Chứng Sợ Nha Khoa – 3 Cách khắc phục nỗi sợ

Chứng sợ nha khoa không đơn thuần là cảm giác bồn chồn, lo lắng khi đến phòng khám nha. Những người mắc hội chứng này bị ám ảnh quá mức về nha sĩ, thiết bị, dụng cụ hoặc các thủ thuật nha khoa. Nỗi sợ dai dẳng dẫn đến hành vi né tránh đến phòng khám, kéo theo nguy cơ phát triển các vấn đề răng miệng.

Chứng sợ nha khoa – Có phải là nỗi sợ khám răng đơn thuần?

Không ít người cảm thấy sợ hãi khi đến phòng khám nha khoa. Nỗi sợ này có thể lớn đến mức khiến họ né tránh không đến thăm khám ngay cả khi có các vấn đề răng miệng như sâu răng, viêm nha chu, răng mọc ngầm cần phải tiểu phẫu… Đây là một trong những dấu hiệu cảnh báo chứng sợ nha khoa.

Chứng sợ nha khoa (Odontophobia) là một dạng rối loạn ám ảnh sợ đặc hiệu. Trong hội chứng này, người bệnh có nỗi sợ quá mức, dai dẳng và không thể kiểm soát về các tình huống như phải đến phòng khám nha khoa, nằm trên ghế nha, nhìn thấy dụng cụ nha khoa, hay khi nha sĩ đang cạo vôi và điều trị trong khoang miệng…

chứng sợ nha khoa
Hội chứng sợ nha khoa gây ra cảm giác sợ hãi, căng thẳng cực độ khi phải đến phòng khám nha

Sự ám ảnh khác với nỗi sợ thông thường. Bởi ngay cả ý nghĩ đến việc đi khám răng cũng khiến nhiều người không kiềm chế được sự sợ hãi và rơi vào căng thẳng cực độ. Bản thân người bệnh có thể nhận ra nỗi sợ của bản thân là vô lý nhưng không thể nào kiểm soát.

Hội chứng sợ nha khoa nghe tưởng chừng như vô hại nhưng lại gây ra rất nhiều hệ lụy lâu dài. Vì né tránh các tình huống có sự xuất hiện của dụng cụ, thiết bị nha khoa hoặc nha sĩ… các vấn đề răng miệng vì thế có thể trở nên nghiêm trọng. Thậm chí, nỗi sợ còn khiến người bệnh rơi vào căng thẳng, trầm cảm và gia tăng mâu thuẫn trong các mối quan hệ.

Nhận biết chứng sợ nha khoa

Chứng sợ nha khoa có thể bắt nguồn từ nỗi sợ về không gian của phòng khám, các dụng cụ, thiết bị, thủ thuật nha khoa và đôi khi là nha sĩ. Giống như các rối loạn ám ảnh đặc hiệu khác, hội chứng này sẽ gây ra các triệu chứng tâm lý và sinh lý.

Nỗi sợ nha khoa gần như là thường trực và hiện diện mọi lúc. Tuy nhiên, cảm giác sợ hãi có thể bộc phát cấp tính dẫn đến các phản ứng sinh lý dữ dội. Phản ứng này tương tự như các rối loạn ám ảnh sợ hãi khác như hội chứng sợ gián, sợ lỗ, sợ biển cả, sợ đi học…

Sợ khám răng
Cảm giác sợ hãi có thể gia tăng khi phải đến phòng nha, can thiệp các thủ thuật nha khoa, tiếp xúc với nha sĩ…

Các tình huống có thể kích hoạt hội chứng sợ nha khoa bùng phát:

  • Nghĩ đến việc phải đi đến phòng khám nha khoa hoặc gặp nha sĩ
  • Đang ở trong phòng khám nha khoa
  • Nghe thấy âm thanh hoặc nhìn thấy dụng cụ nha khoa
  • Gặp nha sĩ, bác sĩ chuyên khoa Răng hàm mặt

Khi đối diện với những tình huống gây ra nỗi sợ, người bệnh cảm nhận được sự sợ hãi gia tăng kéo theo một loạt các phản ứng sinh lý như:

  • Lâng lâng, chóng mặt
  • Ớn lạnh hoặc nóng bừng
  • Đổ mồ hôi nhiều
  • Khó thở
  • Có cảm giác buồn nôn
  • Khó tiêu
  • Đau dạ dày

Ngoài ra, chứng sợ nha khoa còn gây ra một số triệu chứng như:

  • Khóc lóc, căng thẳng tột độ khi phải đi khám răng miệng
  • Mất ngủ trước ngày hẹn với bác sĩ Răng hàm mặt, nha sĩ
  • Có xu hướng né tránh đến phòng khám và can thiệp các thủ thuật nha khoa
  • Thậm chí một số người cố ý tránh xa khoa Răng hàm mặt của các phòng khám, bệnh viện vì sợ mùi thuốc sát khuẩn, âm thanh của máy cạo vôi răng, trám răng…
  • Khi đối mặt với những tình huống gây ra nỗi sợ, người bệnh sẽ xuất hiện những suy nghĩ như có cảm giác như sắp chết do nghẹt thở, đau tim… Những suy nghĩ này khiến người bệnh tìm mọi cách trốn tránh khỏi tình huống hiện tại.

Nguyên nhân gây ra chứng sợ nha khoa

Các chuyên gia không thể tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra hội chứng sợ nha khoa. Khác với các đối tượng nguy hiểm, phòng khám nha khoa, dụng cụ, thiết bị hay các thủ thuật nha khoa… không phải là những tình huống đe dọa. Vì vậy, sự ám ảnh quá mức và dai dẳng về các tình huống này khó có thể giải thích một cách hợp lý.

Sau nhiều nỗ lực, các chuyên gia đã xác định một số yếu tố có thể góp phần hình thành chứng sợ nha khoa:

1. Bắt nguồn từ nỗi sợ nha sĩ

Chứng sợ nha khoa có thể bắt nguồn từ nỗi sợ nha sĩ và các bác sĩ Răng hàm mặt. Nỗi sợ này có thể khởi nguồn từ việc từng được điều trị, thăm khám bởi bác sĩ thiếu nhiệt tình, hung dữ, tay nghề kém dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng…

Sợ khám răng
Nỗi sợ nha khoa có thể bắt nguồn từ cảm giác sợ hãi, xa cách với nha sĩ và bác sĩ Răng hàm mặt

Các nha sĩ thường mặc áo blouse trắng, đeo bao tay và khẩu trang y tế. Hình ảnh này khiến không ít trẻ em, thậm chí là cả người lớn có cảm giác xa cách, lạnh lùng.

Nỗi sợ về nha sĩ cũng có thể do trẻ nhỏ bị “nhồi nhét” những suy nghĩ sai lệch. Bố mẹ có thể hù dọa con trẻ nếu không đánh răng sẽ bị sâu răng và phải gặp nha sĩ khó tính, hung dữ. Về lâu dài, nỗi sợ này ăn sâu trong tiềm thức gây ra sự ám ảnh dai dẳng, quá mức về nha sĩ và nha khoa.

2. Sợ các vật nhọn, dụng cụ y tế

Chứng sợ nha khoa có thể bắt nguồn từ hội chứng sợ vật nhọn và các dụng cụ tế. Các rối loạn này có mối liên hệ mật thiết, có thể là hệ quả của nhau hoặc đôi khi tác động qua lại. Khi sợ hãi và ám ảnh với các vật nhọn, người bệnh sẽ có xu hướng né tránh các tình huống có thể gặp phải những vật này. Và phòng khám nha khoa là một trong tình huống điển hình.

3. Sợ mùi từ thuốc từ các phòng nha

Để đảm bảo yếu tố vô trùng, các phòng nha thường sẽ tiến hành sát khuẩn khu vực phòng chờ, phòng khám, phòng điều trị và dụng cụ sẽ được hấp sấy vô khuẩn trước khi đưa ra vào sử dụng. Một số người nhạy cảm quá mức với mùi cồn, thậm chí cảm thấy buồn nôn, nghẹt thở khi ngửi thấy.

4. Trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ

Tất cả các rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi đều có liên quan đến cơ chế điều hòa của não bộ. Cơ chế này được hiểu là việc não bộ học tập, tích lũy kỹ năng thông qua những sự việc xảy ra trong cuộc sống.

Những trải nghiệm tiêu cực liên quan đến nha khoa như từng gặp phải biến chứng do điều trị tại phòng nha kém chất lượng, bác sĩ thao tác mạnh tay gây nứt gãy răng và đau nhức dữ dội, gặp phải tai biến khi thực hiện thủ thuật nha khoa… là điều kiện để phát triển nỗi ám ảnh và sợ hãi quá mức. Phản ứng sợ hãi này được cho là cách để não bộ cảnh báo với cơ thể đây là tình huống đe dọa, cần phải né tránh để bảo vệ bản thân.

Tương tự nếu gặp phải những trải nghiệm tiêu cực liên quan đến nước, hội chứng sợ biển có thể phát triển khi trưởng thành. Nhìn chung, đây là cách giải thích hợp lý nhất cho các rối loạn ám ảnh sợ hãi.

5. Sợ đau, sợ máu

Chứng sợ nha khoa cũng có thể bắt nguồn từ cảm giác sợ kim tiêm, sợ máu và sợ đau. Răng là khu vực tập trung nhiều dây thần kinh, cơn đau răng gây ra cảm giác khó chịu hơn rất nhiều lần so với các cơ quan khác.

Sợ đi khám răng
Chứng sợ nha khoa có thể phát triển từ hội chứng sợ máu và sợ đau

Cảm giác đau đớn, khó chịu cực độ khi thực hiện các thủ thuật nha khoa khiến không ít người hình thành nỗi sợ và sự ám ảnh quá mức về việc đến phòng nha.

6. Sợ tiếng ồn từ các thiết bị nha khoa

Âm thanh rè rè từ máy lấy cao răng, thiết bị trám răng… có thể là nguồn gốc gây ra nỗi sợ nha khoa. Nhiều người thú nhận rằng, họ có cảm giác như sắp chết, bồn chồn, nghẹt thở… khi nghe thấy những âm thanh này.

7. Các yếu tố nguy cơ

Chứng sợ nha khoa cũng có thể liên quan đến những yếu tố sau:

chứng sợ nha khoa
Chứng sợ nha khoa có thể phát triển do thường xuyên phải tiếp xúc với các nguồn thông tin tiêu cực
  • Tiền sử gia đình: Các rối loạn ám ảnh sợ hãi, bao gồm cả chứng sợ nha khoa đều có tính chất gia đình. Ở những người phát triển các rối loạn ám ảnh, hạch hạnh nhân có xu hướng tăng hoạt động. Vì vậy, gen di truyền được xem là yếu tố có liên quan đến cơ chế bệnh sinh.
  • Có các hội chứng sợ khác: Các hội chứng sợ thường có mối liên hệ mật thiết. Nguy cơ phát triển chứng sợ nha khoa có thể gia tăng khi mắc hội chứng sợ máu, sợ kim tiêm, sợ các vật nhọn, sợ đau… Ngoài ra, người bị trầm cảm và rối loạn lo âu lan tỏa, rối loạn hoảng sợ cũng có nguy cơ phát triển hội chứng này cao hơn.
  • Tiếp nhận thông tin tiêu cực: Nỗi sợ nha khoa có thể phát triển từ việc liên tục tiếp nhận những thông tin tiêu cực. Chẳng hạn như những người xung quanh thường xuyên chia sẻ các trải nghiệm tồi tệ khi đến phòng nha, bố mẹ phóng đại cảm giác đau khi điều trị sâu răng để trẻ hạn chế ăn kẹo… Dần dần, cảm giác sợ hãi đơn thuần sẽ phát triển thành nỗi ám ảnh.

Chứng sợ nha khoa và những biến chứng không ngờ

Chứng sợ nha khoa là một trong những rối loạn ám ảnh sợ hãi ít gặp. Phần lớn mọi người đều có cảm giác lo lắng, bồn chồn khi nghĩ đến việc phải đi khám răng. Tuy nhiên, sự lo lắng này vẫn có thể kiểm soát, khác với nỗi ám ảnh dai dẳng và sợ hãi quá mức.

Nghe có vẻ vô hại nhưng chứng sợ nha khoa có thể dẫn đến nhiều biến chứng nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời. Vì né tránh đến phòng nha nên bệnh nhân không có thói quen khám răng, lấy vôi răng định kỳ, qua đó gia tăng nguy cơ mắc các bệnh răng miệng như sâu răng, viêm nướu răng, viêm nha chu. Thậm chí là răng lung lay, chết tủy và mất răng vĩnh viễn.

sợ nha khoa
Chứng sợ nha khoa khiến người bệnh né tránh khám răng định kỳ, từ đó làm tăng nguy cơ sâu răng, viêm nha chu…

Ổ nhiễm trùng trong răng miệng có thể gây ra biến chứng ở những cơ quan khác như viêm họng, viêm amidan, viêm xoang, thậm chí là viêm phổi và bệnh động mạch vành. Người mắc chứng sợ nha khoa cũng có nguy cơ mất răng toàn hàm cao hơn bình thường.

Với những ảnh hưởng kể trên, chứng sợ nha khoa cần được phát hiện và điều trị sớm để bảo vệ sức khỏe răng miệng. Hơn nữa, khi vượt qua được nỗi sợ, người bệnh sẽ không phải đối mặt với trạng thái lo lắng, bồn chồn thường trực.

Chẩn đoán chứng sợ nha khoa

Chứng sợ nha khoa đã được công nhận là rối loạn ám ảnh cụ thể và có bảng tiêu chuẩn chẩn đoán trong DSM (Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần).

Sau khi trao đổi về triệu chứng, tiền sử gia đình, cá nhân và những trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện đánh giá chuyên sâu như khảo sát về nỗi sợ nha khoa, thang đo mức độ lo lắng về các vấn đề răng miệng ở trẻ em, chỉ số nhạy cảm lo âu (ASI)…

Các bài đánh giá chuyên sâu này sẽ giúp bác sĩ xác định hội chứng sợ nha khoa. Bên cạnh đó, một số bảng đánh giá có thể xác định nguồn gốc gây ra nỗi sợ nha khoa là do nỗi sợ về thủ thuật nha khoa, sợ tai biến, sợ nha sĩ hay sợ hãi tất cả các tình huống liên quan đến nha khoa.

Vượt qua chứng sợ nha khoa với 3 cách hữu hiệu

Nỗi sợ và ám ảnh về nha khoa có thể có mức độ nhẹ cho đến nghiêm trọng. Dù vậy, can thiệp điều trị được khuyến khích cho tất cả các trường hợp vì nỗi sợ có thể gia tăng dần theo thời gian, dẫn đến những phiền toái trong cuộc sống và đặc biệt là sức khỏe răng miệng.

Có rất nhiều phương pháp được cân nhắc cho bệnh nhân mắc chứng sợ nha khoa. Bệnh nhân có thể được xem xét các phương pháp ngắn hạn như gây mê hoặc thôi miên. Tuy nhiên, những giải pháp này không phải lựa chọn tối ưu mà chỉ được thực hiện khi bệnh nhân cần can thiệp thủ thuật nha khoa do mắc các bệnh lý răng miệng.

Giải pháp lâu dài cho chứng sợ nha khoa là can thiệp tâm lý trị liệu để thay đổi những suy nghĩ tiêu cực. Khi nhận thức thay đổi, bệnh nhân sẽ giảm bớt nỗi ám ảnh, sợ hãi quá mức với nha sĩ, dụng cụ và thủ thuật nha khoa. Một số loại thuốc cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ quá trình trị liệu.

1. Tâm lý trị liệu

Giống như các rối loạn ám ảnh sợ hãi, chứng sợ nha khoa có đáp ứng tốt với tâm lý trị liệu. Nếu được điều trị tích cực, nỗi sợ quá mức, dai dẳng và thái quá sẽ được kiểm soát đáng kể.

sợ nha khoa
Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) và liệu pháp tiếp xúc có thể cải thiện chứng sợ nha khoa hiệu quả

Với mỗi trường hợp cụ thể, nhà trị liệu sẽ lựa chọn hướng can thiệp phù hợp. Nhưng nhìn chung, các trường hợp mắc chứng sợ nha khoa đều sẽ được điều trị bằng các phương pháp sau:

  • Liệu pháp tiếp xúc: Liệu pháp tiếp xúc được thực hiện bằng cách cho người bệnh tiếp xúc với nỗi sợ với mức độ tăng dần (từ tưởng tượng cho đến xem hình ảnh, video clip, nghe âm thanh và cuối cùng là trực tiếp đối mặt với tình huống gây ra nỗi sợ). Trong quá trình trị liệu, chuyên gia sẽ đồng hành để giúp bệnh nhân học cách kiểm soát cảm xúc và chế ngự nỗi sợ của bản thân.
  • Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT): Bên cạnh liệu pháp tiếp xúc, bệnh nhân mắc chứng sợ nha khoa có thể phải can thiệp thêm liệu pháp nhận thức hành vi (CBT). Trong liệu pháp này, chuyên gia sẽ xác định và thay đổi suy nghĩ tiêu cực của người bệnh về nha sĩ, các thủ thuật nha khoa… Khi suy nghĩ được điều chỉnh, cảm xúc và hành vi cũng có sự thay đổi rõ rệt.
  • Liệu pháp thôi miên: Liệu pháp thôi miên được xem là giải pháp ngắn hạn cho chứng sợ nha khoa. Liệu pháp này được thực hiện với mục đích thư giãn và giúp người bệnh điều chỉnh nhận thức một cách dễ dàng hơn. Nhìn chung, đa phần bệnh nhân được thực hiện liệu pháp thôi miên trước khi đến phòng nha để giảm bớt căng thẳng, lo âu.

2. Dùng thuốc

Sử dụng thuốc không phải là giải pháp lâu dài cho chứng sợ nha khoa. Thuốc thường được dùng trước khi đến phòng nha hoặc trước khi thực hiện các thủ thuật để tránh tâm lý kích động, sợ hãi.

Tùy theo mức độ ám ảnh, bệnh nhân có thể phải dùng thuốc an thần hoặc phải gây mê toàn thân. Trong đó, gây mê có chỉ định hạn chế hơn vì tiềm ẩn nhiều rủi ro và tác dụng phụ – đặc biệt là khi các thủ thuật nha khoa thường khá đơn giản và việc gây mê toàn thân được cho là không cần thiết.

3. Các biện pháp hỗ trợ khác

Ngoài hai phương pháp chính là sử dụng thuốc và tâm lý trị liệu, chứng sợ nha khoa còn có thể được kiểm soát thông qua một số biện pháp hỗ trợ như:

sợ nha khoa
Nên lựa chọn các bác sĩ Răng hàm mặt nhiệt tình, tâm lý để giảm bớt cảm giác sợ hãi khi khám răng
  • Châm cứu: Châm cứu được chứng minh có tác dụng giảm lo lắng, căng thẳng và giúp bệnh nhân bình tĩnh hơn khi đến phòng nha. Liệu pháp này có thể được kết hợp với liệu pháp thôi miên để đạt kết quả tốt nhất.
  • Lựa chọn phòng nha phù hợp: Cách bài trí của các nha khoa có thể góp phần tạo ra cảm giác không an toàn, lo lắng cho một số người. Hiện nay, nhiều nha khoa đã thay đổi cách bài trí, tạo không gian gần gũi và thân thiện để khách hàng có trải nghiệm tốt khi đến chăm sóc sức khỏe răng miệng.
  • Chọn các nha sĩ nhiệt tình, tâm lý: Trước khi đến, có thể liên hệ với phòng khám để được sắp xếp nha sĩ nhiệt tình, nhẹ nhàng. Thái độ tích cực của nha sĩ sẽ giúp giảm đáng kể cảm giác sợ hãi, bồn chồn. Một số nha sĩ có kinh nghiệm còn biết cách trấn an tinh thần để bệnh nhân ổn định tâm lý trước khi khám răng và can thiệp các thủ thuật nha khoa.
  • Đến phòng nha cùng người thân: Để giảm bớt cảm giác lo lắng, các chuyên gia khuyến khích người bị chứng sợ nha khoa nên đi cùng người thân khi đến khám răng. Có người thân bên cạnh sẽ tạo cảm giác yên tâm và được bảo vệ.

Chứng sợ nha khoa ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe răng miệng và làm giảm chất lượng cuộc sống. Nếu nhận thấy bản thân hoặc những người xung quanh bị ám ảnh quá mức về nha sĩ, dụng cụ, thiết bị, thủ thuật nha khoa… nên tìm gặp chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ kịp thời.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

hội chứng tự ngược đãi bản thân
Hội chứng tự ngược đãi bản thân: Dấu hiệu, chuẩn đoán và điều trị

Trong cuộc sống, chúng ta sẽ có những lúc cảm thấy mệt mỏi, bức bối, đau khổ hay phải chịu những tổn thương nào đó...

chữa rối loạn lo âu tại nhà
Chữa Rối Loạn Lo Âu Hiệu Quả Tại Nhà: Không Cần Dùng Thuốc

Các cách chữa rối loạn lo âu tại nhà sẽ bổ trợ cho quá trình điều trị hội chứng tâm lý này đạt kết quả...

Ăn đồ ngọt có làm giảm Stress
Ăn đồ ngọt có làm giảm Stress, căng thẳng, mệt mỏi hay không?

Mỗi khi căng thẳng, mệt mỏi chúng ta thường có thói quen ăn một ít đồ ngọt để cải thiện tâm trạng tốt hơn. Tuy...

yêu người ái kỷ
10 Dấu Hiệu Nhận Biết Khi Yêu Người Ái Kỷ và Cách xử lý

Yêu người ái kỷ có thể khiến cuộc sống của bạn đảo lộn, và khiến bạn phải chịu nhiều tổn thương vì trả giá quá...

Trầm cảm u sầu là gì?

Trầm cảm u sầu (Melancholia): Nguyên nhân, Dấu hiệu, Điều trị

Trầm cảm học đường là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp

trầm cảm không điển hình

Trầm cảm không điển hình: Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách vượt qua

rối loạn thách thức chống đối

Rối loạn thách thức chống đối là gì? Biểu hiện và Biện pháp can thiệp

trầm cảm sau phá thai

Trầm cảm sau khi phá thai: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách phòng tránh