Sợ Bị Phán Xét: Làm thế nào để vượt qua nỗi sợ?

Xét về mặt tâm lý, ai trong chúng ta cũng đều cảm thấy không thích việc bị người khác phán xét, thậm chí lo sợ về những nhận xét, đánh giá của mọi người xung quanh. Nỗi sợ bị phán xét lại càng phát triển dựa theo độ tuổi, càng trưởng thành, con người lại càng cảm thấy lo lắng và e ngại về những ánh nhìn, những lời phê bình và cảm xúc của mọi người xung quanh dành cho mình. 

Sợ Bị Phán Xét
Con người thường có xu hướng đưa ra các phán xét quá nhanh với mọi người xung quanh.

Thế nào là nỗi sợ bị phán xét?

Sợ là một cảm xúc được phản ứng theo bản năng của mỗi con người và trong mỗi chúng ta đều có tồn tại những nỗi sợ khác nhau. Có người sợ động vật, sợ sấm chớp, sợ cô đơn, sợ ma nhưng cũng có người luôn lo sợ về việc bản thân sẽ bị mọi người xung quanh phán xét, phê bình.

Khi còn nhỏ, chúng ta vẫn chưa có nhiều nhận thức và kinh nghiệm về thế giới xung quanh nên vẫn còn rất hồn nhiên, vô tư. Tuy nhiên, theo năm tháng, trải qua những điều tốt đẹp và tiêu cực trong cuộc sống, con người dần xuất hiện thêm nhiều nỗi sợ hãi, đặc biệt là sự sợ hãi khi bị phán xét.

Nhiều người thường xuyên lo lắng về việc người khác đang nghĩ gì về mình, họ có đang cảm thấy tích cực về những điều mà bản thân mình đang làm hay không. Nỗi sợ này khiến cho chúng ta cảm thấy e ngại, không dám thể hiện bản thân mình, không dám nói, không dám đưa ra ý kiến và tất nhiên sẽ không dám hành động trong bất kỳ tình huống nào.

Sợ hãi là một trạng thái bình thường nhưng nếu bạn có quá nhiều nỗi sợ thì cũng tương tự như việc bạn có quá nhiều chướng ngại vật trên đường đi. Việc bạn luôn mãi lo sợ bị người khác phán xét sẽ làm cho bạn khó có thể bộc lộ hết các quan điểm của bản thân, không dám thể hiện chính mình và dễ đánh mất nhiều cơ hội quý báu trong cuộc sống.

Những người tồn tại nỗi sợ bị phán xét thường sẽ rất rụt rè, không quyết đoán, không có chủ ý riêng của mình. Họ luôn quan sát và phụ thuộc khá nhiều vào những người xung quanh và luôn cố gắng để bản thân nhận được sự công nhận, quan tâm và yêu thương từ mọi người xung quanh.

Trong thực tế, con người luôn có xu hướng hành động với mục đích được người khác công nhận, tán thưởng. Tuy nhiên, việc cố gắng làm hài lòng tất cả mọi người xung quanh, luôn cố che giấu bản chất thực vì sợ người khác đánh giá sẽ càng khiến bạn trở nên tiêu cực, đẩy bạn ra xa sự thành công.

Nỗi sợ phán xét đáng ngại đến thế nào?

Nỗi sợ phán xét có thể cướp đi rất nhiều thứ vốn dĩ thuộc về bạn và điều mà bạn có thể đánh mất đầu tiên đó chính là bản thân mình. Nếu cứ mãi chạy theo những sự hài lòng của mọi người xung quanh, liệu bạn có cảm thấy thực sự hạnh phúc và thoải mái với điều đó.

Mỗi con người là mỗi cá thể riêng biệt và bạn hoàn toàn không có khả năng để làm vừa lòng tất cả mọi người xung quanh. Nếu cứ mãi trở nên “hoàn hảo” trước mặt người khác, cố gắng thực hiện mọi thứ dựa trên sự hài lòng của xã hội sẽ khiến cho bạn càng trở nên mệt mỏi, mất dần bản chất cá nhân.

Những người tồn tại nỗi sợ phán xét sẽ luôn cảm thấy lo lắng, sợ hãi và nghi hoặc về chính bản thân mình. Họ không có sự quyết đoán, luôn e dè trước mọi sự lựa chọn của bản thân và không bao giờ dám bộc lộ suy nghĩ, mong muốn hay cảm xúc của chính mình ra bên ngoài.

Sợ Bị Phán Xét
Nỗi sợ phán xét khiến nhiều người trở nên nhút nhát, rụt rè, đánh mất bản thân.

Điều này khiến họ dần mất đi sự tự tin của chính mình, họ luôn cảm thấy nghi ngờ về năng lực của bản thân, cho rằng mình là kẻ yếu kém, không có tài năng. Điều này khiến họ dần bị thụt lùi so với sự phát triển của xã hội, họ khó có thể phát triển độc lập và lâu dài.

Hơn thế, việc luôn lo lắng và sợ người khác phán xét sẽ khiến cho bạn dễ dàng mất đi nhiều cơ hội quý giá trong cuộc sống. Do không dám nói lên những ý kiến, lý tưởng của chính mình nên bạn sẽ dần không có cơ hội để thể hiện bản thân, thậm chí càng bị người khác xem thường.

Cách để giúp bạn vượt qua nỗi sợ bị phán xét

Nỗi sợ bị phán xét có thể tồn tại ở bất kỳ đối tượng nào, ngay cả bản thân bạn đôi khi cũng có xuất hiện nỗi sợ này trong một vài trường hợp nhất định. Ví dụ như bạn không dám đưa ra phát biểu trong lớp học vì sợ bạn bè chê cười, không dám đề nghị tăng lương, không thể hiện cảm xúc của bản thân, không dám nói lên những mơ ước, nguyện vọng của bản thân. Hoặc bạn luôn cảm thấy e ngại về việc từ chối những buổi gặp gỡ, hẹn hò vì sợ người khác cho rằng mình chảnh chọe, không hòa đồng,….

Nỗi sợ bị phán xét, sợ bị đánh giá xuất hiện rất nhiều trong đời sống hàng ngày của mỗi chúng ta. Tuy nhiên, nỗi sợ này lại tiềm ẩn rất nhiều các ảnh hưởng tiêu cực đối với đời sống và nó chính là một hòn đá lớn khiến bạn khó di chuyển về phía trước, khó gặt hái được những thành công.

Do đó, bản thân bạn cần phải học cách để tự vượt qua nỗi sợ của chính mình, không để sự sợ hãi thao túng tâm lý và chi phối hành vi, cảm xúc của bạn. Bạn nên hiểu rằng, mỗi chúng ta là mỗi cá thể và đều có những góc nhìn, những nhận định riêng về cuộc sống. Mỗi con người sẽ có những thước đo chuẩn mực riêng về cảm xúc, hành vi, cách cư xử và mục tiêu công việc khác nhau.

Hơn thế, không ai là hoàn hảo và chúng ta cũng không thể bắt ép ai làm theo đúng như những điều mình mong muốn. Vì thế, bạn cần phải biết trân trọng những giá trị mà mình đang sở hữu và cố gắng phát huy nó để giúp cho cuộc sống càng trở nên tươi đẹp thay vì cố gắng sống cho suy nghĩ và nhận xét của mọi người xung quanh.

Sợ Bị Phán Xét
Cách tốt nhất để giúp bạn vượt qua nỗi sợ phán xét là đối mặt và chấp nhận nó.

Trong thực tế, con người luôn dành cho nhau nhiều sự phán xét. Mỗi sự việc, lời nói, phản ứng xảy ra đều nhận được rất nhiều những lời đánh giá, khen chê ở các mức độ khác nhau. Đây được xem là quá trình tự nhiên của cuộc sống và nó đã trở thành một nguyên tắc ngầm khó có thể thay đổi được.

Vì thế, bạn không thể nào tránh khỏi việc bị người khác phán xét nhưng bạn hoàn toàn có khả năng loại bỏ nó ra khỏi suy nghĩ, cuộc sống của mình. Để có thể vượt qua được những nỗi sợ khi bị người khác phán xét, bạn nên hiểu và thực hiện những điều sau đây:

1. Không ai là hoàn hảo tuyệt đối

Đừng sợ hãi trước những lời phán xét, đánh giá của mọi người xung quanh vì không ai là hoàn hảo về mọi khía cạnh đời sống. Mỗi chúng ta đều sở hữu những ưu và nhược điểm riêng và chính những khiếm khuyết chưa thực sự hoàn hảo chính là yếu tố giúp bạn trở nên thành công, càng nỗ lực, phấn đấu nhiều hơn cho cuộc sống.

Bạn nên hiểu rằng, bạn sinh ra không phải để làm hài lòng tất cả mọi người và đừng cố gắng để trở thành một điều lý tưởng, một sự hoàn hảo của bất kỳ ai. Thay vì cứ mãi chạy theo những lời đánh giá của người khác, bạn hãy tập trung nhiều vào những giá trị riêng của mình và nỗ lực nhiều hơn trong việc phát huy, tỏa sáng nó.

Ai trong chúng ta cũng đều đã từng mắc phải sai lầm, đó là lý do vì sao bút chì luôn cần có cục tẩy. Sau những vấp ngã, lỗi lầm bạn cần phải biết cách đứng dậy, sửa chữa những điều chưa thực sự đúng đắn và trở nên tốt đẹp hơn trong tương lai vì không ai có thể thay bạn làm điều đó.

Chính vì thế, hãy luôn là chính mình và cố gắng để thực hiện mọi thứ dựa trên mục tiêu, mong muốn của bản thân. Hãy luôn trân trọng những điều mình đang có, bởi chỉ khi bạn biết cách trân trọng nó thì những người xung quanh mới không có cơ hội được giẫm đạp, chê bai.

2. Bình thản trước phán xét

Như đã nói, bạn không thể tránh khỏi việc người khác phán xét hay đánh giá về bản thân mình nhưng bạn có thể chọn lựa cách phản ứng với nó. Theo lời dạy của Lão Tử, hãy bình thảnh tiếp thu dù người khác đánh giá bạn như thế nào. Bởi lời nói của người khác không thể thay đổi được con người bạn và bạn cũng không cần phải quá bận tâm vào việc đó.

Sợ Bị Phán Xét
Hãy bình thản chấp nhận sự phán xét và xem đó điều hiển nhiên mà bản không thể tránh khỏi.

Người khác nói bạn là trâu thì là trâu, là ngựa thì là ngựa và bạn không cần phải giữ những lời nói này trong lòng. Để có thể đạt được những thành công lớn lao trong cuộc sống, bạn cần phải biết cách loại bỏ tốt những nhiều nhỏ nhặt và cần giữ bình tĩnh trước mỗi cơn sóng.

Nếu bạn cứ mãi để tâm đến những lời phán xét của người khác thì bạn sẽ dần trở thành “tù nhân” của họ và bị họ chi phối về cảm cảm xúc, hành vi và suy nghĩ. Vì thế, khi đối mặt với những lời phán xét ác ý của người khác, bạn hãy mỉm cười và học cách bình thản chấp nhận nó, đây chính là cách tốt nhất để bạn tránh khỏi những tác động tiêu cực của những lời phê bình và dễ dàng hơn trong việc kiểm soát nỗi sợ hãi.

3. Hiểu rõ ưu và khuyết điểm của bản thân

Ai cũng sở hữu những mặt ưu và khuyết điểm khác nhau. Để đạt được thành công, bạn cần biết cách nâng cao tốt các ưu điểm mình đang có, đồng thời cần phải hạn chế và khắc phục tốt những khuyết điểm chưa thực sự hoàn hảo.

Đừng nên quá khắt khe với bản thân mình, hãy dành nhiều thời gian để hiểu rõ những cảm xúc, suy nghĩ, mong muốn trong lòng và cố gắng tạo các cơ hội để phát triển những tiềm năng đó. Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quá buồn bã hay thất vọng khi vấp phải những thất bại, khó khăn bởi cuộc sống của chúng ta là một chặng đường dài và cần có rất nhiều sự nỗ lực mới đạt được thứ mà ta mong muốn.

4. Tập trung vào chính mình

Trong thực tế thì ai trong chúng ta cũng mong muốn nhận được những lời khen ngợi, công nhận và tán thưởng từ mọi người xung quanh. Chúng ta luôn cố gắng để đạt được những thành công trong cuộc sống vì muốn nhận được sự ngưỡng mộ và tôn trọng từ người khác.

Sợ Bị Phán Xét
Hãy tập trung vào giá trị bản thân, sự khác biệt sẽ giúp bạn trở nên thành công.

Tuy nhiên, nếu mãi cứ bị chi phối bởi những lời nói, lời đánh giá từ mọi người xung quanh thì bạn khó có được một cuộc sống như ý. Nếu cứ mãi lo sợ về việc người khác đánh giá xấu về chính mình, bạn sẽ dần mất đi sự tự do, thoải mái và không dám thể hiện bản thân ở bất kỳ lĩnh vực nào.

Do đó, hãy tập trung vào chính mình, tận hưởng những điều mình đang hiện có có nỗ lực để phát huy nó theo chiều hướng tích cực hơn. Bạn cần biết rằng, sự độc đáo và khác biệt sẽ tạo nên những điều vô cùng vĩ đại, to lớn. Cuộc sống này không bắt buộc bạn phải theo bất kỳ một hình mẫu nào và bạn có quyền yêu quý những điều khác biệt của bản thân.

5. Ngừng việc đánh giá người khác

Hãy bắt đầu suy nghĩ về việc bản thân đã từng hay đang có thói quen thường xuyên đánh giá, phán xét về người khác hay không. Thông thường, những người liên tục bị phán xét cũng là những người có thói quen hay đánh giá người khác nên họ luôn lo sợ việc người khác cũng dành cho mình những sự phê bình tồi tệ.

Đây chính là nguyên nhân sâu xa khiến cho nhiều người xuất hiện cảm giác sợ hãi và luôn lo lắng khi xuất hiện trước đám đông. Do đó, cách tốt nhất để loại bỏ nỗi sợ hãi này đó chính là bạn hãy ngừng ngay thói quen đánh giá những người xung quanh. Bởi khi nếu bạn cứ liên tục nhìn vào những điều tồi tệ của người khác thì bạn cũng sẽ hình thành tâm lý sợ hãi về việc mọi người sẽ luôn phán xét về những điểm yếu của chính mình.

6. Không nên đánh đồng giữa lời phán xét và sự góp ý

Do tâm lý quá lo sợ nên nhiều người thường nhầm lẫn, đánh đồng giữa sự phán xét ác ý cùng với những lời góp ý chân thành. Tuy nhiên, đôi khi sự đánh giá của người khác dành cho bạn lại mang tính chất tích cực và họ thực sự muốn hỗ trợ bạn nhìn nhận ra những sai lầm để cải thiện và phát triển bản thân tốt hơn.

Vì thế, khi nhận được bất kỳ lời phản hồi nào từ mọi người xung quanh, bạn cũng cần xem xét thật kỹ và phân biệt rõ ràng. Nếu là những lời góp ý tích cực, bạn cũng nên tiếp thu và lắng nghe để có thể cải thiện, phát triển bản thân tốt hơn. Ngược lại, nếu đó là những lời phán xét tiêu cực, không có ý tốt thì bạn cần bình thản cho qua, đừng để tâm quá nhiều.

Nỗi sợ bị người khác phán xét có thể kiềm hãm năng lực của bản thân và khiến bạn đánh mất chính mình, đánh mất đi các cơ hội tốt trong cuộc sống. Mặc dù bạn không thể ngăn chặn được việc người khác phán xét mình nhưng bạn hoàn toàn có khả năng để đối mặt và lựa chọn phản ứng tích cực đối với nó. Hy vọng thông qua các chia sẻ trong bài viết này, bạn đọc sẽ dễ dàng khắc phục được nỗi sợ của mình và biết cách yêu quý, trân trọng bản thân hơn.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

dùng thốc chống trầm cảm lâu ngày có gây nghiện
Dùng Thuốc Chống Trầm Cảm Lâu Ngày Có Gây Nghiện Không? Giải đáp

Thuốc chống trầm cảm là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để cải thiện những triệu chứng trầm cảm. Quá trình điều trị...

rối loạn cảm xúc
Rối loạn cảm xúc là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và điều trị

Rối loạn cảm xúc là tình trạng mất kiểm soát cảm xúc khiến người bệnh thay đổi tâm trạng một cách đột ngột, đôi lúc...

Hội chứng tiền kinh nguyệt – Cảm xúc thay đổi thất thường ở chị em

Hội chứng tiền kinh nguyệt là rối loạn pha hoàng thể đặc trưng bởi sự thay đổi tâm trạng rõ rệt, đi kèm với các...

Ảnh hưởng của Stress đối với làn da và nhan sắc, chị em cần chú ý

Ảnh hưởng của stress đối với làn da là điều mà nhiều chị em quan tâm. Bởi ngoài vấn đề sức khỏe, làn da xấu...

Trầm cảm u sầu là gì?

Trầm cảm u sầu (Melancholia): Nguyên nhân, Dấu hiệu, Điều trị

Trầm cảm học đường là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp

trầm cảm không điển hình

Trầm cảm không điển hình: Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách vượt qua

rối loạn thách thức chống đối

Rối loạn thách thức chống đối là gì? Biểu hiện và Biện pháp can thiệp

trầm cảm sau phá thai

Trầm cảm sau khi phá thai: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách phòng tránh