Rối Loạn Thần Kinh Chức Năng Là Gì? Nguyên nhân và hướng điều trị

Rối loạn thần kinh chức năng có thể khởi phát ở nhiều độ tuổi khác nhau nhưng phổ biến nhất vẫn là từ thời thơ ấu kéo dài đến đầu tuổi trưởng thành. Tình trạng này sẽ bao gồm nhiều triệu chứng hoặc các thiếu hụt thần kinh phát sinh một cách vô điều kiện, chủ yếu sẽ có sự liên quan đến cảm giác và vận động của con người. 

Rối loạn thần kinh chức năng là gì?

Rối loạn thần kinh chức năng trước đây còn được gọi là rối loạn chuyển đổi là một trong các dạng rối loạn thần kinh thường khởi phát nhiều ở phụ nữ. Những trường hợp mắc phải chứng bệnh này thường có các biểu hiện bất ổn về mặt tâm lý, thần kinh và hoàn toàn không tìm thấy các tổn thương về mặt thực thể.

Trong DSM-5 sử dụng rối loạn thần kinh chức năng như một thuật ngữ để chỉ đến các triệu chứng hoặc những khó khăn, cản trở trong vận động chủ ý và cảm giác của con người. Tình trạng này rất dễ bị nhầm lẫn đối với các vấn đề sức khỏe thực thể nhưng thực chất nó là các rối loạn liên quan đến tâm lý xuất phát từ những mâu thuẫn, chất thương tâm lý từ thuở nhỏ kéo dài đến khi trưởng thành.

Rối Loạn Thần Kinh Chức Năng
Rối loạn thần kinh chức năng có nguy cơ khởi phát ở nữ giới cao hơn so với nam giới.

Theo chia sẻ của các chuyên gia thì các rối loạn và khó khăn của thần kinh chức năng sẽ không tương ứng với những tổn thương thực thể. Hiểu một cách đơn giản hơn đó là nó không chỉ nằm trong phạm vi đau nhức, tình dục, cũng không phải là hệ quả của các chất. Thực tế, các triệu chứng của căn bệnh này khởi phát như một phản ứng chống lại các yếu tố ảnh hưởng tâm lý.

Thông thường, rối loạn thần kinh chức năng sẽ có sự liên quan đến một số trạng thái căng thẳng, sang chấn tâm lý. Cụ thể hơn, khi một người phải liên tục đối diện hoặc trải qua các cú sốc tinh thần trầm trọng có thể khiến cơ thể hình thành những phản ứng thể chất dữ dội và kéo dài dai dẳng.

Dựa vào số liệu thống kê nhận thấy rằng, tỷ lệ rối loạn thần kinh chức năng đang có dấu hiệu gia tăng, theo đó có khoảng từ 5 đến 15% số bệnh nhân đến thăm khám tâm thần tại các bệnh viện đa khoa được chẩn đoán mắc phải chứng bệnh này. Theo đó, có khoảng từ 9 đến 40% người bệnh phát triển các triệu chứng dựa trên rối loạn nhân cách phụ thuộc và có khoảng từ 5 đến 21% dựa trên nền rối loạn nhân cách thể kịch tính.

Nguyên nhân gây rối loạn thần kinh chức năng

Cũng tương tự như các rối loạn thần kinh khác, rối loạn thần kinh chức năng hiện vẫn chưa được xác định rõ về nguyên nhân gây bệnh. Theo đó, các nhà khoa học cho thấy rằng, các triệu chứng thực thể của bệnh nhân sẽ bắt nguồn chủ yếu ở những vấn đề sức khỏe tâm lý, do sự căng thẳng, chấn thương tinh thần thúc đẩy các phản ứng cơ thể nhằm giải tỏa stress, tiêu cực.

Các chuyên gia tâm lý chia sẻ rằng, những triệu chứng khởi phát của rối loạn thần kinh chức năng thường có liên quan đến các yếu tố vô thức bị đè nén từ bên trong. Trạng thái lo lắng, căng thẳng, tổn thương tâm lý kéo dài sẽ hình thành nên những biểu hiện và khó khăn về mặt thể chất, cơ thể.

Rối Loạn Thần Kinh Chức Năng
Các bất ổn về tâm lý, sang chấn tinh thần chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra rối loạn thần kinh chức năng.

Tình trạng này thường xảy ra do sự mâu thuẫn, tranh chấp giữa bản năng và những yếu tố kiềm chế đối với bản năng. Chính vì thế, những biểu hiện của bệnh giống như một lớp ngụy trang, che chắn cho các triệu chứng tâm lý thực đang diễn ra bên trong.

Bên cạnh đó, một số tài liệu nghiên cứu còn cho biết rằng, rối loạn thần kinh chức năng cũng có nhiều khả năng liên quan đến yếu tố sinh học. Có rất nhiều các thông tin và dữ liệu cho thấy những yếu tố này góp phần trong việc hình thành và phát triển triệu chứng bệnh.

Trong kết quả một vài nghiên cứu về não bộ nhận thấy có sự giảm chuyển hóa xảy ra ở bán cầu chiếm ưu thế, tăng chuyển hóa ở bán cầu không chiếm ưu thế. Đồng thời, phần lớn người bệnh đều có sự bất thường về thụ thể GABA cùng với sự rối loạn, mất cân bằng giữa các yếu tố nội sinh khiến cho cơ thể hình thành nên các triệu chứng bất ổn.

Các biểu hiện thực thể và tâm lý của bệnh nhân cũng giống như một hồi chuông báo động về việc họ đang cần hỗ trợ và can thiệp trong giai đoạn sớm. Việc có thể phát hiện và đưa ra biện pháp phù hợp sẽ giúp cho bệnh nhân có thêm nhiều cơ hội để phục hồi sức khỏe, thuyên giảm tốt các triệu chứng ảnh hưởng.

Dấu hiệu nhận biết rối loạn thần kinh chức năng

Dựa vào kết quả nghiên cứu khoa học nhận thấy rằng, triệu chứng đặc trưng của rối loạn thần kinh thực vật đó chính là các biểu hiện về thể chất nhưng nguyên nhân gốc rễ lại xuất phát từ những tổn thương, nỗi đau tinh thần, cảm xúc. Đối với những người đang mắc phải tình trạng này sẽ liên tục phải đối diện với những khó khăn về vận động, cảm giác và họ khó có thể tự kiểm soát tốt các phản ứng về thể chất.

Rối Loạn Thần Kinh Chức Năng
Người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng về cảm giác và vận động.

1. Triệu chứng cảm giác

Tê, liệt, mù, mất cảm giác được xem là các triệu chứng đặc trưng và xuất hiện phổ biến nhất đối với người bệnh rối loạn thần kinh chức năng. Theo đó, các triệu chứng rối loạn xảy ra ở hầu hết các giác quan của cơ thể (bao gồm thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác, khứu giác).

Theo đó, các biểu hiện về cảm giác của mỗi người bệnh sẽ có phần khác nhau, tùy thuộc vào mức độ của từng bệnh nhân mà họ có thể tồn tại những dấu hiệu như:

  • Thường xuyên run rẩy, khó có thể tự kiểm soát được các hoạt động chân tay.
  • Tê liệt ở các chi, chủ yếu là ở chân và bàn tay, cánh tay.
  • Xuất hiện các vấn đề liên quan đến khả năng thị giác, cụ thể như mù, mờ, song thị.
  • Gặp phải tình trạng khó nuốt, cảm thấy như đang nghẹn ở cổ hoặc có khối u ở ngang cổ.
  • Mất thính giác, không nghe thấy hoặc chỉ nghe thấy một phần.
  • Tay chân nhức mỏi rã rời, khó khăn trong việc cầm nắm các vật dụng.

2. Triệu chứng vận động

Các biểu hiện về rối loạn vận động của chứng rối loạn thần kinh chức năng chủ yếu sẽ là những bất ổn về các chuyển động cơ thể, yếu, liệt cơ. Những triệu chứng vận động thường có nhiều xu hướng trở nên nghiêm trọng và tồi tệ hơn nếu người ta chú ý quá nhiều đến chúng.

Cụ thể một số biểu hiện thường gặp như:

  • Xuất hiện những cơn run giật, tê liệt, múa vòng.
  • Rối loạn tư thế, bước đi lảo đảo, không vững vàng, các cử động cơ thể thô, bất ổn, co giật.
  • Yếu hoặc liệt các chi. Tuy nhiên các cơ, chi bị liệt sẽ không teo lại, các phản xạ xương, gân vẫn diễn ra bình thường.
  • Xuất hiện các cơn co giật có thể gây ra tình trạng cắn lưỡi, tè ra quần, thương tích do té ngã nhưng khá hiếm gặp.

Ngoài ra, người bệnh còn khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, không thể tự kiểm soát cảm xúc và các triệu chứng thể chất của bản thân nên dễ trở nên kích động, nóng giận, cáu gắt. Đối với nam giới, rối loạn thần kinh chức năng còn có thể khiến họ giảm ham muốn, xuất tinh sớm, rối loạn cương dương. Còn với nữ giới sẽ thường bị rối loạn kinh nguyệt, vô kinh.

Những biểu hiện của rối loạn thần kinh chức năng rất dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe thực thể khác. Do đó, việc tiến hành thăm khám và chẩn đoán tại các cơ sở, bệnh viện chuyên khoa uy tín là điều hết sức cần thiết để người bệnh có thể xác định rõ về tình trạng sức khỏe của mình, đồng thời nhận được sự tư vấn, hỗ trợ kỹ lưỡng từ các bác sĩ chuyên khoa.

Chẩn đoán rối loạn thần kinh chức năng

Việc chẩn đoán rối loạn thần kinh chức năng thường chỉ được tiến hành và xem xét sau khi thăm khám và thực hiện đầy đủ các xét nghiệm toàn thể nhằm giúp loại trừ tốt các rối loạn thần kinh liên quan hoặc những vấn đề sức khỏe thực thể khác. Quá trình chẩn đoán tình trạng rối loạn này thường cũng gặp nhiều khó khăn bởi các triệu chứng dễ bị nhầm lẫn nên cần phải có sự hỗ trợ từ các bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm để đưa ra được kết luận cụ thể, chính xác nhất.

Thông thường, bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng, tìm hiểu rõ về các triệu chứng bệnh và khai thác thông tin về tiền sử bệnh lý của cá nhân, gia đình để có cơ sở đánh giá khách quan hơn. Ngoài ra, người bệnh cũng sẽ được xem xét để tiến hành các xét nghiệm cần thiết theo chỉ định của bác sĩ.

Rối Loạn Thần Kinh Chức Năng
Rối loạn thần kinh chức năng thường dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe thể chất khác.

Để chẩn đoán một người mắc phải chứng rối loạn thần kinh chức năng thì người đó phải hội đủ các yếu tố sau:

  • Có ít nhất 1 triệu chứng suy giảm về vận động, cảm giác.
  • Có thông tin và bằng chứng lâm sàng về sự không tương thích giữa các triệu chứng và thần kinh tiếp nhận.
  • Các triệu chứng hoặc những sự suy giảm chức năng hoàn toàn không do ảnh hưởng cả bệnh hoặc các rối loạn tâm thần khác.
  • Các triệu chứng gây ra những khó chịu, bất ổn và làm suy giảm chức năng xã hội của người bệnh.

Quá trình chẩn đoán cần phải được xem xét kỹ lưỡng để đảm bảo không có sự liên quan nào đến những vấn đề sức khỏe thực thể.

Hướng điều trị hiệu quả rối loạn thần kinh chức năng

Theo nhận xét của các chuyên gia thì phần lớn những tình trạng rối loạn thần kinh chức năng sẽ khởi phát ở mức độ cấp tính. Các triệu chứng của bệnh thường kéo dài trong khoảng thời ngắn và có hơn 90% các trường hợp thuyên giảm sau khoảng 14 ngày nếu được kịp thời hỗ trợ.

Tuy nhiên, đối với các tình trạng nghiêm trọng hơn, triệu chứng bệnh biểu hiện nặng và kéo dài dai dẳng hơn 6 tháng thì tiên lượng sẽ giảm đi đáng kể, còn khoảng 50%. Do đó, sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp bệnh khác nhau mà các chuyên gia sẽ cân nhắc kỹ lưỡng trong việc lựa chọn phương pháp can thiệp, xây dựng phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.

Sau đây là một số phương pháp thường được ưu tiên áp dụng cho người bệnh rối loạn thần kinh chức năng như:

1. Điều trị hóa dược

Điều trị bằng thuốc được xem là biện pháp hiệu quả và thường xuyên được ứng dụng thành công cho các trường hợp rối loạn ở nhiều mức độ khác nhau. Việc dùng thuốc sẽ giúp người bệnh giảm thiểu các trạng thái rối loạn về tâm lý, từ đó thuyên giảm tốt những biểu hiện về thể chất.

Thông thường, đối với những tình trạng rối loạn thần kinh chức năng sẽ được cân nhắc để sử dụng một vài loại thuốc chống trầm cảm, thuốc chống co giật để kiểm soát các triệu chứng nguy hiểm và tồi tệ. Thuốc thường được chỉ định sử dụng trong một thời gian ngắn với liều lượng thích hợp nhằm hạn chế tối đa việc phụ thuộc vào thuốc hoặc gây ra những tác dụng phụ ngoài ý muốn.

Bên cạnh đó, một số trường hợp cũng sẽ được hướng dẫn dùng thêm một số loại vitamin, thực phẩm chức năng để hỗ trợ cân bằng và tái tạo lại hoạt động của các dây thần kinh, các chức năng thể chất. Quá trình dùng thuốc cần phải tuân thủ nghiêm ngặt theo các chỉ định chuyên khoa để đảm bảo được độ an toàn, hiệu quả trong suốt quá trình điều trị.

2. Trị liệu tâm lý

Như đã chia sẻ, rối loạn thần kinh chức năng bắt nguồn từ các căng thẳng, sang chấn, tổn thương tâm lý nên trị liệu tâm lý cũng là biện pháp cần thiết và hữu hiệu để giúp bệnh nhân loại bỏ tận gốc những nguyên nhân cốt lõi. Trong những năm gần đây, trị liệu tâm lý được xem là một trong các phương pháp chủ chốt đối với việc cải thiện sức khỏe cho người bệnh thần kinh.

Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này đó chính là không sử dụng thuốc nên có thể áp dụng tốt cho hầu hết các đối tượng bệnh khác nhau, kể cả trẻ em. Người bệnh sẽ được gặp gỡ và trao đổi trực tiếp cùng với chuyên gia tâm lý để dần tháo gỡ những nút thắt tâm hồn, điều chỉnh tư duy, cảm xúc, hành vi hiệu quả để giảm bớt các triệu chứng thực thể nguy hiểm.

Rối Loạn Thần Kinh Chức Năng
NHC ứng dụng thành công trị liệu tâm lý cho người bệnh rối loạn thần kinh chức năng.

Tuy nhiên, để quá trình trị liệu tâm lý đạt được nhiều thành công, người bệnh cũng cần chú ý tìm hiểu và lựa chọn cơ sở phù hợp để can thiệp hiệu quả. Hiện nay, Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam chính là đơn vị nhận được sự tin tưởng, đánh giá tích cực nhất trong lĩnh vực ứng dụng trị liệu tâm lý để cải thiện sức khỏe tinh thần cho mọi đối tượng.

NHC hiện đang hỗ trợ khách hàng trên toàn quốc với 4 cơ sở đặt tại TPHCM và Hà Nội. Trung tâm đã và đang hỗ trợ thành công cho rất nhiều các trường hợp rối loạn thần kinh, rối loạn tâm thần, giúp họ khắc phục tốt các triệu chứng và cân bằng, duy trì đời sống hạnh phúc, lành mạnh.

3. Sốc điện

Đối với những trường hợp rối loạn thần kinh chức năng lâu năm, các triệu chứng trở nên nghiêm trọng và tồi tệ thì phần lớn bệnh nhân sẽ không đáp ứng tốt với liệu pháp tâm lý hoặc sử dụng thuốc để điều trị. Trong tình huống này, người bệnh có thể được cân nhắc và tư vấn áp dụng phương pháp sốc điện để kiểm soát, điều trị hiệu quả.

Sốc điện được biết đến là phương pháp hiện đang được sử dụng khá phổ biến trong việc can thiệp, điều trị cho người bệnh trầm cảm, rối loạn lưỡng cực hoặc các rối loạn thần kinh khác, trong đó có rối loạn thần kinh chức năng. Người bệnh sẽ được gây mê toàn thân và sử dụng thuốc giãn cơ trước khi tiến hành kích điện.

Bệnh nhân sẽ được đặt một miếng chặn cắn trong miệng, sau đó bác sĩ chuyên khoa sẽ dùng dòng điện có xung kích để tác động, gây ra các cơn co giật ngắn trong tầm kiểm soát để giúp thay đổi lưu lượng máu não, chỉnh sửa cấu hình điện não, thúc đẩy vai trò của tế bào não, giải phóng hàm lượng hormone, các chất dẫn truyền. Thông thường, bệnh nhân sẽ được thực hiện khoảng 10 liệu trình sốc điện và có thể gia giảm tùy vào mỗi trường hợp khác nhau.

4. Hỗ trợ cải thiện tại nhà

Song song với việc áp dụng hiệu quả các biện pháp điều trị chuyên khoa thì người bệnh rối loạn thần kinh chức năng cũng cần chú ý đến việc xây dựng đời sống lành mạnh, duy trì các thói quen tích cực để giúp đẩy lùi tốt các triệu chứng về cả thể chất lẫn tinh thần. Để giúp cho tình trạng sức khỏe mau chóng được phục hồi, bạn cần chú ý một số điều sau đây:

Rối Loạn Thần Kinh Chức Năng
Chế độ ăn uống cần đảm bảo đầy đủ chất để cải thiện tốt sức khỏe tổng thể của bệnh nhân.
  • Thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thông qua những thực phẩm ăn uống hàng ngày. Bên cạnh đó cũng cần hạn chế việc dung nạp các loại thức ăn độc hại, đồ ăn chế biến sẵn, món ăn có chứa quá nhiều gia vị,…
  • Tăng cường thói quen tập luyện thể dục thể thao để gia tăng sức khỏe, cải thiện các triệu chứng thực thể và đẩy lùi căng thẳng, sang chấn tâm lý. Mỗi ngày chỉ cần dành ra khoảng 30 phút để vận động hợp lý với những môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, chạy bộ, đạp xe đạp, bơi lội, yoga, đánh cầu lông cũng giúp bạn có được một sức khỏe dẻo dai hơn.
  • Chú ý nhiều hơn đến chất lượng giấc ngủ, đảm bảo ngủ đủ giấc và duy trì việc thức ngủ cùng một khung giờ.
  • Áp dụng tốt các biện pháp thư giãn tại nhà để giúp cho cơ thể và tinh thần được thả lỏng thoải mái hơn. Bạn có thể thiền định, tập yoga, massage toàn thân, uống trà thảo mộc, đọc sách, nghe nhạc để thư giãn, giải tỏa phiền muộn hiệu quả, nhanh chóng.
  • Cân bằng công việc và cuộc sống, tránh căng thẳng, làm việc quá sức.
  • Luôn suy nghĩ tích cực, tạo môi trường và không khí sống lành mạnh, bình yên, thoải mái.

Rối loạn thần kinh chức năng là một trong các vấn đề sức khỏe có khả năng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực về cả thể chất lẫn tinh thần. Hy vọng thông qua các chia sẻ trong bài viết này, bạn đọc sẽ hiểu thêm về tình trạng bệnh và có biện pháp khắc phục hiệu quả, kịp thời.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

hội chứng sợ đám đông
Hội chứng sợ đám đông: Làm thế nào để vượt qua nỗi sợ?

Việc bạn không thích đám đông, không thích đứng trước mặt nhiều người, và không muốn đến những chỗ đông người là chuyện hết sức...

Rối loạn lo âu có làm tăng huyết áp không? Giải đáp từ chuyên gia

Rối loạn lo âu có làm tăng huyết áp không là băn khoăn của nhiều người bệnh. Thực tế, bệnh lý này không chỉ ảnh...

chăm sóc bệnh nhân rối loạn lo âu
Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân rối loạn lo âu hiệu quả

Trong chăm sóc bệnh nhân rối loạn lo âu, bạn cần tìm hiểu rõ về rối loạn này đồng thời trao đổi và phối hợp...

phân biệt trầm cảm và tự kỷ ở trẻ
Cách phân biệt trầm cảm và tự kỷ ở trẻ: Cha mẹ không thể bỏ qua

Tự kỷ có thể dẫn đến trầm cảm, nhưng trầm cảm không phải là nguyên nhân gây ra hiện tượng tự kỷ. Hai căn bệnh...

Trầm cảm u sầu là gì?

Trầm cảm u sầu (Melancholia): Nguyên nhân, Dấu hiệu, Điều trị

Trầm cảm học đường là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp

trầm cảm không điển hình

Trầm cảm không điển hình: Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách vượt qua

rối loạn thách thức chống đối

Rối loạn thách thức chống đối là gì? Biểu hiện và Biện pháp can thiệp

trầm cảm sau phá thai

Trầm cảm sau khi phá thai: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách phòng tránh