Áp lực học tập là gì? Nguyên nhân, hậu quả và cách giải tỏa

Áp lực học tập hiện đang là vấn đề xuất hiện phổ biến trong môi trường học của các em học sinh, sinh viên. Tình trạng này gây nên những bất ổn về mặt cảm xúc, suy giảm về khả năng tập trung, học tập và có nguy cơ hình thành nên các vấn đề sức khỏe tâm thần nguy hiểm khác nếu không sớm được phát hiện, can thiệp kịp thời. 

Áp lực học tập khiến cho nhiều học sinh, sinh viên cảm thấy mệt mỏi, chán ghét việc học.

Áp lực học tập là gì? Thực trạng đáng báo động hiện nay

Đối với môi trường học tập đầy căng thẳng hiện nay thì phần lớn các em học sinh, sinh viên đều đã từng trải qua các giai đoạn áp lực học tập ở nhiều mức độ khác nhau. Từ học sinh tiểu học cho đến những sinh viên Cao đẳng, Đại học đều có thể phải đối diện với những áp lực học tập từ điểm số, thành tích, kỳ vọng gia đình và nhiều yếu tố tác động khác nhau.

Hiểu theo một cách đơn giản nhất thì áp lực học tập chính là trạng thái mệt mỏi, căng thẳng quá mức mà con người phải trải qua trong suốt thời gian học tập, trau dồi kiến thức trên ghế nhà trường. Áp lực học tập được xem như một vấn đề sức khỏe hiện đang có sức ảnh hưởng to lớn đối với nhiều trẻ nhỏ và gây nên hàng loạt các tác động tiêu cực đối với học tập, sinh hoạt và tương lai của trẻ.

Dựa vào số liệu thống kê nhận thấy rằng, cứ trong khoảng 10 em học sinh thì có đến khoảng 8 em chia sẻ về việc bản thân đã từng rơi vào áp lực học tập ở nhiều mức độ khác nhau. Đặc biệt, trong những năm trở lại đây, con số này càng có xu hướng gia tăng đáng kể nhưng thực tế vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng mực, phù hợp của gia đình, nhà trường cùng toàn thể xã hội.

Có không ít các trường hợp học sinh, sinh viên nói về những áp lực to lớn trong suốt quá trình học tập. Các em luôn ở trong trạng thái mệt mỏi, suy giảm sức lực, căng thẳng, tiêu cực nhưng những chia sẻ đó chỉ nhận về những lời trách móc, thái độ thờ ơ khiến các em cảm thấy bất lực hơn. Theo chia sẻ của các chuyên gia thì áp lực học tập kéo dài chính là một trong các nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng trầm cảm hiện nay, con số này đang tăng cao ở giới trẻ, đặc biệt là các em học sinh đang học cuối cấp.

Trong một cuộc khảo sát thực tế cho thấy rằng, có đến hơn 75% các trường hợp học sinh cấp 3 bị thiếu ngủ, chất lượng giấc ngủ không được đảm bảo đủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày do lịch trình học tập quá dày đặc. Khi giấc ngủ không được duy trì ở chế độ phù hợp sẽ gây nên nhiều tác động tiêu cực đối với sức khỏe thể chất, tinh thần, đồng thời khiến cho hiệu suất học tập cũng bị suy giảm, gây nên nhiều cản trở đối với tương lai của trẻ.

Nguyên nhân gây áp lực học tập

Trong thực tế, áp lực là một trong các yếu tố cần thiết để tạo thêm động lực đối với quá trình học tập của mỗi học sinh, sinh viên. Áp lực nếu được duy trì ở mức độ phù hợp sẽ là sự thúc đẩy to lớn giúp các em phát huy tốt những năng lực, tiềm năng vượt trội của bản thân để gặt hái được nhiều thành tích tốt trong chặng đường học tập, trau dồi kiến thức.

Tuy nhiên, nếu áp lực học tập liên tục kéo dài và xảy ra với mức độ nghiêm trọng thì nó lại gây nên nhiều cản trở đối với quá trình học và cả sức khỏe của từng trẻ nhỏ. Theo nghiên cứu nhận thấy, áp lực học tập thường khởi phát bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc tìm hiểu và xác định cụ thể về nguyên nhân tạo ra áp lực trong học tập cũng góp phần quan trọng đối với việc lựa chọn phương pháp can thiệp, khắc phục cho từng trường hợp cụ thể.

Dưới đây là một số lý do thường được tìm thấy đối với các tình trạng áp lực học tập ở học sinh, sinh viên như:

1. Kỳ vọng quá lớn từ gia đình

Trong thực tế thì bất kỳ bậc phụ huynh nào cũng mong muốn con cái có thể học tập hiệu quả, đạt được nhiều thành tựu tốt để trở thành những người thành công, có ích cho xã hội. Tuy nhiên, việc đặt kỳ vọng quá cao đối với trẻ nhỏ cũng chính là nguyên nhân phổ biến khiến cho nhiều em rơi vào trạng thái căng thẳng, áp lực quá mức.

Do sự kỳ vọng từ ba mẹ, gia đình, người thân hoặc thầy cô khiến cho các em luôn phải cố gắng, gồng mình để đạt được những điểm số, thành tích cao. Tuy nhiên, mỗi đứa trẻ sẽ có năng lực riêng biệt, việc trẻ cứ mãi bắt ép bản thân học tập một cách quá mức sẽ khiến cho tinh thần và thể chất dần bị suy kiệt.

Thậm chí, có nhiều bậc phụ huynh vì những kỳ vọng của bản thân đối với con cái đã liên tục bắt ép con phải học cả ngày lẫn đêm, nhiều trường hợp mắng mỏ, chửi bới, đánh đập nếu con không thể đạt được các thành tích như mong đợi. Điều này gây nên những ám ảnh tâm lý to lớn đối với trẻ, khiến trẻ dần trở nên tiêu cực, mệt mỏi, suy sụp dữ dội.

2. Chương trình học quá nặng nề

Chương trình học ở nước ta hiện nay vẫn theo lối khá truyền thống với khối lượng kiến thức cần phải dung nạp khá dày đặc. Các em học sinh thường phải trau dồi một lượng kiến thức lớn đối với từng môn học và cần phải cân bằng thành tích ở tất cả các môn.

Áp lực học tập
Chương trình học đè nặng chính là nguyên nhân phổ biến gây nên áp lực học tập tại nước ta.

Cũng chính vì tình trạng này mà nhiều học sinh phải dành phần lớn thời gian của bản thân để học tập, ôn luyện bài vở cả ngày lẫn đêm. Bên cạnh thời gian học tập tại trường lớp, các em còn phải tham gia vào nhiều buổi học ngoài giờ, buổi tối lại phải chuẩn bị tốt bài vở cho ngày học tiếp theo khiến cho sức khỏe, tinh thần dần bị suy kiệt.

3. Áp lực đồng trang lứa

Đây cũng được xem là một trong các nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng áp lực học tập kéo dài ở nhiều học sinh, sinh viên. Do tâm lý lo sợ việc thua kém bạn bè nên các em luôn phải cố gắng, nỗ lực để học tập, đạt được những thành tích tốt, đôi khi phải học tập với cường độ quá mức, vượt quá khả năng của bản thân.

Việc không nhìn nhận đúng về năng lực của chính mình, luôn cố gắng chạy đua theo thành tích của bạn bè sẽ khiến cho nhiều em cảm thấy việc học vô cùng mệt mỏi và áp lực. Bên cạnh đó, những lời nói so sánh, đánh giá bên ngoài về “con nhà người ta” cũng khiến cho nhiều em rơi vào trạng thái căng thẳng tột độ, thậm chí có xu hướng chán ghét, thù hằn việc học.

4. Áp lực điểm số, thành tích

Điểm số, thành tích được xem như nguyên nhân hàng đầu khiến cho nhiều em học sinh rơi vào tình trạng áp lực kéo dài trong quá trình học tập. Hiện nay, việc học thường được đánh giá thông qua điểm số, các thành tích cụ thể khiến cho nhiều học sinh, sinh viên cảm thấy vô cùng mệt mỏi, chán nản và mất dần hứng thú trong việc học.

Việc các em không thể đạt được thành tích cao khiến cho nhiều phụ huynh, thầy cô và xã hội có những đánh giá tiêu cực, kém lành mạnh, thậm chí là tỏ thái độ xem thường, cho rằng các em lười biếng, không biết cố gắng. Từ đó, bản thân các em học sinh cũng luôn bị ám ảnh vì điểm số, khiến cho việc học không được thoải mái, khó khăn trong việc tập trung, phát triển trọn vẹn những tiềm năng của bản thân.

5. Chế độ thi cử quá khắc nghiệt

Ngoài việc phải đảm bảo tốt thành tích trong suốt quá trình học tập thì các em học sinh còn phải liên tục đối diện với những kỳ kiểm tra, thi tuyển vô cùng căng thẳng và chông gai. Từ học sinh tiểu học cho đến các em học sinh cấp 2, cấp 3 và bậc Đại học đều sẽ phải thường xuyên trải qua những đợt kiểm tra 15 phút, 1 tiết hoặc các đợt thi tuyển, tuyển sinh trên toàn quốc.

Áp lực học tập
Chế độ thi cử nặng nề, khắc nghiệt khiến nhiều học sinh rơi vào căng thẳng, bế tắc.

Kiến thức để chuẩn bị cho những kỳ thi này khá rộng và khô khan, đòi hỏi các em phải dành nhiều thời gian để ôn tập nên dễ dẫn đến tình trạng mệt mỏi, áp lực quá mức. Đồng thời, thông qua những kỳ thi nào, các bậc thầy cô còn đánh giá năng lực của học sinh, khiến cho các em phải chịu nhiều sự căng thẳng, lo lắng tột độ.

Dấu hiệu nhận biết áp lực học tập

Như đã nói, áp lực học tập nếu duy trì ở mức độ phù hợp thì nó sẽ mang đến nhiều lợi ích cho các em học sinh, sinh viên. Thông thường, áp lực này chỉ này duy trì trong khoảng thời gian ngắn để giúp các em gia tăng sự tập trung và cố gắng phát huy tốt những năng lực tiềm ẩn của bản thân.

Đồng thời, do tâm lý nhạy cảm, đặc biệt là ở những trẻ đang ở độ tuổi dậy thì nên nhiều em học sinh luôn có xu hướng cố gắng che đậy những áp lực, căng thẳng mà mình đang gặp phải. Hoặc một số tình trạng chia sẻ nhưng không nhận được sự thấu hiểu, đồng cảm khiến các em trở nên thu mình, tự ti về bản thân.

Tuy nhiên, theo chia sẻ của các chuyên gia thì việc để cho áp lực học tập kéo dài dai dẳng sẽ khiến cho tinh thần, thể chất và năng lực học tập của trẻ dần bị suy giảm nghiêm trọng. Do đó, các bậc phụ huynh và thầy cô, nhà trường cần chú ý hơn trong việc theo dõi, quan tâm đến tinh thần, cảm xúc của học sinh, sinh viên để kịp thời nhận ra những bất thường của trẻ, từ đó có biện pháp can thiệp, khắc phục áp lực hiệu quả.

Áp lực học tập khiến học sinh mệt mỏi, khó tập trung cho việc học.

Cụ thể một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết được tình trạng áp lực học tập ở nhiều học sinh, sinh viên như:

  • Luôn cảm thấy mệt mỏi, chán chường, mất dần năng lượng.
  • Không còn hứng thú trong việc học tập và cả những hoạt động diễn ra xung quanh đời sống.
  • Mất tập trung, giảm sự chú ý, khó có thể hoàn thành tốt các công việc, nhiệm vụ, bài tập được giao.
  • Khó quản lý cảm xúc, trở nên nhạy cảm, dễ khóc lóc, cáu gắt, tức giận, kích động quá mức.
  • Áp lực học tập khiến cho nhiều em rơi vào trạng thái mất ngủ, ngủ không sâu giấc, hay mơ gặp ác mộng hoặc liên tục buồn ngủ.
  • Thói quen ăn uống dần bị đảo lộn, chán ăn, ăn không ngon miệng, thường xuyên bỏ bữa hoặc ăn quá nhiều, dung nạp các loại thực phẩm béo, độc hại khiến cân nặng thay đổi bất thường.
  • Bi quan, suy nghĩ tiêu cực, xuất hiện các hành vi chống đối, mất kiểm soát.
  • Có xu hướng tách biệt với mọi người xung quanh, thu mình, không muốn giao tiếp, trò chuyện với bất kỳ ai.
  • Hay mơ màng, mất định hướng, không xác định được rõ mục tiêu.
  • Thường xuyên cảm thấy đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, khó tiêu, đau tức vùng thượng vị,…

Các biểu hiện áp lực học tập của học sinh, sinh viên thường dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe tâm lý khác. Đồng thời một số trẻ đang ở tuổi trưởng thành còn hay bị cho rằng đó là những triệu chứng nổi loạn, chống đối. Điều này khiến cho những áp lực của trẻ tăng cao và làm gia tăng các ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe và đời sống, học tập hàng ngày của trẻ.

Áp lực học tập gây ảnh hưởng thế nào?

Áp lực học tập nếu không sớm được phát hiện và có biện pháp can thiệp, cải thiện phù hợp sẽ gây nên rất nhiều ảnh hưởng về sức khỏe, khả năng học tập, sinh hoạt đời sống và cả tương lai của nhiều trẻ nhỏ. Cụ thể các hậu quả thường gặp của tình trạng này như:

Áp lực học tập
Áp lực kéo dài chính là lý do khiến hiệu suất học tập của nhiều học sinh, sinh viên tụt giảm đáng kể.
  • Nguy cơ trầm cảm tăng cao: Dựa vào số liệu thống kê nhận thấy rằng, áp lực học tập là một trong các nguyên nhân phổ biến có thể gây nên tình trạng trầm cảm ở nhiều trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ tuổi dậy thì. Những áp lực xoay quanh việc học tập khiến cho tâm lý của trẻ không được đảm bảo, dễ hình thành những suy nghĩ tiêu cực, tồi tệ, từ đó khởi phát nguy cơ bị trầm cảm ở nhiều mức độ khác nhau.
  • Suy giảm sức khỏe tinh thần: Đây có lẽ là một trong các hệ lụy thường gặp nhất đối với hầu hết những trường hợp bị áp lực học tập. Các áp lực kéo dài khiến cho tinh thần của học sinh dần bị suy giảm, cảm xúc thay đổi bất thường, khó kiểm soát.
  • Thể chất suy kiệt: Tinh thần và thể chất là hai vấn đề luôn có sự tương tác song song với nhau. Chính vì thế, nếu sức khỏe tinh thần không được đảm bảo tốt thì thể chất cũng sẽ dần bị ảnh hưởng, suy nhược. Phần lớn các trường hợp áp lực học tập kéo dài sẽ khiến cho học sinh bị mất ngủ, ăn uống không điều độ, thường xuyên chóng mặt, đau đầu, nhức mỏi cơ thể, rối loạn tiêu hóa,…
  • Khả năng học tập yếu kém: Áp lực học tập quá lớn khiến cho nhiều em học sinh mất dần sự tập trung, không còn hứng thú đối với quá trình học tập nên khó có thể duy trì được kết quả học tốt, thậm chí thành tích học sẽ bị suy giảm đáng kể.
  • Xuất hiện các hành vi chống đối: Những áp lực, căng thẳng không thể giải tỏa khiến cho trẻ nhỏ dễ bộc lộ những hành vi tiêu cực, mất kiểm soát. Nhiều trẻ có thể chống đối, phản kháng việc đi học, đến trường, liên tục ăn vạ, khóc lóc, la hét, bỏ học,….
  • Gia tăng nguy cơ lạm dụng chất kích thích: Các chuyên gia cho biết rằng, áp lực học tập tăng cao cũng là nguyên nhân làm gia tăng tỷ lệ trẻ vị thành niên sử dụng các chất kích thích, chất gây nghiện như rượu bia, thuốc lá.
  • Tự sát: Nhiều người nghĩ rằng áp lực học tập chỉ là một trong các vấn đề tâm lý bình thường, không quá phức tạp và bất kỳ em học sinh nào cũng cần trải qua. Tuy nhiên, nếu những áp lực này xuất hiện với mức độ nghiêm trọng và diễn ra liên tục trong thời gian dài thì nó có thể khiến cho người bệnh hình thành tâm lý tiêu cực, thôi thúc thực hiện các hành vi ngược đãi bản thân, tự sát.

Cách giải tỏa áp lực học tập hiệu quả

Áp lực học tập gây nên nhiều hậu quả và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, khả năng học tập, sinh hoạt của nhiều học sinh, sinh viên. Đặc biệt, trong những năm gần đây, tỷ lệ áp lực học tập càng gia tăng mạnh mẽ nhưng trẻ nhỏ vẫn chưa thực sự nhận được sự quan tâm, hỗ trợ đúng mực từ gia đình, nhà trường và toàn xã hội.

Để có thể giảm bớt các áp lực trong học tập, giúp trẻ duy trì thời gian học thoải mái, hiệu quả thì chúng ta cần áp dụng tốt các biện pháp can thiệp sau đây:

1. Sắp xếp thời gian học hợp lý

Học tập là một hành trình dài và đòi hỏi nhiều sự nỗ lực của mỗi cá nhân. Vì thế, chúng ta cần phải có kế hoạch học tập, biết cách quản lý thời gian và phân chia việc học một cách phù hợp, khoa học để tránh được tình trạng áp lực kéo dài.

Bạn cần hiểu rõ năng lực của bản thân, những điểm mạnh và điểm yếu trong từng môn học để tránh việc học một cách quá mức nhưng lại không mang đến hiệu quả tích cực. Thời gian học tập cần phải được phân chia phù hợp với từng môn học.

Áp lực học tập
Học sinh, sinh viên cần biết cách quản lý, sắp xếp thời gian học tập phù hợp để giảm áp lực, căng thẳng.

Các em học sinh nên dành nhiều thời gian hơn cho những môn học chính hoặc sở trường, định hướng tương lai của chính mình. Thay vào đó cần phải biết cách cân bằng thời gian học và nghỉ ngơi, vui chơi hợp lý để giảm bớt sự căng thẳng, mệt mỏi.

2. Đặt mục tiêu học tập

Mục tiêu học tập là một trong các yếu tố quan trọng và rất cần thiết đối với quá trình trau dồi kiến thức của học sinh, sinh viên. Dù ở cấp học nào, các em cũng nên có những định hướng, mục tiêu cụ thể cho học tập để dễ dàng lên kế hoạch, xác định hướng đi đúng đắn, phù hợp cho bản thân.

Mục tiêu học tập cũng chính là động lực để giúp các em nỗ lực, phấn đấu nhiều hơn trong quá trình học tập của chính mình. Khi biết rõ những mục tiêu cụ thể, các em cũng tránh được việc phải ôm đồm quá nhiều các nhiệm vụ học tập, hạn chế nguy cơ bị căng thẳng, áp lực, nhất là những áp lực đến từ bạn bè, kỳ vọng của gia đình.

3. Chủ động chia sẻ áp lực, khó khăn với những người xung quanh

Chia sẻ là một trong các những hữu hiệu có thể giúp các em học sinh giảm bớt các áp lực trong học tập, đặc biệt là những trường hợp phải liên tục đối diện với những kỳ vọng quá lớn từ thầy cô, bạn bè, người thân. Hãy cố gắng nói ra những khó khăn, mệt mỏi của bản thân trong quá trình học tập để những người xung quanh có thể hiểu rõ được những áp lực to lớn mà bạn đang phải gánh chịu.

Việc chia sẻ đôi lúc cũng sẽ giúp cho bạn giải tỏa tốt những trạng thái, cảm xúc tiêu cực của bản thân. Đồng thời, khi có ai đó chịu lắng nghe, bạn cũng sẽ cảm thấy bớt cô đơn và tủi thân hơn. Những người bên cạnh đôi lúc cũng sẽ giúp bạn đưa ra những lời khuyên hữu ích để dần kiểm soát và loại bỏ tốt các áp lực trong học tập.

4. Áp dụng các biện pháp thư giãn

Bộ não của chúng ta cũng cần có thời gian nghỉ ngơi và thư giãn để lấy lại nguồn năng lượng tích cực dồi dào. Do đó, trong những lúc học tập căng thẳng, mệt mỏi, hãy dành ra một khoảng thời gian để thư giãn lành mạnh giúp bạn giải tỏa những cảm xúc tiêu cực trong học tập, đồng thời gia tăng sự tập trung, sáng tạo, tư duy hiệu quả.

Sau những giờ học mệt mỏi, bạn cần dành thời gian để thư giãn, nghỉ ngơi lành mạnh.

Ví dụ, nếu cảm thấy quá áp lực, bạn cũng có thể đứng dậy vận động cơ thể nhẹ nhàng, uống một cốc nước ấm, thiền định, hít thở sâu, uống trà thảo mộc, nghe nhạc, đọc vài trang sách,….để tinh thần trở nên phấn chấn, năng lượng hơn. Trong những lúc rảnh rỗi, bạn cũng nên duy trì thói quen thư giãn, tìm kiếm những hoạt động giải trí lành mạnh phù hợp với sở thích để giúp cho tinh thần được vui vẻ, thoải mái nhất.

5. Rèn luyện thói quen tập thể dục thường xuyên

Theo nhiều nghiên cứu khoa học nhận thấy rằng, tập thể dục là một trong các phương pháp giúp duy trì sức khỏe tinh thần và thể chất hiệu quả, an toàn cho mọi đối tượng. Việc duy trì được thói quen vận động lành mạnh mỗi ngày sẽ giúp bạn có được một thể chất khỏe mạnh, một tinh thần tràn đầy năng lượng và tích cực.

Do đó, đối với các tình trạng bị áp lực học tập kéo dài thì đây chính là biện pháp hữu hiệu giúp bạn có thể nhanh chóng lấy lại cân bằng về tâm lý, cảm xúc. Khi được vận động, cơ thể sẽ dần kích thích sản sinh ra hàm lượng serotonin – một chất dẫn truyền có tác dụng tạo cảm giác hạnh phúc, giảm căng thẳng, mệt mỏi hiệu quả.

6. Đảm bảo tốt chất lượng giấc ngủ

Phần lớn các trường hợp bị áp lực học tập trong thời gian dài sẽ bị suy giảm về chất lượng giấc ngủ, khó ngủ, ngủ không đủ giấc. Vì thế, để giảm bớt những tác động tiêu cực của tình trạng này thì các em học sinh cũng nên chú ý đến việc gia tăng thời gian ngủ, đảm bảo ngủ đủ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày và duy trì giấc ngủ chất lượng, ngủ sâu giấc.

7. Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng

Chế độ ăn uống hàng ngày cũng là một trong các yếu tố góp phần cải thiện hiệu quả tình trạng áp lực học tập cho nhiều học sinh, sinh viên. Khi cơ thể được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết qua những thực phẩm lành mạnh sẽ giúp cho não bộ được hoạt động hiệu quả hơn, phòng tránh được các ảnh hưởng tiêu cực do căng thẳng, stress gây ra.

Theo lời khuyên của các chuyên gia thì học sinh, sinh viên cần phải tăng cường ăn nhiều rau xanh, các loại hoa củ quả, các loại hạt, loại đậu, thịt cá, hải sản giàu dưỡng chất và có lợi cho sức khỏe. Đồng thời cần phải tránh xa những thức ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp, chế biến sẵn chứa nhiều chất độc hại, nguy hiểm.

8. Sự hỗ trợ từ gia đình

Gia đình chính là chỗ dựa tinh thần vững chắc của các em học sinh, sinh viên. Khi đứng trước các áp lực học tập to lớn, phụ huynh cần phải có sự đồng cảm, san sẻ và động viên con nhiều hơn. Đồng thời, tránh gây áp lực và đặt kỳ vọng quá to lớn đối với trẻ, thay vào đó hãy tạo cho con môi trường tích cực, lành mạnh để học tập, phát triển hiệu quả nhất.

Song song với đó, gia đình và nhà trường cần có sự liên kết chặt chẽ, thường xuyên trao đổi để nắm rõ về tình trạng học tập của các em, từ đó có hướng điều chỉnh, hỗ trợ kịp thời trong giai đoạn sớm. Nếu cảm thấy cần thiết, các bậc phụ huynh cũng nên cho trẻ đến gặp chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ, tư vấn, can thiệp phù hợp, từ đó giúp trẻ giải tỏa cảm xúc, áp lực và tiếp tục học tập hiệu quả, lành mạnh.

Thông tin bài viết trên đây đã giúp cho bạn đọc hiểu rõ hơn về tình trạng áp lực học tập. Hy vọng các em học sinh, sinh viên có thể dễ dàng áp dụng tốt các biện pháp hỗ trợ để giải tỏa cảm xúc tiêu cực, xây dựng mục tiêu và kế hoạch học tập phù hợp để tránh rơi vào tình trạng căng thẳng, áp lực quá mức khi học.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

rối loạn lo âu có nguy hiểm
Rối Loạn Lo Âu Có Nguy Hiểm Không? Lời khuyên từ chuyên gia

Lo âu là cảm xúc bình thường mà chúng ta phải trải qua khi đối mặt với một số vấn đề trong đời sống. Cảm...

Hội Chứng Sợ Đi Học
Hội Chứng Sợ Đi Học – Giải mã lý do khiến trẻ không muốn đến trường

Hội chứng sợ đi học khiến cho nhiều trẻ nhỏ bị ám ảnh và liên tục từ chối việc phải đến trường. Trẻ luôn cố...

trầm cảm theo mùa sad
Trầm cảm theo mùa (SAD): Nguyên nhân, nhận biết và khắc phục

Trần cảm theo mùa SAD (Seasonal Affective Disorder) hay rối loạn cảm xúc theo mùa là tình trạng trầm cảm đặc biệt, vì nó chỉ...

yêu người ái kỷ
10 Dấu Hiệu Nhận Biết Khi Yêu Người Ái Kỷ và Cách xử lý

Yêu người ái kỷ có thể khiến cuộc sống của bạn đảo lộn, và khiến bạn phải chịu nhiều tổn thương vì trả giá quá...

Trầm cảm u sầu là gì?

Trầm cảm u sầu (Melancholia): Nguyên nhân, Dấu hiệu, Điều trị

Trầm cảm học đường là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp

trầm cảm không điển hình

Trầm cảm không điển hình: Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách vượt qua

rối loạn thách thức chống đối

Rối loạn thách thức chống đối là gì? Biểu hiện và Biện pháp can thiệp

trầm cảm sau phá thai

Trầm cảm sau khi phá thai: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách phòng tránh