng.

Hơn nữa, theo các điều kiện cần thiết, các chu kỳ thuộc rối loạn lưỡng cực I cần xảy ra trong một khoảng thời gian đủ dài. Ít nhất hai tuần đối với các giai đoạn trầm cảm và ít nhất 7 ngày đối với các triệu chứng hưng cảm. Hoặc những hệ luỵ do biểu hiện của rối loạn lưỡng cực nghiêm trọng đến mức khiến người bệnh phải nhập viện cũng là điều kiện đủ.

  1. Rối loạn lưỡng cực II

Để xác nhận người bệnh mắc hội chứng rối loạn lưỡng cực II, các triệu chứng biểu hiện cần có sự bắt buộc liên quan đến các giai đoạn trầm cảm lẫn các giai đoạn hưng cảm. Nhưng các giai đoạn hưng cảm ở thể này không diễn biến hoàn toàn theo một giai đoạn hoàn chỉnh như rối loạn lưỡng cực I.

Trong khi triệu chứng hưng cảm ở rối loạn lưỡng cực II xuất hiện ít hơn trầm cảm thì thể loại bệnh lý này có khả năng làm cơ thể suy yếu nhanh hơn rối loạn lưỡng cực một bởi các ảnh hưởng nghiêm trọng từ chứng trầm cảm xuất hiện phổ biến với mức độ nghiêm trọng cao hơn hẳn.

  1. Rối loạn lưỡng cực chu kỳ ( rối loạn Cyclothymia)

Người bệnh mắc hội chứng rối loạn lưỡng cực chu kỳ có phần lớn thời gian ở trong trạng thái rối loạn tâm trí. Các triệu chứng này có mức độ nghiêm trọng kinh niên đáng báo động cùng với nhiều hệ luỵ để lại.

Các giai đoạn tâm trạng bình thường của người rối loạn lưỡng cực chu kỳ chỉ diễn ra vỏn vẹn chưa đến 8 tháng. Song, trầm cảm nhẹ và hưng cảm nhẹ có thể diễn biến độc lập hoặc xen sẽ cả hai thành nhiều giai đoạn liên tục trong khoảng thời gian không dưới 2 năm.

Dựa theo các kết quả chẩn đoán lâm sàng, chứng rối loạn lưỡng cực chu kỳ có mức độ nhẹ hơn. Các triệu chứng hưng cảm và/hoặc trầm cảm xuất hiện làm tâm trạng thay đổi nhanh một cách bất thường. Các phát sinh của nhiều chu kỳ thăng trầm cảm xúc của rối loạn lưỡng cực chu kỳ ít nghiêm trọng hơn so với rối loạn lưỡng cực I và II.

Đối với rối loạn lưỡng cực chu kỳ, các triệu chứng hưng cảm và trầm cảm có thể kéo dài tối thiểu 2 năm. Song, các giai đoạn rối loạn lưỡng cực khiến tính khí thay đổi thất thường diễn ra hơn một phần hai thời gian và không có dấu hiệu chấm dứt trong khoảng thời gian từ hai tháng trở lên.

Ngoài ra, trong trường hợp người bệnh không có các dấu hiệu đáp ứng đủ yêu cầu chẩn đoán thể rối loạn lưỡng cực I, II và rối loạn lưỡng cực chu kỳ. Song vẫn có các triệu chứng gây rối đáng chú ý về rối loạn tâm trạng, thì bệnh nhân được xếp vào nhóm các rối loạn lưỡng cực không xác định hoặc xác định khác.

Nguyên nhân gây rối loạn lưỡng cực

Cơ sở hình thành các chứng rối loạn lưỡng cực vẫn chưa có nguồn tài liệu chính xác. Song, các chuyên gia sức khỏe tâm thần cho rằng, sự kết hợp đồng thời của nhiều yếu tố đã thúc đẩy con người gần hơn với sự phát triển của các điều kiện gây nên các hình thức rối loạn lưỡng cực khác nhau.

Cho tới thời điểm hiện tại, các tác nhân chính từ nội phát như vấn đề thể chất và ngoại phát điển hình là yếu tố môi trường và xã hội được xem xét có liên quan mật thiết tới bệnh lý này. Đây tạm thời cũng được xem là tác nhân chính khiến cơ thể người bệnh dần phát sinh các triệu chứng rối loạn tâm thần. Một khi không được phát hiện và can thiệp kịp thời sẽ dễ diễn biến theo chiều hướng tiêu cực, khó kiểm soát.

Rối loạn lưỡng cực
Có nhiều nguyên nhân có tác động kích hoạt bệnh lý cần chú ý
  1. Sự mất cân bằng các hoạt chất trong não

Nhiều kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sự mất cân bằng của một số chất hóa học trong não bộ con người cho ra kết quả là hội chứng rối loạn lưỡng cực, cụ thể hơn là các triệu chứng biểu hiện cụ thể trên từng cá nhân người bệnh.

Hoạt chất nội sinh trong não đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn truyền các xung thần kinh để kiểm soát hoạt động của não bộ đóng vai trò chủ chốt bao gồm noradrenaline, serotonin và dopamine. Do tính chất gen hoặc một số tác nhân bên ngoài cũng có thể khiến não ức chế sản sinh các hoạt chất trên.

Theo quy luật tự nhiên, để chống lại sự mất cân bằng các hoạt chất quan trọng, não bộ sẽ sinh ra các phản ứng gọi là rối loạn tâm thần. Dựa vào từng dấu hiệu khác nhau của não bộ, các chuyên gia sẽ chẩn đoán và kết luận người bệnh thuộc nhóm rối loạn lưỡng cực hay các rối loạn khác đã được phát hiện.

Một số tài liệu cho rằng, triệu chứng của bệnh nhân rối loạn lưỡng cực sẽ phụ thuộc vào các mức độ hoặc số lượng chất dẫn truyền xung thần kinh bị thiếu hụt trong não bộ. Nếu càng có nhiều chất mất cân bằng thì các dấu hiệu càng nhiều và càng có mức độ nghiêm trọng cao hơn.

  1. Di truyền

Rối loạn lưỡng cực cũng có một môi dây liên hệ khá chặt chẽ với cấu trúc gen trong cùng một gia đình. Những cá thể sống cùng người thân ruột thì có tiền sử hoặc đang mắc rối loạn lưỡng cực có nguy cơ lớn tự phát sinh các chứng rối loạn lưỡng cực cao hơn so với bình thường.

Tuy nhiên, không có bất kỳ cấu trúc gen nào được cho là nguyên nhân tự phát nên các hội chứng rối loạn lưỡng cực ở con người. Trải qua quá trình phát triển, sự tác động đồng thời của gen và các yếu tố môi trường được xem là tác nhân kích hoạt hình thành nên rối loạn lưỡng cực các thể loại.

  1. Một số tác nhân khác

Thực tế cho thấy, con người chỉ bắt đầu phát triển các chứng rối loạn lưỡng cực ở độ tuổi vị thành niên hoặc độ tuổi trường thành. Rối loạn lưỡng cực xuất  hiện khá hiếm ở trẻ em mặc dù bệnh lý này có thể phụ thuộc vào yếu tố di truyền.

Nguy cơ mắc bệnh rối loạn lưỡng cực ở cả nam và nữ không có nhiều khác biệt. Trong khi nữ giới có xu hướng biểu hiện các chu kỳ rối loạn tâm thần nhiều hơn 4 lần trên một nằm. Đồng thời, thời gian trầm cảm ở nữ giới rối loạn lưỡng cực thường chiếm tỷ lệ lớn hơn so với nam giới rối loạn lưỡng cực.

Ở phụ nữ, rối loạn lưỡng cực thường xuất hiện khá muộn và thường là rối loạn lưỡng cực II. Những ảnh hưởng của sự thay đổi tâm trạng theo mùa đối với phụ nữ khá lớn

Một số bệnh lý y tế và vấn đề về mặt tinh thần cũng có thể xuất hiện phổ biến hơn ở nữ giới rối loạn lưỡng cực. Các bệnh lý có thể phát sinh trong khi nữ giới mắc rối loạn lưỡng cực như: bệnh tuyến giáp, đau nửa đầu và rối loạn lo âu.

Một số vấn đề trong cuộc sống gia đình, xã hội và công việc gây căng thẳng góp phần làm hình thành và tăng các triệu chứng rối loạn lưỡng cực. Sức khỏe thể chất, bệnh lý, lạm dụng tình dục hoặc tình cảm, mất đi người thân thiết trong gia đình hoặc bạn bè, … dễ khiến con người căng thẳng, suy nghĩ tiêu cực, buồn phiền dần hình thành các rối loạn lo âu khi có biểu hiện nghiêm trọng hơn.

Nhiều đối tượng có xu hướng lạm dụng chất kích thích hoặc rượu bia khi hưng cảm hoặc trầm cảm. Hành động này không có tác dụng làm thuyên giảm các triệu chứng hưng – trầm cảm mà còn bệnh tình tăng cao mức độ nghiêm trọng khi không ngăn cản kịp thời.

Các chứng rối loạn lo âu theo mùa, rối loạn căng thẳng sau chấn thương và rối loạn ám ảnh cưỡng chế cũng có thể diễn biến đồng thời đối với bệnh nhân mắc rối loạn lưỡng cực.

Chẩn đoán rối loạn lưỡng cực

Nếu bạn hoặc người thân có các triệu chứng nghi ngờ liên quan đến rối loạn lưỡng cực thì nhất thiết phải được đưa đến các chuyên gia sức khỏe tâm thần, nhà tâm lý học, bác sĩ tâm thần. Chỉ có chuyên gia mới có đủ khả năng và kiến thức chuyên môn để có thể đưa ra kết luận chính xác về tình trạng cũng như các bệnh lý liên quan đến rối loạn lưỡng cực.

Một số câu hỏi bệnh lý/ tiền sử bệnh lý cá nhân và các thành viên cùng huyết thống chung sống trong gia đình được chuyên gia kiểm tra kỹ càng. Nhằm xác định các hệ gen, liệu rối loạn lưỡng cực có phải do di truyền.

Bên cạnh đó, bệnh nhân có nghi ngờ mắc bệnh hưng – trầm cảm cũng được chuyên gia áp dụng đồng thời nhiều biện pháp can thiệp tâm thần. Qua đó có thể xác định được các chứng hưng cảm, trầm cảm cụ thể hoặc một số tình trạng sức khỏe tâm thần khác đi kèm.

Rối loạn lưỡng cực
Chỉ có các bác sĩ, chuyên gia về sức khỏe tâm thần mới có đủ khả năng chẩn đoán bệnh lý này

Giai đoạn chẩn đoán có thể mất khá nhiều thời gian để chuyên gia có thể hiểu rõ các giai đoạn cảm xúc khác nhau của người bệnh. Kết hợp giữa xét nghiệm máu và một số phương pháp thí nghiệm khác đồng thời cũng có ích góp phần cho việc chẩn đoán có độ chính xác cao hơn.

Hơn hết, những cuộc trò chuyện cởi mở giữa bệnh nhân và chuyên gia được xem là công cụ chẩn đoán hữu hiệu. Giúp phát hiện chi tiết các dấu hiệu rối loạn lưỡng cực từ hành vi, xúc cảm lẫn lối suy nghĩ.

Biện pháp điều trị rối loạn lưỡng cực hữu hiệu

Một số biện pháp trị liệu rối loạn lưỡng cực có mục đích chủ yếu làm giảm và phục hồi các giai đoạn trầm cảm và hưng cảm có thể diễn ra trong tương lai. Phát hiện và điều trị càng sớm thì khả năng lấy lại cuộc sống khỏe mạnh, bình thường cho các bệnh nhân mắc bệnh lý này càng cao.

Trong trường hợp người bệnh không được phát hiện và can thiệp kịp thời, các giai đoạn hưng cảm lưỡng cực có thể kéo dài từ 3 đến 6 tháng. Đồng thời, nhiều giai đoạn trầm cảm lưỡng cực có nguy cơ xảy ra lâu hơn với khoảng thời gian từ 6 đến 12 tháng.

Ngược lại, nếu được ứng dụng biện pháp thích hợp với tình trạng của mỗi bệnh nhân, các giai đoạn rối loạn tâm thần liên quan đến lương cực có khả năng giảm đáng kể. Rút ngắn thời gian cũng như dần dần giảm mức độ nghiêm trọng, phục hồi kỹ năng và tăng các lựa chọn, suy nghĩ lành mạnh.

Một số trường hợp nghiêm trọng có thể được yêu cầu nhập viện theo hình thức bán trú hoặc nội trú để thuận tiện cho việc điều trị. Trong khi các bệnh nhân rối loạn lưỡng cực nhẹ cũng lựa chọn can thiệp tại nhà theo hướng dẫn, chỉ định từ bác sĩ, chuyên gia.

Dựa theo phác đồ cá nhân hóa đã được lên kế hoạch sẵn, y bác sĩ hoặc chuyên gia sức khỏe sẽ kết hợp một hoặc nhiều giải pháp đồng thời. Xem xét giữa sử dụng thuốc hoặc trị liệu tâm lý và mong muốn của gia đình để người bệnh có hướng cải thiện chứng rối loạn lưỡng cực theo hướng tích cực.

Rối loạn lưỡng cực
Các phương pháp cải thiện hưng – trầm cảm lưỡng cực dựa trên sự phát triển kết quả nghiên cứu triệu chứng

Điều trị bằng thuốc

Các loại thuốc tây y có chức năng ổn định khí sắc phổ biến như:

  • Lithium carbonate: Nhờ tác dụng khắc phục sự mất cân bằng các hoạt chất nội sinh trong não gây hưng cảm lưỡng cực. Làm giảm các hành vi và suy nghĩ cực đoan, ổn định tâm trạng của bệnh nhân và hạn chế các giai đoạn hưng cảm trong rối loạn lưỡng cực
  • Thuốc chống co giật: Các loại thuốc chống co giật thường được dùng để điều trị bệnh động kinh. Song hiệu quả trong cải thiện các chứng hưng cảm, kéo dài thời gian ổn định tâm lý của bệnh nhân rối loạn lưỡng cực cũng được áp dụng hiệu quả khi dùng những loại thuốc này. Một hoặc một số loại thuốc chống co giật được kết hợp với lithium để tăng điều kiện đáp ứng của bệnh lý với lithium.
  • Thuốc chống loạn thần: Trong rối loạn lưỡng cực, thuốc chống loạn thần có tác dụng khắc phục các giai đoạn hưng cảm hoặc trầm cảm. Đây là loại thuốc có thể áp dụng ổn định tâm trạng và trị liệu, kiểm soát cảm xúc, hành vi trong thời gian dài.

Tùy vào mỗi tình trạng bệnh lý và các dấu hiệu rối loạn lưỡng cực khác nhau ở mỗi bệnh nhân, đích thân bác sĩ hoặc các chuyên gia về sức khỏe tâm thần sẽ kê đơn và hướng dẫn sử dụng liều lượng tương ứng. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc để điều trị rối loạn lưỡng cực mà không tham khảo qua chỉ định của chuyên gia, bác sĩ tâm thần.

Trị liệu tâm lý

Các liệu pháp can thiệp đồng thời đến tâm lý của bệnh nhân làm tăng hiệu quả của những loại thuốc được áp dụng đồng thời. Can thiệp hành vi và các vấn đề liên quan đến tương quan xã hội cùng với sự kết hợp giáo dục, nuôi dưỡng từ gia đình để quá trình trị liệu có hướng chuyển biến tích cực.

Rối loạn lưỡng cực
Một số phương pháp trị liệu tâm lý có hiệu quả cao khi kết hợp cùng thuốc tây y

1. Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT)

Theo hiệp hội tâm lý Hoa Kỳ, liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) bao gồm những cuộc hội thoại và hoạt động nhằm cải thiện suy nghĩ và hành vi của người bệnh. Các chuyên gia sẵn sàng nhập vai để hỗ trợ bệnh nhân vượt qua thử thách của bản thân.

Thay vào những suy nghĩ, hành vi tiêu cực, các chuyên gia rèn luyện cho bệnh nhân rối loạn lưỡng cực các kỹ năng cần thiết. Nhằm hình thành lối suy nghĩ có ích, đối mặt trực tiếp với rắc rối và nỗi sợ hãi để có chiến lược giải quyết, thư giãn và làm dịu tâm trí.

Đồng thời, rèn luyện cách kiểm soát những rối loạn tâm thần có thể xảy ra trong các giai đoạn hưng cảm và trầm cảm. Thay đổi chiều hướng của xác xúc cảm, hành vi bất lợi thành có ích cho các lựa chọn lành mạnh. Duy trì trạng thái ổn định tinh thần để có cuộc sống tốt hơn.

2. Liệu pháp hài hòa tương quan xã hội (IPSRT)

Người bệnh rối loạn lưỡng cực có xu hướng cô lập và xa lánh các mối quan hệ trong gia đình và xã hội. Trang bị thêm các kỹ năng bổ trợ để làm tăng nhận thức, cải thiện tình trạng căng thẳng và làm giảm các gián đoạn trong nhịp điệu xã hội.

Hơn nữa, liệu pháp hài hòa tương quan xã hội được xem như là biện pháp bổ sung tuân thủ các kế hoạch dùng thuốc tây y. Một số hoạt động can thiệp khác cũng có ích cho bệnh nhân trong việc hình thành kỹ năng quản lý các giai đoạn hưng – trầm cảm có thể xảy ra. Quản lý có hiệu quả các triệu chứng và tăng cường kết nối giữa các mối quan hệ xã hội.

3. Liệu pháp gia đình

Tương tác giữa các thành viên trong gia đình và đối với người rối loạn lưỡng  cực đóng vai trò quan trọng. Liệu pháp gia đình chú trọng đẩy mạnh các mối tương quan thân mặt này nhằm giảm tối đa các mức độ căng thẳng và hạn chế xung đột có thể xảy ra trong nội bộ gia đình.

Hơn nữa, các thành viên trong bất kỳ gia đình nào cũng nên được giáo dục cách nhận biết dấu hiệu rối loạn lương cực cũng như sự chuyển tiếp giai đoạn mới trước khi nó xảy ra. Kỹ năng giao tiếp cũng như giáo dục, nuôi dưỡng người thân có bênh lý tâm thần là điều cần thiết để làm giảm các hệ lụy tới chủ thể bệnh nhân cũng như người thân cận.

Liệu pháp gia đình có chiến lược đúng đắn có thể giúp bệnh nhân vượt qua các giai đoạn rối loạn cảm xúc và trở lại với hướng phát triển của gia đình. Cải thiện dễ dàng các chứng hưng cảm, trầm cảm có sự can thiệp đồng thời của thuốc và các phương pháp trị liệu tâm lý khác hoặc không.

Theo nhiều kết quả thống kê trên thế giới cho thấy, số lượng lớn bệnh nhân rối loạn lưỡng cực có xu hướng giảm hoặc thậm chí không nhớ các giai đoạn, hành vi tồi tệ của bản thân trước đây khi trải qua bệnh lý này. Biện pháp nhấn mạnh các hành vi phù hợp với bệnh nhân một cách thống nhất giữa các thành viên trong gia đình cũng có hiệu quả đáng kể.


Nhìn chung, các bệnh lý liên quan đến tâm thần như rối loạn lưỡng cực đều phát triển khá đa dạng về cả chủng loại lẫn mức độ nghiêm trọng. Dấu hiệu nhận biết cũng phong phú theo từng tình trạng của mỗi bệnh nhân và các yếu tố tác động.

Hơn ai hết, phụ huynh và những người thân thiết trong gia đình và chính bản thân bạn cần trang bị kiến thức đầy đủ về các bệnh lý này. Nhằm nhận thức được dấu hiệu và các phiền toái có thể xảy ra để chú trọng hơn đến sức khỏe tinh thần, thể chất. Thăm khám và chữa trị kịp thời để duy trì đời sống ổn định, hạnh phúc lâu dài.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

tư vấn tâm lý học đường
Tư vấn tâm lý học đường là gì? Vai trò và Cách triển khai

Tư vấn tâm lý học đường sẽ giúp đỡ tâm lý cho học sinh trong việc phát triển tiềm năng cá nhân, hỗ trợ học...

Nghiện cờ bạc online: Nguyên nhân và cách cai nghiện hiệu quả

Dù là một trong những trò giải trí kém lành mạnh nhưng cờ bạc online lại có sức hút lớn với rất nhiều người, đặc...

Rối Loạn Tích Trữ (Hoarding Disorder) là gì? Hướng điều trị hiệu quả

Rối loạn tích trữ là một rối loạn tâm thần mãn tính, khởi phát ở độ tuổi thiếu niên và có xu hướng tiến triển...

rối loạn lo âu có nguy hiểm
Rối Loạn Lo Âu Có Nguy Hiểm Không? Lời khuyên từ chuyên gia

Lo âu là cảm xúc bình thường mà chúng ta phải trải qua khi đối mặt với một số vấn đề trong đời sống. Cảm...

Trầm cảm u sầu là gì?

Trầm cảm u sầu (Melancholia): Nguyên nhân, Dấu hiệu, Điều trị

Trầm cảm học đường là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp

trầm cảm không điển hình

Trầm cảm không điển hình: Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách vượt qua

rối loạn thách thức chống đối

Rối loạn thách thức chống đối là gì? Biểu hiện và Biện pháp can thiệp

trầm cảm sau phá thai

Trầm cảm sau khi phá thai: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách phòng tránh