Rối loạn hành vi ở thanh thiếu niên: Vấn đề cần can thiệp sớm

Tình trạng rối loạn hành vi ở thanh thiếu niên là một trong những nguyên nhân khiến tội phạm ngày càng trẻ hóa, và ngày càng có nhiều bạn trẻ vướng vào vòng lao lý vì những hành vi bốc đồng của bản thân. Hiện tượng tiêu cực này cần được gia đình và xã hội và gia đình quan tâm nhiều hơn, nhằm hạn chế những ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của các em.

Thế nào là rối loạn hành vi ở thanh thiếu niên?

Rối loạn hành vi ở thanh thiếu niên có những biểu hiện rõ rệt vào giai đoạn dậy thì từ 13 đến 18 tuổi. Những triệu chứng ban đầu có thể xuất hiện từ sớm hơn, nhưng đa phần khởi phát từ năm 13 tuổi, và kéo dài đến giai đoạn trưởng thành nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời.

rối loạn hành vi ở thanh thiếu niên
Tình trạng rối loạn hành vi ở thanh thiếu niên có chiều hướng tăng cao trong những năm gần đây khiến nhiều phụ huynh cảm thấy lo lắng.

Đây là một dạng rối loạn tâm thần không hiếm gặp. Theo khảo sát, tỷ lệ thanh thiếu niên có triệu chứng rối loạn hành vi ở các nước tiên tiến như Mỹ (21%) và Hàn Quốc (14%) là không hề nhỏ. Tình trạng này thường gặp ở những nam thanh niên sống ở thành phố lớn, nơi cuộc sống xô bồ, nhộn nhịp và có nhiều áp lực hơn so với nông thôn và ngoại ô.

Khi mắc hội chứng này, các bạn thanh thiếu niên có xu hướng hung hăng, bạo lực, có những hành vi xâm phạm đến quyền lợi, nhân cách, tài sản, sức khỏe và tính mạng của người khác. Những hành vi này không chỉ xảy ra một lần, mà lặp đi lặp lại trong ít nhất 6 tháng, ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân người bệnh và những người xung quanh.

Những hành vi mà người bệnh thường thực hiện bao gồm: gây hấn, đánh nhau, trộm cắp, bỏ học, chửi thề, bỏ nhà, bạo lực học đường, lừa gạt, hủy hoại tài sản, giết người, cưỡng hiếp, hành hạ thể xác và tinh thần người khác, tiêm chích ma túy, đua xe,… Những hành vi này có ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh xã hội và sự an toàn của cộng đồng.

Rối loạn hành vi ở thanh thiếu niên có xu hướng tăng cao trong những năm gần đây là do tình trạng sức khỏe tâm thần của các em đang gặp nhiều vấn đề. Giai đoạn dậy thì, hay thanh thiếu niên, là giai đoạn vô cùng nhạy cảm khi cảm xúc, nhận thức và tư duy của các em đang có sự chuyển biến rõ rệt.

Tình trạng rối loạn hormone cùng những ảnh hưởng từ môi trường sống, cách hành xử của cha mẹ, sự rủ rê của bạn bè, phim ảnh,… có thể bóp méo nhận thức của trẻ, khiến trẻ trở nên bạo lực và méo mó nhân cách. Trẻ sẽ có những hành vi xâm hại đến sức khỏe tinh thần, thể xác và quyền lợi của người thân, bạn bè và những người xung quanh.

Rối loạn hành vi ở thanh thiếu niên có thể thuyên giảm, hoặc nặng hơn theo thời gian tùy vào quá trình theo dõi, điều trị của các bác sĩ, chuyên gia tâm lý và sự uốn nắn của gia đình. Phát hiện những dấu hiệu bất thường càng sớm thì khả năng giúp trẻ vượt qua rối loạn càng lớn.

Nguyên nhân gây rối loạn hành vi

Rới loạn hành vi ở thanh thiếu niên có thể bắt nguồn từ cả yếu tố sinh học và ảnh hưởng từ môi trường. Thông thường thì hai yếu tố này đi đôi với nhau. Yếu tố sinh học chiếm khoảng 1/4, còn 3/4 là những ảnh hưởng tiêu cực từ môi trường, cách dạy dỗ của gia đình, và tiêm nhiễm những thói hư tật xấu ngoài xã hội.

nguyên nhân gây rối loạn hành vi
Tình trạng rối loạn hành vi ở những bạn trẻ tuổi dậy thì có thể xuất phát từ tính trạng gen di truyền hoặc những yếu tố môi trường.

Có thể thấy, yếu tố xã hội ảnh hưởng nhiều hơn đến nhận thức và hành vi của các em. Vì thế, việc phòng ngừa và giúp các em cải thiện, vượt qua tình trạng rối loạn tuổi vị thành niên do ảnh hưởng từ xã hội, sẽ dễ dàng hơn so với ảnh hưởng sinh học. Một số nguyên nhân gây rối loạn hành vi ở thanh thiếu niên bao gồm:

  • Rối loạn nội tiết tố ở tuổi dậy thì: Giai đoạn dậy thì đánh dấu cột mốc phát triển về cả thể chất và tinh thần của các em, trong đó hormone đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể phát triển một cách bình thường và khỏe mạnh. Tình trạng rối loạn nội tiết tố sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, cảm xúc, hành vi và suy nghĩ của các em, khiến các em dễ sa ngã và có những hành vi không đúng mực.
  • Tính di truyền: Yếu tố di truyền có thể ảnh hưởng đến tình trạng rối loạn hành vi. Nhiều nghiên cứu cho thấy, những gia đình có tiền sử mắc rối loạn hành vi, hoặc những rối loạn tâm thần như trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn nhân cách chống đối xã hội,… thì con cái cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với bình thường. Trong một số trường hợp, yếu tố môi trường là nguyên nhân kích hoạt gen.
  • Tổn thương tâm lý: Những đứa trẻ có tuổi thơ bất hạnh, bị bạo hành về thể xác và tinh thần, bị lạm dụng tình dục hay chịu nhiều chấn thương tâm lý có thể lớn lên với trạng thái tinh thần bất ổn. Những tổn thương trong thời thơ ấu khiến các em có cái nhìn tiêu cực về cuộc sống và con người, bóp méo nhận thức và nhân cách, khiến các em có những hành vi bạo lực, xâm hại đến tính mạng và tài sản của người khác.
  • Ảnh hưởng từ gia đình: Những đứa trẻ mồ côi, có gia đình không trọn vẹn do cha mẹ ly hôn, cha mẹ thường xuyên đánh nhau, cãi nhau, cha mẹ có nhiều thói hư tật xấu, bỏ bê con cái, không có nghề nghiệp ổn định,… có khả năng mắc rối loạn hành vi ở độ tuổi thanh thiếu niên cao hơn bình thường. Sự thiếu quan tâm từ phía phụ huynh, cùng với môi trường sống không tốt khiến các em cảm thấy cô độc, mệt mỏi, áp lực và có những suy nghĩ tiêu cực.
  • Giáo dục sai cách: Những phương pháp giáo dục không hợp lý, sai lầm của nhà trường và gia đình cũng có thể khiến các em cảm thấy bức bối, khó chịu, nổi loạn và những hành vi vượt quá tầm kiểm soát. Phương pháp giáp dục quá nghiêm khắc, ép buộc trẻ học quá nhiều, hay nuông chiều, cho phép trẻ làm bất cứ điều gì bất chấp hậu quả đều ảnh hưởng đến nhận thức và tinh thần, tăng tỷ lệ mắc rối loạn hành vi ở thanh thiếu niên.
  • Ảnh hưởng từ bạn bè: Có không ít trường hợp các em bị bạn bè rủ rê, lôi kéo, tiếp xúc với những đối tượng xấu. Từ đó học theo những hành vi xấu, vướng vào các tệ nạn xã hội như: trộm cắp, cờ bạc, bia rượu, hút chích ma túy, mại dâm,… Những tệ nạn này ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhận thức và tinh thần, khiến các em có những hành vi xâm phạm thân thể, tính mang, và quyền lợi của những người xung quanh.
ảnh hưởng của rối loạn hành vi tuổi dậy thì
Trẻ bị ảnh hưởng bởi những thói hư tật xấu, dẫn đến những hành vi không đúng mực, vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến trật tự và an toàn xã hội.
  • Ảnh hưởng từ Internet: Sự phát triển nhanh chóng của mạng internet, cùng với các thiết bị thông minh khiến các bạn thanh thiếu niên tiếp xúc quá sớm với luồng thông tin nhiễu loạn trên mạng. Các bạn chưa có đủ nhận thức và vốn sống để phân biệt đâu là đúng, đâu là sai, đâu là việc nên làm, đâu là việc không nên làm. Do đó những văn hóa phẩm đồi trụy như sách báo, phim ảnh, các trò chơi bạo lực và có tính khiêu dâm sẽ ảnh hưởng đến suy nghĩ và nhận thức, khiến các bạn có những hành vi không đúng mực.

Trong hầu hết các trường hợp, yếu tố môi trường ảnh hưởng nghiêm trọng hơn đến tình trạng rối loạn hành vi ở thanh thiếu niên. Vì thế gia đình và nhà trường cần quan tâm nhiều hơn đến các bạn thanh thiếu niên, chú ý những thay đổi tâm lý và hành động bất thường của các em để nhanh chóng có biện pháp hỗ trợ.

Triệu chứng rối loạn hành vi ở thanh thiếu niên

Nghịch ngợm quá mức, bắt nạt bạn bè, tính tình hung hãn có thể là một trong những dấu hiệu đặc trưng của người bị rối loạn hành vi. Tuy nhiên những người xung quanh hay chính phụ huynh thường cho rằng đây là bản tính của bé, ít cho rằng đây là bệnh. Đồng thời khi thấy con có những tính cách bất thường như vậy nhưng thường chỉ cố gắng kìm kẹp con chặt hơn khiến bé gặp nhiều khúc mắc trong lòng và bệnh trầm trọng hơn.

  • Trẻ trở nên nóng nảy, cáu gắt hơn, thường xuyên phát sinh xung đột, có những lời nói khiếm nhã, nói tục chửi thề, hỗn hào với cha mẹ, thầy cô, bạn bè và những người xung quanh.
  • Thường xuyên bỏ ra ngoài cùng bạn bè, không quan tâm đến cha mẹ, đi sớm về trễ, thậm chí dọa bỏ nhà ra đi nếu cha mẹ khiến trẻ không hài lòng, hoặc có thái độ gay gắt, uốn nắn trẻ.
  • Có hành vi ăn cắp tiền của cha mẹ, ăn cắp đồ của bạn học, hoặc ăn cắp hàng hóa trong các cửa hàng tiện lợi và siêu thị. Dần dần, các em sẽ chuyển sang cướp giật.
  • Đập phá đồ đạc trong nhà nếu không hài lòng hay lên cơn nóng giận.
  • Có hành vi hủy hoại tài sản của người khác.
  • Thích hành hạ động vật nhỏ như chó, mèo, thỏ, chuột,… bằng cách đạp, đá, hay dùng vật nhọn làm tổn thương con vật.
  • Thích bắt nạt những người yếu hơn, bạo lực học đường bạn cùng lớp hoặc những em lớp dưới.
  • Giao du với người xấu, thường xuyên gây sự đánh nhau ở ngoài đường, sử dụng vũ khí nguy hiểm như dao, mã tấu.
rối loạn hành vi ở trẻ vị thành niên
Trẻ có hành vi hành hung, bắt nạt, đánh đập bạn bè hoặc những em lớp nhỏ hơn, tham gia vào những vụ bạo lực học đường ở trường.
  • Thường xuyên trèo tường trốn học, nói dối là đi học để trốn đi chơi, bỏ bê việc học để giao du với những người xấu, nghiện game online, nghiện cờ bạc, cá độ
  • Thành tích học tập giảm sút do trốn học, không tập trung trong giờ học, không làm bài tập, và có thái độ chống đối với thầy cô. Không có mối quan hệ tốt với bạn bè cùng lớp.
  • Khi ở nhà thích nhốt mình trong phòng chơi game, lướt mạng, không thích giao tiếp với người trong gia đình
  • Sa vào rượu chè, cờ bạc, hút thuốc, thường xuyên ra vào quán bar, sử dụng chất kích thích
  • Đua đòi, tiêu xài hoang phí, không quan tấm đến hoàn cảnh của gia đình.
  • Có hành vi tình dục không lành mạnh, mua dâm, bán dâm, xâm hại tình dục người khác.
  • Có hành vi chống đối người thi hành công vụ, gây rối trật tự trị an.

Những triệu chứng rối loạn hành vi ở thanh thiếu niên có thể bị hiểu lầm thành sự nổi loạn trong độ tuổi dậy thì. Do đó nhiều bậc phụ huynh áp dụng cách la mắng, đánh đập và kiểm soát con chặt chẽ hơn, chứ không nhận ra trẻ đang có vấn đề tâm lý. Điều này khiến tình hình của trẻ ngày càng nghiêm trọng hơn.

Ảnh hưởng xấu của rối loạn hành vi đến thanh thiếu niên

Tình trạng rối loạn hành vi ở thanh thiếu niên gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của các em, cũng như trật tự an ninh xã hội. Các em không nhận thức được những hành vi của bản thân là sai trái, lầm đường lạc lối, và có thể khiến bản thân phải đối mặt với bản án của pháp luật.

Một số trẻ thường xuyên sống trong môi trường độc hại bên bị bóp méo nhận thức và suy nghĩ, bị nhồi nhét những hình ảnh đồi trụy và suy nghĩ sai trái. Trẻ cảm thấy tò mò, muốn thử những điều mình nhìn thấy trên mạng, hay bị bạn bè rủ rê và sa vào các tệ nạn xã hội, hủy hoại tương lai.

Những trẻ thường xuyên đánh nhau, bắt nạt người yếu thế, có hành vi trộm cắp tài sản sau này khi lớn lên sẽ tiếp tục những hành vi sai trái này với mức độ nghiêm trọng hơn. Các em thậm chí có thể giết người, cướp của, hoặc tham gia vào các đường dây tội phạm cực kỳ nguy hiểm.

Rối loạn hành vi ở thanh thiếu niên khiến trẻ thường xuyên trốn học, bỏ bê việc học, không làm bài tập, đánh bạn bè và chống đối giáo viên. Những hành vi này có thể khiến trẻ bị đuổi học, gián tiếp đẩy trẻ vào con đường tội phạm, nghiện ngập, rơi vào tình trạng trầm cảm ở tuổi dậy thì, hủy hoại cuộc sống và tương lai của trẻ.

hậu quả của rối loạn hành vi tuổi vị thành niên
Những hành động sai trái của các em nếu ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài sản, thân thể, sức khỏe và tính mạng của người khác thì các em buộc phải đối diện với bản án của pháp luật.

Trẻ không thể có cuộc sống bình thường như bạn bè đồng trang lứa vì bị xa lánh. Càng bị mọi người sợ hãi và cô lập, những hành vi của trẻ sẽ ngày càng hung hăng, bạo lực hơn để thể hiện uy quyền và giành được sự chú ý. Điều nguy hiểm nhất khi để tình trạng rối loạn hành vi ngày càng nghiêm trọng là trẻ có thể chịu quản chế, thậm chí đi tù vì vi phạm pháp luật.

Chẩn đoán và điều trị rối loạn hành vi ở thanh thiếu niên

Chẩn đoán tình trạng rối loạn hành vi ở thanh thiếu niên thường sẽ thông qua những biểu hiện lâm sàng. Những hành vi của trẻ phải kéo dài ít nhất 6 tháng, lặp đi lặp lại trong mọi tình huống, và ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể chất, tinh thần, cũng như sinh hoạt hàng ngày.

Các bác sĩ sẽ xem xét các biểu hiện đặc trưng, nhằm loại trừ những hội chứng rối loạn tâm thần khác. Sau đó trẻ được thực hiện những xét nghiệm cận lâm sàng để xác định rõ tình trạng hiện tại, giúp quá trình chẩn đoán chính xác hơn. Khi đã xác định rõ hội chứng rối loạn hành vi ở thanh thiếu niên, các chuyên gia sẽ bắt đầu quá trình điều trị.

Phương pháp điều trị phổ biến nhất hiện nay là trị liệu tâm lý, kết hợp với dùng thuốc trong trường hợp cần thiết để hạn chế những hành vi quá khích, giúp trẻ bình tĩnh, kiềm chế cảm xúc và hành vi nhằm phối hợp trị liệu. Gia đình cũng cần tạo một môi trường sinh hoạt lành mạnh, thay đổi cách giáo dục để trẻ phát triển khỏe mạnh cả về thể xác lẫn tinh thần.

1. Trị liệu tâm lý

Trị liệu tâm lý là liệu pháp bắt buộc trong quá trình điều trị rối loạn hành vi ở thanh thiếu niên nhằm giúp trẻ thay đổi suy nghĩ và hành vi. Gia đình cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ hoặc các chuyên gia tư vấn tâm lý uy tín để được tư vấn và thiết lập phác đồ điều trị phù hợp cho trường hợp của trẻ.

Ngoài việc trị liệu tâm lý cho các bạn thanh thiếu niên, điều trị tâm lý cho gia đình người bệnh cũng vô cùng cần thiết. Gia đình có thể thấu hiểu tình trạng tinh thần của trẻ, nhìn nhận những sai lầm trong cách giáo dục, từ đó cảm thông, chia sẻ với trẻ nhiều hơn, thay đổi phương pháp giáo dục trẻ theo hướng tích cực. Một số liệu pháp tâm lý thường được sử dụng bao gồm:

  • Liệu pháp nhận thức-hành vi: Các bác sĩ và chuyên gia tâm lý thông qua những cuộc trò chuyện với trẻ sẽ tìm hiểu yếu tố thúc đẩy trẻ có những hành vi sai lệch. Sau khi nắm được điều này, bác sĩ sẽ giúp trẻ nhận thức những suy nghĩ của bản thân là sai trái, không phù hợp với đạo đức và chuẩn mực xã hội. Khi trẻ đã tự nhận thức được sai lầm, trẻ sẽ được hướng dẫn thay đổi hành vi theo hướng tích cực hơn, thoát khỏi những ảnh hưởng xấu.
cải thiện rối loạn hành vi ở thanh thiếu niên
Đưa trẻ đến gặp bác sĩ hoặc các chuyên gia tâm lý có uy tín để trẻ nhận được liệu trình điều trọ tốt và hiệu quả nhất.
  • Liệu pháp phục hồi chức năng: Rối loạn hành vi khiến trẻ không có được cuộc sống bình thường, thói quen sinh hoạt đảo lộ, bị những người xung quanh xa lánh, gặp nhiều rắc rối trong việc xây dựng và duy trì các mối quan hệ. Liệu pháp phục hồi chức năng sẽ giúp trẻ học cách sắp xếp cuộc sống, cách tạo lập mối quan hệ, tương tác với những người xung quanh thông qua rèn luyện các kỹ năng xã hội, tham gia các hoạt động tập thể.

Như đã nói ở trên, bên cạnh viêc trị liệu cho trẻ, gia đình cũng cần tiếp nhận điều trị tâm lý để có cái nhìn đúng đắn hơn về tình trạng bệnh của con. Thấu hiểu những khó khăn trẻ đã, đang và sẽ trải qua giúp phụ huynh loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực và bi quan về con cái, thay đổi thái độ và cách dạy con phù hợp hơn.

Muốn hiệu quả điều trị đạt được kết quả tốt thì sự phối hợp của gia đình là không thể xem thường.Trị liệu tâm lý cần đi kèm với môi trường sống lành mạnh, và môi trường giáo dục đúng đắn để nâng cao hiệu quả. Gia đình và người bệnh cũng cần phối hợp với bác sĩ để kết quả điều trị tốt nhất.

2. Trị liệu bằng thuốc

Thuốc chống trầm cảm hay thuốc chẹn beta có thể được dùng trong điều trị rối loạn hành vi ở trẻ vị thành niên. Tuy nhiên, mục đích của việc dùng thuốc là hạn chế những hành vi quá khích, những suy nghĩ tiêu cực, và giúp người bệnh bình tĩnh hơn nhằm phối hợp điều trị. Thuốc không có tác dụng chữa trị tình trạng rối loạn hành vi.

Tất cả những loại thuốc được sử dụng trong điều trị có tính an toàn cao, nhưng vẫn không tránh khỏi những tác dụng phụ không mong muốn. Thuốc có thể gây đau đầu, nôn mửa, chóng mặt, mất ngủ, táo bón, rối loạn giấc ngủ, thậm chí là thôi thúc tự tử trong một số trường hợp. Do đó thuốc chỉ được dùng khi thật sự cần thiết.

Quá trình điều trị bằng thuốc cũng cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự tiện sử dụng, vì không phải loại thuốc nào cũng phù hợp với một đối tượng nhất định. Dùng thuốc không đúng loại, không đúng liều lượng có thể gây hại cho sức khỏe tinh thần của trẻ, thậm chí là nghiện thuốc, lờn thuốc, hoặc tử vong do sốc thuốc.

Cha mẹ cần làm gì để giúp đỡ trẻ vượt qua khó khăn?

Sự đồng cảm và sẻ chia từ người thân sẽ là liều thuốc tinh thần vô cùng quý giá, giúp trẻ có thêm động lực để tiếp tục quá trình điều trị, mở rộng cửa lòng đón nhận những thay đổi tích cực. Nếu gia đình bỏ bê, ít quan tâm, liên tục la mắng, tạo áp lực tâm lý hay bỏ mặc trẻ cho bác sĩ thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.

cải thiện tình trạng rối loạn hành vi
Cha mẹ không nên la mắng, tỏ ra thất vọng hay tạo áp lực cho trẻ, mà cần khoan dung, thấu hiểu và đồng hành cùng trẻ trong quá trình điều trị.

Do đó, gia đình và thầy cô cần tạo cho trẻ môi trường học tập và lành mạnh. Những trẻ có biểu hiện rối loạn nhẹ chỉ cần được quan sát và chăm sóc cản thận. Không nên tách trẻ ra khỏi xã hội và bạn bè, để trẻ không cảm thấy cô đơn, buồn tủi, có suy nghĩ bản thân là người bệnh. Điều này không tốt cho quá trình điều trị.

Một số điều cha mẹ cần làm nhằm hạn chế phát sinh tình trạng rối loạn hành vi ở trẻ vị thành niên, cũng như giúp trẻ cải thiện tình trạng bệnh:

  • Thường xuyên tâm sự, quan tâm đến suy nghĩ của trẻ, biết trẻ đang thiếu thốn điều gì, có gặp những khó khăn gì trong cuộc sống hay không. Độ tuổi thanh thiếu niên là độ tuổi trẻ có nhiều chuyển biến về tâm sinh lý, có nhiều thắc mắc về cuộc sống và cả những vấn đề giới tính. Thế nên trẻ rất cần cha mẹ bên cạnh hướng dẫn và quan tâm để có suy nghĩ và hành vi đúng đắn.
  • Cha mẹ khi nói chuyện với trẻ nên dùng thái độ mềm mỏng, thẳng thắn và tôn trọng, xem trẻ như một người trưởng thành để trẻ nhận thức được tính nghiêm túc của cuộc trò chuyện. Thái độ của cha mẹ cần có sự nghiêm khắc nhất định, nhưng không được nặng nề la hét, đánh đập hay có hành vi bạo lực tinh thần trẻ.
  • Cân nhắc lại phương pháp giáo dục của bản thân, tạo cho trẻ môi trường sống kỷ luật và lành mạnh. Cha mẹ không được quá gia trưởng, nghiêm khắc hay ép buộc con theo suy nghĩ của bản thân để tránh tạo gánh nặng tâm lý, khiến trẻ ngày càng phản nghịch, có những hành vi không đúng mực. Phụ huynh cũng không được chiều chuộng con cái thái quá, khiến trẻ tự mãn, coi thường người khác, cũng như có những hành vi không đúng mực.
  • Quan tâm nhiều hơn đến bạn bè của con tránh để con giao du với người xấu. Việc này giúp gia đình kịp thời phát hiện những hành vi xấu, ảnh hưởng đến nhân cách, hành vi và tính mạng của trẻ, và có biện pháp can thiệp hợp lý.
  • Dạy trẻ cách tiếp xúc với mạng internet một cách đúng đắn. Cha mẹ nên chủ động cung cấp cho trẻ những kiến thức về giới tính, những thay đổi cần chú ý trong độ tuổi dậy thì, tác hại của các tệ nạn xã hội,… để trẻ có suy nghĩ và hanh vi đúng đắn, tránh bị ảnh hưởng bởi những yếu tố không lành mạnh.
  • Không để trẻ tiếp xúc với văn hóa phẩm đồi trụy, mang tính bạo lực để tránh tiêm nhiễm vào đầu trẻ những tư tưởng sai trái, lệch lạc, làm ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ.
  • Cùng trẻ xây dựng cuộc sống lành mạnh bằng cách ăn ngủ đúng giờ, rèn luyện tính kỷ luật trong sinh hoạt hàng ngày để trẻ không có thời gian nghỉ đến những điều vô bổ.
  • Cùng trẻ tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe tinh thần và thể chất, để trẻ chọn những môn thể thao mà trẻ thích như bóng đá, cầu lông, chạy bộ, đạp xe, bơi lội, nhảy dây,… Cha mẹ cũng có thể khuyến khích trẻ tham gia các lớp thiền và yoga để loại bỏ những nguồn năng lượng tiêu cực, giúp trẻ thay đổi góc nhìn về cuộc sống.
cải thiện chứng rối loạn hành vi
Chế độ sống khoa học, lành mạnh có thể giúp những trẻ bị rối loạn hành vi giảm thiểu những biểu hiện bệnh, nâng cao hiệu quả điều trị.

Rối loạn hành vi ở thanh thiếu niên đang là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của phụ huynh và xã hội. Để hạn chế tình trạng này, phụ huynh và nhà trường cần có phương pháp giáo dục đúng đắn, quan tâm nhiều hơn đến tâm lý, tình cảm và hành vi của các em thanh thiếu niên trong độ tuổi dậy thì.

Nếu phát hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào, cha mẹ cần chủ động nói chuyện, chia sẻ với trẻ để tránh tình trạng rối loạn hành vi ngày càng nặng hơn. Hãy đưa trẻ đến các bệnh viện, hoặc trung tâm tư vấn tâm lý có uy tín để trẻ được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt.

Có lẽ bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

12 Cách Kiểm Soát Cơn Nóng Giận – Giúp bạn làm chủ cảm xúc

Tức giận làm bộc phát những hành vi thiếu chừng mực như quát tháo, tranh cãi gay gắt và thậm chí là bạo lực. Học...

Rối Loạn Tích Trữ (Hoarding Disorder) là gì? Hướng điều trị hiệu quả

Rối loạn tích trữ là một rối loạn tâm thần mãn tính, khởi phát ở độ tuổi thiếu niên và có xu hướng tiến triển...

hoang tưởng ghen tuông
Bệnh hoang tưởng ghen tuông: Biểu hiện và cách chữa trị hiệu quả

Bệnh hoang tưởng ghen tuông được xem là một dạng rối loạn nhân cách hoang tưởng với đặc trưng là sự nghi ngờ quá mức,...

Cách Giúp Thoát Khỏi Suy Nghĩ Tiêu Cực Cho Mẹ Bầu
10 Cách Giúp Thoát Khỏi Suy Nghĩ Tiêu Cực Cho Mẹ Bầu

Sự thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể khiến cho nhiều mẹ bầu thường xuyên xuất hiện những cảm xúc tiêu cực, dễ...

Trầm cảm u sầu là gì?

Trầm cảm u sầu (Melancholia): Nguyên nhân, Dấu hiệu, Điều trị

Trầm cảm học đường là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp

trầm cảm không điển hình

Trầm cảm không điển hình: Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách vượt qua

rối loạn thách thức chống đối

Rối loạn thách thức chống đối là gì? Biểu hiện và Biện pháp can thiệp

trầm cảm sau phá thai

Trầm cảm sau khi phá thai: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách phòng tránh