Áp lực công việc là gì? 7 cách vượt qua đơn giản, hiệu quả

Áp lực công việc là tình trạng chung và không hề hiếm gặp ngày nay. Sau ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và tình hình thế giới, nền kinh tế của hầu hết những quốc gia đều chịu ảnh hưởng. Điều này khiến vấn đề tìm việc và áp lực việc trở nên ngày càng khó khăn. Thực trạng người lao động phải đương đầu với áp lực công việc khủng khiếp chỉ vì vấn đề cơm áo gạo tiền không còn xa lạ trong thời buổi hiện nay.

Áp lực công việc là gì?

Áp lực công việc một trạng thái tinh thần thường thấy trong quá trình làm việc. Áp lực khiến tinh thần trở nên căng thẳng, thúc đẩy trí óc và cơ thể làm việc quá sức, dẫn đến cảm giác mệt mỏi, chán chường, mất động lực vào công việc đang làm. Áp lực công việc xảy ra khi người lao động có lượng công việc quá lớn, quá nặng nhọc, hoặc có nhiều trục trặc xảy ra.

áp lực công việc
Áp lực công việc là một phần tất yếu của cuộc sống, nhưng nếu không biết cách kiểm soát chúng, áp lực sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Về cơ bản, áp lực là một tất yếu của cuộc sống, đặc biệt là trong công việc. Áp lực vừa phải có thể mang đến những hiệu quả tích cực, khiến chúng ta trở nên mạnh mẽ, trui rèn ý chí, tăng cường sức sáng tạo, và giúp ta vượt qua những khó khăn, những giới hạn do bản thân đặt ra.

Đó là lý do nhiều thí sinh có màn thể hiện vượt trội trong các cuộc thi, vì họ có áp lực phải chiến thắng. Những nghệ sĩ biểu diễn trước công chúng, những thí sinh hay vận động viên phải chịu những áp lực khủng khiếp vì có rất nhiều người đang dõi theo và quan sát họ.

Nếu biết cách chuyển những áp lực bên ngoài này thành động lực và quyết tâm, họ có thể mang đến những màn biểu diễn tuyệt vời cho người theo dõi. Thực tế, áp lực là điều chúng ta phải trải qua mỗi ngày, và là yếu tố cần thiết thúc đây sự cạnh tranh, sự sáng tạo, và gia tăng hiệu suất trong công việc

Áp lực công việc vừa phải có thể làm tăng hiệu suất. Tuy nhiên, áp lực quá lớn và quá sức chịu đựng sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần, gia tăng nguy cơ mắc các vấn đề tâm lý như: stress, trầm cảm, rối loạn cảm xúc, rối loạn tâm thần,… Ảnh hưởng này đặc biệt nghiêm trọng ở người trẻ tuổi.

Áp lực quá lớn khiến người lao động mất đi hứng thứ, sự sáng tạo và động lực trong công việc. Áp lực cũng khiến cơ thể mệt mỏi, trí nhớ suy giảm, khiến ta mơ màng mất tập trung. Hậu quả là hiệu suất công việc giảm, chất lượng công việc không đảm bảo, thường xuyên xảy ra sai sót, và có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng trong quá trình làm việc.

Thực trạng áp lực công việc hiện nay là vấn đề của toàn xã hội, nhất là khi nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn. Áp lực phải đảm bảo hiệu suất công việc, phải giữ được việc làm, phải thích nghi với những biến động trong công việc khiến nhiều bạn trẻ chịu áp lực khủng khiếp.

Nguyên nhân gây ra áp lực công việc

Áp lực công việc khiến người lao động cảm thấy mệt mỏi, chán nản, không có động lực làm việc và rơi vào tình trạng bế tắc. Đặc biệt, khi so sánh công việc của bản thân với đồng nghiệp và những người xung quanh, nhiều bạn trẻ khủng hoảng vì bản thân không theo kịp người khác.

Ngoài ra, có rất nhiều yếu tố khiến một người cảm thấy chán chường, stress, mệt mỏi trong quá trình làm việc. Đó có thể xuất phát từ tính cách tự thân, do yêu cầu thái quá của bản thân vào công việc, hay những yếu tố đặc thù khác của công việc. Dưới đây là một số nguyên nhân gây áp lực công việc thường gặp ở người lao động hiện nay:

  • Bản chất công việc: Một số công việc yêu cầu khả năng tập trung cao độ, giờ giấc làm việc đặc biệt, yêu cầu tính tỉ mẩn, độ chính xác cao để đảm bảo sản phẩm làm ra không bị lỗi, không gặp những vấn đề nghiêm trọng trong quá trình sử dụng. Chính vì thế trách nhiệm và nghĩa vụ của người lao động trong những công việc đặc thù này rất cao, tạo nên nhiều áp lực trong công việc. Ngoài ra, những công việc đòi hỏi khả năng sáng tạo, vận dụng trí óc nhiều, hoặc thường phải đàm phán, bàn bạc với đối tác, khách hàng cũng gây ra áp lực công việc lớn cho người lao động.
áp lực công việc do đâu
Áp lực công việc xuất phát từ nhiều nguyên nhân, có thể do tự thân người lao động, hoặc do môi trường làm việc và khối lượng công việc phải xử lý.
  • Lượng công việc lớn: Chỉ tiêu sản xuất hay lượng công việc quá nhiều khiến người lao động luôn phải đặt mình trong trạng thái căng thẳng, cố gắng hết sức hoàn thành đúng chỉ tiêu đề ra. Việc đối mặt với “núi” công việc hằng ngày khiến nhiều người cảm thấy chán nản, khủng hoảng vì khộng biết làm sao để hoàn thành chúng. Công việc quá tải, chỉ tiêu cao trong thời gian dài là nguyên nhân khiến nhiều người mệt mỏi, mất tập trung và giảm hiệu suất công việc.
  • Môi trường làm việc độc hại: Môi trường làm việc đóng vai trò vô cùng quan trọng và tác động đến hiệu suất công việc. Những công ty có văn hóa doanh nghiệp độc hại, nhân viên có tư tưởng cạnh tranh không lành mạnh, hạ bệ nhau trong công việc, hoặc người lao động liên tục bị bóc lột sức lao động, bị yêu cầu làm thêm giờ đề phải đối mặt với áp lực công việc để giữa được vị trí. Ngoài ra, có những người phải làm việc trong môi trường đặc thù, độc hại, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, tỷ lệ cao xảy ra tai nạn lao động nên phải đối mặt với áp lực công việc khủng khiếp.
  • Trách nhiệm công việc: Mỗi người đều có những trách nhiệm nhất định của mình với công việc. Càng ở vị trí cao thì trách nhiệm càng nặng, vì sếp không chỉ chịu trách nhiệm cho công việc của mình, mà còn cho cấp dưới nếu họ xảy ra sai sót. Chính vì thế áp lực công việc của những người có chức vụ càng cao thì càng nặng nề. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là người ở vị trí thấp thì áp lực công việc nhỏ. Áp lực ở mỗi người, mỗi vị trí sẽ khác nhau, tùy vào đặc thù công việc và những vấn đề xung quanh.
  • Yêu cầu và thái độ của lãnh đạo: Một số lãnh đạo có yêu cầu cao trong công việc, và buộc cấp dưới phải hoàn thành tốt mọi thứ trong thời gian quy định. Những quy tắc khắt khe, yêu cầu cao (thậm chí là vô lý) trong công việc, văn hóa doanh nghiệp độc hại từ lãnh đạo, cách hành xử không công bằng, hợp lý của cấp trên trong quá trình làm việc là những điều khiến áp lực công việc tăng cao bên cạnh lượng công việc lớn hàng ngày. Có thể nói thái độ của lãnh đạo cũng là một trong những lý do khiến cấp dưới chán nản, mệt mỏi, không có hứng thù làm việc do áp lực.
  • Mối quan hệ với đồng nghiệp: Nếu bạn có mối quan hệ tốt với đồng nghiệp, các bạn thường xuyên giúp đỡ lẫn nhau, hoặc làm việc nhóm một cách hiệu quả và ăn ý thì áp lực công việc có thể được giảm tải. Tuy nhiên nếu môi trường làm việc độc hại, hoặc đồng nghiệp khó tính, thường xuyên bất đồng quan điểm, và không thể hợp tác trong công việc thì áp lực của bạn sẽ gia tăng. Những trường hợp này không hề hiếm gặp, và không chỉ khiến khối lượng công việc của bạn tăng lên, mà còn khiến bạn căng thẳng, mệt mỏi hơn.

Bên cạnh những yếu tố này, áp lực công việc còn có thể xuất phát từ tính cách tự thân và yêu cầu của chính người lao động vào công việc của mình. Thực tế cho thấy, những người có tính cách cầu toàn, kỹ lưỡng trong mọi thứ, những người có tính trách nhiệm cao, đòi hỏi mọi thứ mình làm đều phải tốt và đạt đến mức hoàn hảo nhất định, thường chịu nhiều áp lực nhất.

Trong quá trình làm việc, họ sẽ tốn nhiều thời gian chăm chút cho công việc một cách tốt nhất. Nhưng trong một số trường hợp, sự tỉ mỉ này khiến người lao động mất nhiều thời gian, buộc phải làm ngoài giờ, phải tăng ca để xử lý xong công việc. Chính những yếu tố này khiến áp lực công việc ngày càng lớn dần.

Cố gắng hoàn thiện công việc một cách tốt nhất là điều tốt, nhưng cũng cần đảm bảo tiến độ và hiệu suất công việc. Những người không thể cân bằng hai yếu tố này rất dễ cảm thấy chán nản, mệt mỏi, tự đặt thêm áp lực không đáng cho bản thân. Người càng cầu toàn thì càng dễ stress vì công việc do căng thẳng và áp lực.

thực trạng áp lực công việc
Sức khỏe giảm sút trầm trọng, mệt mỏi, mất ngủ, chất lượng sinh hoạt tồi tệ là những hậu quả thường thấy của thực trạng áp lực công việc.

Những người có năng lực thấp, chuyên môn kém cũng có thể bị áp lực đè nặng, vì họ không thể đảm bảo chất lượng và tiến độ công việc. Áp lực công việc khiến những người tự ti, có tính cách lười biếng, không có chí cầu tiến, và tính cách nóng nảy, bốc đồng,… cảm thấy chán nản, và thường nhanh chóng từ bỏ công việc sau thời gian ngắn vì căng thẳng.

Biểu hiện của áp lực công việc

Biểu hiện đầu tiên của áp lực công việc là tình trạng mệt mỏi cả về thể xác lẫn tinh thần. Trạng thái này kéo dài ngày này qua ngày khác, khiến người lao động căng thẳng, mệt mỏi, lo âu, mất ngủ, và cảm thấy chán nản khi bắt đầu làm việc. Áp lực quá lớn trong công việc khiến người đi làm không còn động lực trong công việc.

  • Cảm thấy chán nản, không muốn đi làm, không muốn tiếp tục công việc mà chỉ muốn ngủ
  • Thường xuyên mất tập trung, sao nhãng dẫn đến hiệu suất công việc kém, chất lượng công việc đi xuống
  • Cảm thấy mệt mỏi cả về thể xác và tinh thần, không có năng lượng làm việc. Điều này khiến tốc độ làm việc giảm sút, khiến bạn làm mọi thứ một cách chậm chạp, tạo cảm giác lười biếng và không có trách nhiệm trong công việc.
  • Đầu óc dường như bị “đóng băng”, trở nên tê cứng trong quá trình làm việc. Bạn không thể tập trung vào điều mình đang làm, đầu óc mơ màng, không có ý tưởng mới cho công việc, không còn khả năng sáng tạo, loay hoay không biết phải làm gì để hoàn thành công việc.
  • Áp lực công việc khiến bạn không có động lực làm việc. Số lượng công việc quá lớn so với khả năng, hoặc môi trường làm việc không lý tưởng khiến người người chán nản, mất động lực. Họ cảm thấy bản thân cho dù làm cách nào cũng không thể hoàn thành công việc, và nhìn công việc ngày càng chồng chất nhiều hơn.
  • Toàn thân đau nhức không rõ nguyên nhân cũng là một dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang quá tải. Stress, căng thẳng do áp lực công việc là nguyên nhân gây ra những cơn đau nhức cơ thể, đặc biệt là vùng đầu, cổ, vai, gáy, lưng và cánh tay. Strees ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất, và khiến ta khó tập trung vào công việc.
  • Người bị áp lực trong công việc cũng thường xuyên cảm thấy tức ngực, nhịp thở nhanh, cảm thấy choáng váng, nhất là khi nhìn vào màn hình máy tính lâu. Choáng váng là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe, và stress do áp lực công việc là một trong số đó.
  • Người đi làm phải chịu nhiều áp lực, thường xuyên làm thêm, thức khuya xử lý công việc làm đồng hồ sinh học bị ảnh hưởng. Những người này thường rơi vào tình trạng mất ngủ, ngủ không ngon giấc vào ban đêm, thường giật mình thức dậy lúc giữa đêm.
  • Chất lượng giấc ngủ kém khiến tinh thần của người lao động vào sáng hôm sau không tỉnh táo, thường ngủ ngày, ngủ trong giờ làm việc. Cảm giác mệt mỏi kéo dài từ sáng đến chiều, đặc biệt là vào sáng sớm và đầu giờ chiều.
  • Những người gặp áp lực và stress trong thời gian dài sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến cơ thể trở nên yếu ớt, khó chống chọi với bệnh tật. Việc cả cơ thể đang “gồng” hết sức đối phó với căng thẳng tạo điều kiện cho những bệnh lây qua đường hô hấp như cảm lạnh xâm nhập. Nếu bạn thấy bản thân thường xuyên bị cảm, sốt, mệt mỏi thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang quá tải vì áp lực.
biểu hiện áp lực công việc
Thường xuyên ốm vặt, cảm cúm, sức khỏe đi xuống là những biểu hiện cho thấy cơ thể của bạn đang không khỏe mạnh, và nguyên nhân có thể đến từ áp lực.
  • Thói quen ăn uống thay đổi, cảm thấy chán ăn, ăn không ngon miệng, không có cảm giác thèm ăn do mệt mỏi vì áp lực công việc là tình trạng phổ biến ngày nay. Việc bỏ bữa, hoặc ăn qua loa cho xong bữa, rồi vùi đầu vào công việc khiến cơ thể không có đủ năng lượng làm việc, dẫn đến mệt mỏi, mất tập trung và tăng nguy cơ đau dạ dày, loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, khó tiêu và nhiều vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa khác.
  • Người bị áp lực thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, không tỉnh táo nên họ sẽ tìm đến cà phê, đồ ngọt, hoặc thức ăn nhanh để cải thiện tâm trạng, lâu dần sẽ trở nên lạm dụng những thực phẩm không tốt này. Dùng nhiều chất kích thích và đồ ngọt không tốt cho tim mạch và cơ thể vì tăng nguy cơ tắc nghẽn mạch máu, béo phì, tiểu đường, cholesterol trong máu cao,…
  • Thường có những suy nghĩ tiêu cực trong công việc, nghĩ rằng bản thân thật vô dụng, năng lực kém nên mới không hoàn thành công việc đúng deadline, đúng như yệu cầu đặt ra. Càng tự ti vào bản thân, người lao động càng cố gắng nhiều hơn, và khiến bản thân mệt mỏi hơn. Đây là vòng tuần hoàn không bao giờ kết thúc.
  • Trở nên nhạy cảm, nghiêm trọng hóa những lời phê bình hoặc góp ý từ bạn bè, đồng nghiệp và cấp trên. Áp lực công việc càng tăng thì những suy nghĩ tiêu cực sẽ càng mạnh mẽ. Bạn sẽ cảm thấy cô đơn, mệt mỏi, cảm thấy không ai đứng về phía mình, không ai hiểu mình.
  • Áp lực có thể thay đổi tính cách của một người, khiến họ gắt gỏng và nóng tính hơn. Nếu bạn cảm thấy bản thân thường xuyên mất bình tĩnh, khó kiểm soát cảm xúc, dễ nổi nóng vì những lý do nhỏ nhặt, dễ dàng gây hấn và có thái độ không tốt với người xa lạ, người nhà, bạn bè, đồng nghiệp hoặc cấp trên thì có lẽ, bạn đang chịu ảnh hưởng của áp lực công việc.

Biểu hiện của áp lực công việc sẽ khác nhau ở từng người, tùy vào mức độ căng thẳng và tính chất công việc của người đó. Có người chỉ chịu áp lực nhẹ, và có thể hóa giải chúng băng nhiều cách khiến áp lực không ảnh hưởng quá lớn đến cuộc sống. Nhưng nhiều người lại không thể khống chế áp lực, khiến chúng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đời sống.

Ảnh hưởng của áp lực công việc trong đời sống

Áp lực công việc có cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Về mặt tích cực, áp lực thúc đẩy sự cạnh tranh, khả năng sáng tạo, khả năng chịu đựng và ứng biến trong mọi tình huống. Ngoài ra, áp lực hợp lý còn có thể tăng năng suất lao động, giúp làm việc hiệu quả hơn, tăng hứng thú và sự cố gắng trong công việc để hoàn thiện bản thân.

Những vấn đề tiêu cực sẽ bắt đầu xuất hiện khi áp lực quá lớn, do người lao động không thể kiểm soát và giải tỏa áp lực mình phải chịu, khiến chúng ngày càng tích tụ nhiều theo thời gian. Áp lực trong thời gian dài sẽ gây ra stress, hội chứng burnout, quá tải công việc và kích phát nhiều vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.

Áp lực công việc làm suy giảm hệ miễn dịch, khiến cơ thể mệt mỏi, tinh thần không tỉnh táo, sức khỏe suy nhược, và đẩy cơ thể vào trạng thái “bom nổ chậm”, thường xuyên mất kiếm chế cảm xúc, và có thể bùng nổ cảm xúc dữ dội bất cứ lúc nào. Người lao động cũng liên tục rơi vào trạng thái lơ mơ, mất tập trung, giảm trí nhớ trong lúc làm việc.

tác hại của áp lực công việc
Áp lực lâu ngày khộng thể phát tiết khiến nhiều người cảm thấy bức bối, khó chịu và có thể đột nhiên bùng nổ cảm xúc nếu bị kích thích.

Sự mệt mỏi do thức khuya nhiều, làm việc quá sức thể hiện rõ ràng qua việc liên tục mắc lỗi, trễ deadline, không đáp ứng được yêu cầu công việc. Nếu nghiêm trọng, những vấn đề tâm lý như stress, rối loạn lo âu, trầm cảm, suy nhược thần kinh,… sẽ xuất hiện và khiến cuộc sống của người lao động ngày càng tồi tệ.

Bên cạnh những vấn đề tinh thần và thể chất, áp lực công việc cũng ảnh hưởng đến những mối quan hệ xã hội của người lao động. Sự mệt mỏi trong công việc có thể khiến họ trở nên vô tâm, dễ gắt gỏng và trút hết mọi bực bội, áp lực lên bạn bè, cha mẹ, vợ chồng hay con cái một cách vô lý.

Hành vi này có thể khiến mối quan hệ đổ vỡ, gây tổn thương cho người trong cuộc. Vợ chồng lục đục bất hòa do tính khí nóng nảy; con cái nổi loạn, chống đối, cãi lời cha mẹ vì thường xuyên bị la mắng, bị xem là nơi trút giận của người lớn không phải là chuyện hiếm, mà ngày càng phổ biến.

Để áp lực công việc không gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, người lao động cần biết cách cân bằng giữa làm việc và cuộc sống, biết cách giải tỏa áp lực hợp lý để chúng không trở thành gánh nặng. Muốn vậy, mỗi người trong chúng ta đều phải biết những kỹ năng cần thiết để vượt qua căng thẳng và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Những phương pháp giúp vượt qua áp lực trong quá trình làm việc

Vượt qua những áp lực trong quá trình làm việc không phải là việc đơn giản, nhưng cũng không phải không thể thực hiện được. Quan trọng là chính bản thân người lao động phải có cái nhìn tích cực về áp lực, biết cách kiểm soát và loại bỏ chúng. Dưới đây là một số phương pháp các bạn nên thử

1. Nhìn thẳng vào khả năng của bản thân

Một trong những nguyên nhân khiến người lao động chịu áp lực nặng nề là do ép buộc bản thân quá nhiều trong công việc. Nhiều người luôn cố gắng hoàn thành công việc một cách tốt nhất theo những cách rất cực đoan. Họ đặt chỉ tiêu vượt quá khả năng, và miệt mài theo đuổi chỉ tiêu phi lý ấy đến mức stress và trầm cảm.

Do đó việc đầu tiên cần làm để tránh áp lực công việc là biết khả năng của mình đến đâu, và làm đúng sức mình. Cố gắng vượt qua bản thân là điều tốt, nhưng chỉ nên ở trong giới hạn nhất định. Việc cố gắng đạt đến mục tiêu phi lý chỉ làm tăng gánh nặng công việc, khiến người đi làm mệt mỏi hơn.

Đặt ra những kỳ vọng không thực tế có thể làm tăng sự tự ti, gây thất vọng về bản thân, và khiến bạn trở nên nhút nhát khi đứng trước cơ hội và thử thách. Do đó, hãy đặt những mục tiêu vừa sức, cố gắng sắp xếp công việc hợp lý để đảm bảo hiệu quả công việc tốt nhất, mà lại không tạo gánh nặng không cần thiết.

Nhìn thẳng vào khả năng hiện có cũng giúp bạn quản lý căng thẳng tốt hơn, và biết đánh giá hiệu suất công việc một cách chính xác. Khi nhận ra mọi thứ đang vượt quá khả năng, bạn sẽ có cách phản ứng và loại bỏ những nguồn năng lượng tiêu cực, nhờ đó tinh thần sẽ thoải mái và thư giãn hơn.

2. Xác định những yếu tố gây căng thẳng

Để cải thiện và giải quyết vấn đề căng thẳng, bạn cần biết áp lực công việc xuất phát từ đâu. Bạn bị căng thẳng do lượng công việc quá lớn, do môi trường làm việc độc hại, do mâu thuẫn với đồng nghiệp, do năng lực không đủ đáp ứng tiêu chí công việc, ảnh hưởng từ chế độ sống không lành mạnh, hay vì những lý do khác.

loại bỏ áp lực công việc
Xác định chính xác nguyên nhân gây căng thẳng khiến bạn giải quyết chúng dễ dàng hơn.

Với mỗi nguyên nhân, ta sẽ có những cách giải quyết khác nhau. Nếu do khối lượng công việc quá lớn, bạn có thể trao đổi với cấp trên để sắp xếp lại công việc phù hợp hơn. Hoặc bạn có thể lên kế hoạch làm việc khoa học và chi tiết hơn, theo thứ tự từ ưu tiên nhất đến không ưu tiên. Điều này giúp xử lý công việc tồn đọng, giải tỏa áp lực.

Nếu do môi trường làm việc độc hại, bạn có thể thử thay đổi để làm quen và thân thiết với đồng nghiệp hơn. Trong trường hợp bạn chịu nhiều bất công, và không thể chịu đựng môi trường thêm nữa, cân nhắc công việc khác có thể là điều tốt. Một môi trường tốt hơn có thể giảm áp lực công việc cho bạn.

Còn nếu áp lực công việc bắt nguồn từ những yếu tố bên ngoài, hoặc do bản thân không thể đáp ứng yêu cầu công việc, bạn nên tìm cách giải quyết những vấn đề bên ngoài trước, hoặc sắp xếp thời gian cải thiện năng lực của bản thân. Điều này có thể giúp giảm thiểu ảnh hưởng của áp lực công việc.

3. Có kế hoạch làm việc khoa học

Kế hoạch làm việc khoa học, có mục tiêu cụ thể rõ ràng, và được phân chia theo thứ tự hợp lý sẽ giúp giảm thiểu áp lực công việc. Kế hoạch tỉ mỉ giúp khối lượng công việc không bị ứ đọng, giúp bạn giải quyết mọi thứ một cách trơn tru và nhanh chóng hơn. Đây là cách hiệu quả nhiều chuyên gia khuyên thực hiện để ngăn áp lực công việc.

Lên kế hoạch làm việc rõ ràng giúp ta tập trung vào công việc, quản lý thời gian hiệu quả, và ngăn cản những điều không quan trọng ảnh hưởng làm trì trệ công việc. Có như vậy người đi làm mới không có cảm giác quá tải, lo lắng vì không thể hoàn thành công việc đúng hạn.

Trong quá trình làm việc cũng cần thời gian nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể sạc lại năng lượng. Không nên làm việc cật lực mà bỏ qua sức khỏe, vì công việc mà tàn phá bản thân. Hãy trau dồi khả năng xử lý công việc nhanh chóng, hiệu quả để đạt hiệu suất tốt nhất, tránh đẩy bản thân vào trạng thái căng thẳng do áp lực công việc.

Bạn cũng nên tạo cho mình một môi trường làm việc thoải mái, giúp bản thân thư giãn, giảm nhẹ áp lực. Bạn nên chọn những nơi có nhiều ánh sáng tự nhiên, có cây xanh, mát mẻ, thoáng khí để giữa cho đầu óc minh mẫn. Thỉnh thoảng cũng nên đổi môi trường làm việc để làm mới lại cuộc sống.

4. Xây dựng lối sống lành mạnh

Lối sống lành mạnh giúp bảo vệ sức khỏe, giảm căng thẳng, và ngăn chặn áp lực rất tốt. Rèn luyện sức khỏe thường xuyên thông qua những bài tập thể dục, thể thao, những hoạt động thư giãn nhẹ nhàng là cách tốt nhất loại bỏ mệt mỏi, thả lỏng tinh thần, và lấy lại hứng thú trong công việc.

Sức khỏe tốt là nền tảng quan trọng giúp bạn minh mẫn, sáng suốt, tự tin, sáng tạo và làm việc một cách tốt hơn. Thế nên đừng quên việc xây dựng lối sống lành mạnh để bảo vệ sức khỏe. Để có sức khỏe tốt, dưới đây là một số điều người lao động cần thực hiện hàng ngày hoặc hàng tuần:

làm sao giải tỏa áp lực công việc
Luyện tập thể dục thể thao, ăn uống đầy đủ, và có chế độ sinh hoạt khoa học là cách tốt nhất giải tỏa những áp lực trong công việc.
  • Đi ngủ đúng giờ và dậy sớm để cơ thể không mệt mỏi vào sáng hôm sao, giữ cho đồng hồ sinh học hoạt động tốt..
  • Hạn chế thức khuya tăng ca làm việc, và không ăn đồ ngọt, uống cà phê, nước ngọt hay chất kích thích vào ban đêm.
  • Thường xuyên luyện cách hít thở sâu, nhất là khi cảm thấy mệt mỏi, hít thở sâu có thể giúp tâm trạng thoải mái hơn.
  • Luyện yoga, thiền, tập thể dục, hoặc các hoạt động rèn luyện sức khỏe ít nhất 30 phút đến 1 giờ mỗi ngày, hoặc ít nhất 3 lần một tuần. Giảm stress bằng yoga là điều được nhiều bác sĩ khuyến cáo.
  • Có chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đủ các nhóm chất cần thiết, đặc biệt là vitamin, chất xơ, chất khoáng, và những chất bỗ não, tăng cường trí nhớ
  • Hạn chế đồ ăn dầu mỡ và thức ăn nhanh, bia rượu, nước giải khát có gas, không dùng chất kích thích như trà, cà phê
  • Không bỏ bữa, ăn đủ 3 bữa một ngày

Tất cả những lưu ý trên đều có tác dụng cải thiện sức khỏe, giữ sự minh mẫn, tỉnh táo trong quá trình làm việc. Nếu tuân thủ những điều trên, người đi làm có thể giảm căng thẳng, giữ sức khỏe, và ngăn bản thân bị ảnh hưởng xấu bởi áp lực công việc. Lối sống lành mạnh luôn mang đến tác dụng tốt cho sức khỏe.

Ngoài ra, những lúc cảm thấy quá chán nản, mệt mỏi, không thể chịu đựng được nữa thì bạn nên tìm cách giải trí phù hợp để loại bỏ nguồn năng lượng tiêu cực. Chúng ta hoàn toàn có thể ngủ, xem phim, nghe nhạc, cùng bạn bè dạo phố, đi du lịch, tụ tập ăn uống, hoặc tham gia các lớp nghệ thuật để tinh thần thảo mái và có lại hứng thú làm việc.

5. Không trốn tránh áp lực

Áp lực là một phần tất yếu của cuộc sống, và áp lực công việc cũng là một phần tất yếu của công việc. Áp lực có thể mang đến những ích lợi và cả tác hại, thế nên cần dũng cảm đối mặt, và giữ áp lực ở một mức cân bằng. Như vậy không chỉ hiệu suất công việc tăng cao, mà bản thân còn không chịu ảnh hưởng tiêu cực.

Những ảnh hưởng tiêu cực do căng thẳng và stress gây ra không thể biến mất, mà sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn nếu ta cứ trốn tránh, phớt lờ những bất ổn của cơ thể. Bạn nên chú ý những phản ứng của cơ thể để biết rằng bản thân đang cảm thấy quá tải, từ có có cách xử lý phù hợp.

Khi cơ thể có dấu hiệu mệt mỏi, có những triệu chứng ban đầu như đau nhức cơ thể, chóng mặt, nhức đầu, mất tập trung, rối loạn tiêu hóa,… thì bạn nên xem lại công việc và chế độ sinh hoạt của mình. Những phản ứng của cơ thể là thứ mô tả tốt nhất tình trạng tinh thần của một người.

6. Tìm đến sự giúp đỡ y tế

Sẽ có những lúc bạn cảm thấy bế tắc, mệt mỏi và không biết làm sao để vượt qua áp lực công việc. Bạn loay hoay tìm cách để vực dậy tinh thần nhưng vô dụng. Vào những lúc này, bạn có lẽ nên tìm đến sự giúp đỡ của các chuyên gia tư vấn tâm lý để được hướng dẫn cải thiện một cách tốt hơn.

Những người có chuyên môn sẽ áp dụng những liệu pháp tâm lý giúp bạn thả lỏng, cải thiện tâm trạng và giảm áp lực công việc. Ngoài ra, bạn cũng có thể được hướng dẫn cách thư giãn tại nhà, cách sinh hoạt, ăn uống và ngủ ngơi điều độ để tốt cho sức khỏe, không làm ảnh hưởng đến công việc.

vượt qua áp lực công việc
Nếu cảm thấy bản thân không thể tự mình vượt qua áp lực, người lao động có thể đến gặp các chuyên gia tư vấn để xin lời khuyên và được hỗ trợ.

Bạn nên chọn những cơ sở uy tín, chất lượng, được nhiều người tin tưởng, và có những chuyên gia tâm lý lành nghề được đào tạo bài bản để quá trình cải thiện đạt hiệu quả tốt nhất. Đảm bảo làm theo đúng hướng dẫn từ chuyên gia sẽ giúp giải tỏa cảm xúc hiệu quả.

7. Chia sẻ với người thân và bạn bè

Ngoài ra, bạn cũng nên chia sẻ với người thân, bạn bè về những áp lực trong công việc, những khó khăn và thử thách trong quá trình làm việc. Lời khuyên từ người ngoài cuộc và người đi trước có thể giúp bạn thoải mái, giảm căng thẳng, và tìm ra những cách tốt hơn để giảm áp lực.

Hiện nay, tất cả mọi người ít hay nhiều đều phải vật lộn với áp lực công việc hàng ngày. Do đó để tránh áp lực ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, ta nên học cách kiểm soát căng thẳng, và cải thiện sức khỏe bằng những biện pháp khoa học. Có như vậy, những người đang đi làm mới có thể cân bằng cuộc sống và công việc, đảm bảo hiệu suất và chất lượng công việc ở mức tốt nhất.

Có lẽ bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trầm cảm ở tuổi dậy thì
Trầm cảm ở tuổi dậy thì: Nguyên nhân, cách can thiệp, phòng ngừa

Trầm cảm ở tuổi dậy thì hiện đang có dấu hiệu gia tăng mạnh mẽ và gây nên nhiều cản trở đối với sức khỏe,...

Ăn socola giúp giảm stress
Ăn socola giúp giảm stress: Phương pháp đơn giản, hiệu quả cao

Ăn socola giúp giảm stress là một trong các phương pháp thường xuyên được áp dụng bởi trong loại thực phẩm này có chứa các...

Rối loạn ăn uống ở trẻ
Rối loạn ăn uống ở trẻ: Nguyên nhân, biểu hiện và điều trị

Rối loạn ăn uống ở trẻ là một trong các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khiến cho rất nhiều bậc phụ huynh cảm thấy...

Trẻ bị ADHD
Trẻ bị tăng động giảm chú ý: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị

Trẻ bị tăng động giảm chú ý thường khởi phát rất sớm và các triệu chứng sẽ kéo dài mãn tính cho đến tuổi trưởng...

Trầm cảm u sầu là gì?

Trầm cảm u sầu (Melancholia): Nguyên nhân, Dấu hiệu, Điều trị

Trầm cảm học đường là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp

trầm cảm không điển hình

Trầm cảm không điển hình: Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách vượt qua

rối loạn thách thức chống đối

Rối loạn thách thức chống đối là gì? Biểu hiện và Biện pháp can thiệp

trầm cảm sau phá thai

Trầm cảm sau khi phá thai: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách phòng tránh