Rối loạn hành vi giấc ngủ REM: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị

Rối loạn hành vi giấc ngủ REM là một chứng rối loạn hành vi diễn ra trong quá trình ngủ sâu. Người bệnh thường la hét, chửi rủa, và mất kiểm soát hành vi (đấm, đá, bóp cổ,…) trong cơn mơ. Tình trạng bất ổn này có thể gây thương tích, thậm chí là đe dọa tính mạng của chính người bệnh và người ngủ bên cạnh. Bệnh nhân khi tỉnh dậy thường nhớ rõ giấc mơ, và cảm thấy chúng vô cùng sống động. 

Rối loạn hành vi giấc ngủ REM là gì?

Rối loạn hành vi giấc ngủ REM là một chứng rối loạn giấc ngủ tương đối hiếm gặp. Tình trạng này chỉ được ghi nhận trên 1% dân số Hoa Kỳ, và đa phần ảnh hưởng đến những người trên 50 tuổi. Tuy nhiên, tỉ lệ này có thể thấp hơn so với thực tế vì nhiều người không nhận ra tình trạng bất ổn của bản thân, hoặc nhận ra nhưng không đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.

rối loạn hành vi giấc ngủ rem
Rối loạn hành vi giấc ngủ gây ra những cơn ác mộng, khiến người bệnh mất kiểm soát hành vi, và có thể gây tổn thương đến những người xung quanh.

REM là viết tắt của cụm từ “rapid eye movement” nghĩa là “chuyển động mắt nhanh”. Khi đi ngủ, chúng ta sẽ trải qua hai chu kỳ giấc ngủ là giấc ngủ chuyển động mắt nhanh (REM), và giấc ngủ không chuyển động mắt nhanh (không REM). Hai chu kỳ này xảy ra luân phiên nhau. Giấc ngủ REM chiếm từ 20-25% thời lượng ngủ, thường xảy ra sau nửa đêm, và đây là thời điểm chúng ta thường rơi vào giấc mơ.

Khi bị chứng rối loạn hành vi giấc ngủ REM, người bệnh sẽ có những biểu hiện bất thường trong quá trình REM. Những hành vi này bao gồm: la hét, khóc, cười, nói chuyện, chửi rủa, tay chân cử động loạn xạ, đấm đá, bật dậy, hoặc nhảy bật khỏi giường, thường là mô phỏng lại những hành động đã làm trong mơ. Tình trạng này xảy ra khoảng 1,5-2h sau khi đi ngủ và kéo dài chừng 10 phút. Con người sẽ trải qua nhiều chu kỳ REM, càng về sau chu kỳ ngày càng dài hơn.

Khi chìm vào giấc ngủ REM, mắt bạn di chuyển qua lại với tốc độ nhanh, nhịp thở không điều, tình trạng nhịp tim và sóng điện não tương tư như khi còn thức, nhưng các cơ trong cơ thể sẽ tê liệt tạm thời. Hiện tượng này được gọi là “muscle atonia”. Đối với những người bị rối loạn hành vi giấc ngủ REM, muscle atonia không xảy ra, dẫn đến việc họ có thể phản ứng lại với giấc mơ, tự do hoạt động tay chân và nói chuyện trong khi ngủ.

Giấc ngủ REM liên quan đến rất nhiều vấn đề của hệ thần kinh, thế nên các nhà khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây ra hiện tượng rối loạn hành vi này. Quá trình phản ứng của người mắc chứng rối loạn hành vi giấc ngủ REM chuyển từ nhẹ đến nặng. Ban đầu là những cử động nhẹ nhàng và chậm rãi, dần dần sẽ hay đổi nhanh và mạnh hơn. Những hành vi này có xảy ra nhiều lần trong đêm, và ngày càng nặng hơn theo thời gian.

Người bệnh không nhận thức được hành vi bất thường của mình trong giấc ngủ, thế nên chính họ và những người ngủ cùng có thể bị thương do những hành vi khó kiểm soát. Chúng ta hoàn toàn có thể đánh thức người bị rối loạn hành vi bằng lời nói hay hành động. Khi tỉnh dậy, họ nhớ rất rõ về những gì đã mơ thấy, và cảm nhận được giấc mơ rất chân thật. Điều này khác với tình trạng mơ thông thường, vì chúng ta sẽ không nhớ về chúng khi tỉnh dậy.

Nguyên nhân gây rối loạn hành vi giấc ngủ

Hội chứng này ảnh hưởng đến mọi giới tính và độ tuổi, nhưng đàn ông và những người trên 50 tuổi là đối tượng được ghi nhận nhiều nhất trong những năm trở lại đây, sau đó mới là phụ nữ. Nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng có thể bị ảnh hưởng bởi chứng rối loạn này, nhưng vì lứa tuổi này còn quá nhỏ nên không có đủ căn cứ và dữ liệu để xác định chính xác.

nguyên nhân gây rối loạn hành vi giấc ngủ
Nguyên nhân gây rối loạn hành vi giấc ngủ là tổng hợp của nhiều yếu tố như bất thường trong nãi, chấn thương, bệnh tật và những yếu tố môi trường.

Nguyên nhân chính xác gây ra hiện tượng này vẫn chưa được làm rõ. Một số nghiên cứu và giả thuyết cho rằng hiện tượng này liên quan đến sự bất thường trong não, tổn thương não, ảnh hưởng bởi các hội chứng bệnh khác, thuốc chống trầm cảm, hoặc một số yếu tố môi trường. Lý do gây rối loạn hành vi giấc ngủ REM ở người thường là tổng hợp từ nhiều nguyên nhân. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:

  • Sự bất thường ở cầu não: Phần cầu não nằm ở thân não chịu trách nhiệm điều khiển giấc ngủ REM, giúp tình trạng tê liệt cơ tạm thời trong khi ngủ diễn ra bình thường. Tuy nhiên, khi cơ quan này bị tổn thương, các tế bào não sẽ không hoàn thành đúng chức trách, dẫn đến việc các cơ có thể hoạt động bình thường, và gây ra chứng rối loạn hành vi giấc ngủ REM.
  • Rối loạn thoái hóa thần kinh: Sự tổn thương ở cầu não cũng được cho là liên quan đến chứng mất trí nhớ thể Lewy và bệnh Parkinson, thế nên các nhà khoa học cho rằng hội chứng này cũng liên quan đến các rối loạn thoái hóa thần kinh. Một nghiên cứu cho thấy, trong vòng 14 năm sau khi được chẩn đoán rối loạn hành vi giấc ngủ REM, 97% bệnh nhân mắc các rối loạn thoái hóa thần kinh, đa phần là bệnh Parkinson.
  • Ảnh hưởng từ thuốc chống trầm cảm: Tác dụng phụ của một số loại thuốc chống trầm cảm mới có thể gây rối loạn giấc ngủ do ảnh hưởng đến chất dẫn truyền thần kinh là dopamine và serotonin.

Ngoài ra, cũng có một số yếu tố rủi ro làm tăng tỷ lệ mắc hội chứng này ở người như tuổi tác hoặc bệnh tật. Trước đây, nam giới và người trên 50 tuổi được ghi nhận có tỷ lệ cao mắc bệnh, nhưng gần đây càng có nhiều phụ nữ được chẩn đoán rối loạn giấc ngủ. Những đối tượng mắc chứng ngủ rũ, u não, từng bị tổn thương đầu, tiếp xúc với nhiều hóa chất độc hại trong công nghiệp và nông nghiệp.

Những người lạm dụng chất kích thích và rượu bia cũng được ghi nhận là có khả năng mắc rối loạn giấc ngủ REM. Những hóa chất độc hại kích thích và tàn phá hệ thần kinh, làm ảnh hưởng và gây ra những bất thường trong giấc ngủ. Những người đang trong giai đoạn cai nghiện những thú vui độc hại này cũng có thể bị ảnh hưởng do chưa quen với việc thiếu chất kích thích, tứ đó gây ra chứng rối loạn giấc ngủ REM.

Triệu chứng và ảnh hưởng của rối loạn hành vi khi ngủ

Các triệu chứng của rối loạn hành vi giấc ngủ REM có thể xảy ra một lần, hoặc nhiều lần trong giấc ngủ tùy vào tình hình của người bệnh. Cường độ và mức độ của những hành vi sẽ khác nhau ở từng đối tượng. Một số người có hành vi phát triển dần từ nhẹ đến mạnh, một số người có hành vi xuất hiện đột ngột và rất dữ dội. Dưới đây là một số triệu chứng của rối loạn hành vi giấc ngủ REM mà ta cần biết:

nguyên nhân gây rối loạn hành vi giấc ngủ rem
Bệnh nhân có những lời nói thô tục, hành vi mang tính bạo lực như đấm đá người bên cạnh, túm chăn, túm vào không khí và nhiều hành động khác.
  • Người bệnh gặp những cơn ác mộng tồi tệ, có xu hướng bạo lực, và xuất hiện những hành động như đấm đá, rượt bắt, giết người,… Trong mơ người bệnh dùng hết sức để tự vệ, bỏ chạy hoặc bảo vệ bản thân.
  • Chân tay co giật mất kiểm soát, có thể co giật nhẹ hay mạnh tùy vào từng trường hợp.
  • La hét lớn tiếng, giãy giụa, sử dụng những từ ngữ thô tục, bạo lực hay những từ ngữ mang ý nghĩa mạnh.
  • Đấm, đá, túm lấy không khí và có thể nhảy bật khỏi giường.
  • Coi những người nằm bên cạnh là đối thủ, hoặc những thứ đáng sợ nhìn thấy trong mơ và tấn công họ. Hành động này có thể gây tổn thương, hoặc đe dọa tính mạng người ngủ cùng.
  • Rơi khỏi giường, đập vào đầu giường làm xuất hiện những vết thương và vết bầm tím trên cơ thể
  • Người bệnh có thể bị đánh thức một cách dễ dàng, và khi tỉnh lại họ nhớ rất rõ những chuyện xảy ra, cảm thấy những điều xảy ra trong mơ vô cùng chân thực
  • Người bị rối loạn hành vi giấc ngủ REM không nhớ về những hành động của bản thân khi ngủ, họ chỉ có thể nhận thức đều này thông qua những vết thương trên cơ thể, và qua lời nói của những người xung quanh.

Rối loạn hành vi giấc ngủ REM không chỉ ảnh hưởng đến bản thân người bệnh, mà cả những người xung quanh. Hành vi mất kiểm soát và mang tính bạo lực trong giấc ngủ có thể gây thương tích cho chính bệnh nhân và cả người ngủ cùng. Cả hai có thể bị bầm tím, chảy máu, bong gân, gãy xương, nghẹt hở, chấn thương đầu và màng não. Trong một số trường hợp, tổn thương khó lường có thể đe dọa tính mạng.

Hội chứng này còn làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, gây cảm giác mệt mỏi và uể oải vào sáng hôm sau. Hầu hết vợ/chồng/người yêu của người mắc rối loạn giấc ngủ không có được giấc ngủ ngon, và thường bị chấn thương từ nhẹ đến nặng. Hội chứng này khiến người bệnh ngại giao tiếp, và làm ảnh hưởng đến sinh họat cũng như những mối quan hệ thường ngày.

Làm sao để cải thiện chứng rối loạn hành vi giấc ngủ REM?

Việc cải thiện và giảm nhẹ những ảnh hưởng của chứng rối loạn hành vi giấc ngủ REM là vô cùng cần thiết, nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho chính bản thân người bệnh, và cả những người xung quanh. Nếu phát hiện người bệnh có những dấu hiệu của rối loạn hành vi giấc ngủ, người nhà cần đưa người bệnh đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và cân nhắc quy trình trị liệu tốt nhất.

điều trị hội chứng rối loạn hành vi giấc ngủ rem
Đưa người bệnh đến gặp bác sĩ sớm là cách tốt nhất để điều trị hội chứng rối loạn hành vi giấc ngủ rem hiệu quả.

Nếu tình trạng rối loạn hành vi giấc ngủ REM gây ra do thuốc chống trầm cảm, chất kích thích hay rượu bia, thì việc hạn chế những chất này có thể giúp cải thiện tình hình, khiến việc rối loạn giấc ngủ biến mất. Nếu muốn dừng thuốc chống trầm cảm, bệnh nhận cần liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn cách dừng thuốc đúng đắn, tránh việc tự ý dừng thuốc vì có thể khiến tình hình tồi tệ hơn.

Thay đổi lối sống theo hướng lành mạnh, tránh xa những chất kích thích, thường xuyên tập thể dục và duy trì thời gian ngủ định kỳ mỗi ngày có thể giúp cải thiện tình trạng giấc ngủ của bạn. Ngoài ra, nên tạo môi trường ngủ an toàn cho người bệnh để hạn chế tối đa tổn thương có thể xảy ra. Dưới đây là một số lời khuyên dành cho người nhà khi bố trí phòng ngủ cho người mắc rối loạn hành vi giấc ngủ:

  • Không để những vật sắc nhọn, có khả năng gây thương tích trong tầm với của người bệnh.
  • Tốt nhất nên ngủ giường thấp, hoặc nằm nệm dưới đất để tránh việc bị rơi từ trên giường xuống đất trong quá trình ngủ, hạn chế tổn thương. Ngoài ra, có thể gắn thêm khung giường để đảm bảo an toàn.
  • Bệnh nhân cần được ngủ riêng để tránh gây ảnh hưởng đên người khác.
  • Cửa phòng nên được khóa kín đề phòng trường hợp xông ra ngoài
  • Có thể lắp camera ờ một vị trí hợp lý để quan sát, đảm bảo an toàn cho người bệnh, và phòng ngừa những tình huống bất ngờ

Trong quá trình điều trị, bác sĩ có thể cho bệnh nhân sử dụng các loại thuốc như clonazepam với liều lượng thấp. Ngoài ra, những loại thuốc chống trầm cảm, chống an thần cũng sẽ được cân nhắc sử dụng, dựa trên tình hình thực tế của từng đối tượng. Thuốc có tác dụng hạn chế những hành vi mất kiểm soát trong lúc ngủ, giúp cơ thể thoải mái, thả lỏng, ngủ sâu hơn, và hạn chế sự kích động.

Việc dùng thuốc trong điều trị được chứng mình là có tác dụng tốt và giúp người bệnh cải thiện tình hình. Tuy nhiên, với những trường hợp ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn mãn tính, hoặc những trường hợp đặc biệt, thì cần chú ý trong việc dùng thuốc để tránh những tác dụng phụ nguy hiểm. Việc sử dụng thuốc cần tuần theo đúng yêu cầu và hướng dẫn của bác sĩ để có tác dụng tốt nhất trong điều trị.

Có lẽ bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

trầm cảm theo mùa sad
Trầm cảm theo mùa (SAD): Nguyên nhân, nhận biết và khắc phục

Trần cảm theo mùa SAD (Seasonal Affective Disorder) hay rối loạn cảm xúc theo mùa là tình trạng trầm cảm đặc biệt, vì nó chỉ...

phân biệt trầm cảm và tự kỷ ở trẻ
Cách phân biệt trầm cảm và tự kỷ ở trẻ: Cha mẹ không thể bỏ qua

Tự kỷ có thể dẫn đến trầm cảm, nhưng trầm cảm không phải là nguyên nhân gây ra hiện tượng tự kỷ. Hai căn bệnh...

Rối Loạn Suy Nghĩ
Rối Loạn Suy Nghĩ là gì? Nguyên nhân, biểu hiện, chẩn đoán, điều trị

Rối loạn suy nghĩ là một vấn đề sức khỏe tâm thần có sự ảnh hưởng lớn đến nhận thức, sự sáng suốt của người...

stress căng thẳng kéo dài gây vô sinh ở nam giới
Stress, căng thẳng kéo dài có gây vô sinh ở nam giới hay không?

Nhiều nghiên cứu được thực hiện cho thấy, tình trạng stress, căng thẳng kéo dài có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh...

Trầm cảm u sầu là gì?

Trầm cảm u sầu (Melancholia): Nguyên nhân, Dấu hiệu, Điều trị

Trầm cảm học đường là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp

trầm cảm không điển hình

Trầm cảm không điển hình: Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách vượt qua

rối loạn thách thức chống đối

Rối loạn thách thức chống đối là gì? Biểu hiện và Biện pháp can thiệp

trầm cảm sau phá thai

Trầm cảm sau khi phá thai: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách phòng tránh