Uống thuốc trầm cảm quá liều có nguy hiểm không? Những lưu ý khi dùng

Việc sử dụng thuốc chống trầm cảm bắt buộc phải tuân theo liều lượng và nguyên tắc nhất định để tránh trường hợp ngộ độc, sốc thuốc hoặc khiến thuốc mất tác dụng. Uống thuốc trầm cảm quá liều là một hành động nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng người dùng. Phản ứng của cơ thể với hành động này có thể đến ngay lập tức, hoặc tích tụ từng ngày và chờ dịp phát tác tùy vào liều lượng thuốc sử dụng.

Uống thuốc trầm cảm quá liều có nguy hiểm không?

Không phải tự nhiên mà ông bà ta từ xưa đã đúc kết rằng thuốc có 3 phần độc, 1 phần chữa bệnh. Thuốc ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể và luôn tồn tại những tác dụng phụ không thể biết trước được. Có trường hợp thuốc phản ứng dữ dội với thể chất của người này, nhưng lại không gây ra phản ứng gì đáng kể với người khác. Chính vì thế bạn không bao giờ biết được việc sử dụng thuốc có nguy hiểm gì cho bản thân hay không, chưa nói đến chuyện uống thuốc quá liều.

uống thuốc trầm cảm quá liều
Uống thuốc trầm cảm quá liều vô cùng nguy hiểm vì có thể dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm.

Thuốc trầm cảm, hay thuốc chống trầm cảm, được dùng để cải thiện những triệu chứng trầm cảm như mất ngủ, mệt mỏi, lo lắng, hoang tưởng hay chán ăn. Sử dụng thuốc chống trầm cảm với liều lượng phù hợp sẽ giúp bạn ổn định tinh thần, ngủ ngon hơn, giảm cảm giác chán ăn, và giúp hồi phục nhận thức cho người dùng khi rơi vào tình trạng hoang tưởng. Việc sử dụng thuốc chống trầm cảm cần tuân theo đúng hướng dẫn của bác sĩ điều trị.

Thuốc chống trầm cảm sẽ tác dụng trực tiếp lên hệ thần kinh, ức chế việc phân hủy hay thu hồi các chất dẫn truyền thần kinh, ví dụ như senrotonin, để đảm bảo việc truyền dẫn thông tin giữa các dây thần kinh trở lại bình thường. Việc thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh khiến thông tin truyền đi từ não bộ bị tắc nghẽn, từ đó gây ra hiện tượng mệt mỏi, buồn chán, gắt gỏng, khó điều khiển cảm xúc, và làm rối loạn các chức năng trong cơ thể.

Tuy thuốc trầm cảm tác động trực tiếp lên hệ thần kinh, nhưng hiệu quả của thuốc không biểu hiện một cách rõ ràng ngay tức thì, mà cần một khoảng thời gian nhất định để thuốc phát huy tác dụng. Thông thường, cần ít nhất là 4-6 tuần để bạn cảm nhận được những thay đổi tích cực trong tâm trạng. Một số người cần thời gian ngắn hơn hoặc dài hơn khi dùng thuốc tùy vào thể trạng và khả năng tiếp nhận của cơ thể.

Duy trì uống thuốc đều đặn theo hướng dẫn của bác sĩ sẽ giúp thuốc phát huy tác dụng tối đa. Nếu thuốc không có tác dụng rõ ràng sau thời gian quan sát, bác sĩ sẽ cân nhắc thay đổi liều lượng hoặc đổi thuốc. Tuy nhiên, một số bệnh nhân lại không tuân thủ đúng hướng dẫn khi dùng thuốc trầm cảm. Họ có thể vô tình hay cố ý thay đổi liều lượng, hoặc kết hợp thuốc với những yếu tố khác gây nên hiện uống thuốc trầm cảm quá liều.

  • Sử dụng thuốc với rượu bia, chất kích thích: Rượu bia và chất kích thích là những thứ hoàn toàn bị cấm nếu bạn đang trong quá trình điều trị trầm cảm. Việc sử dụng thuốc song song với rượu bia không chỉ không làm triệu chứng trầm cảm thuyên giảm, mà còn khiến tình trạng bệnh ngày càng tồi tệ. Đặc biệt, nếu người bệnh uống thuốc bằng rượu thì có tỷ lệ cao gây ra tình trạng sốc thuốc, ngộ độc thuốc gây nguy hiểm đến tính mạng.
uống thuốc trầm cảm quá liều
Tuyệt đối không sử dụng chung thuốc trầm cảm với rượu bia hoặc ma túy vì có thể gây sốc thuốc ngay lập tức.
  • Tăng liều lượng thuốc: Có rất nhiều nguyên nhân cho hành động tăng liều lượng thuốc của những người đang điều trị bệnh. Một số người cảm thấy những triệu chứng trầm cảm không có dấu hiệu thuyên giảm, cho nên họ tăng liều với hy vọng tăng hiệu quả điều trị. Một số khác lại không uống thuốc đúng cử, nên họ uống bù vào đợt sau để đảm bảo đủ lượng thuốc yêu cầu cho một ngày. Một số trường hợp khác thì do vấn đề sức khỏe và tâm lý nên người dùng thuốc vô tình tăng liều mà không nhận ra.
  • Kéo dài thời gian điều trị: Tự ý kéo dài thời gian điều trị cũng có thể gây hiện tượng dùng thuốc quá liều. Khi đưa ra phác đồ điều trị, bác sĩ đã dựa trên tình hình bệnh nhân, hiệu quả thuốc và nhiều yếu tố khác để quy định thời gian sử dụng thuốc phù hợp. Có những loại thuốc bạn có thể dùng hàng ngày và trong thời gian dài, nhưng thuốc trầm cảm thì không như thế. Việc duy trì dùng thuốc trầm cảm quá lâu có thể gây tình trạng ngộ độc thuốc, hoang tưởng và thôi thúc tự tử. Nếu muốn kéo dài việc dùng thuốc thì cần được sự đồng ý của bác sĩ.
  • Thôi thúc tự tử: Tình trạng dùng thuốc quá liều với mục đích tự tử không còn là vấn đề xa lạ với những người rơi vào tình trạng trầm cảm. Một số loại thuốc trầm cảm có tác dụng phụ là thôi thúc tự tử ở thanh thiếu niên, vì thế nếu rơi vào trường hợp này, các bạn có khả năng tự tử bằng thuốc cao hơn bình thường. Thuốc trầm cảm và thuốc ngủ là hai loại thuốc thường được dùng quá liều với mục đích tự tử.

Bên cạnh những lý do kể trên, vẫn có những trường hợp bạn tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ nhưng vẫn rơi vào tình trạng quá liều. Thông thường, bác sĩ sẽ kê đơn rất nhẹ trong lần đầu tiên dùng thuốc để cơ thể quen dần. Tuy nhiên một số người có cơ địa quá nhạy cảm đến mức chỉ một liều lượng nhỏ cũng đã vượt quá mức chịu đựng. Đây là trường hợp bất khả kháng và không có cách nào dự báo trước được.

Theo một thống kê được thực hiện tại Hoa Kỳ, thuốc chống trầm cảm là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng ngộ độc do dùng quá liều, và không ít người trong số đó đã tử vong. Từ dẫn chứng này ta có thể thấy, việc uống thuốc trầm cảm quá liều là điều vô cùng nguy hiểm. Đặc biệt với những người có sức khỏe yếu và cơ địa nhạy cảm thì nguy hiểm còn nhân lên gấp nhiều lần.

uống thuốc trầm cảm quá liều
Tỷ lệ dùng thuốc trầm cảm quá liều với mục đích tự tử không hề thấp mà còn có xu hướng gia tăng.

Các triệu chứng của việc dùng thuốc quá liều có thể nhẹ hay nặng tùy vào loại thuốc và lượng thuốc sử dụng, thời gian uống thuốc, có sử dụng chung với rượu hay ma túy hay không, và phản ứng của cơ thể trước sự tấn công của thuốc. Những phản ứng nhẹ bao gồm đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, sốt, buồn ngủ, huyết áp tăng, run tay chân. Trong trường hợp nghiêm trọng, người bệnh đau đớn dữ dội, tim đập nhanh, ngất xỉu, co giật, xuất hiện ảo giác, thậm chí là tử vong ngay lập tức.

Loại thuốc thường thấy trong những trường hợp dùng thuốc quá liều là thuốc chống trầm cảm ba vòng (TCAs). Đây là loại thuốc chống trầm cảm cũ từng được dùng phổ biến trong điều trị trầm cảm, nhưng nay đã được thay thế bằng những loại thuốc mới hơn. Lý do TCAs bị thay thế là vì những tác dụng phụ nghiêm trọng của nó với cơ thể, đặc biệt là thôi thúc tự tử ở thanh thiếu niên và người trẻ dưới 25 tuổi.

Mặc dù SSRI và SNRI cũng là hai nhóm thuốc bị lạm dụng dẫn đến quá liều, nhưng tỷ lệ của chúng thấp hơn nhiều so với TCAs. Những trường hợp quá liều do dùng TCAs thường là những trường hợp trầm cảm nặng, hoặc không phản ứng tốt với SSRI và SNRI. Bác sĩ buộc phải kê thuốc chống trầm cảm ba vòng để giúp cải thiện triệu chứng trầm cảm, nhưng điều người bệnh phải đối mặt là nguy cơ sử dụng thuốc quá liều do thôi thúc tự tử.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc trầm cảm

Để đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc chống trầm cảm, chúng ta cần lưu ý một số vấn đề quan trọng về liều lượng thuốc, và những trường hợp chống chỉ định. Nếu không tuân theo một số yêu cầu nhất định dưới đây, bạn có thể rơi vào tình trạng dùng thuốc quá liều, ngộ độc thuốc, hoặc khiến thuốc không phát huy được hiệu quả vốn có.

  • Tác dụng phụ: Những tác dụng phụ thường thấy của thuốc trầm cảm phải kể đến như đau đầu, chóng mặt, sốt, đổ mồ hôi, bồn chồn, khô miệng, tiểu gắt, táo bón,… Nếu những triệu chứng này chỉ ở mức độ nhẹ, không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe, và biến mất sau một thời gian ngắn thì không đáng ngại. Nhưng nếu triệu chứng trở nên dữ dội thì cần đến ngay bệnh viện để các bác sĩ cấp cứu kịp thời.

uống thuốc trầm cảm quá liều

  • Thời gian dùng thuốc: Thời gian trung bình để thuốc trầm cảm phát huy tác dụng là từ 2-4 tuần, nên bạn cần duy trì dùng thuốc trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu sau 1 tháng mà không thấy tình hình trầm cảm cải thiện thì bạn có thể liên hệ với bác sĩ để tăng liều hoặc đổi thuốc. Sau khi kết thúc trị liệu, bạn có thể duy trì dùng thuốc từ 6 tháng đền 1 năm dưới sự đồng ý của bác sĩ để đảm bảo trầm cảm đã hoàn toàn ổn định. Một số người có nguy cơ tái phát cao phải duy trì dùng thuốc và theo dõi suốt đời.
  • Loại thuốc và liều dùng: Thuốc trầm cảm thường có dạng viên nén, và liều lượng thuốc sẽ được bác sĩ quyết định dựa trên tình hình trầm cảm của bạn. Thông thường, bạn có thể uống từ 1 đến 3 viên một ngày. Nếu cơ thể có phản ứng quá mạnh với thuốc, hoặc không có hiệu quả rõ ràng sau thời gian duy trì sử dụng, liều lượng thuốc có thể được tăng hoặc giảm tùy tình hình cụ thể.
  • Tương tác thuốc: Thuốc chống trầm cảm có thể tương tác với những loại thuốc đặc trị khác như thuốc cao huyết áp, thuốc trị tiểu đường, hoặc thuốc chữa các bệnh về gan, thận,… Tương tác thuốc có thể khiến thuốc trầm cảm và những loại thuốc đặc trị khác mất tác dụng. Tồi tệ hơn, những hậu quả không thể lường trước có thể xảy ra nếu tương tác thuốc quá mãnh liệt.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú: Phụ nữ chuẩn bị mang thai, đang mang thai hoặc cho con bú không được khuyến khích sử dụng thuốc trầm cảm dù chỉ với liều lượng nhỏ. Những tác dụng phụ của thuốc trầm cảm có thể ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe người mẹ và cả thai nhi, thậm chí làm tăng nguy cơ sảy thai trong thai kỳ. Để đảm bảo an toàn, bạn cần nói chuyện với bác sĩ nhằm hiểu về những rủi ro và lợi ích có thể xảy ra nếu sử dụng thuốc. Bạn nên suy nghĩ cẩn thận để ra quyết định có điều trị hay không.
  • Bỏ lỡ liều dùng: Nếu đã bỏ lỡ liều dùng thì hãy dùng liều tiếp theo vào đúng thời gian quy định, chứ không nên gộp liều. Việc dùng một lượng thuốc lớn trong một lần có thể gây tình trạng uống thuốc quá liều dẫn đến sốc thuốc. Hành vi này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng vì cơ thể không chịu nổi dược lực quá lớn của thuốc.
  • Ngừng thuốc chống trầm cảm: Nếu muốn ngừng thuốc chống trầm cảm, bạn cần được sự đồng ý của bác sĩ. Bạn sẽ được giảm liều lượng thuốc dần cho đến khi ngừng hẳn, nhằm để cơ thể làm quen và chống sốc do ngừng thuốc đột ngột. Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc có nên dừng thuốc hay không, vì dừng thuốc sớm có thể làm tăng nguy cơ tái phát trầm cảm trong tương lai.
uống thuốc trầm cảm quá liều
Uống thuốc đúng giờ đúng cử để đảm bảo thuốc có tác dụng làm giảm những triệu chứng trầm cảm.
  • Nguy cơ tự tử ở thanh thiếu niên: Bên cạnh phụ nữ có thai và cho con bú thì trẻ em và thanh thiếu niên là những đối tượng tiếp theo cần chú ý khi dùng thuốc trầm cảm. Những người dưới 18 tuổi, và không bị trầm cảm nặng, được khuyến khích điều trị tâm lý, kết hợp với thay đổi thói quen sinh hoạt để vượt qua trầm cảm. Thuốc trầm cảm trong một vài trường hợp được phát hiện là thôi thúc ý nghĩ và hành vi tự tử ở thanh thiếu niên.

Việc uống thuốc chống trầm cảm quá liều là vô cùng nguy hiểm, thậm chí có tỷ lệ cao dẫn đến tử vong. Khi sử dụng thuốc, cần đảm bảo uống thuốc đúng liều, đúng cử, và duy trì uống thuốc trong thời gian nhất định theo yêu cầu của bác sĩ để thuốc phát huy tối đa tác dụng. Không được tự ý thêm bớt liều, hoặc thay đổi thuốc mà không có sự đồng ý của bác sĩ để tránh gây hại cho sức khỏe.

Tuần thủ đúng những quy định sử dụng thuốc giúp ta tránh được những rủi ro không mong muốn, và ngăn chặn tình trạng dùng thuốc quá liều. Nếu vô tình dùng thuốc quá mức cho phép, có suy nghĩ tiêu cực và ý muốn tự tử, cũng như thấy cơ thể có phản ứng khác lạ thì cần liên lạc với bác sĩ để được hướng dẫn xử lý. Tuyệt đối không né tránh, giấu diếm hay cố tình phớt lờ những vấn đề nghiêm trọng này.

Có lẽ bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chữa rối loạn lo âu bằng tâm lý trị liệu có hiệu quả không?

Chữa rối loạn lo âu bằng tâm lý trị liệu là một phần quan trọng trong kế hoạch điều trị. Liệu pháp này giúp giải...

chăm sóc bệnh nhân rối loạn lo âu
Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân rối loạn lo âu hiệu quả

Trong chăm sóc bệnh nhân rối loạn lo âu, bạn cần tìm hiểu rõ về rối loạn này đồng thời trao đổi và phối hợp...

xấu hổ
Xấu Hổ Là Gì? Dấu Hiệu Nhận Biết và Cách Vượt Qua

Xấu hổ là một cảm xúc bình thường của con người sinh ra khi chúng ta đối diện với những tình huống mà bản thân...

Rối loạn cảm xúc tuổi dậy thì: Hội chứng tâm lý dễ mắc phải

Rối loạn cảm xúc tuổi dậy thì thường bị nhầm lẫn với tâm lý nổi loạn, chống đối ở "tuổi ẩm ương". Tỷ lệ mắc...

Trầm cảm u sầu là gì?

Trầm cảm u sầu (Melancholia): Nguyên nhân, Dấu hiệu, Điều trị

Trầm cảm học đường là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp

trầm cảm không điển hình

Trầm cảm không điển hình: Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách vượt qua

rối loạn thách thức chống đối

Rối loạn thách thức chống đối là gì? Biểu hiện và Biện pháp can thiệp

trầm cảm sau phá thai

Trầm cảm sau khi phá thai: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách phòng tránh