Áp Lực Mùa Thi: Những hệ lụy đến sức khỏe không thể bỏ qua

Áp lực mùa thi, hay áp lực thi cử, là điều các bạn học sinh, sinh viên phải đối mặt vào giai đoạn thi học kỳ, thi chuyển cấp, hay thi đại học hàng năm. Đây là giai đoạn vô cùng nhạy cảm vì nó có thể quyết định kết quả học tập cả một học kỳ, một năm học, hay tương lai phía trước của các em. Những áp lực nặng nề này khiến nhiều em rơi vào tình trạng stress, căng thẳng trầm trọng có thể dẫn đến kiệt sức hoặc trầm cảm.

Thực trạng áp lực mùa thi ở nước ta

Tất cả những bạn học sinh sinh viên, dù là những bạn có thành tích tốt trong học tập, ít hay nhiều đều phải chịu những áp lực nhất định trong mùa thi. Với những bạn giỏi, đó là áp lực giữ vững và nâng cao thành tích, đảm bảo điểm chuẩn để vào ngôi trường mình mong ước. Với những bạn có thành tích bình thường, đó là áp lực đảm bảo đủ điểm chuẩn, hoặc nâng cao điểm số để đảm bảo cơ hội cạnh tranh với những bạn khác.

áp lực mùa thi
Mùa thi là giai đoạn căng thẳng bậc nhất vào mỗi năm của học sinh sinh viên, cũng là giai đoạn nhiều em phải đi điều trị tâm lý do không chịu nổi áp lực.

Việt Nam, cùng một số nước châu Á khác như Trung Quốc, Hàn Quốc, và Nhật Bản xưa nay vẫn đặt nặng vấn đề học tập và thi cử. Thế nên không có gì khó hiểu khi áp lực mà những kỳ thi mang đến là vô cùng khủng khiếp. Kỳ thi Tuyển sinh Đại học Toàn Quốc, hay Cao khảo, ở Trung Quốc được mệnh danh là kỳ thi khắc nghiệt nhất thế giới. Đồng dạng, kỳ thi tốt nghiệp và thi đại học ở Việt Nam hay Hàn Quốc cũng vô cùng căng thẳng và mệt mỏi.

Áp lực thi cử nặng nề nhất thường xảy ra vào giai đoạn cấp 3 và kỳ thi đại học, vì đây là thời điểm quan trọng quyết định tương lai của các em. Học sinh thì muốn đậu vào ngôi trường mình mong ước, phụ huynh thì hy vọng con mình có thành tích cao. Chính vì thế việc lao vào học tập ngày đêm bất chấp sức khỏe, cùng những áp lực nặng nề về điểm số rất dễ khiến các em rơi vào khủng hoảng, stress, thậm chí là trầm cảm.

Việc lo âu, căng thẳng và có áp lực trong mùa thi không phải là một điều xấu. Khi có áp lực, chúng ta sẽ khai phá được nhiều giới hạn của bản thân, và thấy rằng chúng ta làm được nhiều hơn bản thân đã nghĩ. Tuy nhiên khi áp lực trở nên quá lớn và bào mòn cơ thể, các bạn học sinh sinh viên rất dễ mắc phải các hội chứng rối loạn lo âu, rối loạn cảm xúc. Đặc biệt, không ít trường hợp chết vì kiệt sức hoặc tự tử do ảnh hưởng của trầm cảm.

Những áp lực thi cử nặng nề khiến các em không có thời gian nghỉ ngơi, ăn uống, hay vui chơi mà phải vùi đầu vào việc học tập. Việc ngủ đủ 8 tiếng một ngày trong mùa thi cử gần như là một điều xa xỉ. Trong khi giấc ngủ lại có vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo sự tỉnh táo, tập trung, và lấy lại năng lượng cho cơ thể để tiếp tục việc học. Ngoài ra một số bạn còn phải tham gia các hoạt động khác khiến thời gian nghỉ ngơi lại càng ít hơn.

Vào mùa thi cử hàng năm, các bác sĩ tiếp nhận không ít các trường hợp học sinh sinh viên phải đi điều trị tâm lý, hoặc nhập viện vì vấn đề sức khỏe do thi cử mang đến. Nhẹ thì các em đau đầu, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, mất ngủ, lờ đờ, mệt mỏi. Nặng thì ngất xỉu, stress kéo dài, rối loạn lo âu, trầm cảm và một số vấn đề tâm lý khác. Đặc biệt, có trường hợp chết vì suy nhược cơ thể hoặc tự tử do áp lực quá lớn và muốn giải thoát.

áp lực mùa thi
Thời gian nghỉ ngơi, chơi đùa và thư giãn là một điều xa xỉ với nhiều bạn học sinh sinh viên trong mùa thi vì lịch học dày đặc và bài tập quá tải.

Tình trạng này đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh cho các em học sinh và các bậc phụ huynh về những hệ lụy khủng khiếp mà áp lực mùa thi mang đến. Nếu không tỉnh táo và không biết cách cân bằng giữa học tập và nghỉ ngơi, các em sẽ ngày càng mệt mỏi, suy nhược, khó tập trung vào bài vở và làm giảm hiệu suất học tập. Chính vì thế, bảo vệ sức khỏe tâm thần lẫn sức khỏe thể chất trong mùa thi là điều vô cùng quan trọng

Vì sao học sinh sinh viên phải chịu áp lực mùa thi?

Áp lực mùa thi ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của các em học sinh sinh viên. Bệnh viện Tâm thần TP HCM hàng năm đều tiếp nhận hàng chục nghìn trường hợp các em được gia đình đưa đến điều trị tâm lý. Phần lớn trong số đó là các em học sinh trong độ tuổi dậy thì, và các em ở trường chuyên lớp chọn. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy, áp lực học tập và thi cử để giữ vững thành tích tác động mạnh mẽ đến các em ra sao.

Vậy, những áp lực này đến từ đâu? Thông thường, áp lực học hành và thi cử là hệ quả của nhiều yếu tố. Ví dụ, nhiều bạn đặt mục tiêu quá cao, đôi khi là vượt quá khả năng vốn có, khiến các bạn tự đặt áp lực cho bản thân. Một số bạn thì do áp lực từ gia đình, ví dụ có cha mẹ hay anh chị em quá giỏi giang, buộc các bạn phải cố gắng nếu không muốn sống dưới cái bóng của người khác. Ngoài ra, những yếu tố xã hội cũng góp phần làm áp lực mỗi mùa thi cử thêm căng thẳng.

1. Áp lực tự thân

Nhiều trường hợp các bạn học sinh sinh viên stress và căng thẳng là do tự áp lực bản thân. Những bạn có thành tích tốt, học trường chuyên lớp chọn, có tinh thần trách nhiệm cao, và luôn là “con nhà người ta” trong mắt thầy cô và bố mẹ, thường có tỷ lệ stress và mắc trầm cảm cao những đứa trẻ khác. Nguyên nhân là vì giữ gìn hình ảnh con ngoan trò giỏi, cùng với tinh thần trách nhiệm cao khiến các bạn phải không ngừng nỗ lực.

Áp lực mùa thi đè nặng khiến các bạn thường căng thẳng, stress do phải đảm bảo thành tích không thụt lùi và tiến bộ qua từng kỳ thi. Các bạn thường đặt cho mình một mục tiêu chất định, và rất dễ suy sụp, thất vọng nếu không đạt được như kỳ vọng. Đôi khi chính áp lực quá lớn là lý do khiến các bạn thi không tốt, hoặc bỏ lỡ kỳ thi do quá mệt mỏi, thiếu ngủ. Tất cả những yếu tố này đều bắt nguồn từ áp lực chính bản thân các bạn đặt ra.

áp lực mùa thi
Mong muốn giữ vững thành tích nhằm cạnh tranh cùng bạn bè khiến nhiều bạn lao vào học ngày học đêm mà bỏ qua sức khỏe bản thân.

Ngoài ra, tâm lý cạnh tranh điểm số, cùng với nỗi sợ thua kém người khác cũng là nguyên nhân khiến các bạn học sinh sinh viên cố gắng hết sức trong các kỳ thi. Tâm lý thắng thua, muốn thể hiện năng lực của bản thân, muốn mọi người xung quanh công nhận là tâm lý chung của nhiều bạn trong độ tuổi dậy thì và mới lớn. Do đó các bạn tự đặt cho mình những mục tiêu cao, đôi khi là quá sức, và ép buộc cản thân phải đạt đến.

2. Áp lực gia đình

Không như những thế hệ trước phải sống trong giai đoạn đất nước còn khó khăn khiến việc học tập chịu nhiều hạn chế. Ngày nay nhờ sự phát triển của kinh tế xã hội, các bạn học sinh sinh viên được cha mẹ tạo điều kiện học tập tốt hơn. Thậm chí nhiều phụ huynh chấp nhận nhịn ăn nhịn mặc để con mình được học trong những môi trường tốt nhất, được hưởng nền giáo dục tối ưu nhất, và không để con làm gì ngoài việc học.

Tuy nhiên, kỳ vọng quá đáng cha mẹ áp đặt lên con cái khiến các bạn học sinh thường xuyên rơi vào tình trạng căng thẳng, đặc biệt là vào mùa thi. Nhiều phụ huynh hy vọng con cái có thể hoàn thành tâm nguyện còn dang dở của bản thân, hoặc theo nghề của cha mẹ. Vì thế họ ép trẻ phải xuất sắc những môn trẻ không giỏi, buộc trẻ thi vào những ngành trẻ không thích. Đây không phải là những trường hợp hiếm gặp, và kỳ vọng quá lớn của cha mẹ có thể đẩy trẻ đến suy nghĩ tiêu cực.

Cha mẹ nào cũng hy vọng con cái học tập tốt, có được nghề nghiệp ổn định để nuôi sống bản thân. Thế nhưng mỗi trẻ sẽ có những thế mạnh và sở thích riêng, trẻ chỉ có thể phát triển một cách lành mạnh theo đúng thiên phú của bản thân. Ví dụ trẻ có thiên phú về nghệ thuật, nhưng cha mẹ lại buộc trẻ học những môn tự nhiên, và thi vào những trường vượt quá khả năng. Áp lực từ gia đình khiến các bạn học sinh sinh viên cảm thấy ức chế và căng thẳng trầm trọng.

Áp lực mùa thi của trẻ còn đến từ những bậc phụ huynh sĩ diện hảo, ưa khoe mẽ, và xem con cái là công cụ để thể hiện sự tài giỏi của mình trong vấn đề giáo dục. Một số cha mẹ không hề quan tâm đến con cái. Họ chỉ muốn khống chế và sắp đặt cuộc đời con mình, xem trẻ như một thứ để khoe khoang và so kè với những bậc phụ huynh khác. Họ thường so sánh trẻ với bạn bè đồng trang lứa, và ép trẻ phải đạt được thành tích cao hơn.

áp lực mùa thi
Sự thiếu tinh tế, thiếu sự thấu hiểu và đồng cảm từ cha mẹ và người thân khiến trẻ ngày càng mệt mỏi, căng thẳng và tuyệt vọng trước những áp lực bủa vây.

Ngoài ra, nếu trong gia đình có anh chị em, hay họ hàng học giỏi và đạt được thành tích cao, các bạn học sinh cũng sẽ bị áp lực phải đạt thành tích tốt trong học tập để ngang bằng với người đi trước. Những suy nghĩ tiêu cực, tự ti, phủ định và tự đánh giá thấp bản thân có thể phát sinh trong quá trình này. Trẻ thường cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi, chán nản khi cứ phải đuổi theo người khác.

3. Áp lực xã hội

Bên cạnh áp lực từ phụ huynh, áp lực của một xã hội trọng bằng cấp và thành tích cũng khiến các em rơi vào căng thẳng trầm trọng mỗi mùa thi cử. Nhà trường cần thành tích để báo cáo, phụ huynh và học sinh cần thành tích để có cơ hội chọn trường tốt hơn. Vào được một trường đại học tốt, và ra trường với tấm bằng giỏi là điều các bạn ai cũng hướng tới, nhằm tạo điều kiện xin việc tốt hơn trong tương lại.

Bên cạnh thành tích học tập, các bạn học sinh còn bị áp lực phải tham gia các hoạt động ngoại khóa, hoặc những cuộc thi nhằm làm đẹp cho bảng thành tích của mình. Khi xã hội đòi hỏi bằng cấp và thành tích, học sinh sinh viên phải gồng mình để vừa giữ vững thành tích, vừa đảm bảo tham gia nhiều hoạt động ngoài giờ để rèn luyện kỹ năng mềm. Những bạn có hoạt động ngoại khóa nhiều hơn luôn có lợi thế hơn, vì thể ai cũng phải cố gắng.

Ngoài ra hiện nay ai cũng có điều kiện học tập tốt hơn, vì thế vấn đề cạnh tranh thành tích và công việc sau khi ra trường là một chiến trường khốc liệt. Các trường đại học và nhà tuyển dụng chắn chắc luôn ưu tiên những hồ sơ thành tích tốt, có nhiều kinh nghiệm làm việc hoặc tham gia các hoạt động. Chính vì thế việc đạt điểm cao luôn là một áp lực khủng khiếp trong mùa thi nếu các em muốn cạnh tranh cùng những bạn khác.

Biểu hiện của học sinh khi phải chịu áp lực mùa thi

Stress căng thẳng là những vấn đề dễ thấy trong mùa thi. Hầu hết các bạn không nhận ra tình trạng bất thường của bản thân cho đến khi cơ thể lên tiếng. Những dấu hiệu của căng thẳng và quá tải trong mùa thi thể hiện cả trên tinh thần, tình trạng thể chất và một số hành vi bất thường. Nếu phát hiện bản thân có những dấu hiệu dưới đây, các bạn học sinh và gia đình cần có biện pháp can thiệp càng sớm càng tốt.

áp lực mùa thi
Áp lực thành tích và hy vọng có được bộ hồ sơ đẹp, ưu tiên chọn được trường tốt khiến nhiều bạn gồng mình cố gắng hết sức trong mùa thi.
  • Cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, khó tập trung khi ngồi vào bàn học khiến chất lượng học tập giảm sút. Khả năng ghi nhớ bài học và khả năng suy nghĩ cũng bị ảnh hưởng.
  • Không muốn ngồi vào bàn học, không muốn làm bài tập, không muốn tiếp tục lặp đi lặp lại việc học vì cảm thấy nhàm chán, mất động lực học tập.
  • Đau nhức cơ thể, thường xuyên cảm thấy buồn ngủ, ngủ ngày nhiều do thiếu ngủ trong thời gian dài, khó ngủ vào ban đêm, chất lượng giấc ngủ không được đảm bảo.
  • Chán ăn, kén ăn, mắc các bệnh về đường tiêu hóa như: rối loạn tiêu hóa, trào ngược dạ dày thực quản, đau dạ dày, viêm loét bao tử,… do ăn uống không điều độ.
  • Suy nhược thần kinh do học tập quá sức mà không có thời gian nghỉ ngơi.
  • Có khả năng mắc rối loạn lo âu, rối loạn cảm xúc, trầm cảm do áp lực học tập và thi cử quá lớn
  • Có hành vi nổi loạn, bỏ học, đánh nhau, đi theo người xấu, sa ngã vào những tệ nạn xã hội
  • Tìm đến bia rượu, chất kích thích để mong thoát khỏi áp lực
  • Có hành vi tổn thương bản thân, hoặc có suy nghĩ tự tử do trầm cảm.

Cha mẹ có thể dễ dàng nhận thấy những dấu hiệu bất thường này nếu quan tâm đến con cái nhiều hơn, và thấu hiểu cho những áp lực mà các em phải chịu đựng. Thông thường, những dấu hiệu đầu tiên về tình trạng căng thẳng và áp lực học tập, áp lực thi cử đã xuất hiện và tích tụ từ lâu, nhưng chưa có dịp bộc phát. Và tới một thời điểm nào đó, áp lực sẽ như một giọt nước tràn ly làm tất cả bùng nổ.

Tác hại của áp lực thi cử với học sinh sinh viên

Áp lực thi cử là điều cần có để giúp chúng ta có động lực học tập, dễ dàng tập trung và ghi nhớ hơn. Áp lực vừa đủ là liều thuốc kích thích tinh thần tốt nhất giúp chúng ta đột phá những giới hạn của bản thân. Tuy nhiên, áp lực trong mùa thi lại trở thành vấn đề nghiêm trọng khi nó cản trở việc học tập, bào mòn sức khỏe, và đẩy chúng ta vào tình trạng stres, căng thẳng nghiêm trọng đến mức phải tìm đến sự giúp đỡ y tế.

1. Ảnh hưởng đến sức khỏe

Trong mùa thi, các em ngoài thời gian học trên lớp và làm bài tập về nhà, lại còn phải tham gia các lớp luyện thi vào buối tối và những ngày cuối tuần. Sinh viên thì bận rộn với đồ án và hàng đống tài liệu trong thư viện cùng với sách vở, đến mức một ngày chỉ ngủ 2-3 tiếng. Học tập miệt mài cùng sự mệt mỏi khiến các em không có thời gian ăn uống, nghỉ ngơi, mà cho dù có cũng chỉ qua loa cho xong bữa. Việc này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và trạng thái tinh thần.

áp lực mùa thi
Mệt mỏi, lờ đờ, thiếu ngủ, giảm khả năng tập trung, đau nhức cơ thể,… là những vấn đề thường gặp của các bạn học sinh sinh viên khi phải chịu đựng áp lực mùa thi căng thẳng.

Ăn uống không đúng bữa, nghỉ ngơi không đúng giờ và học hành quá sức là những yếu tố làm đảo lộn nhịp sinh học. Nhịp sinh học bị ảnh hưởng khiến sức khỏe chúng ta giảm sút, cảm thấy mệt mỏi, uể oải, không có sức sống và không đủ tỉnh táo để sinh hoạt và học tập. Nhịp sinh học thay đổi cũng làm ảnh hưởng đến các hormone trong cơ thể, khiến các em dễ rơi vào căng thẳng, trầm cảm, và phát sinh nhiều vấn đề tâm lý khác.

Càng mệt mỏi, thiếu ngủ và thiếu chất thì khả năng tiếp thu càng kém, khả năng ghi nhớ và suy nghĩ cũng bị ảnh hưởng theo. Thấy vậy, nhiều phụ huynh lại ép buộc con tăng mạnh cường độ học tập đến mức quá tải. Tình trạng áp lực kéo dài cùng với việc thiếu ngủ, stress gây suy nhược cơ thể có thể gây ra tình trạng đau đầu, chóng mặt, nôn ói, rối loạn tiêu hóa, mất ngủ vào ban đêm, ngủ ngày, đau nhức cơ thể,…

Một số bậc phụ huynh thiếu kiến thức ép buộc con học hành đến mức suy nhược trầm trọng. Trẻ có tình trạng thiếu chất do biếng ăn, mệt mỏi kiệt sức do ngủ không đủ giấc, thần kinh suy nhược do không được thư giãn, đầu óc làm việc quá mức. Hậu quả là trẻ ngất xỉu vì mệt mỏi, thậm chí có thể chết vì kiệt sức trong trường hợp trẻ có thể chất kém, không chịu được áp lực. Những trường hợp thương tâm như vậy không hề hiếm.

2. Ảnh hưởng đến tinh thần

Những áp lực nặng nề đè nặng có thể khiến các em mất đi hứng thú học tập, cảm thấy hoang mang về những dự định tương lai. Trạng thái tinh thần có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng ghi nhớ, tập trung và tiếp thu kiến thức. Nếu các bạn cảm thấy mệt mỏi và không muốn học thì kết quả học tập sẽ giảm sút, thấy vậy học sinh lại càng phải cố gắng học nhiều hơn để không tụt lại phía sau. Đây là một cái vòng lẩn quẩn không hồi kết.

Tâm lý mệt mỏi, buồn bực cũng khiến các bạn học sinh khó kiềm chế cảm xúc. Trong giai đoạn chuẩn bị thi cử, các em có xu hướng bi quan, căng thẳng, buồn bực, dễ nổi nóng vì những lý do nhỏ nhặt. Việc khó kiềm chế cảm xúc khiến tinh thần các em không ổn định và có thể xảy ra xô xát với bạn bè, người thân, thậm chí có thể bật khóc hay tinh thần thất thường vì quá căng thẳng.

áp lực mùa thi
Áp lực căng thẳng khiến các bạn học sinh gần như suy sụp, khủng hoảng trầm trọng dẫn đến tinh thần thất thường.

Khoảng thời gian cấp 2 và cấp 3 là giai đoạn trẻ đang bước vào tuổi dậy thì, vì thế các bạn học sinh có sự thay đổi về tâm sinh lý rất phức tạp. Đây là giai đoạn cực kỳ nhạy cảm vì trẻ có thể sinh ra tư tưởng nổi loạn, hoặc có những hành động vượt ngoài sức tưởng tượng của phụ huynh nếu bị áp lực quá lớn. Giai đoạn thi cử cũng là giai đoạn trẻ phải chịu nhiều áp lực từ gia đình, nhà trường, và cả bản thân nên vấn đề nổi loạn rất dễ xảy ra.

Tác hại nguy hiểm nhất khi trẻ nổi loạn là tình trạng bỏ bê việc học, bạp lực học đường, sa vào rượu bia và ma túy, bị quấy rối tình dục, nghe theo lời dụ dỗ của kẻ xấu, có những hành vi vi phạm pháp luật, và kéo theo nhiều hệ lụy nguy hiểm khác. Vấn đề nổi loạn có thể đến từ nhiều nguyên nhân như sự thiếu quan tâm của cha mẹ, tổn thương tâm lý, hay tư tưởng muốn chứng tỏ bản thân. Tuy nhiên, áp lực học tập và thi cử cũng đóng vai trò không nhỏ trong việc nổi loạn của các em.

4. Ảnh hưởng quan hệ gia đình

Áp lực khiến trẻ nổi loạn, thành tích học tập tụt dốc và kéo theo đó là quan hệ gia đình tan vỡ. Trường hợp này thường gặp ở những gia đình có phụ huynh ép buộc con theo định hướng cha mẹ đặt ra, chứ không hề quan tâm đến suy nghĩ hay khả năng của trẻ. Trẻ khi có suy nghĩ nổi loạn sẽ tìm cách chống đối, đi ngược lại kỳ vọng của cha mẹ. Thậm chí trong một số trường hợp cực đoan, trẻ còn có thể tự tổn thương bản thân như một cách trả thù.

Mối quan hệ căng thẳng của trẻ với cha mẹ có thể ảnh hưởng đến không khí gia đình, nhất là khi cha mẹ thiếu nhất quán trong vấn đề giáo dục. Một số phụ huynh nóng nảy có thể đánh mắng trẻ vì cho rằng con mình hư đốn, lười học mà không nhìn thấy những áp lực mà trẻ chịu đựng. Thời đại thay đổi kiến cuộc sống của chúng ta cũng thay đổi, phụ huynh không thể áp đặt những trải nghiệm và suy nghĩ của mình lên con trẻ.

5. Trầm cảm dẫn đến tự sát

Tác hại nguy hiểm nhất khi các em phải chịu áp lực học tập, áp lực thi cử kéo dài là trầm cảm dẫn đến tự tử. Tình trạng học sinh sinh viên tự tử mỗi năm luôn khiến chúng ta phải giật mình vì tính chất nghiêm trọng của vấn đề. Stress và căng thẳng kéo dài được xem là một trong những nguyên nhân làm tăng tỷ lệ rối loạn cảm xúc và trầm cảm ở mọi lứa tuổi. Chưa kể trong độ tuổi dậy thì, hormone của trẻ cũng chưa phát triển ổn định và có thể xảy ra nhiều rối loạn khó đoán.

áp lực mùa thi
Những áp lực khủng khiếp trong mùa thi có thể dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng không thể lường trước được.

Nhiều bậc phụ huynh đã đánh giá thấp áp lực tâm lý của trẻ, và cho rằng trong độ tuổi dậy thì, việc mắc phải những vấn đề tâm lý như trầm cảm là không thể xảy ra. Nhiều người con cho rằng trẻ con hiện nay sung sướng hơn xưa rất nhiều, vì chỉ cần học tập, chứ không cần vừa học vừa làm như thế hệ trước. Suy nghĩ này hoàn toàn sai lầm, vì chúng ta không thể áp đặt cách nghĩ và hoàn cảnh của thế hệ này lên thế hệ khác.

Đến khi xảy ra những sự việc đáng tiếc thì các bậc phụ huynh mới thốt lên câu “giá như”, nhưng tất cả mọi thứ đã muộn màng. Cú sốc tinh thần và nỗi đau thấu ruột gan khi thấy con cái tự tử ngay trước mắt mà không làm gì được, sẽ mãi ám ảnh những bậc làm cha, làm mẹ vì quan niệm giáo dục sai lầm của bản thân. Chúng ta đã quá coi nhẹ vấn đề tâm lý ở trẻ, và buộc phải chấp nhận “quả đắng”.

Làm sao để cải thiện vấn đề áp lực mùa thi?

Chúng ta cần phân biệt rõ ràng, áp lực mùa thi có cả hai mặt lợi và hại. Một mặt, áp lực có thể rèn luyện khả năng chịu đựng, tăng cường sức bền, kích phát tiềm lực chưa được khai phá, và giúp chúng ta có khả năng ứng biến tốt hơn trong tương lai. Tuy nhiên, khi áp lực đã trở thành vấn đề tâm lý, thành cọng rơm đè chết con lạc đà thì những ảnh hưởng mà áp lực thi cử gây ra là không thể đong đếm được.

1. Không tự gây áp lực

Đôi khi cha mẹ không hề đặt áp lực cho con cái mà chỉ muốn con lớn lên một cách vui vẻ và khỏe mạnh. Tuy nhiên chính các bạn học sinh lại tự ép buộc bản thân phải đạt được mục tiêu đã đề ra. Áp lực mùa thi có thể đến từ chính tính cách của mỗi người. Đây thường là những người có tính trách nhiệm cao, có tinh thần ganh đua, thích thể hiện bản thân, có sự tự tin và sự kiêu ngạo nhất định về khả năng của mình.

Tính cách này không hề xấu, mà còn giúp các bạn dũng cảm, tự tin đối đầu với những khó khăn và thách thức phía trước. Nhưng đây cũng là một điểm yếu chết người. Vì nếu do một nguyên nhân nào đó, các bạn không đạt được mục tiêu đề ra, một số bạn sẽ cảm thấy sốc, suy sụp và thất vọng vào bản thân. Kỳ vọng do chúng ta đặt lên bản thân gây tổn thương sâu sắc hơn nhiều so với kỳ vọng của người khác đặt ra cho bạn.

áp lực mùa thi
Hãy chọn một mục tiêu vừa phải trong khả năng của bạn và hoàn thành nó, chứ đừng đặt mục tiêu quá cao để rồi thất vọng và suy sụp khi không thể chạm tới.

Chính vì thế, các bạn học sinh sinh viên cần nhìn rõ khả năng và lực học của mình để đặt mục tiêu hợp lý nhằm ngăn chặn áp lực mùa thi. Các bạn nên chọn những mục tiêu vừa sức, kết hợp với thời gian học tập và nghỉ ngơi hợp lý để đảm bảo kết quả tốt nhất. Đặt mục tiêu cao có thể giúp bạn tiến bộ, nhưng vẫn phải hiểu rõ mình có khả năng đạt đến mục tiêu hay không. Đừng ép buộc bản thân đạt được những điều quá tầm với.

2. Phụ huynh cần hiểu cho con cái

Cha mẹ cần tạo điều kiện tốt nhất cho con cái học tập và phát triển. Việc can thiệp quá sâu vào định hướng tương lai của trẻ, ép buộc trẻ học tập, và thi đậu vào những ngôi trường không phù hợp có thể gây ra những phản ứng ngược. Kỳ vọng vô lý và sự thiếu tinh tế trong cách giáo dục của phụ huynh là một trong những yếu tố khiến trẻ phải chịu đựng áp lực thi cử kinh khủng, và đẩy trẻ đến con đường phí hoài bản thân.

Những lớp học thêm từ sáng đến tối, những lớp ngoại khóa cả trong những ngày cuối tuần, cùng với hàng tá bài tập về nhà khiến trẻ không có thời gian ăn uống, nghỉ ngơi lấy lại tinh thần. Cha mẹ đang lấy danh nghĩa “muốn tốt cho con” mà hành hạ tinh thần và thể xác của trẻ. Hãy nhớ rằng, các bạn học sinh cũng có suy nghĩ riêng, chứ các bạn không phải là công cụ để cha mẹ hoàn thành ước mơ dang dở, hay khoe khoang cùng người khác.

Để hạn chế áp lực mùa thi, cha mẹ cần quan tâm, động viên con cái nhiều hơn để trẻ giảm căng thẳng. Hãy nói chuyện với trẻ một cách thẳng thắn, cho trẻ thấy đừng nên quá áp lực và chỉ cần phát huy đúng khả năng trẻ có. Sự thấu hiểu và yêu thương từ cha mẹ có thể giúp các bạn bình tỉnh hơn. Ngoài ra, hãy cho các bạn học sinh một không gian học tập sáng sủa, gọn gàng, thoáng đãng, cung cấp những bữa ăn giàu dinh dưỡng và cho trẻ nghỉ ngơi đúng lúc cần thiết.

3. Chuẩn bị thật kỹ cho kỳ thi

Việc chuẩn bị giúp chúng ta tự tin hơn khi bước vào kỳ thi, không bị luống cuống áp lực vì chưa học bài, hay bỏ quên những kiến thức cần thiết. Các bạn nên dàn trải thời gian học hợp lý, không nên để sát thời gian thi mới ôn tập vì chúng không mang đến hiệu quả tích cực. Dưới đây là một số lời khuyên để các bạn chuẩn bị tốt hơn cho ngày thi và hạn chế áp lực thi cử mang đến, giúp bạn có một mùa thi thành công:

áp lực mùa thi
Chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi thi giúp bạn giảm căng thẳng, tự tin và phát huy tốt hơn trong quá trình thi cử.
  • Không gian học tập thoáng đãng, sạch sẽ, đầy đủ sách vở.
  • Tập trung vào những kiến thức cơ bản, có tính ứng dụng cao. Nắm chắc kiến thức cơ bản giúp các bạn có khả năng suy luận và phân tích đề tốt hơn khi gặp đề khó, đề nâng cao.
  • Sử dụng sơ đồ tư duy để liên kết kiến thức. Sơ đồ tư duy là một trong những cách tốt nhất giúp bạn liệt kê và hệ thống những kiến thức cần nhớ một cách khoa học, trực quan, hỗ trợ ghi nhớ tốt hơn.
  • Chi nhỏ thời gian học tập, cho phép bản thân nghỉ ngơi 5-10 phút sau 1 giờ học tập để đầu óc và mắt nghỉ ngơi. Các bạn nên đứng dậy vươn vai hoặc uống nước chứ đừng ngồi im một chỗ.
  • Tránh xa những yếu tố có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn trong mùa thi cử. Đừng quan tâm đến những lời nhận xét hay rủ rê không tốt của những người xung quanh. Suy nghĩ tích cực và trạng thái tinh thần tốt giúp bạn đỡ áp lực và có khả năng tập trung tốt hơn.
  • Ăn uống đúng giờ với những thực phẩm dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe tốt, cùng sự tỉnh táo và minh mẫn trong quá trình học.
  • Dành thời gian tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, điều chỉnh tâm trạng và cảm xúc, ngăn chặn những suy nghĩ tiêu cực.
  • Không uống nhiều nước ngọt hoặc cà phê. Tránh xa đồ ngọt hay những thực phẩm chứa nhiều đường.

Việc chuẩn bị trước và trong quá trình thi cũng rất quan trọng, các bạn cũng cần chú ý một số điểm sau đây để kết quả bài thi tốt hơn.

  • Kiểm tra đầy đủ dụng cụ bao gồm: bút, viết, thước, căn cước, giấy báo dự thi, và những tài liệu cần thiết và đêm trước khi thi. Tránh việc để sót giấy tờ làm ảnh hưởng đến thi cử.
  • Ăn nhẹ vào bữa sáng, đừng ăn quá no hay ăn những thực phẩm có thể gây nặng bụng.
  • Trước khi thi cần kiểm tra tên họ, số báo danh, ngày tháng năm sinh,… đầy đủ.
  • Đọc kỹ đề thi. Gạch dưới các từ khóa để đảm bảo bạn hiểu câu hỏi và không bị lạc đề
  • Làm những câu dễ trước, câu khó để dành sau khi có thời gian. Hãy cân bằng thời gian làm bài để có khoảng trống làm những câu khó, hoặc thay đổi đáp án những câu đã làm.

4. Xây dựng lối sống lành mạnh.

Xây dựng lối sống lành mạnh để cơ thể có thời gian nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe là điều vô cùng cần thiết để giảm căng thẳng và bảo vệ sức khỏe trong mùa thi cử. Ăn uống và nghỉ ngơi đúng giờ có thể giúp điều chỉnh tâm trạng và ngăn stress, trầm cảm tấn công. Những điều cần làm để có lối sống lành mạnh là ăn ngủ đúng giờ, tập thể dục đều đặn, và tránh xa những yếu tố gây căng thẳng.

  • Tâm sự cùng gia đình: Để cha mẹ và con cái thấu hiểu lẫn nhau thì sự tương tác cần đến từ hai phía. Các bạn học sinh có thể chủ động nói lên những áp lực bản thân đang phải chịu đựng, giải thích cho cha mẹ những vấn đề mình đang gặp phải. Có thể những lần tâm sự thẳng thắn sẽ là giải pháp giúp giải tỏa căng thẳng của cả cha mẹ và con cái. Trong trường hợp các bạn học sinh tự đặt ra áp lực quá lớn, những lời khuyên từ phụ huynh có thể giúp loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực, và thay đổi góc nhìn cho các bạn.
  • Nghỉ ngơi hợp lý: Giấc ngủ rất quan trọng vì chúng ảnh hưởng đến nhịp sinh học và khả năng tập trung của chúng ta. Các bạn không nên dành thời gian học quá nhiều mà bỏ qua việc ngủ. Ví dụ, sẽ có những lúc bạn cần tập trung trong thời gian dài để học xuyên đêm, vậy thì hãy ngủ bù đủ giấc vào ngày hôm sau. Đây chỉ là cách giải quyết trong trường hợp đặc biệt và không nên kéo dài. Mỗi ngày chúng ta vẫn cần ngủ đủ 8 tiềng vào ban đêm để cân bằng hoạt động cơ thể và bảo vệ sức khỏe. Ngủ sớm dậy sớm vào mùa thi có tác dụng giảm mệt mỏi và căng thẳng.
  • Tập luyện thể dục thể thao: Tập luyện thể dục thể thao có khả năng giảm stress, và tốt cho sức khỏe con người ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là các hoạt động ngoài trời như bơi lội, chạy bộ, đi bộ,… Ngoài ra giảm stress bằng yoga từ lâu đã được xem là một phương pháp phổ biến giúp những người bị căng thẳng, áp lực thả lỏng tinh thần và loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực. Tất cả những hoạt động thể thao đều tốt cho sức khỏe chúng ta nếu được duy trì luyện tập.
  • Cân bằng dinh dưỡng: Việc cân bằng dinh dưỡng cung cấp đạm, vitamin, khoáng chất, chất xơ và những dưỡng chất thiết yếu cho quá trình hoạt động của cơ thể. Nhờ đó các bạn học sinh sẽ cảm thấy khỏe khoắn, tinh thần hơn. Khả năng học tập và tập trung cũng được cải thiện đáng kể, chức năng đề kháng được nâng cao giúp chống lại bệnh tật, bảo vệ sức khỏe trong mùa thi cư căng thẳng.

Áp lực mùa thi và những hậu quả tai hại của nó gây ra cho các bạn học, sinh sinh viên là vấn đề nghiêm trọng cần được gia đình và xã hội quan tâm nhiều hơn. Những trường hợp thương tâm đã, đang và sẽ xảy ra cho chúng ta thấy rõ sự bất cập trong giáo dục, cùng những vấn đề còn tồn đọng trong quan niệm dạy con của nhiều bậc phụ huynh. Mọi người cần quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe tâm thần, cũng như lắng nghe tiếng lòng của các bạn học sinh trong giai đoạn nhạy cảm như mùa thi.

Có lẽ bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Rối loạn lo âu lan tỏa có chữa được không?
Rối loạn lo âu lan tỏa có chữa được không? Điều trị bao lâu thì khỏi?

Rối loạn lo âu lan tỏa có chữa được không? chắc hẳn là câu hỏi được đặt ra bởi rất nhiều người bệnh. Theo chia...

Hội Chứng Ám Ảnh Tình Yêu
Hội Chứng Ám Ảnh Tình Yêu: Nhận biết và cách điều trị

Hội chứng ám ảnh tình yêu được xem như một dạng rối loạn tâm thần hiếm gặp khiến cho người bệnh có sự ám ảnh...

Ảnh hưởng của Stress đối với làn da và nhan sắc, chị em cần chú ý

Ảnh hưởng của stress đối với làn da là điều mà nhiều chị em quan tâm. Bởi ngoài vấn đề sức khỏe, làn da xấu...

Mẹ bầu bị trầm cảm có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Mẹ bầu bị trầm cảm có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Mẹ bầu bị trầm cảm không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân mà còn có khả năng tác động đến thai nhi,...

Trầm cảm u sầu là gì?

Trầm cảm u sầu (Melancholia): Nguyên nhân, Dấu hiệu, Điều trị

Trầm cảm học đường là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp

trầm cảm không điển hình

Trầm cảm không điển hình: Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách vượt qua

rối loạn thách thức chống đối

Rối loạn thách thức chống đối là gì? Biểu hiện và Biện pháp can thiệp

trầm cảm sau phá thai

Trầm cảm sau khi phá thai: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách phòng tránh