Những tác hại nguy hiểm khi bị Stress kéo dài không thể bỏ qua

Không phải ai cũng hiểu những tác động nặng nề đến sức khỏe, và những tác hại nguy hiểm khi bị stress kéo dài, ảnh hưởng ra sao đến cơ thể và tinh thần của chúng ta. Stress kéo dài không chỉ khiến con người ngày càng hung hăng, cáu gắt, khó kiểm soát hành vi và nhận thức, mà còn đẩy họ đến bờ vực tự tử. Tìm hiểu ngày những tác hại khôn lường của stress đến con người trong bài viết dưới đây.

Những tác hại nguy hiểm khi bị stress kéo dài

Ảnh hưởng của stress lên con người không chỉ thể hiện bằng những tổn thương tinh thần, mà còn tổn hại các bộ phận trong cơ thể, làm đảo lộn nhịp sinh học và gây ra những hậu quả khó lường với sức khỏe. Stress khiến chúng ta cảm thấy mệt mỏi, chán nản, gia tăng tỷ lệ mắc trầm cảm, đẩy nhanh quá trình lão hóa, thay đổi vóc dáng và cân nặng, gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm, giảm khả năng tình dục, và ảnh hưởng đến những mối quan hệ trong xã hội.

tác hại nguy hiểm khi bị stress kéo dài
Những ảnh hưởng của stress có thể đáng sợ hơn bạn nghĩ rất nhiều.

Một số tác hại của stress thể hiện rõ ra bên ngoài, trong khi một số khác thì âm thầm phát triển thành một “quả bom hẹn giờ” trong cơ thể, và sẵn sàng nổ bất cứ lúc nào. Do đó tác hại nguy hiểm khi bị stress kéo dài không nằm ở những biểu hiện bên ngoài, mà là ở những tai họa ngầm bên trong. Những vấn đề sức khỏe gây ra do stress nếu không được phát hiện sớm rất có thể diễn biến xấu một cách bất ngờ và nhanh chóng.

1. Ảnh hưởng của stress đối với sức khỏe tinh thần

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một trong những tác hại nguy hiểm khi bị stress kéo dài là tăng tỷ lệ mắc các chứng trầm cảm, rối loạn cảm xúc, rối loạn lo âu hay nhiều hội chứng tâm lý nguy hiểm khác. Khi rơi vào căng thẳng, cơ thể sẽ hạn chế tiết ra senrotonin hoặc dopanmine. Đây là hai chất dẫn truyền thần kinh giúp con người giải tỏa căng thẳng, điều tiết tâm trạng, và mang đến cảm xúc tích cực, do đó chúng ta sẽ cảm thấy gắt gỏng và nóng nảy hơn khi bị stress.

Việc thiếu hụt senrotonin được cho là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần. Stress kéo dài khiến chúng ta cảm thấy lo lắng và chán nản nhiều hơn, làm tăng khả năng mắc các bệnh rối loạn tâm thần và rối loạn cảm xúc ở người. Căng thẳng dài hạn gây ra cảm giác lo lắng, hoảng loạn, mệt mỏi, thiếu tự tin, suy nghĩ tiêu cực về mọi thứ, thiếu ngủ, chán ăn, không có động lực làm việc, giảm hiệu suất công việc, và rất nhiều những tác hại khác.

Stress tiềm ẩn rất nhiều hệ lụy nguy hiểm đến sức khỏe. Cơn stress kéo dài khiến tinh thần chúng ta không tỉnh táo, mất tập trung, hành động nóng nảy bất chấp hậu quả, không đủ bình tĩnh để phân tích và nhìn nhận vấn đề nên rất dễ gây nên hậu quả xấu, ảnh hưởng đến cuộc sống, học tập và công việc. Nếu không thể giải tỏa những suy nghĩ tiêu cực, stress rất dễ dẫn đến trầm cảm và thôi thúc người bệnh tự tử.

2. Ảnh hưởng của stress đối với hệ thần kinh

Hệ thần kinh là nơi đầu tiên chịu ảnh hưởng khi chúng ta bị stress tấn công. Những đợt căng thẳng kéo dài làm ảnh hưởng đến chức năng bình thường của hệ thống thần kinh, khiến cơ thể chúng ta phản ứng quá mức với yếu tố gây căng thẳng, từ đó làm cơ thể mệt mỏi và kiệt sức. Hệ thần kinh cũng là nơi điều khiển cơ quan khác như hệ tim mạch, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết,… nên stress có thể gây ảnh hưởng đến những bộ phận khác thông qua hệ thần kinh.

tác hại nguy hiểm khi bị stress kéo dài
Hệ thần kinh là điều đầu tiên bị ảnh hưởng khi bạn rơi vào tình trạng stress kéo dài.

Trong não có một hệ thống thần kinh tự chủ chịu trách nhiệm điều chỉnh nhịp tim, nhịp hô hấp, phản ứng con ngươi, hệ thống tiêu hóa, hệ thống bài tiết và sự kích thích tình dục. Khi chúng ta bị căng thẳng, hệ thống này phản ứng với yếu tố gây stress, và ra tín hiệu cho tuyến thượng thận giải phóng adrenalin và cortisol. Những chất này khiến tim đập nhanh, nhịp thở gấp, làm giãn mạch máu, tác động trực tiếp đến hệ tiêu hóa để ra tín hiệu cơ thể đang bị căng thẳng.

Sau khi cơn stress qua đi, cơ thể sẽ dần trở lại bình thường nhờ sự điều chỉnh của hệ thống thần kinh tự chủ. Tuy nhiên việc những cơn stres đến dồn dập và kéo dài có thể dẫn đến tình trạng suy nhược. Lý do là vì hệ thần kinh phải không ngừng điều chỉnh những phản ứng của cơ thể, từ đó gây ảnh hưởng đến sự hoạt động bình thường của các cơ quan khác. Kết quả là cơ thể chúng ta rơi vào trạng thái mệt mỏi, chức năng tiêu hóa, bài tiết, tim mạch đều bị ảnh hưởng đáng kể.

3. Ảnh hưởng của stress đối với cơ bắp

Đau đầu, đau nửa đầu, đau vai cổ và gáy, đau thắt lưng, đau tay, đau chân là những biểu hiện thường thấy khi chúng ta rơi vào trạng thái stress kéo dài. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là sự căng cơ ở những vùng trên cơ thể. Căng cơ trong tình huống này không phải do chúng ta hoạt động quá sức hoặc nằm sai tư thế, mà xuất phát từ ảnh hưởng của stress lên các cơ và xương khớp, gây ra những cơn đau và sự khó chịu kéo dài.

Căng cơ là phản ứng của cơ thể khi rơi vào trạng thái căng thẳng. Tình trạng stress kéo dài khiến cơ luôn trong trạng thái căn cứng và gây nên cảm giác đau đớn cho cơ thể. Đặc biệt những người thường xuyên căng thẳng sẽ liên tục cảm thấy đau đầu và đau vai gáy. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, mà còn ảnh hưởng đến khả năng tập trung, cũng như hiệu suất làm việc và học tập.

4. Ảnh hưởng của stress đối với hệ tim mạch

Căng thẳng kéo dài, hay căng thẳng mãn tính, gây tình trạng tim đập nhanh và tăng huyết áp liên tục. Điều này ảnh hưởng xấu đến hệ tim mạch và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như tăng huyết áp, đau tim, suy tim, thậm chí là đột quỵ. Tác hại nguy hiểm khi bị stress kéo dài là gây viêm cơ tim, viêm động mạch vành, và có thể làm tăng nồng độ cholesterol trong mạch máu tắc nghẽn cơ tim.

tác hại nguy hiểm khi bị stress kéo dài
Stress kéo dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tim mạch, đặc biệt là với những ai có tiền sử bệnh,

So với nam giới thì hệ tim mạch của nữ giới ít bị ảnh hưởng bởi stress hơn, đặc biệt là với những người phụ nữ trẻ, hoặc người ở giai đoạn tiền mãn kinh. Nghiên cứu cho thấy có lẽ nồng độ estrogen ở phụ nữ đã hạn chế những ảnh hưởng của stress đến hệ tim mạch, tránh những ảnh hưởng xấu của stress đến cơ tim. Tuy nhiên, phụ nữ sau mãn kinh lại có nguy cơ bị ảnh hưởng không khác gì so với nam giới.

5. Ảnh hưởng của stress đối với hệ hô hấp

Căng thẳng thường gây ra tình trạng mất khống chế cảm xúc. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến hệ hô hấp, khiến chúng ta thở nhanh, thở gấp và cảm thấy khó thở hơn bình thường. Rối loạn hô hấp có thể kích thích trạng thái lo âu và hoảng sợ, gây nên cơn hoảng loạn với những người có tiền sử mắc các hội chứng rối loạn cảm xúc. Đặc biệt, stress kéo dài có khả năng làm trầm trọng thêm vấn đề hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) ở người bệnh.

Những người mắc các bệnh liên quan đến hệ hô hấp thường được khuyên nên giữ cho tâm trạng thoải mái, tránh những tác nhân dễ gây dị ứng như bụi, phấn hoa, lông động vật, và đặc biệt là đừng để bản thân rơi vào tình trạng stress kéo dài. Trạng thái căng thẳng stress nặng nề, kèm theo lối sống không lành mạnh rất dễ kích thích những vấn đề hô hấp của bạn trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

6. Ảnh hưởng của stress đối với hệ tiêu hóa

Não bộ cùng với dạ dày và ruột có mối quan hệ mật thiết với nhau. Đó là lý do chúng ta thường cảm thấy đau bụng, đầy hơi và rối loạn tiêu hóa nếu rơi vào trạng thái căng thẳng kéo dài. Stress có thể làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi thông tin giữa ruột và hệ thần kinh, từ đó gây ra sự khó chịu trong dạ dày. Hệ tiêu hóa bất ổn khiến chúng ta nôn mửa, đau đầu, chóng mặt, ăn không ngon khiến sức khỏe suy giảm, thậm chí ngủ không yên giấc.

Stress có thể khiến chúng ta ăn nhiều hơn bình thường, thúc đẩy tiêu thụ những thực phẩm chứa nhiều chất béo, dầu mỡ, đường bột,… tạo nên tình trạng tiêu chảy, táo bón, chướng bụng, rối loạn tiêu hóa dẫn đến trào ngược dạ dày. Axit từ dạ dày cùng thức ăn bị trào ngược lên cổ họng làm tổn thương thực quản, dễ gây viêm nhiễm dẫn đến ung thư. Những người bị ợ nóng và trào ngược dạ dày thường xuyên có nguy cơ bị ung thư thực quản rất cao.

tác hại nguy hiểm khi bị stress kéo dài
Rối loạn tiêu hóa là một trong những triệu chứng thường gặp khi bạn bị stress kéo dài.

Việc sử dụng rượu bia thường xuyên để trốn tránh cảm giác mệt mỏi mà stress mang đến cũng ảnh hưởng đến bao tử và đường ruột. Rượu bia có thể gây viêm loét bao tử, ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa và hấp thu chất dinh dưỡng, và tạo điều kiện cho vi khuẩn đường ruột có hại tấn công cơ thể. Những ai bị hội chứng ruột kích thích, hoặc đường ruột nhạy cảm sẽ cảm thấy rõ những bất ổn trong hệ tiêu hóa của bản thân.

7. Ảnh hưởng của stress với tình dục và sinh sản

Giảm ham muốn tình dục, và ảnh hưởng đến chức năng sinh sản là tác hại nguy hiểm khi bị stress kéo dài. Đàn ông hay phụ nữ khi bị căng thẳng kéo dài đều có dấu hiệu giảm ham muốn trong chuyện chăn gối. Với đàn ông, sự sụt giảm testosterone là nguyên nhân gây nên tình trạng giảm ham muốn, liệt dương, rối loạn cương dương, xuất tinh sớm,… khiến họ trở nên ngại ngùng, né tránh chuyện quan hệ tình dục. Stress căng thẳng kéo dài gây vô sinh ở nam giới là trường hợp rất thường thấy.

Ngoài ra căng thẳng kéo dài còn làm ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng, gây ra hiện tượng khó thụ thai. Nhiều trường hợp những đôi vợ chồng được khuyên nên thả lỏng tinh thần, giảm căng thẳng nếu mong muốn có con sớm. Strees kéo dài khiến khả năng di chuyển và sinh tồn của tinh trùng tụt xuống mức thấp. Tinh trùng không có khả năng xâm nhập mạnh mẽ, cũng như hình dáng và kích thước không thuận lợi cho việc thụ thai làm tỷ lệ đậu thai giảm xuống mức thấp, hoặc gần như bằng 0.

Không chỉ đàn ông, phái nữ cũng không ham thích chuyện chăn gối nếu bị căng thẳng kéo dài. Những áp lực từ nghề nghiệp, gia đình, những mối quan hệ xã hội khiến phụ nữ dễ rơi vào trường hợp trầm cảm, lo âu, mệt mỏi khiến ham muốn tình dục giảm mạnh. Nếu phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai và cho con bú thì vấn đề stress và trầm cảm sau sinh lại càng dễ dàng diễn biến nghiêm trọng hơn.

Căng thẳng gây ảnh hưởng đến khả năng thụ thai. Nếu người phụ nữ đang mang thai thì căng thẳng sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi, tăng tỷ lệ mắc các bệnh rối loạn tâm thần, tự kỷ, chậm nói khi trẻ ra đời. Ngoài ra căng thẳng còn làm rối loạn chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, khiến chu kỳ kinh đến sớm hoặc trễ hơn bình thường, gây đau đớn, mệt mỏi, rong kinh hoặc mất kinh,… Những yếu tố này cũng khiến tỷ lệ đậu thai giảm đáng kể so với bình thường.

tác hại nguy hiểm khi bị stress kéo dài
Stress có thể gây giảm ham muốn tình dục, ảnh hưởng đến chức năng sinh sản khiến vợ chồng khó có con.

Chính vì những ảnh hưởng tiêu cực, stress cùng với trầm cảm trở thành một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng hiếm muộn và vô sinh ở những cặp vợ chồng. Tỷ lệ hiếm muộn luôn nằm ở mức cao nếu vợ hoặc chồng có 1 trong 2 người thường xuyên bị stress. Ngoài ra, nếu cả 2 đều chịu ảnh hưởng nặng nề của tình trạng này thì tỷ lệ vô sinh lại càng tăng cao hơn so với chỉ 1 người bị ảnh hưởng.

Những phương pháp vượt qua tình trạng stress kéo dài

Những tác hại nguy hiểm khi bị stress kéo dài khiến cuộc sống của chúng ta rơi vào mệt mỏi và khủng hoảng trầm trọng. Chúng ta gần như không thể tập trung làm bất cứ việc gì, và luôn trong trạng thái tinh thần tồi tệ. Những mối quan hệ gia đình và xã hội, những niềm vui trong cuộc sống và sức khỏe cứ thế dần mất đi, nhấn chìm chúng ta trong những suy nghĩ tiêu cực cùng nỗi buồn vô tận.

Để ngăn chặn những vấn đề này, chúng ta cần những phương pháp phù hợp giúp vượt qua tình trạng stress kéo dài, và trả lại cuộc sống bình thường cho bản thân. Nếu cảm thấy cơ thể có sự thay đổi bất thường về cảm xúc, hoặc thường xuyên rơi vào tình trạng mệt mỏi thì chúng ta nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn. Tâm sự cùng bác sĩ kết hợp với những hoạt động tại nhà có thể giúp bạn vượt qua cơn trầm cảm dai dẳng.

1. Chăm chỉ tập thể dục

Dù bạn có trầm cảm hay không thì duy trì tập thể dục thể thao luôn mang đến những ảnh hưởng tích cực cho sức khỏe. Tùy vào thể trạng và sở thích mà bạn có thể chọn những môn thể dục thể thao phù hợp với bản thân như: nhảy dây, đá cầu, đạp xe, bơi lội, aerobic, yoga, thiền,… Việc luyện tập cũng cần vừa sức và duy trì trong thời gian dài để phát huy hiệu quả tốt nhất, luyện tập quá sức với tần suất cao sẽ ảnh hưởng cấu đến cơ thể.

Thiền và yoga mang đến tác dụng thanh lọc tâm hồn, giúp bạn điều hòa hơi thở, học cách kiềm chế cảm xúc, và giữ cho tâm trạng bình tĩnh sáng suốt hơn. Những môn thể thao vận động như chạy bộ, bơi lội, đánh cầu giúp rèn luyện thể lực, tăng sức đề kháng, tăng sức bền và khả năng tập trung cho cơ thể. Bên cạnh đó, hoạt động ngoài trời cũng giúp bạn hấp thụ ánh nắng mặt trời nhằm hỗ trợ sản sinh vitamin D cần thiết cho cơ thể.

tác hại nguy hiểm khi bị stress kéo dài
Rèn luyện thể lực và tăng sức đề kháng cho cơ thể giúp bạn vượt qua những cơn căng thẳng kéo dài.

Bạn nên duy trì việc luyện tập trong thời gian dài để thấy tác dụng rõ ràng của phương pháp này. Bắt đầu với 30 phút mỗi ngày, và tăng dần lên theo khả năng chịu đựng của cơ thể. Nếu không tự tập luyện được bạn có thể đến những trung tâm gym hay phòng tập để có máy móc hiện đại hỗ trợ, và được hướng dẫn tập luyện vừa sức. Bạn sẽ thấy tâm trạng được cải thiện rõ rệt qua từng ngày.

2. Loại bỏ những tác nhân gây căng thẳng

Hạn chế những tác nhân gây căng thẳng là cách tốt nhất giúp bạn giảm thiểu những ảnh hưởng của chúng đến sức khỏe. Những tác nhân này thường bao gồm áp lực công việc, áp lực học hành, áp lực kinh tế, áp lực gia đình, những vấn đề tình cảm, tình trạng nghiện mạng xã hội, hoặc do lối sống buông thả, không có trách nhiệm với bản thân. Mỗi người sẽ có những lý do stress khác nhau, và có những cách giải quyết khác nhau trong từng trường hợp.

Những áp lực trong cuộc sống là điều không thể tránh khỏi, và chúng ta buộc phải đối mặt với chúng hàng ngày. Tuy nhiên hãy giữ thái độ tích cực trong mọi vấn đề để cuộc sống trở nên thoải mái hơn. Ép buộc bản thân làm việc quá sức khi cơ thể đã lên tiếng báo động chỉ khiến mọi thứ tồi tệ hơn. Việc chìm trong áp lực do bản thân tự tạo ra cũng khiến những vấn đề sức khỏe thêm trầm trọng.

Nếu bạn đang nghiện mạng xã hội, hoặc có lối sống buông thả thì cũng nên thay đổi để loại bỏ những tác nhân gây căng thẳng. Những cuộc tranh luận không ngớt trên mạng xã hội, những lời công kích ác độc từ những con người không quen biết, và những tin tức tiêu cực không ngừng xuất hiện khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, chán nản. Đừng để nguồn năng lượng tiêu cực ấy chôn vùi cuộc sống và sự hạnh phúc của bạn.

3. Ăn uống lành mạnh và đủ chất

Chế độ ăn uống luôn được xem là một trong những yếu tố quan trọng góp phần cải thiện tình trạng stress và căng thẳng kéo dài ở mọi người. Những thực phẩm sạch, giàu chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe cung cấp những chất cần thiết cho quá trình chuyển hóa năng lượng, thúc đẩy quá trình sản sinh senrotonin và các chất dẫn truyền thần kinh khác. Những hormone thần kinh này có tác dụng giảm căng thẳng, giảm lo âu và hạn chế những triệu chứng của căng thẳng.

tác hại nguy hiểm khi bị stress kéo dài
Tạo cho bản thân thói quen sử dụng thực phẩm sạch tốt cho sức khỏe, và không nên đụng tời rượu bia.

Căng thẳng kéo dài thường gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa làm ảnh hưởng đến việc ăn uống của bạn. Rối loạn tiêu hóa gây tình trạng khó tiêu, trướng bụng, nôn ói, đau bụng, tiêu chảy,… Những triệu chứng này sẽ nghiêm trọng hơn nếu bạn ăn quá nhiều thức ăn chiên rán chứa dầu mỡ, hoặc các loại bánh ngọt chứa nhiều đường. Do đó khi mệt mỏi thì hãy tìm đến rau xanh, trái cây và những loại thực phẩm dễ tiêu hóa.

4. Đến gặp bác sĩ để được tư vấn

Đừng ngại ngần đến gặp bác sĩ để được tư vấn về cách giải quyết những tác nhân gây ra sự căng thẳng mà bạn đang chịu đựng. Bác sĩ và các chuyên gia tâm lý có chuyên môn luôn có cách hữu hiệu nhằm giúp bạn vượt qua gia đoạn khó khăn trước mắt. Sự mệt mỏi do stress và căng thẳng đeo bám có thể được cải thiện một cách tốt nhất nếu bạn liên hệ với bác sĩ từ sớm. Càng để lâu thì tình hình sẽ càng tồi tệ hơn.

Hiện nay những phương pháp được ưa chuộng để cải thiện tình trạng căng thẳng kéo dài là những liệu pháp tâm lý, hoặc sử dụng thuốc hỗ trợ. Mục tiêu của quá trình trị liệu là giúp chúng ta thoải mái tâm hồn, hướng đến suy nghĩ tích cực, và giảm thiểu những tác động xấu mà stress mang đến cho sức khỏe. Bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn phương pháp phù hợp, hoặc kết hợp nhiều phương pháp để mang đến hiệu quả tốt nhất.

Sống trong một xã hội xô bồ và náo nhiệt như hiện nay, căng thẳng và stress gần như là điều không thể tránh khỏi. Chúng ta đều biết những tác hại nguy hiểm khi bị stress kéo dài gây ra cho bản thân, nhưng lại không có cách giải quyết triệt để vấn đề này. Vì thế, tốt nhất là hãy có thái độ tích cực khi đối diện với stress, học cách kiểm soát cơn stress, và dần dần thoát khỏi những ảnh hưởng tiêu cực của nó.

5. Sử dụng thuốc

Thuốc chống trầm cảm, thuốc ngủ, thuốc giảm đau, hay các loại thuốc khác có thể được sử dụng để giúp ta thoải mái tinh thần, giảm đau nhức, giúp ta ngủ ngon hơn và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực mà cơn stress mang đến. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần được sự đồng ý của bác sĩ, và có liều lượng thích hợp chứ không thể tự ý sử dụng bừa bãi. Thuốc chỉ có tác dụng hạn chế stress tạm thời thông qua việc chữa trị triệu chứng, chứ không thể chữa khỏi stress.

tác hại nguy hiểm khi bị stress kéo dài
Sử dụng các loại thuốc được chỉ định có thể giảm thiểu những triệu chứng và sự phiền toái mà stress mang đến cho cơ thể.

Chính vì thế để vượt qua cơn stress, chúng ta vẫn cần dựa trên những biện pháp khác như tập thể dục, nghỉ ngơi hợp lý và ăn uống khoa học để cải thiện sức khỏe. Ngoài ra bạn cũng nên học cách chấp nhận vị trí của bản thân, đừng tạo áp lực quá lớn lên tinh thần, và luyện khả năng chịu đựng trước những áp lực trong cuộc sống. Thái độ sống mới là điều quan trọng nhất giúp bạn vượt qua cơn stress dai dẳng.

Ngoài ra, bạn cũng nên tìm một người thật sự tin tưởng để tâm sự, để chia sẻ những áp lực trong cuộc sống và xin lời khuyên. Đôi khi những điều khiến bạn căng thẳng không tồi tệ như bạn vẫn nghĩ, chỉ là chúng ta không thể thoát khỏi cảm giác tiêu cực mà vấn đề mang đến. Thay đổi góc nhìn, hoặc tiếp nhận cái nhìn của người ngoài đến vấn đề khiến bạn bối rối cũng là một cách hay để giải thiểu ảnh hưởng của trầm cảm kéo dài.

Hãy yêu quý cuộc sống và những cơ hội đang chờ đón bạn ở phía trước. Việc để bản thân mắc kẹt trong những suy nghĩ tiêu cực, trong nỗi đau và sự tuyệt vọng chỉ khiến bạn đánh mất những mối quan hệ tốt đẹp, những cơ hội đắt giá, và khiến bạn không thể tiến về phía trước. Sống tích cực có thể giúp bạn vượt qua những tác hại mà stress kéo dài mang đến.

Có lẽ bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

rối loạn nhân cách ái kỷ
Rối Loạn Nhân Cách Ái Kỷ: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Yêu bản thân, thích được khen ngợi, thích được tôn trọng và được đối xử đặc biệt không phải là điều xấu. Tuy nhiên, nếu...

Hiện Tượng Tâm Lý Déjà Vu: Giải mã những giấc mơ tương lai

Déjà Vu từng là vấn đề khiến cho nhà triết học, văn học và thần kinh học bối rối trong một thời gian dài. Từ...

Người bị Stress nên ăn gì để giảm căng thẳng, mệt mỏi?

Chế độ dinh dưỡng cân bằng giúp giải tỏa phần nào căng thẳng và những triệu chứng thể chất liên quan đến stress. Trong đó...

rối loạn lo âu có nguy hiểm
Rối Loạn Lo Âu Có Nguy Hiểm Không? Lời khuyên từ chuyên gia

Lo âu là cảm xúc bình thường mà chúng ta phải trải qua khi đối mặt với một số vấn đề trong đời sống. Cảm...

Trầm cảm u sầu là gì?

Trầm cảm u sầu (Melancholia): Nguyên nhân, Dấu hiệu, Điều trị

Trầm cảm học đường là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp

trầm cảm không điển hình

Trầm cảm không điển hình: Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách vượt qua

rối loạn thách thức chống đối

Rối loạn thách thức chống đối là gì? Biểu hiện và Biện pháp can thiệp

trầm cảm sau phá thai

Trầm cảm sau khi phá thai: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách phòng tránh