Những hội chứng khi ngừng thuốc chống trầm cảm cần chú ý

Sử dụng thuốc chống trầm cảm cần phải tuân thủ nguyên tắc và chỉ định của bác sĩ để phòng ngừa các phản ứng bất lợi. Trong đó, việc tự ý ngừng thuốc có thể gây ra hội chứng cai thuốc hoặc hội chứng serotonin. Trang bị kiến thức về các hội chứng khi ngừng thuốc chống trầm cảm sẽ giúp người bệnh chủ động hơn trong quá trình điều trị.

hội chứng ngừng thuốc chống trầm cảm
Ngừng thuốc chống trầm cảm đột ngột sẽ gây ra các hội chứng và phản ứng bất lợi cho cơ thể

Những hội chứng có thể gặp phải khi ngừng thuốc chống trầm cảm

Thuốc chống trầm cảm được sử dụng rộng rãi trong điều trị các rối loạn trầm cảm bao gồm rối loạn trầm cảm chủ yếu, loạn khí sắc, rối loạn trầm cảm dai dẳng và một số rối loạn cảm xúc khác. Nhóm thuốc này tác động chủ yếu lên hệ thống serotonin giúp cân bằng tâm trạng, cải thiện khí sắc trầm buồn, đau khổ, u uất…

Hiện nay, trầm cảm trở thành một trong những rối loạn tâm thần phổ biến với tỷ lệ mắc bệnh ngày một gia tăng. Có khá nhiều nguyên nhân, yếu tố tác động gây ra bệnh lý này nhưng hầu hết đều được điều trị bằng thuốc và tâm lý trị liệu.

Thuốc chống trầm cảm là nhóm thuốc chính được dùng cả trong điều trị tấn công và củng cố. Thuốc có thể khống chế gần như tất cả các triệu chứng trong cơn trầm cảm như giảm khí sắc, u uất, mất hứng thú, giảm năng lượng, mất ngủ cho đến các biểu hiện thể chất. Ngoài ra, dùng thuốc lâu dài còn giúp phòng ngừa trầm cảm tái phát hiệu quả.

Bên cạnh những lợi ích mang lại, thuốc chống trầm cảm gây ra một số hội chứng khi ngừng đột ngột. Dưới đây là 2 hội chứng thường gặp nhất:

Hội chứng cai thuốc chống trầm cảm

Hội chứng cai thuốc là hội chứng thường gặp khi ngừng thuốc chống trầm cảm đột ngột, thuốc an thần nhóm benzodiazepin và một số loại thuốc chống loạn thần. Hội chứng này khởi phát trong vòng vài giờ cho đến vài ngày kể từ thời điểm ngừng thuốc hoặc giảm liều đột ngột.

Thuốc chống trầm cảm có khá nhiều nhóm khác nhau nhưng đều ảnh hưởng đến nồng độ serotonin và một số chất dẫn truyền thần kinh bên trong não bộ. Khi các chất dẫn truyền thần kinh tăng lên, tình trạng giảm khí sắc, u uất, buồn bã, đau khổ, mất động lực… do trầm cảm gây ra sẽ thuyên giảm rõ rệt.

Tuy nhiên, do nồng độ các chất đang ở mức cao nên khi ngừng đột ngột sẽ gây ra hội chứng cai thuốc. Đây cũng là lý do hầu hết các loại thuốc tác động lên hệ thần kinh trung ương đều gây ra hội chứng này.

Tất cả các loại thuốc chống trầm cảm đều có thể gây ra hội chứng cai thuốc, bao gồm cả thuốc ức chế tái hấp thu serotonin (SSRIs) – nhóm thuốc được đánh giá an toàn nhất. Nguy cơ gặp phải hội chứng này cao hơn ở những người đã dùng thuốc trong một thời gian dài. Khoảng 25 – 50% trường hợp ngừng thuốc chống trầm cảm đột ngột phát triển hội chứng nayd.

Hội chứng cai thuốc có triệu chứng khác biệt ở từng nhóm thuốc chống trầm cảm rõ rệt. Cụ thể như sau:

Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs) & thuốc ức chế tái hấp thu serotonin và noradrenaline (SNRIs)

SSRIs và SNRIs được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị trầm cảm và các rối loạn tâm thần khác. Ưu điểm là độ an toàn cao, ít tác dụng phụ và có thể dùng cho cả người dưới 18 tuổi. Khi ngừng SSRIs và SNRIs đột ngột sẽ gây ra hội chứng cai thuốc với những biểu hiện như sau:

hội chứng ngừng thuốc chống trầm cảm
Buồn nôn, nôn mửa… là triệu chứng cai thuốc có thể gặp phải khi ngưng SSRIs và SNRIs đột ngột
  • Buồn nôn
  • Giả cúm (các triệu chứng giống như bệnh cảm cúm)
  • Mất ngủ
  • Lo lắng, khó chịu
  • Chóng mặt
  • Mất thăng bằng
  • Lơ mơ

Trong đó, Fluoxetin (một loại SSRIs) hiếm khi gây ra hội chứng cai thuốc và Venlafaxine (một loại SNRIs) có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn. Hiện nay, đa số bệnh nhân trầm cảm đều được ưu tiên dùng Fluoxetin để phòng ngừa hội chứng khi ngừng thuốc chống trầm cảm.

Thuốc chống trầm cảm ba vòng (TCA)

Trước khi SSRIs và SNRIs ra đời, thuốc chống trầm cảm 3 vòng được sử dụng phổ biến trong điều trị trầm cảm. Nhóm thuốc này không chỉ tác động đến hệ thống serotonin mà còn ảnh hưởng đến các chất dẫn truyền thần kinh khác. Vì vậy, hiệu quả của thuốc thường tốt hơn nhưng cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng ngoại ý.

Hiện nay, thuốc chống trầm cảm 3 vòng chỉ được sử dụng khi hai nhóm thuốc trên không mang lại hiệu quả. Ngừng nhóm thuốc này đột ngột có thể gây hội chứng cai thuốc với những biểu hiện như:

hội chứng ngừng thuốc chống trầm cảm
Ngưng thuốc chống trầm cảm ba vòng (TCA) đột ngột có thể gây mất ngủ, hay mơ và thường trực cảm giác lo âu
  • Lo lắng
  • Mất ngủ
  • Buồn nôn
  • Đau đầu
  • Đau bụng
  • Tiêu chảy

Thuốc ức chế chọn lọc monoamine oxidase (MAOIs)

Thuốc ức chế chọn lọc monoamine oxidase rất ít được sử dụng trên lâm sàng mặc dù hiệu quả cao. Bởi nhóm thuốc này gây ra rất nhiều tác dụng phụ và có thể tương tác với nhiều loại thuốc, thực phẩm, đồ uống. So với lợi ích mang lại, nguy cơ khi dùng MAOIs cao hơn nên ít được lựa chọn.

Tương tự như các loại thuốc chống trầm cảm kể trên, ngừng đột ngột MAOIs có thể gây ra hội chứng cai thuốc với các biểu hiện sau:

  • Suy giảm nhận thức
  • Rối loạn tâm trạng (khí sắc không ổn định, đôi khi mất kiểm soát)
  • Kích động và dễ kích thích

Thuốc chống trầm cảm có tác dụng khá chậm (thường là 8 – 12 tuần). Nếu sử dụng thuốc trên 6 tuần, việc ngừng đột ngột đều có nguy cơ gây ra hội chứng cai thuốc. Tuy nhiên, thuốc chống trầm cảm không gây nghiện như thuốc an thần benzodiazepine nên các triệu chứng gặp phải thường có mức độ nhẹ hơn.

Hội chứng serotonin

Hội chứng serotonin là một trong những hội chứng có thể gặp phải khi ngừng thuốc chống trầm cảm. Hội chứng này xảy ra ở cả 4 nhóm thuốc thường dùng là SSRIs, SNRIs, thuốc chống trầm cảm 3 vòng và chất ức chế monoamine oxidase (MAOIs).

Tất cả các loại thuốc chống trầm cảm đều tác động đến hệ thống serotonin nhằm nâng cao nồng độ serotonin ở não bộ. Người bị trầm cảm thường có nồng độ serotonin giảm đáng kể (chỉ bằng 30% người khỏe mạnh) và đây được xem là cơ chế trực tiếp dẫn đến những thay đổi về khí sắc, tư duy, hành vi.

Khi ngừng thuốc hoặc giảm liều đột ngột, serotonin đang ở mức cao nhưng bị giảm thấp trong thời gian ngắn. Hiện tượng này kích thích tăng hoạt động serotonergic của hệ thần kinh trung ương gây ra hội chứng serotonin.

So với hội chứng cai thuốc, hội chứng serotonin nghiêm trọng hơn, có khả năng đe dọa đến tính mạng. Trường hợp nặng có thể gây tổn thương thận cấp tính, tiêu cơ vân, nhiễm toan chuyển hóa, co giật và đông máu rải rác nội mạch.

hội chứng cai thuốc chống trầm cảm
Hội chứng serotonin thường xảy ra khi giảm liều thuốc chống trầm cảm đột ngột

Các dấu hiệu nhận biết hội chứng serotonin do ngừng thuốc chống trầm cảm:

  • Thay đổi trạng thái tâm thần: Mê sảng, dễ giật mình, lo lắng, kích động, bồn chồn…
  • Tăng phản ứng thần kinh tự chủ: Tiêu chảy, nôn ói, run, tăng thân nhiệt, tăng huyết áp và nhịp tim.
  • Tăng trương lực cơ: Tăng phản ứng, nhồi máu cơ tim, giật rụng tự phát, giật rung mắt.

Hội chứng serotonin cũng có thể xảy ra khi đang điều trị bằng thuốc chống trầm cảm – đặc biệt là thuốc ức chế tái hấp thu serotonin. Tuy nhiên, việc ngưng thuốc, giảm liều đột ngột hoặc tự ý thay đổi thuốc không thông qua bác sĩ cũng có khả năng kích hoạt hội chứng này bùng phát.

Ngừng thuốc chống trầm cảm đột ngột có nguy hiểm không?

Ngừng thuốc chống trầm cảm đột ngột gây ra rất nhiều vấn đề. Thứ nhất là làm tái phát trầm cảm bao gồm cả ý nghĩ tự sát và tự hại. Thứ hai, việc ngưng thuốc đột ngột, không có kế hoạch sẽ khiến cho triệu chứng ở đợt tái phát có xu hướng nghiêm trọng hơn. Thậm chí nhiều bệnh nhân có các hành vi đe dọa đến tính mạng.

hội chứng cai thuốc chống trầm cảm
Trong một số trường hợp, ngừng thuốc chống trầm cảm đột ngột có thể khiến bệnh tái phát kèm loạn thần nặng

Ngoài ra, cơ thể cũng cần thời gian thích nghi sau một thời gian dài dùng thuốc. Việc ngừng đột ngột sẽ khiến chức năng của các cơ quan bị xáo trộn gây ra không ít vấn đề thể chất.

Chẩn đoán hội chứng ngừng thuốc chống trầm cảm

Các hội chứng ngừng thuốc chống trầm cảm ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe và đôi khi đe dọa đến tính mạng. Vì vậy, ngay khi nhận thấy các biểu hiện bất thường, nên tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán kịp thời.

Chẩn đoán hội chứng cai thuốc chống trầm cảm và hội chứng serotonin đều dựa vào triệu chứng lâm sàng. Đồng thời cần phải xác định rõ bệnh nhân đã ngừng thuốc đột ngột hoặc tự ý giảm liều mà không có chỉ định của bác sĩ.

Một số xét nghiệm cận lâm sàng sẽ được thực hiện để loại trừ các khác có thể xảy ra như xét nghiệm chức năng thận, xét nghiệm công thức máu, xét nghiệm nước tiểu…

Điều trị hội chứng ngừng thuốc chống trầm cảm

Hội chứng ngừng thuốc chống trầm cảm có thể có triệu chứng từ nhẹ đến nghiêm trọng. Điều trị phụ thuộc vào mức độ triệu chứng và các biểu hiện gặp phải. Các phương pháp được cân nhắc bao gồm:

Điều trị hỗ trợ

Hội chứng cai thuốc thường không đe dọa đến tính mạng mà chỉ gây ra những khó chịu nhất định cho người bệnh. Nếu cần thiết, bệnh nhân sẽ được nhập viện và điều trị hỗ trợ để làm giảm triệu chứng. Tương tự, hội chứng serotonin cũng được điều trị hỗ trợ bằng thuốc và truyền dịch nếu cần thiết.

Sử dụng thuốc kháng serotonin

Ngoài điều trị hỗ trợ, bệnh nhân gặp phải hội chứng serotonin cần phải dùng thêm các loại thuốc đối vận serotonin để giảm nồng độ serotonin ở hệ thần kinh trung ương. Bên cạnh đó, có thể dùng thêm thuốc an thần nhóm benzodiazepin để giảm kích động, bồn chồn.

Phòng ngừa hội chứng ngừng thuốc chống trầm cảm

Cách hiệu quả nhất giúp phòng ngừa hội chứng ngừng thuốc chống trầm cảm là giảm liều từ từ. Ngoài ra, cũng có thể hạn chế nguy cơ gặp hội chứng này bằng cách lựa chọn những loại thuốc an toàn, ít tác dụng phụ.

Các biện pháp phòng ngừa hội chứng ngừng thuốc chống trầm cảm:

Giảm liều từ từ

Như đã đề cập, nếu đã điều trị bằng thuốc trên 6 tuần, việc ngừng thuốc đột ngột sẽ gây ra hội chứng cai thuốc.

hội chứng cai thuốc chống trầm cảm
Để phòng ngừa hội chứng cai thuốc chống trầm cảm, cần giảm liều từ từ theo hướng dẫn của bác sĩ

Sau 4 – 8 tuần điều trị tấn công, bệnh nhân trầm cảm thường phải dùng thuốc tối thiểu 1 năm để cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ và hạn chế nguy cơ bệnh tái phát. Do đó trước khi ngừng thuốc, phải có kế hoạch giảm liều.

Các bác sĩ khuyến cáo phải giảm liều thuốc chống trầm cảm trong ít nhất 4 tuần. Trước khi giảm liều, bác sĩ sẽ đánh giá nguy cơ gặp hội chứng cai thuốc (loại thuốc đang sử dụng, tình trạng sức khỏe hiện tại…) để lên kế hoạch giảm liều phù hợp.

Sử dụng loại thuốc ít tác dụng phụ

Tất cả các loại thuốc chống trầm cảm đều có khả năng gây ra hội chứng cai thuốc nếu ngừng đột ngột. Trong đó, Fluoxetine (một loại SSRIs) đã được chứng minh là loại thuốc ít có nguy cơ phát triển hội chứng này. Vì vậy, với những trường hợp có đáp ứng, bác sĩ thường ưu tiên dùng Fluoxetin thay vì các loại thuốc chống trầm cảm khác.

Ngừng thuốc chống trầm cảm gây ra không ít hội chứng và phản ứng bất lợi đối với cơ thể. Để hạn chế những vấn đề này, cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định, không tự ý giảm liều hay ngừng thuốc. Nếu nhận thấy thuốc không mang lại hiệu quả, nên thông báo với bác sĩ để được thay đổi thuốc hoặc tăng liều nếu cần thiết.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chữa trầm cảm bằng yoga
Chữa trầm cảm bằng yoga – Những bài tập tại nhà, dễ thực hiện

Chữa trầm cảm bằng yoga hiện đang là một trong các phương pháp được khuyến khích áp dụng để giúp người bệnh nhanh chóng cân...

Hội chứng hoảng sợ khi ngủ: Nguyên nhân và Cách khắc phục hiệu quả

Hội chứng hoảng sợ khi ngủ thường gặp ở trẻ từ 4 - 11 tuổi và đôi khi cũng có thể xảy ra ở người...

hội chứng tự ngược đãi bản thân
Hội chứng tự ngược đãi bản thân: Dấu hiệu, chuẩn đoán và điều trị

Trong cuộc sống, chúng ta sẽ có những lúc cảm thấy mệt mỏi, bức bối, đau khổ hay phải chịu những tổn thương nào đó...

Hội chứng tiền kinh nguyệt – Cảm xúc thay đổi thất thường ở chị em

Hội chứng tiền kinh nguyệt là rối loạn pha hoàng thể đặc trưng bởi sự thay đổi tâm trạng rõ rệt, đi kèm với các...

Trầm cảm u sầu là gì?

Trầm cảm u sầu (Melancholia): Nguyên nhân, Dấu hiệu, Điều trị

Trầm cảm học đường là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp

trầm cảm không điển hình

Trầm cảm không điển hình: Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách vượt qua

rối loạn thách thức chống đối

Rối loạn thách thức chống đối là gì? Biểu hiện và Biện pháp can thiệp

trầm cảm sau phá thai

Trầm cảm sau khi phá thai: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách phòng tránh