Bệnh rối loạn lo âu có tái phát không? Cách nhận biết và phòng ngừa

Những ảnh hưởng của rối loạn lo âu đến sức khỏe, và trạng thái tinh thần của người bệnh là rất nặng nề nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Tuy nhiên sau khi khỏi bệnh, nhiều người vẫn lo lắng không biết bệnh rối loạn lo âu có tái phát không, và làm sao để nhận biết cũng như phòng ngừa việc căn bệnh này tái phát trong tương lai. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu và giải đáp thắc mắc này trong bài viết dưới đây. 

Những điều cần biết về rối loạn lo âu

Điều đầu tiên bạn cần biết là bệnh rối loạn lo âu (anxiety disorder) khác với cảm giác lo âu và căng thẳng. Cảm giác lo âu và căng thẳng là hiện tượng tâm lý bình thường khi chúng ta đứng trước một sự kiện, hay một sự vật quan trọng. Ví dụ trước khi phỏng vấn hay vào phòng thi, khi đứng trước đám đông hoặc máy quay,… Những cảm giác này sẽ biến mất khi bạn tập trung vào bài làm, bài diễn thuyết hay buổi phỏng vấn, hoặc sau khi hoàn thành công việc.

rối loạn lo âu có tái phát không
Tình trạng rối loạn lo âu kéo dài gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tinh thần và chất lượng đời sống người bệnh.

Cảm giác lo lắng đến và đi trong một thời gian ngắn, không khiến bạn cảm thấy hoảng loạn, sợ hãi hay ảnh hưởng quá nhiều đến trạng thái cảm xúc và cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, những người mắc chứng rối loạn lo âu sẽ có những trải nghiệm khác hoàn toàn so với cảm giác lo lắng bình thường. Đặc trưng của người mắc rối loạn lo âu là sự căng thẳng quá mức và cảm giác lo lắng ập đến một cách đột ngột, dữ dội, đôi khi không rõ nguyên do.

Cảm giác hoảng sợ và lo âu của người bệnh đến mà không có dấu hiệu báo trước, đôi khi không có lý do cụ thể, do đó rất khó để xác định và ngăn chặn tình trạng này diễn ra. Những triệu chứng rối loạn lo âu mất kiểm soát có thể ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống, các mối quan hệ xã hội, công việc và học tập của người mắc bệnh. Có nhiều dạng rối loạn lo âu khác nhau tùy vào trải nghiệm và ám ảnh của từng bệnh nhân.

Một số kiểu rối loạn lo âu phổ biến mà chúng ta thường gặp có thể kể đến như: rối loạn lo âu lan tỏa, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn lo âu xã hội, rối loạn lo âu chia ly, rối loạn ám ảnh sợ đặc hiệu, rối loạn ám ảnh sau sang chấn, chứng sợ không gian hẹp, chứng sợ đám đông,… Một người có thể chỉ mắc một chứng lo âu, hoặc cùng lúc bị ảnh hưởng bởi nhiều dạng rối loạn lo âu với những biểu hiện gần giống nhau khiến bác sĩ khó để xác định chính xác tình trạng bệnh.

Những biểu hiện của rối loạn lo âu thể hiện thông qua sự lo lắng, hoảng hốt và những dấu hiệu thể chất của người bệnh. Những biểu hiện này phải phải kéo dài ít nhất 6 tháng, gây cảm giác lo lắng khủng khiếp, và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh thì mới có thể xem là biểu hiện bệnh. Dưới đây là một số triệu chứng tiêu biểu của chứng rối loạn lo âu mà bạn nên biết:

  • Cảm thấy lo lắng, sợ hãi quá mức đối với những sự việc bình thường, những tình huống không gây bất cứ nguy hiểm nào đến người bệnh.
  • Nỗi sợ vô lý luôn đeo bám khiến bạn cảm thấy hoảng loạn mệt mỏi, có khi nỗi sợ đó rất vô lý nhưng bạn không thể thoát ra được.
  • Đi kèm với nỗi sợ là việc bạn không thể kiểm soát hành động của cơ thể, có thể thực hiện những hành động trong vô thức gây ảnh hưỡng đến bản thân và những người xung quanh.
  • Đau đầu, chóng mặt, hoa mắt
rối loạn lo âu có tái phát không
Những biểu hiện của rối loạn lo âu thể hiện một cách trực tiếp thông qua cảm giác lo lắng, bất an và những triệu chứng sinh lý của người mắc bệnh.
  • Tức ngực, khó thở, thở gấp, tim đập nhanh
  • Đổ nhiều mồ hôi
  • Khó ngủ, ngủ không sâu giấc, thường xuyên tỉnh dậy lúc giữa đêm và mơ thấy ác mộng
  • Cảm giác mệt mỏi bủa vây, ngủ nhiều hơn vào ban ngày
  • Không thể tập trung khiến hiệu quả công việc giảm sút, hoặc ảnh hưởng đến việc học tập
  • Chế độ ăn thay đổi, có thể ăn ít hơn hoặc nhiều hơn, dễ đói bụng giữa đêm
  • Rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy do lo lắng, căng thẳng lâu ngày và chế độ ăn bị thay đổi.

Bệnh rối loạn lo âu có tái phát không?

Tái phát là tình trạng những triệu chứng của căn bệnh cũ quay lại gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Ví dụ một người bệnh sau thời gian dài trị liệu rối loạn lo âu đã bình phục, và không bị căn bệnh ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày nữa. Tuy nhiên sau một thời gian ngừng điều trị, những dấu hiệu bệnh quay trở lại và có khi còn nghiêm trọng hơn trước. Trường hợp này được gọi là tái phát bệnh.

Tái phát là một tình trạng thường thấy mà người bệnh phải đối mặt trong quá trình trị liệu. Theo nghiên cứu và thống kê của các nhà khoa học, rối loạn lo âu hoàn toàn có khả năng tái phát. Do đó chúng ta cần biết về biểu hiện của việc tái phát bệnh và những nguyên nhân gây ra để có hướng giải quyết phù hợp. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này, và một vài lý do trong số đó chúng ta rất khó kiểm soát và phòng ngừa.

  • Phương pháp trị liệu chưa đạt hiệu quả: Những vấn đề trong quá trình kê thuốc và theo dõi tình trạng bệnh có thể khiến chứng rối loạn lo âu có nguy cơ tái phát. Trong trường hợp này việc điều trị tâm lý và sử dụng thuốc chỉ có tác dụng xóa bỏ các triệu chứng bệnh, nhưng không thể giải quyết tận gốc vấn đề. Do đó khi người bệnh gặp kích thích thì khả năng tái phát bệnh là rất cao.
  • Người bệnh không tuân thủ quy tắc điều trị: Nếu trong quá trình trị liệu người bệnh không tuân thủ đúng hướng dẫn, uống thuốc không đúng cử, tự ý thay đổi liều lượng thuốc, hoặc cắt thuốc mà chưa có sự cho phép của bác sĩ sẽ gia tăng tỷ lệ tái phát bệnh về sau. Những triệu chứng bệnh chỉ tạm thời mất đi chứ chưa được chữa trị hoàn toàn. Do đó chỉ trong một thời gian ngắn sau đợt trị liệu, rối loạn lo âu sẽ tái phát.
  • Ảnh hưởng từ những căn bệnh khác: Đôi khi việc rối loạn lo âu tái phát là do ảnh hưởng từ những căn bệnh khác sau khi quá trình điều trị kết thúc. Nếu sau quá trình trị liệu người bệnh mắc một chứng bệnh khác như trầm cảm, hay gặp một cú sốc tâm lý thì họ có khả năng tái phát bệnh rối loạn lo âu. Trầm cảm hay sang chấn tâm lý có thể ảnh hưởng đến trạng thái tinh thần của người bệnh, từ đó kích phát tình trạng rối loạn lo âu quay trở lại.
rối loạn lo âu có tái phát không
Nguyên nhân gây ra tình trạng tái phát rối loạn lo âu khác nhau ở từng người bệnh, và bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố.

Ngoài ra trong từng trường hợp cụ thể, nguyên nhân tái phát bệnh của mỗi người còn bị ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác xung quanh. Vấn đề tái phát bệnh cho thấy thời gian và phương pháp điều trị chưa đủ để người bệnh vượt qua cơn lo âu, hoặc có sai sót trong quá trình điều trị. Điều cần làm khi phát hiện tình trạng tái phát bệnh là xem xét tình hình, kéo dài thời gian trị liệu để giải quyết tận gốc vấn đề, hoặc thay đổi phương pháp để phù hợp với tình trạng hiện tại của người bệnh.

Cách phòng ngừa bệnh rối loạn lo âu tái phát

Sau khi trả lời được câu hỏi bệnh rối loạn lo âu có tái phát không, điều tiếp theo chúng ta cần quan tâm là làm sao phòng ngừa tình trạng tái phát bệnh. Trên thực tế, không có bất cứ phương pháp nào đảm bảo 100% người bệnh không tái phát chứng rối loạn lo âu, bởi vì có nhiều yếu tố chúng ta không thể kiểm soát được. Tuy nhiên, vẫn có những phương pháp giúp hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ tái phát bệnh mà bạn nên tham khảo.

1. Duy trì sử dụng thuốc chống trầm cảm

Rối loạn lo âu kéo dài khiến người bệnh gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày. Vì thế trị liệu dứt điểm và ngăn chặn tình trạng này tái phát là mục tiêu của bác sĩ và cả người bệnh trong quá trình điều trị. Để đạt được mục tiêu đã đề ra, việc duy trì sử dụng thuốc chống trầm cảm là một trong những phương pháp được sử dụng phổ biến. Bác sĩ luôn tư vấn cho bệnh nhân về vấn đề này nhằm giảm bớt triệu chứng bệnh một cách triệt để và ngăn ngừa tái phát.

Thông thường, những người tiếp tục sử dụng thuốc chống trầm cảm trong vòng một năm sau khi kết thúc điều trị, và có chế độ sống lành mạnh có tỷ lệ tái phát bệnh thấp hơn so với người ngưng thuốc hẳn. Chưa có kết luận chính xác về việc duy trì dùng thuốc trong thời gian bao lâu để đạt đến hiệu quả tốt nhất, vì hiệu quả của thuốc còn tùy thuộc vào mức độ bệnh, khả năng hấp thu, và một số yếu tố khác ở từng bệnh nhân.

Theo khuyến cáo, thời gian duy trì sử dụng thuốc tối đa là 1 năm, và liều lượng thuốc sẽ được giảm dần để cơ thể có thời gian làm quen nhằm tránh tình trạng bị sốc. Những người ngay lập tức ngưng việc sử dụng thuốc chống trầm cảm có tỷ lệ tái phát bệnh cao gấp đôi, so với người kiên trì dùng thuốc trong thời gia quy định. Đương nhiên, việc có tiếp tục sử dụng thuốc hay không tùy thuộc vào quyết định cuối cùng của người bệnh.

rối loạn lo âu có tái phát không
Kiên trì dùng thuốc chống lo âu tối đa 1 năm sau khi chấm dứt điều trị có thể giảm thiểu nguy cơ tái phát bệnh về sau.

Bác sĩ và các chuyên gia tâm lý luôn đề cập đến khả năng tái phát bệnh với bệnh nhân, cũng như phân tích những lợi ích và nguy cơ của việc duy trì điều trị. Việc này giúp người bệnh có cái nhìn rõ ràng và đưa ra quyết định chính xác hơn. Thêm một điều nữa mà người bệnh nên cân nhắc, đó chính là những tác dụng phụ của thuốc trong quá trình điều trị, và những ảnh hưởng của thuốc đến các dự định tương lai.

Một số người khi dùng thuốc thì cảm thấy triệu chứng bệnh thuyên giảm, nhưng đồng thời họ buộc phải chịu đựng một số tác dụng phụ không mong muốn. Việc tiếp tục dùng thuốc cũng có thể ảnh hưởng đến những dự định tiếp theo của người bệnh như mang thai hay sinh con. Do đó bệnh nhân cần cân nhắc cẩn thận những ưu điểm và nhược điểm của vấn đề này, nhằm đưa ra quyết định tốt nhất cho bản thân.

2. Giữ cho bản thân không bị căng thẳng

Tình trạng lo lắng, căng thẳng và trầm cảm kéo dài có thể làm tăng tỷ lệ tái phát rối loạn lo âu. Do đó điều bạn cần làm là hạn chế làm việc và suy nghĩ quá nhiều, giữ cho tinh thần và thân thể luôn khỏe mạnh, và giảm bớt những yếu tố gây căng thẳng cho bản thân. Bạn có thể chuyển chỗ ở mới, tham gia các hoạt động cộng đồng, tạo thói quen tập thể dục thường xuyên, duy trì chế độ ăn lành mạnh, hoặc tham gia những câu lạc bộ tùy theo sở thích để giảm áp lực và cảm giác lo lắng.

Chế độ ăn lành mạnh được đánh giá là có tác dụng giảm lo lắng căng thẳng, tăng cường sản sinh senrotonin thúc đẩy sự truyền dẫn thần kinh nhằm kiểm soát cảm xúc của người bệnh. Do đó người bị rối loạn lo âu nên ăn gì và kiêng gì là đề tài được nhiều người quan tâm. Duy trì chế độ ăn uống khoa học và cân bằng các chất cũng có tác dụng ngăn ngừa và hạn chế vấn đề tái phát bệnh.

Chế độ ăn uống hợp lý cũng cần kết hợp với lối sống lành mạnh để đạt đến hiệu quả tốt nhất. Do đó người bệnh nên tích cực tham gia những hoạt động ngoài trời và xây dựng thêm nhiều mối quan hệ mới. Bạn cũng nên tham gia các lớp yoga, thiền tịnh để học cách thả lỏng bản thân, duy trì lối suy nghĩ tích cực nhằm ngăn chặn những yếu tố có khả năng làm tái phát căn bệnh rối loạn lo âu.

rối loạn lo âu có tái phát không
Giữ cho bản thân thoải mái và thư giãn hết mức có thể bằng cách tập yoga hoặc thiền có thể ngăn chặn rối loạn lo âu tái phát.

Việc duy trì lối sống lành mạnh giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, loại bỏ suy nghĩ tiêu cực, kích thích não hoạt động, giảm lo âu căng thẳng, và nhất là có thể hạn chế những ảnh hưởng của bệnh đến trạng thái tinh thần. Trong mọi trường hợp, việc ăn uống ngủ nghỉ hợp lý và duy trì cường độ tập thể dục thể thao đều đặn đều mang đến những ảnh hưởng tích cực cho sức khỏe, phòng chống bệnh tật và tình trạng căng thẳng.

3. Ăn uống đầy đủ

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng lối sống lành mạnh, và hạn chế những ảnh hưởng của rối loạn lo âu về sau. Các nhà khoa học nhận ra rằng những thực phẩm có nhiều magie, kẽm, DHA, chất xơ, polyphenol, flavonoid,… có tác dụng thúc đẩy việc sản sinh senrotonin trong não giúp ổn định cảm xúc, và ngăn cảm những triệu chứng của rối loạn lo âu tái phát làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Một số thực phẩm được khuyên dùng để ngăn chặn tình trạng rối loạn lo âu tái phát bao gồm: các loạt hạt và quả hạch, trà xanh, mật ong, socola đen nguyên chất hoặc chứa trên 70% hàm lượng cacao, các loại rau xanh, ngũ cốc nguyên cám, cá hồi, cá ngừ, cá mòi, các loai hải sản, sữa chua, hạt chia,… Hàm lượng carbohydrate phức tạp có trong những loại thực phẩm này không chỉ cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể, mà còn thúc đẩy việc sản sinh senrotonin.

Khi chọn lựa thực phẩm, bạn cần chú ý tránh xa những loại thực phẩm tẩm ướp nhiều gia vị, nhiều chất béo, nhiều đường và các chất phụ gia làm ngọt như: khoai tây chiên, hamburger, socola trắng, socola sữa, đồ chiên rán, bánh ngọt, kẹo, nước ngọt có gas, nước trái cây đóng chai, các loại thức ăn vặt chứa nhiều calo,… Những loại thực phẩm này không tốt cho sức khỏe mà còn làm tăng nguy cơ mắc rối loạn lo âu hơn.

4. Đến gặp bác sĩ để được tư vấn chính xác

Để đảm bảo tình trạng rối loạn lo âu của bản thân đã được kiểm soát, bạn nên chú ý đến những thay đổi bất thường của cơ thể. Sau đó bạn đến gặp bác sĩ ngay để được tư vấn nếu chúng ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Việc kiểm tra thường xuyên tình trạng tâm lý dù đã chấm dứt điều trị giúp phát hiện sớm, và ngăn chặn ngay lập tức nếu bệnh có dấu hiệu tái phát. Việc phát hiện sớm giúp tình trạng bệnh được kiểm soát tốt hơn.

rối loạn lo âu có tái phát không
Đến gặp bác sĩ định kỳ để được theo dõi tình trạng bệnh và ngăn chặn khả năng tái phát chứng rối loạn lo âu.

Ngoài ra sau khi chấm dứt điều trị, bạn cũng có thể duy trì việc kiểm tra định kỳ để đảm bảo tình trạng rối loạn lo âu đã được kiểm soát tốt. Bác sĩ có thể theo dõi tình hình của bạn trong một thời gian dài để đảm bảo những cơn lo âu không còn ảnh hưởng đến tinh thần của bạn nữa. Đây được xem là một trong những cách tốt nhất để ngăn ngừa rối loạn lo âu tái phát, hoặc trở nên nghiêm trọng hơn trong tương lai.

Việc kiểm tra định kỳ này không có thời gian cụ thể, nhưng lời khuyên là bạn nên duy trì ít nhất 1 năm để đảm bảo những ảnh hưởng của rối loạn lo âu đã được ngăn chặn. Những bệnh nhân kết thúc điều trị sớm, hoặc ít quan tâm đến vấn đề điều trị về sau có khả năng tái phát bệnh cao hơn nhiều so với những người khác. Vì thế đây là vấn đề quan trọng cần chú ý chứ không nên bỏ qua và xem nhẹ.

5. Chia sẻ cùng người thân và bạn bè

Giữ cho tâm trạng thoải mái và loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực là một trong những cách tốt nhất để hạn chế khả năng tái phát của chứng rối loạn lo âu. Trong cuộc sống, sẽ có nhiều lúc bạn buộc phải đối mặt với những vấn đề gây căng thẳng và tạo thành những suy nghĩ tiêu cực. Trốn tránh và tìm cách phủ nhận sẽ khiến tình hình ngày càng tồi tệ hơn, làm ảnh hưởng đến trạng thái tinh thần của bạn. Do đó hãy tìm kiếm sự chia sẻ và lời khuyên từ những người xung quanh.

Việc dồn nén năng lượng tiêu cực, và chịu đựng sự căng thẳng lo âu trong thời gian dài chỉ khiến tình trạng của bạn ngày càng xấu đi. Rối loạn lo âu có tỷ lệ cao tái phát nếu bạn luôn đặt bản thân trong trạng thái lo âu và sợ hãi kéo dài. Do đó đừng ngại khi tìm kiếm sự giúp đỡ bằng cách tâm sự với người yêu, người thân, bạn bè hay những người mà bạn tin tưởng. Họ sẽ luôn lắng nghe và đồng hành cùng bạn vượt qua khó khăn.

Việc chia sẻ cảm xúc và thành thật với những suy nghĩ của bản thân cũng có thể giúp những người xung quanh phát hiện những bất ổn trong tư tưởng của bạn. Có những lúc bạn không nhận ra những tư tưởng của mình có phần nguy hiểm và lệch lạc, nhất là khi rơi vào tình trạng rối loạn lo âu nặng, nhưng bạn bè hay người thân thì có. Họ có thể giúp bạn uốn nắn suy nghĩ, hướng đến thái độ sống tích cực, và ngăn cản những ý nghĩ tiêu cực nảy sinh.

bệnh rối loạn lo âu có tái phát không
Tâm sự với người thân khiến tinh thần của bạn thoải mái hơn, giải tỏa căng thẳng, và giúp bạn cảm nhận được tình cảm của gia đình dành cho bản thân.

Bệnh rối loạn lo âu có tái phát không là điều được nhiều người quan tâm, bởi vì căn bệnh này ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống bình thường của người bệnh. Việc tái phát bệnh không chỉ khiến cuộc sống của bệnh nhân bị đảo lộn, mà còn phải tốn nhiều thời gian và công sức hơn vào việc điều trị. Do đó, việc hiểu biết và ngăn ngừa những yếu tố làm tăng tỷ lệ tái phát rối loạn lo âu là điều chúng ta nên tìm hiểu để có phương pháp đối phó.

Có lẽ bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hội chứng sợ bóng tối
Hội chứng sợ bóng tối (Nyctophobia): Những điều cần biết

Hội chứng sợ bóng tối gây ra những nỗi sợ vô cùng phi lý và dữ dội về tất cả các hoạt động có liên...

Stress, Căng Thẳng Gây Rụng Tóc – Làm thế nào để khắc phục?

Stress là nguyên nhân gây rụng tóc mà nhiều người không ngờ đến. Tình trạng này tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng khiến...

Bắt nạt qua mạng (Cyberbullying) là gì
Bắt nạt qua mạng (Cyberbullying): Thực trạng đáng báo động

Bắt nạt qua mạng có thể xảy ra với mọi đối tượng. Ai cũng có thể trở thành người bắt nạt hoặc nạn nhân bị...

Rối loạn cảm xúc ở người già
Rối loạn cảm xúc ở người già là gì? Phát hiện và điều trị kịp thời

Ở người già, khi độ tuổi đã “xế chiều” sức khỏe cơ thể có nhiều biến chuyển xấu đi. Bên cạnh đó, giai đoạn càng...

Trầm cảm u sầu là gì?

Trầm cảm u sầu (Melancholia): Nguyên nhân, Dấu hiệu, Điều trị

Trầm cảm học đường là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp

trầm cảm không điển hình

Trầm cảm không điển hình: Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách vượt qua

rối loạn thách thức chống đối

Rối loạn thách thức chống đối là gì? Biểu hiện và Biện pháp can thiệp

trầm cảm sau phá thai

Trầm cảm sau khi phá thai: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách phòng tránh