Nỗi đau của người trầm cảm: Tuyệt vọng, muốn kết thúc cuộc đời

Không ai có thể hiểu được nỗi đau của người trầm cảm nếu không tự mình trải qua. Người trầm cảm luôn có những suy nghĩ tiêu cực, cảm giác tuyệt vọng và thôi thúc tự tử không thể kiềm chế được. Chính bản thân họ cũng không biết vì sao lại có những cái nhìn tiêu cực như vậy về cuộc sống.

Hiểu thêm về nỗi đau của người trầm cảm

Nỗi đau mà người trầm cảm phải chịu đựng lớn đến mức khiến họ có những hành vi dại dột, gây hại cho chính bản thân và những người xung quanh. Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm thần phổ biến nhất hiện nay, ảnh hưởng đến rất nhiều đến sức khỏe thể chất, tinh thần, và là một trong những nguyên nhân gây tự sát hàng đầu trên thế giới.

nỗi đau của người trầm cảm
Những người thiếu hiểu biết thường đánh giá thấp nỗi đau của người trầm cảm, mà không biết rằng nỗi đau này khủng khiếp và hủy hoại tinh thần con người đến mức nào.

Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng trầm cảm chỉ xảy ra ở những người có cuộc sống cơ cực, không hạnh phúc, hoặc chịu những áp lực khủng khiếp trong cuộc sống. Nhưng trên thực tế, trầm cảm có thể xảy ra với bất cứ ai, bất kể giới tính, độ tuổi, học thức, gia cảnh, công việc, hay tính cách.

Từ những người nổi tiếng trên thế giới có cuộc sống giàu sang, đầy tài năng và được mến mộ, cho đến những người bình thường, không có gì nổi bật, tất cả họ đều có nguy cơ bị trầm cảm. Trầm cảm không chừa một ai. Nỗi đau của người trầm cảm khiến họ trờ nên bất lực và mệt mỏi tột cùng trong cuộc sống.

Nguyên nhân chính xác gây trầm cảm vẫn chưa được kiểm chứng, tuy nhiên các nhà khoa học vẫn đưa ra một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc chứng rối loạn tâm thần này bao gồm: tính di truyền, thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh trong não, rối loạn nội tiết tố, căng thẳng lâu ngày, chịu nhiều áp lực trong cuộc sống, sang chấn tâm lý,…

Trong đó, một người có thể chịu ảnh hưởng của một hay nhiều yếu tố, và có những biểu hiện thể chất, tâm lý khác nhau tùy vào độ nặng nhẹ của tình trạng bệnh. Trầm cảm có thể kích phát những vấn đề sức khỏe khác, đặc biệt là thôi thúc tự tử nên không được xem nhẹ ảnh hưởng của hội chứng này đến sức khỏe và tính mạng.

Xem thêm: Trầm cảm dẫn đến tự sát: Dấu hiệu nhận biết và can thiệp sớm

Trầm cảm gây ra những bất ổn tâm lý nghiêm trọng, và kéo theo nhiều vấn đề thể chất như mất ngủ, ngủ không ngon giấc, dễ giật mình thức dậy lúc giữa đêm khiến cơ thể mệt mỏi, không tỉnh táo. Trầm cảm cũng là yếu tố gây ra những bất ổn cho cơ thể như nhức đầu, đau lưng, đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa, cùng một số vấn đề về hô hấp và tim mạch.

Đối phó và chống chọi với cơn trầm cảm là điều vô cùng khó khăn. Những người bị cơn trầm cảm chiếm lấy tâm trí không chỉ mất hứng thú với công việc, sở thích, mà còn có cái nhìn tiêu cực về cuộc sống. Họ cũng luôn cảm thấy đau nhức, mệt mỏi, kiệt sức, tâm hồn trống rỗng, và nghiêm trọng nhất là thôi thúc tự tử mãnh liệt.

Những cảm xúc tiêu cực và tuyệt vọng gặm nhấm người bệnh từ sâu bên trong, khiến họ cáu kỉnh, ủ rủ, chán nản vô cớ, và có những suy nghĩ, hành vi không thể kiểm soát được. Chính người bệnh cũng không biết vì sao bản thân lại suy nghĩ và thái độ tiêu cực như vậy. Đặc biệt nỗi đau của người trầm cảm sẽ sinh ra suy nghĩ tự sát.

Đã có rất nhiều trường hợp phụ nữ trầm cảm sau sinh giết con, hoặc tự tử cùng con vì căm ghét đứa con do chính mình sinh ra. Những trường hợp này ngày càng phổ biến trong những năm gần đây, khiến nhiều người dần trở nên lo ngại về ảnh hưởng tiêu cực của hội chứng rối loạn tâm thần này.

trầm cảm
Trầm cảm dẫn đến tự tử không chỉ gây hại cho bản thân người bệnh, mà còn có thể đe dọa tính mạng của những người xung quanh.

Nỗi đau của người trầm cảm không thể hiện ra ngoài, thế nên nhiều người không thể hiểu được vì sao cơn trầm cảm lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến người bệnh như thế. Việc đánh giá thấp mức độ nghiêm trọng của trầm cảm khiến chúng ta đánh giá sai tầm ảnh hưởng của tình trạng này.

Nỗi đau của người trầm cảm khiến họ chỉ muốn kết thúc cuộc đời

Nhiều người không thể tin rằng tại sao người thân hay bạn bè của mình lại trầm cảm, và tại sao lại chọn cách tự sát đột ngột như vậy. Theo ước tính, mỗi năm trên thế giới có gần một triệu người có hành vi dại dột nhằm chấm dứt nỗi đau. Hành vi này không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến người bệnh mà còn là những người xung quanh.

Nỗi đau của người trầm cảm diễn ra lặng lẽ, gặm nhấm con người trong thời gian dài và khiến họ dần mất đi sức sống. Trước khi người bệnh có biểu hiện hay hành vi tự tử, những ảnh hưởng của bệnh đã ám ảnh và đẩy người bệnh vào sự tuyệt vọng. Đến một khoảnh khắc nào đó khi không thể chịu đựng được nữa, người bệnh sẽ tìm đến cái chết như một sự giải thoát.

Nỗi đau mà trầm cảm mang đến không chỉ ảnh hưởng đến thể xác, mà còn là tinh thần của con người. Tình trạng bất ổn tâm lý kéo dài khiến họ không thể suy nghĩ tỉnh táo, thường xuyên rơi vào trạng thái tiêu cực, và có những hành động mất kiểm soát, tự hủy hoại bản thân hoặc làm hại đến những người xung quanh.

Cảm xúc và suy nghĩ của những người trầm cảm thay đổi rất nhanh và rất khó nhận biết. Nhiều trường hợp người thân chỉ vừa rời mắt khỏi người bệnh trong thoáng chốc mà họ đã tự tử hoặc làm bị thương bản thân. Suy nghĩ về việc tự tử cho thấy bệnh nhân đã bước sang giai đoạn trầm cảm nặng và rất cần được hỗ trợ tinh thần.

Sự suy yếu về thể chất do trầm cảm mang đến khiến người bệnh mệt mỏi, chán nản, khó ngủ, giảm trí nhớ, kém tập trung, không thiết tha đến việc ăn uống hay hoạt động. Sự mệt mỏi này khiến người bệnh sinh ra những suy nghĩ tiêu cực, chỉ muốn chết để được giải thoát khỏi đau khổ, loại bỏ nỗi đau của người trầm cảm phải gánh chịu.

Bệnh nhân cũng có suy nghĩ rằng bản thân không đáng sống trên đời, không có giá trị tồn tại, trở nên nhạy cảm với mọi lời nói và hành động của những người xung quanh. Họ cảm thấy nếu bản thân biến mất thì mọi người sẽ vui vẻ hơn, vì thế họ chọn cách tự sát để giải thoát bản thân và giải thoát người khác.

Có trường hợp người bệnh đột ngột tự tử mà không có dấu hiệu báo trước. Có trường hợp họ chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ, viết cả thư tuyệt mệnh để lại cho người thân và bạn bè. Không ai biết được khi nào người bệnh quyết định kết thúc sinh mệnh. Nhiều trường hợp người bệnh tự tử trước mắt người thân mà không ai kịp phản ứng để ngăn chặn.

tự sát do trầm cảm
Tình trạng tự sát hoặc giết người do trầm cảm đang có chiều hướng tăng cao trong những năm gần đây, dấy lên lo ngại về ảnh hưởng tiêu cực của trầm cảm với con người và xã hội.

Việc thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực là điều gần như không thể với người bệnh. Tình trạng mất khống chế cảm xúc, thường xuyên la hét, khóc lóc, hoặc tự nhốt, tự cô lập bản thân với những người xung quanh khiến triệu chứng trầm cảm ngày càng nặng nề, và đẩy người bệnh ngày càng xa người thân và bạn bè.

Nỗi đau của người trầm cảm không phải là một cảm xúc dễ dàng vượt qua, mà là dấu hiệu bệnh lý nghiêm trọng cần được quan tâm và thấu hiểu nhiều hơn. Đặc biệt là với những trường hợp trầm cảm nặng, việc tự chữa trầm cảm tại nhà là hoàn toàn vô dụng. Người bệnh cần được thăm khám, tư vấn và điều trị tại những cơ sở y tế lớn, hoặc những trung tâm tư vấn tâm lý uy tín.

Quá trình cải thiện trầm cảm sẽ bao gồm điều trị bằng thuốc và điều trị tâm lý. Trong đó điều trị bằng thuốc sẽ giúp hạn chế những triệu chứng thể chất, giảm cảm giác đau đớn và khó chịu cho người bệnh. Uống thuốc chống trầm cảm kết hợp với điều trị tâm lý có thể giảm thiểu những suy nghĩ dại dột, hạn chế suy nghĩ tự sát.

Người thân và những người xung quanh cũng nên quan tâm nhiều hơn đến tâm trạng và hành vi của người bệnh, tạo cho họ môi trường sống thoải mái, không ép buộc hay có thái độ gắt gỏng, tạo thêm áp lực cho người trầm cảm. Gia đình cần đưa người bệnh đến các cơ sở y tế để được thăm khám và chữa trị tốt hơn nếu bệnh nhân có biểu hiện lạ.

Có lẽ bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Quiz test rối loạn lo âu đơn giản, đánh giá nhanh chóng, chính xác

Quiz test rối loạn lo âu là công cụ giúp sàng lọc và đánh giá nguy cơ mắc bệnh. Các bài test được phát triển...

Stress Oxy Hóa là gì?
Stress Oxy Hóa Là Gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Các tác động của stress oxy hóa không chỉ huỷ hoại bên trong cơ thể con người mà còn có nguy cơ tiềm ẩn ảnh...

rối loạn hành vi giấc ngủ rem
Rối loạn hành vi giấc ngủ REM: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị

Rối loạn hành vi giấc ngủ REM là một chứng rối loạn hành vi diễn ra trong quá trình ngủ sâu. Người bệnh thường la...

cảm xúc tiêu cực
Cảm Xúc Tiêu Cực Là Gì? Nguyên nhân, nhận biết và cách vượt qua

Con người rất đa cảm và dễ bị tác động tâm lý bởi những yếu tố bên ngoài. Chúng ta có thể nhanh chóng trở...

Trầm cảm u sầu là gì?

Trầm cảm u sầu (Melancholia): Nguyên nhân, Dấu hiệu, Điều trị

Trầm cảm học đường là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp

trầm cảm không điển hình

Trầm cảm không điển hình: Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách vượt qua

rối loạn thách thức chống đối

Rối loạn thách thức chống đối là gì? Biểu hiện và Biện pháp can thiệp

trầm cảm sau phá thai

Trầm cảm sau khi phá thai: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách phòng tránh