Stress, Căng Thẳng Gây Rụng Tóc – Làm thế nào để khắc phục?

Stress là nguyên nhân gây rụng tóc mà nhiều người không ngờ đến. Tình trạng này tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng khiến cho mức độ căng thẳng gia tăng do tâm lý tự ti về ngoại hình. Điều chỉnh tâm trạng và học cách chăm sóc tóc sẽ giúp bạn cải thiện số lượng tóc rụng một cách hiệu quả.

Stress, căng thẳng có gây rụng tóc không?

Trong bối cảnh cuộc sống có nhiều căng thẳng và áp lực, việc phải đối mặt với stress đã không còn là điều xa lạ. Tuy nhiên, phần lớn mọi người chỉ nghĩ stress ảnh hưởng đến tâm trạng và tinh thần. Ít ai biết rằng, stress là nguyên nhân gây ra một loạt các vấn đề thể chất như đau dạ dày, mất ngủ, rối loạn kinh nguyệt và rụng tóc.

Căng thẳng là một trong những nguyên nhân gây rụng tóc mà ít người bỏ qua. Khi rơi vào trạng thái căng thẳng, vỏ tuyến thượng thận sẽ tăng sản xuất hormone cortisol và thúc đẩy quá trình chờ rụng (telogen) diễn ra nhanh hơn.

Mỗi sợi tóc sẽ phát triển qua 3 giai đoạn bao gồm tăng trưởng (anagen) kéo dài 2 – 6 năm; ngưng mọc (catagen) kéo dài khoảng 3 tuần và cuối cùng là giai đoạn chờ rụng (telogen) kéo dài khoảng 3 tháng. Khi hoàn thành chu kỳ này, sợi tóc sẽ rụng và chuẩn bị cho một chu kỳ mọc tóc mới.

stress gây rụng tóc
Stress thúc đẩy tốc độ tăng trưởng khiến cho tóc nhanh chóng chuyển sang giai đoạn chờ rụng (telogen)

Thông thường, da đầu sẽ có khoảng 85% tóc ở giai đoạn anagen (tăng trưởng) và khoảng 10% đang ở giai đoạn telogen (chờ rụng). Thế nhưng, hormone cortisol gia tăng trong một thời gian dài sẽ khiến chu kỳ của tóc bị đẩy nhanh. Kết quả là tỷ lệ tóc rơi vào giai đoạn chờ rụng – telogen vượt quá 10%.

Các thí nghiệm tiến hành trên chuột và khỉ đều cho thấy, gia tăng hormone cortisol thật sự có hiệu quả trong việc thúc đẩy số lượng tóc rụng. Mặc dù rụng tóc không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng có thể dẫn đến tóc thưa mỏng, hói đầu nếu không kịp thời can thiệp.

Nhận biết rụng tóc do stress

Vì da đầu luôn có khoảng 10% tóc ở giai đoạn telogen nên mỗi ngày sẽ có một số lượng tóc rụng nhất định. Tuy nhiên, lượng tóc rụng sinh lý thường không vượt quá 100 sợi/ ngày. Nếu tóc rụng với số lượng nhiều, bạn nên xem xét khả năng rụng tóc do stress.

Stress xảy ra trong thời gian ngắn hiếm khi ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và chu kỳ phát triển của tóc. Ngược lại, nếu căng thẳng kéo dài, bạn sẽ có nguy cơ gặp phải rụng tóc nhiều. Dưới đây là 2 dạng rụng tóc do stress thường gặp nhất:

Rụng tóc Telogen (Telogen effluvium)

Rụng tóc Telogen là kiểu rụng tóc thường gặp ở người bị stress, được xác định khi số lượng tóc ở giai đoạn telogen (chờ rụng) gia tăng. Kết quả là gây rụng tóc nhiều, số lượng tóc trên da dầu giảm nhanh về số lượng và mỏng đi trông thấy chỉ sau một thời gian ngắn. Dạng rụng tóc này thường xảy ra lan tỏa nhưng có xu hướng ảnh hưởng nhiều đến vùng đỉnh và hai bên tóc gần thái dương.

căng thẳng gây rụng tóc
Rụng tóc Telogen (Telogen effluvium) là dạng rụng tóc thường gặp nhất ở người bị stress

Rụng tóc từng mảng

Rụng tóc từng mảng cũng có liên quan đến stress. Khi căng thẳng, hormone cortisol gia tăng sẽ gây rối loạn hệ miễn dịch. Với những người có các rối loạn tự miễn, stress được xem là yếu tố kích hoạt bệnh bùng phát và chuyển biến nặng.

Lúc này, một số tế bào miễn dịch có thể tấn công vào nang tóc khiến tóc suy yếu và rụng dần. Rụng tóc theo mảng có đặc điểm là tóc rụng đột ngột, lộ ra các mảng da đầu.

căng thẳng gây rụng tóc
Stress có thể là yếu tố kích hoạt các yếu tố tự miễn gây ra tình trạng rụng tóc từng mảng

Một số người rụng tóc do stress có liên quan đến chứng nghiện nhổ tóc (Trichotillomania). Người mắc chứng bệnh này bị ám ảnh bởi ý nghĩ phải giật tóc của bản thân, nếu kiềm chế không thực hiện hành vi này sẽ gây ra cảm giác vô cùng khó chịu và bứt rứt. Vì vậy, bệnh nhân liên tục giật tóc và đôi khi đi kèm với chứng ăn tóc.

Stress được xem là yếu tố kích hoạt chứng nghiện nhổ tóc khởi phát hoặc làm nghiêm trọng các triệu chứng sẵn có. Vì vậy, số lượng tóc rụng ngày càng gia tăng, hậu quả là tóc thưa, mỏng, lộ các mảng da đầu và thậm chí là hói đầu.

Các biện pháp khắc phục rụng tóc do stress

Rụng tóc do stress, căng thẳng không phải là vấn đề đáng lo ngại. Vì nang tóc sẽ phát triển theo chu kỳ nên tóc có thể mọc lại sau khoảng vài tháng. Tuy nhiên nếu vẫn để cơ thể rơi vào trạng thái stress, nang tóc có thể bị thoái hóa khiến cho tóc mọc chậm, sợi tóc mỏng, dễ gãy rụng…

Nếu đang bị rụng tóc do stress, một số biện pháp sau sẽ giúp bạn hạn chế số lượng tóc rụng và nuôi dưỡng mái tóc dày, khỏe mạnh:

Giải tỏa căng thẳng

Vì nguyên nhân bắt nguồn từ stress nên bạn cần giải tỏa căng thẳng để cải thiện tình trạng rụng tóc. Khi cơ thể trở về trạng thái cân bằng, hormone cortisol cũng sẽ được điều hòa. Từ đó giảm đáng kể số lượng tóc rụng và chu kỳ sinh trưởng của tóc cũng bình thường hóa trở lại.

Trong cuộc sống hiện đại hóa như hiện nay, việc trang bị kỹ năng giảm stress là vô cùng cần thiết. Khi có kỹ năng này, bạn có thể học cách cân bằng tâm trạng, đẩy lùi cảm xúc tiêu cực và duy trì tinh thần ổn định. Đồng thời cũng tránh được những vấn đề sức khỏe liên quan đến stress như rụng tóc, đau dạ dày, mất ngủ, ăn uống quá mức, móng tay giòn, dễ gãy, da sạm, mụn trứng cá…

stress có gây rụng tóc không
Dành thời gian cho các hoạt động yêu thích như nấu nướng, vẽ tranh, chơi với thú cưng… giúp giải tỏa căng thẳng hữu hiệu

Một số cách sau sẽ giúp bạn giảm căng thẳng và cải thiện rụng tóc do stress:

  • Dành thời gian nghỉ ngơi và ngủ đủ 7 – 8 giờ mỗi ngày. Ngủ đủ giấc sẽ giúp cơ thể phục hồi năng lượng, ổn định tinh thần sau một ngày làm việc áp lực và mệt mỏi.
  • Có chế độ dinh dưỡng cân bằng và hợp lý. Tránh thói quen ăn uống thất thường, nhịn ăn, hạn chế thức ăn nhanh, đường và các loại thực phẩm chế biến sẵn.
  • Bổ sung rau xanh, trái cây, thực phẩm giàu vitamin và chất chống oxy hóa để giảm stress.
  • Lên kế hoạch học tập và làm việc hiệu quả để nâng cao hiệu suất, tối ưu thời gian.
  • Chia sẻ với người thân, bạn bè về những khó khăn và áp lực trong cuộc sống. Thông qua việc giãi bày tâm trạng, bạn sẽ thấy nhẹ nhàng hơn, tinh thần thư thái và được tiếp thêm động lực để tiếp tục “chiến đấu”.
  • Dành ít nhất 3 buổi/ tuần cho việc tập thể dục. Hoạt động thể chất là cách giúp bạn giảm stress vô cùng hữu hiệu. Sau 30 phút tập luyện, nồng độ hormone cortisol sẽ giảm đi đáng kể, qua đó giúp điều hòa các phản ứng sinh lý bên trong, bao gồm cả chu kỳ tăng trưởng của tóc.
  • Có thể ngồi thiền, tập thở bụng vào mỗi buổi tối để điều hòa hormone và thư giãn tâm trí.
  • Thực hiện một số cách giảm căng thẳng tại nhà như massage, tắm nước ấm, uống trà thảo mộc, chăm sóc cây cối, thú cưng, nấu ăn…

Căng thẳng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe thể chất. Khi stress được kiểm soát, các hormone trong cơ thể sẽ được điều hòa trở lại. Tình trạng rụng tóc, mệt mỏi, uể oải, đau dạ dày… vì thế cũng được cải thiện rõ rệt.

Chăm sóc tóc đúng cách

Ngoài việc kiểm soát nguyên nhân, bạn cũng cần thực hiện một số biện pháp chăm sóc tóc. Trong giai đoạn căng thẳng, nang tóc cũng như da đầu sẽ trở nên nhạy cảm hơn. Nếu không biết cách chăm sóc, tình trạng tóc rụng sẽ ngày một nghiêm trọng.

stress có gây rụng tóc không
Chăm sóc tóc đúng cách giúp hạn chế số lượng tóc rụng, giảm tình trạng khô xơ và gãy rụng

Cách chăm sóc giúp hạn chế tình trạng tóc rụng do stress:

  • Hạn chế tác động lực lên chân tóc và da đầu bằng cách dùng lược răng thưa để chải tóc.
  • Tránh cột tóc quá chặt hoặc tạo kiểu bằng nhiệt.
  • Nên xõa tóc hoặc dùng kẹp để giảm áp lực lên chân tóc. Cách này vừa giúp tóc không bị gãy nếp, vừa hạn chế số lượng tóc rụng.
  • Không nên can thiệp hóa chất (duỗi, uốn, nhuộm) trong thời gian này để tránh tóc khô xơ và rụng nhiều hơn trước.
  • Hạn chế để tóc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Nên đội mũ hoặc che dù nhằm bảo vệ da đầu.
  • Sử dụng dầu gội có công thức lành tính, nhẹ dịu để tránh làm mất lớp dầu tự nhiên của tóc. Khi gội đầu, cần thao tác nhẹ nhàng, không cào quá mạnh khiến cho nang tóc bị tổn thương.
  • Làm khô tóc bằng quạt hoặc sấy ở nhiệt độ thấp, không để tóc ướt khi ngủ.
  • Hằng ngày, có thể massage da đầu để kích thích tuần hoàn máu. Từ đó tái tạo nang tóc và thúc đẩy tóc mọc nhanh hơn.
  • Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng một số tinh chất kích thích tóc mọc và nuôi dưỡng đuôi tóc. Sử dụng đều đặn sẽ giúp cải thiện phần nào tóc gãy rụng, khô xơ liên quan đến stress.

Tìm gặp bác sĩ khi cần thiết

Nếu rụng tóc do stress ngày một nghiêm trọng hoặc kéo dài hơn 6 tháng, bạn nên tìm gặp bác sĩ da liễu. Sau khi thăm khám và chẩn đoán, bác sĩ sẽ tư vấn một số phương pháp điều trị phù hợp.

stress có gây rụng tóc không
Cân nhắc tìm gặp bác sĩ nếu tóc rụng nhiều và tình trạng kéo dài trên 6 tháng

Các phương pháp được cân nhắc trong điều trị rụng tóc do stress:

  • Sử dụng thuốc: Minoxidil là loại thuốc trị rụng tóc được sử dụng phổ biến. Loại thuốc này có hiệu quả với rụng tóc do nhiều nguyên nhân khác nhau như bẩm sinh, rụng tóc do stress, căng thẳng, do các bệnh lý nội khoa… Minoxidil kích thích tốc độ mọc tóc, cải thiện tình trạng rụng tóc hiệu quả.
  • Vitamin bổ sung: Một số trường hợp không nhất thiết phải dùng thuốc mà có thể sử dụng một số loại vitamin bổ sung như vitamin B6, B12 và Biotin. Khi bổ sung các loại vitamin này, tình trạng rụng tóc do căng thẳng sẽ được cải thiện rõ rệt.
  • Điều trị bằng laser: Laser cường độ thấp đã được chứng minh có tác dụng kích thích tóc mọc và tái tạo nang tóc. Khi chiếu laser trực tiếp lên da đầu, quá trình trao đổi chất của tế bào sẽ có những thay đổi như gia tăng ATP và thúc đẩy tổng hợp protein có tác dụng tăng trưởng tóc. Phương pháp này tương đối mất thời gian vì phải đến phòng khám thực hiện nhưng bù lại không phải sử dụng thuốc, hiệu quả mang lại rõ rệt và độ an toàn cao.

Các phương pháp như PRP (tiêm huyết tương giàu tiểu cầu), cấy tóc… ít được áp dụng cho những trường hợp rụng tóc do stress.

Stress, căng thẳng là nguyên nhân gây rụng tóc thường gặp. Nếu gặp phải tình trạng này, bạn nên thực hiện các biện pháp cải thiện để tránh tóc rụng từng mảng gây lộ da đầu, hói đầu… Ngoài ra, nên chủ động phòng ngừa stress để tránh tái phát rụng tóc và các vấn đề sức khỏe khác.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

áp lực mùa thi
Áp Lực Mùa Thi: Những hệ lụy đến sức khỏe không thể bỏ qua

Áp lực mùa thi, hay áp lực thi cử, là điều các bạn học sinh, sinh viên phải đối mặt vào giai đoạn thi học...

Stress gây thèm ăn, ăn uống quá đà và cách khắc phục an toàn

Stress không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần mà còn kéo theo nhiều vấn đề thể chất. Không ít người gặp phải tình trạng stress...

Rối loạn ăn uống ở trẻ
Rối loạn ăn uống ở trẻ: Nguyên nhân, biểu hiện và điều trị

Rối loạn ăn uống ở trẻ là một trong các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khiến cho rất nhiều bậc phụ huynh cảm thấy...

rối loạn tâm lý
Rối Loạn Tâm Lý là bệnh gì? Triệu chứng và phương pháp điều trị

Rối loạn tâm lý, hay còn gọi là rối loạn tâm thần, là từ chỉ chung cho những tình trạng rối loạn làm thay đổi...

Trầm cảm u sầu là gì?

Trầm cảm u sầu (Melancholia): Nguyên nhân, Dấu hiệu, Điều trị

Trầm cảm học đường là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp

trầm cảm không điển hình

Trầm cảm không điển hình: Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách vượt qua

rối loạn thách thức chống đối

Rối loạn thách thức chống đối là gì? Biểu hiện và Biện pháp can thiệp

trầm cảm sau phá thai

Trầm cảm sau khi phá thai: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách phòng tránh