Ảnh hưởng của Stress đối với làn da và nhan sắc, chị em cần chú ý

Ảnh hưởng của stress đối với làn da là điều mà nhiều chị em quan tâm. Bởi ngoài vấn đề sức khỏe, làn da xấu xí do căng thẳng kéo dài sẽ khiến khuôn mặt trở nên già nua, thiếu sức sống. Hiểu rõ stress ảnh hưởng như thế nào đến làn da sẽ giúp chị em chăm sóc da đúng cách và giải tỏa căng thẳng kịp thời.

stress ảnh hưởng đến da như thế nào
Làn da là cơ quan bị ảnh hưởng đáng kể khi cơ thể rơi vào trạng thái stress, căng thẳng

Stress ảnh hưởng đến làn da như thế nào? 12 Tác hại chị em cần biết

Ngày nay, stress dường như đã trở thành một phần tất yếu và thường trực trong cuộc sống hằng ngày. Stress có thể gặp ở học sinh, sinh viên và cả người trưởng thành. Khi đối mặt với căng thẳng, cơ thể sẽ có những thay đổi về mặt sinh lý để thích nghi và vượt qua các tình huống không thuận lợi.

Thế nhưng, stress dai dẳng sẽ khiến cho những thay đổi này kéo dài gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe. Đã có rất nhiều nghiên cứu đề cập về ảnh hưởng của stress đối với sức khỏe, đặc biệt là tim mạch, nội tiết, giấc ngủ, chức năng não bộ… Một ảnh hưởng khác của stress cũng rất được quan tâm là làn da.

Làn da là một trong những cơ quan chịu ảnh hưởng lớn khi tinh thần bị căng thẳng, áp lực. Ảnh hưởng của stress đối với làn da không quá nghiêm trọng nhưng gây ra không ít tác động tiêu cực đối với chất lượng cuộc sống, nhất là với nữ giới.

Hiểu rõ stress ảnh hưởng đến làn da như thế nào sẽ giúp chị em chủ động trong việc giải tỏa căng thẳng và chăm sóc sắc đẹp:

1. Da sạm màu, thiếu sức sống

Biểu hiện đầu tiên khi bị stress là làn da trở nên sạm, tối màu và thiếu sức sống. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có liên quan đến hormone gây stress – cortisol. Khi cortisol gia tăng sẽ kéo theo sự tăng mạnh của hormon MSH – Melanocytes Stimulating Hormone. Đây là một loại hormone kích thích da sản sinh melanin (sắc tố màu nâu khiến cho da tối màu hơn).

stress ảnh hưởng đến da
Khi bị stress, hormone cortisol và MSH tăng mạnh khiến da tối màu, sạm đen

Khi bị stress một thời gian dài, vùng da mặt và da cơ thể trở nên sạm màu hơn dù không tiếp xúc với ánh nắng. Bên cạnh đó, hormon MSH gia tăng còn gây ra nám, tàn nhang và các rối loạn sắc tố khác.

Bên cạnh đó, hormone adrenaline và cortisol được sản xuất nhiều khi bị căng thẳng cũng khiến cho lưu lượng máu đến da giảm. Quá trình trao đổi chất vì thế bị ngưng trệ khiến da mất đi sự hồng hào và tươi trẻ. Chỉ sau một vài ngày đối mặt với stress, không khó để nhận thấy làn da mất đi sức sống và trở nên sạm, tối màu hơn rất nhiều.

2. Đẩy nhanh tốc độ lão hóa da

Tốc độ lão hóa nói chung và lão hóa da nói riêng sẽ được đẩy nhanh khi bị stress. Ở trạng thái căng thẳng quá mức, gốc tự do trong cơ thể gia tăng gây ra hiện tượng stress oxy hóa. Hiện tượng này khiến cho các tế bào trong cơ thể mất ổn định và lão hóa nhanh, trong đó làn da là cơ quan chịu ảnh hưởng đầu tiên.

stress ảnh hưởng đến da
Khi bị stress, collagen và elastin trong da giảm mạnh khiến cho tốc độ lão hóa diễn ra nhanh hơn bình thường

Lão hóa da có thể không có biểu hiện rõ ràng ở thời gian đầu. Nhưng sau một thời gian, lượng collagen và elastin trong da giảm mạnh, không khó để nhận thấy da trở nên chùng nhão, kém săn chắc và hình thành nếp nhăn – đặc biệt là ở đuôi mắt, khóe miệng.

Lão hóa là quá trình không thể đảo ngược. Vì vậy khi da đã bị lão hóa, không có cách nào có thể khắc phục hoàn toàn mà chỉ có thể can thiệp bằng các biện pháp cải thiện. Đây cũng là lý do ngoài các chăm sóc thông thường, một tinh thần vui vẻ, thoải mái được xem là loại “mỹ phẩm” tốt nhất cho làn da.

3. Da nhiều dầu, nổi mụn

Nếu bị stress kéo dài, làn da sẽ có xu hướng tiết nhiều dầu, đặc biệt là ở khu vực vùng mũi, má và cằm. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do hormone cortisol tăng kéo theo sự gia tăng của androgen. Hormone này làm giãn nở lỗ chân lông, kích thích quá trình bài tiết bã nhờn.

stress ảnh hưởng đến da
Mụn trứng cá, da nhiều dầu, lỗ chân lông to… là tình trạng thường gặp khi bị stress kéo dài

Dầu thừa quá nhiều sẽ khiến cho tuyến bã bị sừng hóa, gia tăng nguy cơ bít tắc lỗ chân lông gây mụn cám, mụn đầu đen. Trong trường hợp có vi khuẩn P. acnes, môi trường yếm khí sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển mạnh gây ra mụn đỏ, mụn nang, mụn bọc…

Ở những người đang bị mụn trứng cá, stress – đặc biệt là stress nặng có thể khiến mụn lây lan trên diện rộng. Ngoài mụn trứng cá ở mặt, stress còn làm gia tăng nguy cơ bị mụn ở lưng và ngực.

4. Chậm lành vết thương

Một ảnh hưởng khác của stress đối với làn da là làm chậm quá trình lành thương. Cụ thể khi tinh thần căng thẳng và chịu áp lực lớn, tuyến thượng thận sẽ gia tăng hormone cortisol. Hormone này chịu trách nhiệm “bảo vệ” các chức năng sinh tồn như tim mạch và hô hấp. Các chức năng còn lại sẽ bị ức chế để bảo tồn, dự trữ năng lượng cho cơ thể.

Cortisol gia tăng trong một thời gian dài sẽ làm giảm hệ miễn dịch. Vì vậy, những vết thương trên da sẽ chậm lành hơn so với bình thường. Vết thương chậm lành là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng.

5. Phá vỡ hàng rào bảo vệ da

Lớp biểu bì có chức năng bảo vệ da, ngăn chặn các tác nhân bên ngoài xâm nhập gây tổn thương trung bì và hạ bì. Khi bị stress, biểu bì sẽ bị suy giảm do ảnh hưởng của hormone cortisol.

stress ảnh hưởng đến da như thế nào
Hormone gây stress làm suy yếu biểu bì, phá vỡ hàng rào bảo vệ khiến da trở nên nhạy cảm và dễ bị kích ứng

Hormone này làm gia tăng các yếu tố gây viêm trong cấu trúc da, làm tổn thương elastin và collagen. Hơn nữa, cortisol tăng mạnh còn làm tăng đường huyết khiến cho biểu bì da suy yếu.

Khi lớp “hàng rào” bị phá vỡ, làn da dễ bị tổn thương bởi các yếu tố bên ngoài như chất dị ứng, nhiệt độ cao, độ ẩm thấp… Vì vậy khi bị stress, làn da rất dễ bị kích ứng, cháy nắng và khô ráp do mất nước.

6. Gây thâm và hình thành bọng mắt

Thâm mắt, bọng mắt… thường gặp ở những người bị mất ngủ, thiếu ngủ do stress. Khi chất lượng giấc ngủ giảm, vùng da xung quanh mắt sẽ trở nên thâm sạm. Mắt lờ đờ, thiếu sức sống khiến tổng thể khuôn mặt vô cùng mệt mỏi.

Ngoài ra khi bị căng thẳng, cortisol sẽ làm giảm lưu lượng máu lưu thông đến vùng da xung quanh mắt. Máu không được lưu thông tốt sẽ bị ứ trệ gây hình thành bọng mắt. Tốc độ lão hóa được đẩy mạnh, xung quanh mắt sẽ dần xuất hiện nhiều nếp nhăn và chảy xệ.

7. Da trở nên nhạy cảm, kích ứng

Suy yếu lớp biểu bì, da tiết nhiều dầu, dễ mất nước… là những vấn đề mà làn da phải đối mặt khi bị stress. Đây đều là những yếu tố thuận lợi để tác nhân bên ngoài dễ dàng xâm nhập gây kích ứng, dị ứng da.

Hơn nữa, stress kéo dài cũng khiến hệ miễn dịch trở nên quá mẫn, dễ bị dị ứng thời tiết, phấn hoa, thức ăn. Dị ứng có biểu hiện đa dạng nhưng thường ảnh hưởng đến làn da với các triệu chứng điển hình như nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy…

8. Da đầu suy yếu dẫn đến rụng tóc

Stress không chỉ ảnh hưởng đến da mặt, da cơ thể mà còn làm tổn thương da đầu. Căng thẳng kéo dài khiến cho lớp biểu bì trên da đầu suy yếu, nang tóc bị thoái hóa nhanh, chậm tái tạo. Những ảnh hưởng của stress đối với da đầu sẽ dẫn đến một loạt các vấn đề như tóc rụng, thưa mỏng, tóc khô xơ…

stress ảnh hưởng đến da như thế nào
Tăng hormone cortisol khiến da dầu suy yếu, từ đó làm thoái hóa nang tóc khiến tóc khô xơ, gãy rụng nhiều… 

9. Kích hoạt các bệnh da liễu tái phát

Stress được xem là yếu tố thuận lợi kích hoạt các bệnh da liễu như chàm, viêm da cơ địa, mề đay mẩn ngứa, vẩy nến, viêm da tiết bã nhờn, tổ đỉa… tái phát.

Nguyên nhân được lý giải là do khi căng thẳng, trong cơ thể có những thay đổi sinh lý. Đồng thời hàng rào bảo vệ da bị suy yếu khiến da mất nước, khô ráp và trở nên nhạy cảm với các yếu tố bên ngoài như nhiệt độ, độ ẩm, chất dị ứng… Nếu đang có sẵn các bệnh lý này, stress sẽ khiến cho tổn thương da lan rộng, gia tăng mức độ ngứa ngáy và viêm đỏ.

stress ảnh hưởng đến da như thế nào
Stress đã được xác định là yếu tố thuận lợi làm tái phát các bệnh da liễu mãn tính

Các bệnh da liễu kể trên đa phần là mãn tính, tiến triển dai dẳng và dễ tái phát. Ngoài sử dụng thuốc, việc hạn chế stress, giữ tinh thần thoải mái được xem là nguyên tắc quan trọng để có thể quản lý bệnh thành công. Vì vậy nếu thường xuyên bị stress, các bệnh về da có thể tái đi tái lại, ảnh hưởng nhiều đến ngoại hình và chất lượng cuộc sống.

Từ phân tích trên, có thể thấy rằng stress ảnh hưởng rất nhiều đến làn da. Những ảnh hưởng này sẽ kéo dài nếu không có biện pháp giải tỏa và giảm căng thẳng kịp thời. So với các vấn đề sức khỏe ở tim mạch, nội tiết, não bộ… những ảnh hưởng của stress đối với làn da ít nghiêm trọng hơn nhưng lại khiến cho chị em mất đi sự tự tin vì ngoại hình có nhiều khuyết điểm.

Các biện pháp bảo vệ làn da khi bị stress, căng thẳng

Trước áp lực công việc, môi trường ô nhiễm, vấn đề trong các mối quan hệ… tinh thần không tránh khỏi những lúc bị căng thẳng và áp lực quá mức. Về cơ bản, stress cũng tạo ra những tác động tích cực như tăng năng lượng, gia tăng sự tập trung, tạo động lực. Điều quan trọng nhất là phải có kỹ năng kiểm soát stress để tránh căng thẳng kéo dài.

Nếu thường xuyên phải đối mặt với stress, bạn nên thực hiện các biện pháp sau để bảo vệ làn da.

1. Chăm sóc da đúng cách

Làn da là cơ quan bảo vệ cơ thể nên thường xuyên phải tiếp xúc với khói bụi, nhiệt độ, vi khuẩn, chất dị ứng… Cũng giống như các cơ quan khác, làn da cũng cần được chăm sóc để tái tạo, phục hồi và hoàn thành tốt “nhiệm vụ”. Bên cạnh đó, một làn da đẹp còn giúp nhan sắc thăng hạng, gia tăng sự tự tin khi giao tiếp, gặp gỡ.

stress ảnh hưởng đến da như thế nào
Chăm sóc đúng cách giúp phục hồi, tái tạo da và hạn chế những ảnh hưởng của stress đối với ngoại hình, sắc đẹp

Cách chăm sóc da khoa học giúp giảm ảnh hưởng của stress:

  • Cần chú ý làm sạch da để loại bỏ dầu thừa, bã nhờn, bụi bẩn. Nên rửa mặt 2 lần/ ngày bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ và dùng thêm nước tẩy trang nếu sử dụng kem chống nắng, sản phẩm trang điểm…
  • Cấp ẩm cho làn da bằng toner, serum và kem dưỡng ẩm. Khi có đủ nước, da sẽ hạn chế tiết quá nhiều dầu – nguyên nhân gây sạm da và mụn trứng cá.
  • Sử dụng sản phẩm đặc trị để giải quyết các vấn đề da đang gặp phải như mụn trứng da, lỗ chân lông to, nám, tàn nhang, lão hóa…
  • Khi bị căng thẳng, nên đắp mặt nạ 2 – 3 lần/ tuần để phục hồi và tăng cường hàng rào bảo vệ của da.
  • Sử dụng kem chống nắng và che chắn da bằng nón, khẩu trang, áo khoác… để tránh tác động tiêu cực từ nhiệt độ cao và tia UV.
  • Nếu da bị khô ráp và xỉn màu, nên mang theo xịt khoáng và sử dụng nhiều lần trong ngày.
  • Massage vùng da mặt để tăng lưu thông máu giúp làn da hồng hào, căng bóng hơn.

Chăm sóc hợp lý, khoa học sẽ giúp bảo vệ sức khỏe làn da, hạn chế tối đa những ảnh hưởng của stress đối với ngoại hình. Ngay cả khi không bị stress, bạn vẫn nên duy trì thói quen tốt này để gìn giữ vẻ đẹp cho làn da và hỗ trợ làm chậm quá trình lão hóa.

2. Sinh hoạt điều độ

Khi bị căng thẳng, bên trong cơ thể sẽ có những xáo trộn nhất định khiến cho giờ giấc sinh hoạt bị đảo lộn. Thức khuya, ngủ ít, ăn uống thất thường… khiến cho sức khỏe nói chung và làn da nói riêng phải chịu những tác động tiêu cực.

stress ảnh hưởng đến da như thế nào
Ăn uống điều độ, ngủ đủ giấc… giúp giảm căng thẳng và nuôi dưỡng làn da từ sâu bên trong

Để giảm thiểu ảnh hưởng của stress đối với làn da, nên tổ chức lại lối sống và sinh hoạt điều độ:

  • Uống đủ 2 lít nước/ ngày để giữ ẩm cho da và thúc đẩy quá trình trao đổi chất.
  • Ăn uống đầy đủ, đúng giờ và đủ chất. Không nên ăn uống qua loa, đặc biệt là các loại thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, món ăn chứa nhiều gia vị và dầu mỡ.
  • Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, các loại thịt trắng, cá, hải sản, các loại hạt, sữa chua… để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể. Khoáng chất, vitamin và chất chống oxy hóa trong các loại thực phẩm này còn giúp nuôi dưỡng làn da, tái tạo tế bào hư tổn, đẩy mạnh tốc độ sản sinh elastin và collagen. Bằng cách này, có thể giảm thiểu đáng kể ảnh hưởng của stress đối với làn da.
  • Ngoài ăn uống, nên tập thể dục đều đặn 30 phút mỗi ngày để nâng cao sức khỏe và giải tỏa căng thẳng. Khi tinh thần thoải mái, nồng độ hormone cortisol giảm thấp và ảnh hưởng của stress đối với làn da cũng được Không thức khuya quá 23:00 và ngủ đủ 7 – 8 giờ/ ngày.

Điều chỉnh lối sống có thể giải tỏa căng thẳng, áp lực, nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần. Bên cạnh đó, các vấn đề về da, tóc, móng… cũng được cải thiện sau một thời gian ngắn.

3. Các biện pháp thư giãn

Stress dường như đã trở thành một phần tất yếu của cuộc sống. Vì vậy, việc trang bị các biện pháp thư giãn là vô cùng cần thiết. Thư giãn kịp thời giúp xoa dịu tâm trạng, giải tỏa stress và đẩy lùi các cảm xúc tiêu cực. Thông qua đó giúp điều chỉnh lại hormone cortisol và giảm thiểu những ảnh hưởng của stress đối với làn da, mái tóc…

stress ảnh hưởng đến da như thế nào
Các biện pháp thư giãn như ngồi thiền, tắm nước ấm, massage… rất tốt cho người bị căng thẳng thần kinh

Các biện pháp thư giãn giúp cải thiện căng thẳng và giảm ảnh hưởng của stress đối với làn da:

  • Ngồi thiền: Ngồi thiền là cách giảm stress hiệu quả và nhanh chóng. Chỉ sau khoảng 15 – 20 phút ngồi thiền, tinh thần sẽ trở nên cân bằng, giảm đáng kể các cảm xúc tiêu cực và phiền muộn. Những thay đổi bên trong cơ thể có liên quan đến stress cũng được cải thiện rõ rệt.
  • Tắm nước ấm: Khi căng thẳng quá mức, nên tắm nước ấm để thư giãn cơ, giảm đau vai gáy và nhức mỏi. Nước ấm còn thúc đẩy tuần hoàn máu, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất. Qua đó giải tỏa căng thẳng và giảm những ảnh hưởng của stress đối với làn da, tim mạch…
  • Uống trà thảo mộc: Một số loại trà thảo mộc như bạc hà, tim sen, hoa cúc, atiso, trà gừng, mật ong… đã được chứng minh có thể giải tỏa căng thẳng và cân bằng tâm trạng. Hơn nữa, một số hợp chất thực vật trong các loại thảo mộc này cũng giúp nuôi dưỡng làn da, ngăn ngừa hiện tượng stress oxy hóa.
  • Liệu pháp mùi hương: Ngửi mùi hương của tinh dầu là cách giảm stress hữu hiệu bạn có thể áp dụng. Tùy theo sở thích, bạn có thể áp dụng liệu pháp mùi hương bằng cách đốt nến, sử dụng đèn xông tinh dầu, massage body với tinh dầu tự nhiên… Mùi hương ưa thích sẽ kích thích não bộ sản sinh endorphin và giảm nồng độ hormone gây stress – cortisol.

Nếu biết cách kiểm soát, trạng thái căng thẳng, lo âu sẽ nhanh chóng được giải tỏa. Tinh thần luôn giữ được sự cân bằng, tránh những xáo trộn về cảm xúc và suy nghĩ. Bằng cách thư giãn đầu óc, bạn có thể giảm thiểu ảnh hưởng của stress đối với làn da và những cơ quan khác.

Đối mặt với stress là điều mà không ai mong muốn. Thế nhưng thay vì chìm đắm trong trạng thái căng thẳng, bức bối, khó chịu… cần chủ động lên kế hoạch giải tỏa tinh thần. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn đọc hiểu rõ ảnh hưởng của stress đối với làn da và biết cách chăm sóc da hiệu quả khi bị căng thẳng.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

chăm sóc bệnh nhân rối loạn lo âu
Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân rối loạn lo âu hiệu quả

Trong chăm sóc bệnh nhân rối loạn lo âu, bạn cần tìm hiểu rõ về rối loạn này đồng thời trao đổi và phối hợp...

rối loạn nhân cách ái kỷ
Rối Loạn Nhân Cách Ái Kỷ: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Yêu bản thân, thích được khen ngợi, thích được tôn trọng và được đối xử đặc biệt không phải là điều xấu. Tuy nhiên, nếu...

Giảm Stress bằng Yoga: Những bài tập thư giãn hiệu quả, dễ thực hiện

Giảm stress bằng yoga là biện pháp đơn giản nhưng vô cùng hữu hiệu. Bộ môn này không chỉ tốt cho sức khỏe thể chất...

Chữa Stress, căng thẳng kéo dài bằng liệu pháp xoa bóp bấm huyệt

Xoa bóp bấm huyệt đã được chứng minh về hiệu quả chữa stress. Nếu đang bị căng thẳng quá mức, bạn có thể thực hiện...

Trầm cảm u sầu là gì?

Trầm cảm u sầu (Melancholia): Nguyên nhân, Dấu hiệu, Điều trị

Trầm cảm học đường là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp

trầm cảm không điển hình

Trầm cảm không điển hình: Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách vượt qua

rối loạn thách thức chống đối

Rối loạn thách thức chống đối là gì? Biểu hiện và Biện pháp can thiệp

trầm cảm sau phá thai

Trầm cảm sau khi phá thai: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách phòng tránh