Dùng Thuốc Chống Trầm Cảm Lâu Ngày Có Gây Nghiện Không? Giải đáp

Thuốc chống trầm cảm là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để cải thiện những triệu chứng trầm cảm. Quá trình điều trị bằng thuốc là một quá trình lâu dài, vì thế không ít người cảm thấy lo lắng, không biết dùng thuốc quá nhiều có hại hay gây nghiện hay không. Nếu bạn thắc mắc dùng thuốc chống trầm cảm lâu ngày có gây nghiện không thì hạy theo dõi bài viết để có câu trả lời.

Những điều cần biết về thuốc chống trầm cảm

Khi trầm cảm ở mức nghiêm trọng thì tư vấn tâm lý và những biện pháp cải thiện tại nhà không đủ sức tác động và cải thiện tình trạng trầm cảm. Lúc này, sử dụng thuốc chống trầm cảm là biện pháp hữu hiệu nhất giúp loại bỏ những triệu chứng trầm cảm, và giúp chúng ta nhanh chóng bình tĩnh lại. Thuốc chống trầm cảm có thể dùng để cải thiện nhiều vấn đề như trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn cảm xúc, loạn thần,…

dùng thuốc chống trầm cảm lâu ngày có gây nghiện
Việc dùng thuốc chống trầm cảm ngắn ngày hay dài ngày là tùy thuộc vào tình hình sức khỏe và khả năng thích nghi của từng người.

Vào những năm 50 của thế kỷ trước, thuốc kháng lao Isoniazid và Iproniazid đã được thử nghiệm cho những người mắc trầm cảm và cho thấy những hiệu quả tích cực. Từ đây khái niệm “chống trầm cảm” được khai sinh. Tuy nhiên tác dụng chống trầm cảm của hai loại thuốc này không thể xóa nhòa sự độc hại của chúng với cơ thể, vì thế Isoniazid và Iproniazid không được phổ biến trong việc điều trị trầm cảm.

Sau đó thế hệ thuốc chống trầm cảm thứ 2 là thuốc chống trầm cảm ba vòng được đưa vào sử dụng. Chúng an toàn hơn hai loại thuốc trước nên được dùng làm thuốc kê đơn. Cơ chế của thuốc chống trầm cảm ba vòng là ức chế tái hấp thu norepinephrine, một chất dẫn truyền thần kinh có tác dụng kích thích sự tỉnh táo, tăng cường trí nhớ và sự tập trung. Điều này giữ cho tâm trạng ổn định, và giúp chúng ta không rơi vào trạng thái trầm cảm.

Tuy nhiên, thuốc chống trầm cảm ba vòng vẫn gây ra những tác dụng phụ nặng nề như khô miệng, nhức đầu, chóng mắt, buồn nôn, tăng cân bất thường, giảm ham muốn tình dục,… nên các nhà khoa học vẫn tiếp tục nghiên cứu và cho ra đời thuốc chống trầm cảm thế hệ mới. Đại diện nổi bật của nhóm thuốc mới này là SSRIs (thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc Serotonin) và SNRIs (thuốc ức chế tái hấp thu Serotonin và Noradrenaline).

Ngoài ra còn có một số loại thuốc chống trầm cảm không điển hình được kê đơn tùy theo những trường hợp nhất định. Từ đây ta có thể thấy thuốc chống trầm cảm có nhiều cơ chế hoạt động khác nhau, và mỗi loại sẽ phù hợp với những đối tượng nhất định. Đây là lý do bác sĩ có thể đề nghị bạn dùng nhiều nhóm thuốc, hoặc kết hợp những loại thuốc khác nhau trong quá trình điều trị. Một số nhóm thuốc chống trầm cảm nổi bật và cơ chế điều trị của chúng phải kể đến như:

  • Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin SSRI (paroxetine, citalopram, sertraline)
  • Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine SNRIs
  • Thuốc ức chế tái hấp thu dopamine (bupropion, amineptine, nomifensine)
  • Thuốc ức chế monoamine oxidase MAOIs
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng TCAs (amitriptyline, demexiptiline, metapramine, nitroxazepine)
  • Một số loại thuốc chống trầm cảm khác không điển hình
dùng thuốc chống trầm cảm lâu ngày có gây nghiện
Paroxetine là một trong những loại thuốc chống trầm cảm nổi bật trong nhóm thuốc ức chế tái hấp thu serotonin SSRI.

Việc sử dụng thuốc chống trầm cảm ở trẻ em, thanh thiếu niên và người trưởng thành có nhiều vấn đề cần lưu ý. Trong đó thuốc chống trầm cảm không được khuyến khích dùng cho trẻ em dưới 8 tuổi vì có thể đưa đến những tác dụng phụ nguy hiểm. Trong những trường hợp bắt buộc, thuốc có thể được sử dụng để điều trị trầm cảm nhưng cần sự giám sát chặt chẽ từ cha mẹ hoặc người giám hộ.

Bên cạnh trẻ em thì thanh thiếu niên, và người trưởng thành dưới 25 tuổi cũng là đối tượng cần quan tâm khi dùng thuốc. Một số loại thuốc chống trầm cảm được nhận thấy là thôi thúc suy nghĩ và hành vi tự tử ở người trẻ. Dù không chiếm tỷ lệ cao trong những trường hợp dùng thuốc, nhưng đây vẫn là điều chúng ta cần lưu tâm để ngăn chặn những hậu quả thường tâm có thể xảy ra.

Phụ nữ mang thai nếu muốn sử dụng thuốc chống trầm cảm cần có sự đồng ý của bác sĩ, và nên cân nhắc kỹ những hậu quả có thể xảy ra. Việc dùng thuốc chống trầm cảm có thể ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi, tuy không phải tất cả các trường hợp đều bị ảnh hưởng, nhưng không thể loại trừ những biến chứng có thể xảy ra. Những người chuẩn bị có thai, đang mang thai hoặc cho con bú nên cân nhắc cẩn thận trước khi quyết định điều trị

Dùng thuốc chống trầm cảm lâu ngày có gây nghiện không?

Uống thuốc chống trầm cảm có hại không, hay uống thuốc chống trầm cảm có gây nghiện không là điều mà rất nhiều người bệnh muốn biết. Lý do là vì người mắc trầm cảm cần duy trì sử dụng thuốc trong thời gian dài để đảm bảo hiệu quả tốt nhất, và ngăn không cho trầm cảm tái phát trong tương lai. Thời gian sử dụng dài như vậy liệu có gây hại cho cơ thể, hoặc khiến chúng ta bị nghiện thuốc?

Trên thực tế, song hành với hiệu quả điều trị, chúng ta phải chấp nhận một số tác dụng phụ không mong muốn của thuốc. Nếu hiệu quả điều trị lớn hơn những ảnh hưởng của tác dụng phụ, chúng ta vẫn sẽ ưu tiên sử dụng thuốc. Nếu không, người mắc trầm cảm có thể phải gánh chịu hậu quả tồi tệ nhất của trầm cảm là tự tử. Những tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm cũng chia ra từ nhẹ đến nặng, và khác nhau ở từng đối tượng.

dùng thuốc chống trầm cảm lâu ngày có gây nghiện
Thuốc tác động trực tếp đến cơ thể nên không thể tránh được những tác dụng phụ không mong muốn.

Nhóm thuốc chống trầm cảm SSRI và SNRI là những nhóm thuốc chống trầm cảm mới, an toàn và ít gây tác dụng phụ hơn hẳn những loại thuốc trước. Những tác dụng phụ thường gặp bao gồm: tiêu chảy, táo bón, đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, đổ mồ hôi, khó ngủ, giảm ham muốn tình dục,… Ngoài ra một số người có thể trở nên kích động và lo lắng hơn trong thời gian đầu dùng thuốc .

Nhóm thuốc chống trầm cảm ba vòng thì nguy hiểm hơn, cũng gây ra những tác dụng phụ nặng hơn bao gồm: bí tiểu, táo bón, choáng váng, mắt mờ, tim đập nhanh, đau ngực, hạ huyết áp, giảm trí nhớ và sự tập trung mờ mắt, giảm ham muốn tình dục,…SSRI, SNRI và thuốc chống trầm cảm ba vòng đều có khả năng thôi thúc tự tử ở thanh thiếu niên, nhưng tình trạng này thường thấy ở TCA hơn là hai loại còn lại.

Nếu người dùng thuốc không gặp những tác dụng phụ kể trên, hoặc ảnh hưởng không lớn đến sức khỏe thì cần duy trì dùng thuốc cả trong và sau thời gian điều trị. Ít nhất là một năm sau khi kết thúc điều trị, người mắc trầm cảm vẫn nên kiên trì dùng thuốc theo yêu cầu của bác sĩ. Vậy với thời gian điều trị dài như vậy, dùng thuốc chống trầm cảm lâu ngày có gây nghiện không là nỗi lo của nhiều người.

Thực tế thì thuốc chống trầm cảm không gây ra nghiện thuốc. Nghiện thuốc là khi bạn không thể buộc bản thân dừng uống thuốc, và liều lượng ngày càng tăng dẫn đến tình trạng lạm dụng. Còn duy trì dùng thuốc chống trầm cảm trong thời gian dài là để điều trị tận gốc những triệu chứng trầm cảm, cũng như ngăn cản nguy cơ tái phát bệnh. Bạn chỉ cần dùng thuốc đều đặn theo đúng hướng dẫn, và chú ý tình trạng sức khỏe là không cần lo lắng vấn đề nghiện.

Nếu vì lo lắng nghiện thuốc chống trầm cảm mà tự ý dừng thuốc thì bạn có nguy cơ tái phát bệnh, với những triệu chứng nghiêm trọng hơn trước. Điều này khiến liều lượng thuốc cần tăng mạnh để chống lại những triệu chứng bệnh, chứ không phải do bạn nghiện thuốc hay bi phụ thuộc vào thuốc. Về cơ bản, việc dùng thuốc nếu tuân theo đúng hướng dẫn của bác sĩ thì không cần lo lắng những vấn đề về sau.

dùng thuốc chống trầm cảm lâu ngày có gây nghiện
Thuốc chống trầm cảm không gây nghiện như thuốc ngủ, nhưng vẫn cần sử dụng một cách cẩn thận để tránh ảnh hưởng không mong muốn.

Những người có nguy cơ tái phát cao bắt buộc phải dùng thuốc chống trầm cảm suốt đời để hạn chế ảnh hưởng. Đương nhiên liều lượng thuốc cần được khống chế ở mức vừa phải. Những trường hợp này không tính là nghiện thuốc, mà họ cần thuốc để ngăn chặn những triệu chứng trầm cảm quay lại. Việc dừng thuốc đột ngột có thể gây nên những tác dụng phụ như mệt mỏi, khó ngủ, buồn nôn, choáng váng,…

Nếu muốn giảm liều hoặc dừng dùng thuốc, bạn cần sự đồng ý của bác sĩ. Nếu tự ý dừng thuốc, hội chứng ngừng thuốc chống trầm cảm có thể xảy ra và làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Việc giảm liều cần tuân theo một số quy tắc cụ thể để không gây hại cho người bệnh. Ngoài ra, song song với việc giảm liều, người đang sử dụng thuốc chống trầm cảm cần có những biện pháp khác như tăng cường điều trị tâm lý và có lối sống khoa học.

Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc chống trầm cảm

Tuy việc sử dụng thuốc chống trầm cảm không gây nghiện, nhưng chúng ta cũng không được phép sử dụng bừa bãi. Sử dụng thuốc quá liều hay thiếu liều đều có những ảnh hưởng nhất định đến những triệu chứng trầm cảm và sức khỏe bản thân. Do đó khi sử dụng thuốc, cần chú ý một số điều sau đây để đảm bảo an toàn.

  • Uống thuốc đúng liều, đúng cử: Việc uống thuốc đúng liều và đúng cử vô cùng quan trọng vì đảm bảo thuốc phát huy tác dụng. Liều quá thấp sẽ không có tác dụng điều trị, trong khi liều quá cao có thể gây sốc thuốc kèm theo những tác dụng phụ nghiêm trọng. Nếu bạn bỏ lỡ liều thì hãy nhanh chóng uống bổ sung nếu thời gian chênh lệch chưa lâu. Nhưng nếu gần đến liều tiếp theo thì hãy bỏ luôn liều cũ, và uống liều kế tiếp đúng thời gian quy định. Tuyệt đối không dồn hai liều uống một lần.
  • Tránh tương tác thuốc có hại: Thuốc chống trầm cảm có thể tương tác với những loại thuốc đặc trị những bệnh khác như tim, gan, thận, huyết áp,… nên bạn cần báo cáo với bác sĩ nếu đang sử dụng những loại thuốc khác. Dù bạn đã ngừng dùng thuốc trong một thời gian nhất định, vừa mới ngừng thuốc, hay đang sử dụng đều phải khai báo chính xác để bác sĩ cân nhắc việc dùng thuốc để không gây tình trạng tương tác thuốc có hại. Ngoài ra, hãy chú ý nếu bác sĩ yêu cầu không được sử dụng những thực phẩm nhất định trong quá trình điều trị vì có thể gây tương tác thuốc.
dùng thuốc chống trầm cảm lâu ngày có gây nghiện
Bác sĩ luôn cảnh báo về những tác dụng phụ có thể gặp phải, và căn dặn liều lượng một cách cẩn thận để người bệnh biết mà tuân theo.
  • Bảo quản thuốc đúng quy trình: Bảo quản thuốc sai cách không chỉ làm giảm dược lực của thuốc, mà còn có thể khiến thuốc biến chất và sinh ra những tác động có hại. Cách bảo quản tốt nhất cho hầu hết những loại thuốc là đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh xa những nơi nhiệt độ cao và ánh sáng mặt trời. Ngoài ra cần chú ý đến hạn sử dụng của thuốc để tránh uống phải thuốc hết hạn. Chứa thuốc trong hộp và nên ghi chú cụ thể liều lượng trên thân hộp để ghi nhớ. Ngoài ra, cất thuốc ở nơi cao, kín đáo và tránh xa tầm tay của trẻ em.
  • Không tự ý dùng thuốc hay ngưng thuốc: Tác dụng của thuốc ở từng đối tượng là khác nhau. Vì thế loại thuốc có tác dụng với bạn chưa chắc có tác dụng với những người khác, thậm chí có thể gây những tác dụng phụ nghiêm trọng. Do đó không được chia sẻ thuốc chống trầm cảm của bạn với người khác, hoặc sử dụng thuốc tùy ý mà không được sự đồng ý của bác sĩ. Việc ngưng thuốc đột ngột cũng gây ra những vấn đề nghiêm trọng, không chỉ khiến tình trạng trầm cảm tồi tệ hơn, mà còn làm tăng tỷ lệ tái phát trầm cảm trong tương lai.
  • Sử dụng rượu và chất kích thích: Rượu và chất kích thích nếu sử dụng chung với thuốc chống trầm cảm có thể gây hiện tượng sốc thuốc, hoặc làm mất dược tính của thuốc. Đây là lý do bác sĩ luôn nghiêm cấm việc người bệnh sử dụng các loại thuốc chống trầm cảm kèm với rượu. Đồ uống có cồn cũng không hề tốt cho sức khỏe, có thể gây ảo giác khi say và khiến bạn khó kiểm soát suy nghĩ và hành vi. Hậu quả là gây ra những tai nạn đáng tiếc như tai nạn giao thông, té ngã, bị lạm dụng, tự tử,…

Ngoài những đều cần lưu ý trên, những người trong quá trình sử dụng thuốc cũng nên có cho mình một lối sống lành mạnh để tăng sức đề kháng, giảm thiểu những ảnh hưởng của thuốc đến sức khỏe, cũng như tăng cường hiệu quả của thuốc trong quá trình điều trị. Bạn cần siêng năng luyện tập thể dục thể thao, ăn uống hợp lý, ngủ nghỉ đúng thời gian quy định để tinh thần minh mẫn, tỉnh táo nhất có thể.

  • Chế độ ăn uống hợp lý: Chế độ ăn uống đóng vai trò không kém phần quan trọng trong quá trình trị liệu bằng thuốc. Những thực phầm tốt cho sức khỏe có thể tăng cường sức đề kháng, và cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể chống lại những triệu chứng trầm cảm. Những thực phẩm tốt cho sức khỏe phải kể đến các loại ngũ cốc, hạt óc chó, yến mạch, hạt chia, cá mòi, cá ngừ, cá hồi, trái cây, rau củ quả,… Bạn nên ăn bổ sung những thực phẩm này trong bữa ăn để cân bằng sinh dưỡng, và hạn chế thức ăn nhanh, thức ăn có nhiều dầu mỡ.
dùng thuốc chống trầm cảm có gây nghiện
Những thực phẩm chứa nhiều oemga-3, kẽm, sắt, amgie, vitamin A, vitamin E và những dưỡng chất khác giúp giảm thiểu triệu chứng trầm cảm.
  • Ngủ nghỉ theo giờ giấc quy định: Ngủ đủ thời gian mỗi ngày và theo thời khóa biểu rõ ràng giúp cơ thể cảm thấy khỏe mạnh và tỉnh táo hơn. Giấc ngủ ngon có tác dụng tích cực đến sức khỏe. Bằng chứng là những người thường xuyên mất ngủ hay căng thẳng có tỷ lệ trầm cảm cao hơn những người đảm bảo thời gian ngủ từ 8-9 tiếng một ngày. Việc tuân thủ thời gian nghỉ ngơi cũng giúp ta hình thành thói quen tuân thủ kỷ luật, ghi nhớ thời gian dùng thuốc, và tránh để bản thân ngày càng căng thẳng.
  • Tập thể dục thể thao: Dù bạn có trầm cảm hay không thì tập thể dục thể thao luôn mang đến tác động tích cực đến sức khỏe. Yoga, thiền, chạy bộ, gym là những môn thể thao được chứng mình có lợi cho người trầm cảm vì giúp cải thiện tinh thần, rèn luyện khả năng hít thở, điều chỉnh tâm trạng, tiến đến trạng thái thư giãn và thả lỏng cơ thể. Đây là những yếu tố quan trọng giúp người trầm cảm vượt qua những triệu chứng bệnh, và tiến đến cuộc sống vui vẻ hơi với thái độ tích cực.

Thông qua bài viết này, các bạn đã có câu trả lời cho vấn đề dùng thuốc chống trầm cảm có gây nghiện hay không, cũng như biết những cách hỗ trợ cải thiện và vượt qua trầm cảm song song với việc dùng thuốc. Việc dùng thuốc chống trầm cảm thường phải duy trì trong một thời gian dài để đảm bảo hiệu quả tốt nhất. Vì thế hãy cứ duy trì uống thuốc theo yêu cầu của bác sĩ, đừng lo sợ nghiện thuốc mà tự động dừng thuốc khiến trầm cảm quay lại trong tương lai.

Có lẽ bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giảm Stress bằng Yoga: Những bài tập thư giãn hiệu quả, dễ thực hiện

Giảm stress bằng yoga là biện pháp đơn giản nhưng vô cùng hữu hiệu. Bộ môn này không chỉ tốt cho sức khỏe thể chất...

rối loạn lo âu có nguy hiểm
Rối Loạn Lo Âu Có Nguy Hiểm Không? Lời khuyên từ chuyên gia

Lo âu là cảm xúc bình thường mà chúng ta phải trải qua khi đối mặt với một số vấn đề trong đời sống. Cảm...

bị trầm cảm nên ăn gì
Bị trầm cảm nên ăn gì để giúp cải thiện tình trạng bệnh?

Người bệnh trầm cảm cần một chế độ ăn uống khoa học nhằm cung cấp đủ nguồn dinh dưỡng cho cơ thể, điều chỉnh tâm...

Thuốc Bupropion điều trị trầm cảm: Hướng dẫn sử dụng

Bupropion thuộc nhóm thuốc chống trầm cảm không điển hình. Cơ chế khác biệt đáng kể so với các loại thuốc thường dùng trước đây,...

Trầm cảm u sầu là gì?

Trầm cảm u sầu (Melancholia): Nguyên nhân, Dấu hiệu, Điều trị

Trầm cảm học đường là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp

trầm cảm không điển hình

Trầm cảm không điển hình: Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách vượt qua

rối loạn thách thức chống đối

Rối loạn thách thức chống đối là gì? Biểu hiện và Biện pháp can thiệp

trầm cảm sau phá thai

Trầm cảm sau khi phá thai: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách phòng tránh