Sang Chấn Tâm Lý là gì? Biểu hiện và cách khắc phục hiệu quả

Sang chấn tâm lý là tình trạng tổn thương nghiêm trọng về mặt tinh thần và thường xảy ra sau khi một người trải qua hoặc chứng kiến một sự kiện, tình huống có mức độ đau thương nặng nề. Các ảnh hưởng của trạng thái tâm lý này gây ra hậu quả to lớn đối với sức khỏe, cuộc sống hoặc thậm chí có khả năng khiến con người tự hủy hoại chính mình. 

Sang chấn tâm lý là gì?

Sang chấn tâm lý hay còn được gọi là rối loạn stress sau sang chấn là một trong các tình trạng hiếm gặp thường xảy ra sau một sự kiện gây tổn thương nghiêm trọng đến tinh thần của con người. Hiểu một cách đơn giản hơn thì một người có thể rơi vào sang chấn khi họ trải qua một hoặc nhiều các sự kiện khiến bản thân cảm thấy sợ hãi, căng thẳng, đau khổ quá mức.

Theo chia sẻ của các chuyên gia tâm lý thì mỗi chúng ta sẽ có khả năng chịu đựng và phản ứng khác biệt đối với mỗi tình huống gây đau khổ. Có những người sẽ dễ dàng vượt qua và cân bằng tốt cuộc sống của mình nhưng cũng có không ít người rơi vào trạng thái tiêu cực, bế tắc và vô cùng khó khăn trong việc thoát khỏi những ám ảnh về mặt tâm lý.

Sang Chấn Tâm Lý
Sang chấn tâm lý có thể xuất hiện ở bất kỳ ai, kể cả trẻ nhỏ.

Do đó, khó có thể xác định rõ về các tình huống gây sang chấn bởi một người sẽ có nguy cơ phát triển trạng thái tâm lý này khi họ nhận thấy sự đe dọa, nguy hiểm nghiêm trọng về cả thể chất, tinh thần trong các tình huống, sự kiện. Sang chấn tâm lý thường sẽ xuất hiện ngay sau khi sự kiện tổn thương xảy ra hoặc cũng có tình trạng bùng phát sau một thời gian.

Sang chấn tâm lý nếu không sớm được phát hiện và can thiệp sẽ gây ảnh hưởng lâu dài đối với sức khỏe và đời sống của con người. Các triệu chứng, cảm xúc tiêu cực liên tục kéo dài sẽ làm suy giảm sức khỏe và có khả năng khởi phát các vấn đề tâm thần khác, cụ thể là tình trạng hậu chấn tâm lý hoặc rối loạn căng thẳng sau sang chấn/chấn thương ( Post traumatic Stress Disorder- PTSD).

Dựa theo nghiên cứu, các nhà khoa học cũng đã phân loại sang chấn thành 3 dạng cụ thể:

  • Sang chấn cấp tính: Là tình trạng sang chấn tâm lý xảy ra sau khi trải qua hoặc chứng kiến một sự kiện gây căng thẳng, sợ hãi, đe dọa.
  • Sang chấn mãn tính: Là kết quả của việc tiếp xúc liên tục,nhiều lần trong thời gian dài với một hoặc nhiều tình huống gây căng thẳng, áp lực.
  • Sang chấn phức tạp: Là tình trạng nghiêm trọng, nguy hiểm nhất khi một người tiếp xúc với quá nhiều các sự kiện gây sang chấn cùng thời điểm.

Biểu hiện của sang chấn tâm lý

Sang chấn tâm lý gây ra những biểu hiện mạnh mẽ và dữ dội cả về mặt cảm xúc lẫn thể chất sau khi một người đối diện với những tình huống, sự kiện tổn thương nghiêm trọng, vượt mức chịu đựng của họ. Thông thường, các cảm xúc tiêu cực này có thể dần thuyên giảm sau vài ngày, vài tuần nhưng nhiều khả năng cũng sẽ phát triển trầm trọng và kéo dài dai dẳng nếu không được can thiệp phù hợp.

Các cảm xúc tiêu cực sẽ tồn tại và gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, sinh hoạt đời sống của con người. Đặc biệt, triệu chứng sang chấn còn trở nên mạnh mẽ hơn nếu bệnh nhân phải đối mặt với các tình huống, yếu tố liên quan đến sự kiện gây tổn thương trước đó.

Sang Chấn Tâm Lý
Người bị sang chấn luôn cố gắng tránh né, lẩn trốn khỏi các tình huống, địa điểm, yếu tố liên quan đến sự kiện gây sang chấn.

Cụ thể một số biểu hiện đặc trưng thường gặp ở người bị sang chấn tâm lý như:

  • Luôn tồn tại những nỗi sợ hãi, lo lắng và ám ảnh về việc bản thân sẽ đối mặt với các tình huống sang chấn một lần nữa.
  • Có xu hướng sống tách biệt với mọi người xung quanh, liên tục nhốt mình trong phòng để lẩn trốn các yếu tố liên quan.
  • Có cảm giác tội lỗi, tự trách bản thân, nhất là trong trường hợp sự kiện sang chấn có xảy ra mất mát, tổn thương cho người khác.
  • Dễ kích động, cáu gắt, giận dữ không rõ lý do.
  • Giấc ngủ không được đảm bảo, thường xuyên mất ngủ, ngủ không sâu giấc, hay mơ gặp ác mộng hoặc có những giấc mơ gợi nhớ về các sự kiện quá khứ.
  • Có xu hướng tránh né việc tiếp xúc với các hoạt động có nguy cơ đối mặt với sang chấn hoặc các yếu tố liên quan.
  • Suy giảm sự hứng thú đối với các sinh hoạt đời sống hàng ngày, kể cả ham muốn tình dục.
  • Rất dễ giật mình và luôn có tâm thế đề phòng mọi thứ xung quanh.
  • Khả năng tập trung bị giảm đi đáng kể.
  • Trí nhớ kém, khó có thể ghi nhớ được các thông tin được truyền đạt.
  • Dễ bị mất phương hướng, hay có sự nhầm lẫn, mơ hồ.
  • Thường xuyên xuất hiện các triệu chứng về thể chất như mệt mỏi, suy nhược cơ thể, thở gấp, nhịp tim tăng nhanh, đổ mồ hôi, đau nhức cơ bắp,….đặc biệt là khi đối diện với các hình ảnh, đồ vật, sự kiện gợi nhớ đến sang chấn.
  • Có nhiều xu hướng tìm đến các chất kích thích, chất gây nghiện để giải tỏa những cảm xúc tiêu cực, tồi tệ.

Các biểu hiện sang chấn tâm lý thường rất đa dạng cả về nhận thức, hành vi, vật lý và tâm lý của người bệnh. Tình trạng này cần sớm được khắc phục và can thiệp hiệu quả để tránh gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe, đời sống của bệnh nhân, thậm chí là tạo nên những gánh nặng to lớn đối với gia đình và xã hội.

Sang chấn tâm lý khởi phát do đâu?

Hiểu và biết rõ nguyên nhân gây ra sang chấn tâm lý sẽ giúp cho quá trình hỗ trợ khắc phục, vượt qua khủng hoảng đạt được nhiều thành công hơn. Như đã chia sẻ, tình trạng bất ổn về mặt tâm lý này thường sẽ xảy ra do ảnh hưởng của các sự kiện, tình huống đe dọa, nguy hiểm đối với tinh thần và thể chất.

Theo đó, các chuyên gia tâm lý cho biết rằng, mỗi chúng ta sẽ có khả năng chịu đựng và đối diện với sang chấn ở những mức độ khác nhau. Tùy vào kinh nghiệm, khả năng ứng phó với căng thẳng, lo lắng của mỗi người mà nguy cơ phát triển sang chấn tâm lý cũng sẽ trở nên khác biệt.

Sang Chấn Tâm Lý
Sang chấn tâm lý thường khởi phát sau khi trải qua các sự kiện đau buồn, tổn thương tâm lý nặng nề.

Có thể cùng trải nghiệm một sự kiện tổn thương nghiêm trọng nào đó thì sẽ có người dễ dàng vượt qua và ổn định tâm lý nhưng cũng có người mãi chìm đắm vào những sự đau khổ, dằn vặt và rơi vào sang chấn. Do đó, các tình huống tiêu cực xảy ra thường chỉ mang tính chất nguy cơ và làm gia tăng khả năng bị sang chấn ở con người.

Cụ thể một số tình huống tổn thương có thể gây sang chấn tâm lý như:

  • Bạo hành gia đình
  • Bạo lực học đường
  • Bị lạm dụng tình dục, cưỡng hiếp
  • Đối mặt với thiên tai, lũ lụt, hỏa hoạn,…
  • Chứng kiến cảnh giết người
  • Tai nạn giao thông gây biến chứng nghiêm trọng
  • Cái chết đột ngột của người thân
  • Ly hôn, gia đình phá sản
  • Chiến tranh, khủng bố

Khi chứng kiến hoặc bản thân là người trải qua các sự kiện tồi tệ này thì ai trong chúng ta cũng có nguy cơ bị sang chấn tâm lý. Các sang chấn có thể xuất hiện ngay sau sự kiện nhưng cũng có khả năng phát triển âm thầm và bùng phát sau một thời gian nhất định.

Ảnh hưởng nghiêm trọng từ sang chấn tâm lý

Sang chấn tâm lý là tình trạng sức khỏe nghiêm trọng có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nặng nề nếu không sớm được phát hiện và can thiệp phù hợp. Không chỉ tác động trực tiếp đến sức khỏe tổng thể của người bệnh mà nó còn gây nên nhiều cản trở đối với các khía cạnh của đời sống, khiến cho con người khó có thể duy trì tốt các hoạt động hàng ngày.

Những người bị sang chấn tâm lý kéo dài sẽ bị suy giảm nghiêm trọng về sức khỏe tinh thần. Họ luôn tồn tại những cảm xúc tồi tệ, bi quan, lo sợ về mọi thứ xảy ra xung quanh khiến cho tâm trí trở nên bất ổn, nguy cơ phát triển các rối loạn tâm thần nguy hiểm hơn.

Không những thế, khi phải đối diện với những yếu tố gợi nhớ về sự kiện sang chấn sẽ khiến cho bệnh nhân xuất hiện hàng loạt các triệu chứng về cảm xúc lẫn thể chất. Tình trạng này khiến cho cơ thể của họ dần bị suy nhược, sức đề kháng không được đảm bảo nên dễ phát sinh các vấn đề sức khỏe khác nhau tim mạch, đau nhức cơ,…

Bên cạnh đó, những người bị sang chấn tâm lý thường có nhiều xu hướng lạm dụng bia rượu, các chất kích thích, gây nghiện,….Các chất này có khả năng gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng về sức khỏe hoặc thậm chí có thể khiến người bệnh mất kiểm soát về hành vi, dễ thực hiện các hành động tự làm tổn thương bản thân và cả những người xung quanh.

Sang Chấn Tâm Lý
Tình trạng sang chấn kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và làm đảo lộn đời sống của người bệnh.

Hơn thế, với những cảm xúc tiêu cực và bất thường do sang chấn tâm lý gây ra thì việc xảy ra mâu thuẫn, xích mích với những người thân bên cạnh là điều khó có thể tránh khỏi. Bệnh nhân thường không thể kiểm soát tốt về cảm xúc, hành vi của chính mình nên dễ kích động, cáu gắt và gây nên những tranh cãi đối với mọi người xung quanh, từ đó làm rạn nứt mối quan hệ tốt đẹp.

Một số tình trạng sang chấn tâm lý có xu hướng tách biệt, dần xa lánh với xã hội. Họ trở nên thu mình, sống khép kín và không muốn gần gũi, chia sẻ với bất kỳ ai. Tình trạng này có thể khiến họ dần trở nên cô đơn hoặc mất dần sự kết nối với xã hội, cộng đồng.

Phần lớn các tình trạng sang chấn tâm lý đều khó có thể duy trì đời sống lành mạnh, thậm chí nhiều người còn không thể học tập, làm việc một cách có hiệu quả. Mặc dù các triệu chứng sang chấn không xuất hiện liên tục nhưng các cảm xúc lẫn lộn khiến họ dần mất niềm tin vào cuộc sống và có thể buông xuôi mọi thứ, tạo nên những gánh nặng đối với gia đình và toàn xã hội.

Cách vượt qua sang chấn tâm lý hiệu quả

Để hạn chế tối đa các ảnh hưởng do sang chấn tâm lý thì mỗi chúng ta cần có ý thức tốt hơn trong việc phát hiện triệu chứng và tìm biện pháp can thiệp hiệu quả, kịp thời. Nếu có thể hỗ trợ khắc phục ngay sau khi các sự kiện tổn thương xuất hiện thì bệnh nhân sẽ dễ dàng phục hồi và cân bằng lại trạng thái tâm lý, ngăn chặn các hệ lụy nguy hiểm gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống.

Dưới đây là một số biện pháp có thể giúp bạn mau chóng vượt qua được sang chấn tâm lý:

  • Thừa nhận và đối mặt với việc bản thân đã trải qua sự kiện gây sang chấn, tổn thương nghiêm trọng đến tinh thần. Đây là một trong các bước cần thiết để giúp bạn có đủ động lực vượt qua được những cảm xúc tiêu cực, tồi tệ mà sang chấn gây ra.
  • Tìm cách thư giãn, giải tỏa những cảm xúc tồi tệ, mệt mỏi. Khi đối diện với các sự kiện sang chấn, bạn cần học cách kiểm soát về suy nghĩ, hành vi của bản thân bằng những liệu pháp hít thở, thiền định để cân bằng lại trạng thái tâm lý.
  • Luôn nhắc nhở bản thân về việc phải mạnh mẽ để vượt qua những nỗi đau của cuộc sống. Đối với những tình huống không mong muốn, hãy luôn tìm kiếm và nhìn nhận nó theo hướng tích cực, lạc quan nhất.
  • Tuyệt đối không được lạm dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, ma túy,…Thay vào đó, mỗi khi cảm thấy căng thẳng, lo lắng hãy uống một ly nước ấm sẽ giúp tâm trạng bạn trở nên ổn định hơn.
  • Trong giai đoạn nhạy cảm này, bạn nên hạn chế việc đưa ra các quyết định, lựa chọn quan trọng.
  • Duy trì đời sống sinh hoạt lành mạnh và tích cực, đảm bảo tốt chế độ ăn uống, ngủ nghỉ để có được một sức khỏe tổng thể lành mạnh.
  • Tăng cường tập luyện thể dục thể thao để giúp cơ thể được khỏe mạnh hơn. Đồng thời đây cũng là biện pháp an toàn để giảm stress, ngăn chặn tốt các cảm xúc tiêu cực, mang đến sự thoải mái, dễ chịu trong tâm hồn.
  • Chủ động chia sẻ với những người thân bên cạnh về cảm xúc, suy nghĩ và những bất ổn trong tâm trí của bạn. Việc có thể bày tỏ những suy nghĩ trong lòng sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều.
  • Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi phù hợp, tránh việc căng thẳng, lo lắng quá mức.
  • Tìm kiếm các hoạt động thư giãn, vui chơi mới mẻ để gia tăng những cảm nhận tích cực về đời sống.
Sang Chấn Tâm Lý
Trung tâm NHC ứng dụng trị liệu tâm lý trong quá trình hỗ trợ cải thiện sang chấn tâm lý mọi lứa tuổi.

Ngoài ra, đối với các tình trạng sang chấn tâm lý nặng, các triệu chứng kéo dài dai dẳng và khó khăn phục thì bệnh nhân cũng cần nhờ đến sự hỗ trợ của chuyên gia tâm lý để được cải thiện hiệu quả hơn. Thông qua quá trình can thiệp, trị liệu bằng các liệu pháp chuyên khoa thì người bệnh sẽ dần hiểu rõ hơn về những cảm xúc tiêu cực của chính mình, từ đó có cách kiểm soát và làm thuyên giảm hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, chuyên gia tâm lý còn hỗ trợ trang bị thêm các kỹ năng cần thiết để giúp cho từng bệnh nhân phòng chống tốt nguy cơ tái phát. Người bệnh sẽ được hướng dẫn cách kiểm soát cảm xúc, vượt qua những khó khăn, thách thức, tổn thương trong cuộc sống, đặt mục tiêu, lên kế hoạch cụ thể cho tương lai để xây dựng đời sống hạnh phúc, lành mạnh.

Hiện nay, Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC được xem là một trong các đơn vị uy tín hàng đầu về việc ứng dụng trị liệu tâm lý trong can thiệp, cải thiện sức khỏe tinh thần cho hầu hết các đối tượng khác nhau. Trung tâm tập trung vào việc tháo gỡ và giải quyết dứt điểm các nguyên nhân gốc rễ gây ra những rối loạn về tâm thần, sang chấn tâm lý để giúp khách hành giải quyết triệt để được vấn đề của chính mình.

Tâm lý trị liệu của NHC là phương pháp hiệu quả, an toàn bởi nó hoàn toàn không có sự can thiệp của thuốc điều trị, không xâm lấn cơ thể nên dễ dàng áp dụng tốt cho cả trẻ em lẫn người già cao tuổi. Các master coach của NHC cũng là những người có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản, nhiệt tình, tâm huyết với nghề, cam kết đồng hành trong suốt quá trình can thiệp và kể cả sau khi trị liệu.

Sang chấn tâm lý có thể xảy ra ở bất kỳ, trong bất kỳ trường hợp nào và gây nên nhiều hệ lụy nguy hiểm nếu không được can thiệp, khắc phục phù hợp. Vì thế, ngay khi nhận thấy các dấu hiệu của sang chấn, bạn cần nhanh chóng tìm cách cải thiện và ngăn chặn tốt các hậu quả mà nó có thể gây ra.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

vượt qua suy nghĩ tiêu cực
11 Cách giúp bạn vượt qua suy nghĩ tiêu cực, giải tỏa áp lực

Thay vì chỉ ngồi một chỗ và than vãn, trách bản thân vô dụng thì bạn hãy đứng dậy đi dạo vài vòng, chắc chắn...

Khủng Hoảng Tiền Hôn Nhân
Khủng Hoảng Tiền Hôn Nhân: Nguyên nhân, biểu hiện, cách vượt qua

Khủng hoảng tiền hôn nhân gây ra những lo lắng, căng thẳng và mệt mỏi trước khi tổ chức đám cưới, đăng ký kết hôn....

rối loạn lo âu có phải bệnh tâm thần
Rối loạn lo âu có phải bệnh tâm thần không? Giải đáp từ chuyên gia

Rối loạn lo âu khiến chúng ta lo lắng, sợ hãi mà không có lý do cụ thể, kèm theo đó là những phản ứng...

Các loại rối loạn cảm xúc phổ biến và cách phòng ngừa hiệu quả

Rối loạn cảm xúc được chia thành nhiều loại khác nhau nhưng chỉ có trầm cảm và rối loạn lưỡng cực được đề cập nhiều...

Trầm cảm u sầu là gì?

Trầm cảm u sầu (Melancholia): Nguyên nhân, Dấu hiệu, Điều trị

Trầm cảm học đường là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp

trầm cảm không điển hình

Trầm cảm không điển hình: Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách vượt qua

rối loạn thách thức chống đối

Rối loạn thách thức chống đối là gì? Biểu hiện và Biện pháp can thiệp

trầm cảm sau phá thai

Trầm cảm sau khi phá thai: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách phòng tránh