Hội Chứng Sợ Đi Học – Giải mã lý do khiến trẻ không muốn đến trường

Hội chứng sợ đi học khiến cho nhiều trẻ nhỏ bị ám ảnh và liên tục từ chối việc phải đến trường. Trẻ luôn cố gắng tìm mọi cách để tránh né phải đi học hoặc thậm chí có thể thực hiện các hành vi chống đối, phản kháng dữ dội khi được nhắc đến việc phải đến trường học tập. 

Hội chứng sợ đi học là gì?

Học tập là quyền và lợi ích được hưởng của mỗi đứa trẻ, bất kỳ trẻ nhỏ nào cũng có thể được học tập, giáo dục theo quy định để tạo tiền đề tốt cho sự phát triển trong tương lai của trẻ. Tuy nhiên, trong thực tế chúng ta vẫn thường xuyên bắt gặp những tình huống, hình ảnh trẻ nhỏ cảm thấy sợ đi học, chán ghét việc phải đến trường.

Chán học, không muốn đến trường, cảm thấy việc học vô cùng nhàm chán và mệt mỏi là những biểu hiện thường thấy ở phần lớn trẻ em. Các bậc phụ huynh thường hay than phiền về việc trẻ không chịu thức dậy vào mỗi buổi sáng để chuẩn bị đến trường lớp. Thậm chí có nhiều trường hợp trẻ quấy khóc, la hét, chống đối dữ dội để không phải học tập, không phải đến trường.

Đây được xem là một trong các trạng thái tâm lý bình thường của trẻ nhỏ. Cũng bởi trẻ thường thích vui chơi, nô đùa và tự do làm những điều mình mong muốn. Việc phải đến trường, phải thực hiện theo các nguyên tắc và học tập các bài giảng trên lớp học đôi khi khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, ngột ngạt, đặc biệt là đối với chương trình học tập quá phức tạp của hiện nay.

Hội Chứng Sợ Đi Học
Hội chứng sợ đi học gây ra nỗi sợ kéo dài dai dẳng về việc phải đến trường.

Tuy nhiên, đối với những trẻ mắc phải hội chứng sợ đi học hay còn có tên tiếng Anh là Didaskaleinophobia thì các biểu hiện sợ hãi, lo lắng, hoảng loạn, kích động về việc phải đến trường còn diễn ra mạnh mẽ, dữ dội hơn gấp nhiều lần. Sự sợ hãi, chống đối của trẻ nhỏ mỗi khi nhắc đến việc học tập có thể khiến cho nhiều bậc phụ huynh nhầm lẫn và cho rằng con đang lười biếng, hư hỏng.

Nhưng trong thực tế thì hội chứng sợ đi học được xem như một dạng của rối loạn tâm lý khiến cho trẻ nhỏ cảm thấy vô cùng sợ hãi việc phải đi học, đến trường, thậm chí có trẻ xuất hiện triệu chứng nôn mửa, ngất xỉu khi bị ép buộc đi học. Việc phải đi học khiến trẻ cảm thấy ám ảnh và vô cùng sợ hãi giống với các tình trạng rối loạn lo âu ám ảnh sợ (hội chứng sợ gián, hội chứng sợ kim tiêm, hội chứng sợ nha khoa,…).

Mặc dù vẫn chưa được công nhận là một chứng rối loạn tâm thần chính thức trong Sổ tay chẩn đoán và thống các rối loạn tâm thần của Hiệp hội tâm thần Hoa Kỳ phiên bản thứ 5 (DSM-5) nhưng sự ảnh hưởng của hội chứng này đối với trẻ nhỏ là rất lớn, chủ yếu là trẻ từ 4 đến 6 tuổi. Dựa vào số liệu thống kê cho thấy rằng, có đến gần 5% các trường hợp trẻ nhỏ đang ở độ tuổi đi học mắc phải hội chứng này và gây ảnh hưởng lớn đến quá trình học tập, phát triển của trẻ.

Tình trạng này thường không được sớm can thiệp bởi phần lớn các bậc phụ huynh đều cho rằng đây chỉ là các biểu hiện lười nhát bình thường của trẻ nhỏ. Vì thế, cho đến khi các triệu chứng sợ hãi của trẻ biểu hiện quá mức có kèm theo các rối loạn về thể chất thì trẻ mới được tiến hành thăm khám, chẩn đoán và điều trị chuyên khoa.

Biểu hiện của trẻ mắc hội chứng sợ đi học

Triệu chứng dễ nhận thấy nhất ở những trẻ mắc phải hội chứng sợ đi học là sự sợ hãi, lo lắng quá mức của trẻ khi phải đến trường. Trẻ sẽ có xu hướng chống đối, không muốn đi học và cố gắng tìm đủ mọi lý do để được ở nhà.

Hội Chứng Sợ Đi Học
Trẻ thường khóc lóc, mè nheo và tìm mọi cách để không phải đến trường.

Cụ thể một số biểu hiện thường gặp giúp các bậc phụ huynh có thể phát hiện chứng sợ đi học ở trẻ nhỏ như:

  • Trẻ luôn cảm thấy sợ hãi và tỏ ra lo lắng, bất an, hoảng sợ khi phải đến trường hoặc nghe ai đó nhắc đến việc đi học. Nỗi sợ của trẻ sẽ luôn ám ảnh, kéo dài dai dẳng khiến bản thân trẻ khó có thể kiểm soát, quản lý được.
  • Trẻ cảm thấy ám ảnh bởi những yếu tố có liên quan đến việc đi học như tiếng chuông báo thức, đồng phục, cặp sách,…
  • Trẻ liên tục bày tỏ ý định không muốn đến trường và cố gắng tìm mọi cách để không phải đi học, ví dụ như giả bệnh, trốn tránh, la hét, khóc lóc,…
  • Trẻ luôn có những suy nghĩ tiêu cực, liên tưởng đến những điều tồi tệ có liên quan đến trường học và khiến cho nỗi sợ càng gia tăng mạnh mẽ.
  • Nhiều trường hợp trẻ nhỏ có kèm theo các biểu hiện về thể chất và liên tục than vãn về các vấn đề cơ thể như đau đầu, chóng mặt, choáng váng, khó tiêu, buồn nôn, đau bụng, mệt mỏi,…Các biểu hiện này thường sẽ xuất hiện trong lúc trẻ đi học hoặc có suy nghĩ đến việc phải đi học.
  • Do nỗi sợ biểu hiện quá mức, trẻ nhỏ cũng có thể rơi vào trạng thái mất ngủ, ngủ không ngon giấc do lo sợ việc sáng sớm mai phải đến trường hoặc mơ gặp các giấc mơ có liên quan đến học tập.
  • Trẻ không thể tập trung, chú ý vào việc học, thường hay lơ đãng trong quá trình học hoặc có xu hướng chống đối, phản kháng dữ dội khi đến lớp học khiến cho kết quả học tập không được đảm bảo tốt.

Hội chứng sợ đi học gây ra các nỗi sợ kéo dài dai dẳng cùng với những biểu hiện, hành vi bất thường có liên quan đến việc đi học, đến trường. Ngoài ra, trẻ vẫn sẽ cảm thấy thoải mái, vui vẻ và sinh hoạt một cách bình thường khi ở nhà hoặc ở những địa điểm vui chơi khác. Một số trẻ vẫn có khả năng học tập tốt khi được ở nhà và trẻ chỉ cảm thấy hoảng sợ khi phải đến lớp học, trường học.

Hội chứng sợ đi học – Nguyên nhân do đâu?

Các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định về nguyên nhân gây ra hội chứng sợ đi học. Tuy nhiên, theo phân tích và các số liệu khảo sát cho thấy rằng, phần lớn những đứa trẻ mắc phải hội chứng này đều đã trải qua những cảm xúc tiêu cực, tồi tệ có liên quan đến trường lớp, học tập khiến trẻ dần hình thành tâm lý sợ hãi, lo lắng quá mức và không muốn đến trường.

Hội Chứng Sợ Đi Học
Những kí ức tồi tệ khi đi học có thể là yếu tố hình thành hội chứng sợ đi học ở trẻ nhỏ.

Việc có thể hiểu rõ về lý do gây sợ hãi của trẻ nhỏ sẽ giúp cho các bậc phụ huynh và bác sĩ chuyên khoa dễ dàng hơn trong việc lựa chọn các biện pháp can thiệp, giúp trẻ mau chóng vượt qua được nỗi sợ phi lý của bản thân. Dưới đây là một vài nguyên nhân có thể được nhắc đến như:

  • Do các kỉ niệm tiêu cực về trường lớp: Các sang chấn, biến cố làm tổn thương tâm lý xảy ra ở trường học có thể là nguyên nhân chủ yếu khiến nhiều trẻ sợ đến trường và hình thành hội chứng sợ đi học. Cụ thể, nếu trẻ đã từng bị bạo hành, xâm hại, bắt nạt, hành hung tại trường học, bị giáo viên phê bình trước lớp, bị bạn bè đe dọa thì trẻ có thể cảm thấy lo sợ về việc phải đi học, phải gặp gỡ và tiếp xúc với những yếu tố gây sợ.
  • Áp lực từ học tập: Có nhiều trẻ nhỏ sợ hãi việc đi học bởi các áp lực học tập quá lớn. Nhiều trẻ nhỏ chỉ mới học cấp 1 nhưng phải đối diện với khối lượng bài vở quá lớn, không chỉ phải đáp ứng tốt thời gian học tập tại trường mà khi về nhà trẻ vẫn phải ôn bài, học bài, viết bài khiến trẻ không được vui chơi, thư giãn đúng với lứa tuổi. Điều này có thể hình thành nên tâm lý chán ghét, mệt mỏi và sợ hãi đến trường của rất nhiều trẻ nhỏ.
  • Ảnh hưởng từ gia đình: Sự bảo bọc quá mức của ba mẹ hoặc những kỳ vọng lớn lao về việc học tập dành cho con cái có thể khiến nhiều trẻ cảm thấy ngột ngạt, mệt mỏi và không muốn học tập.
  • Môi trường học không an toàn: Nếu trường học của trẻ thường xuyên xảy ra các vụ bạo lực, đánh nhau, bạo lực học đường hoặc cách giáo dục của thầy cô quá khắc nghiệt cũng có thể là yếu tố khiến cho trẻ cảm thấy sợ học.
  • Do chứng rối loạn phân lý: Đối với những trẻ mắc phải chứng rối loạn này thường có xu hướng lo sợ việc phải chia ly với ba mẹ, người thân và trẻ thường có xu hướng bám lấy gia đình. Vì thế, việc bắt trẻ phải đến trường, rời xa vòng tay của ba mẹ sẽ khiến trẻ trở nên kích động, hoảng sợ vô cùng.
  • Rối nhiễu tâm lý: Là tình trạng sang chấn tâm lý thường gặp ở trẻ nhỏ khiến trẻ hình thành các bất ổn về mặt tâm lý kéo dài và có kèm theo các khó khăn về thể chất. Nếu hội chứng sợ đi học bắt nguồn từ lý do này thì trẻ sẽ dễ bị suy giảm về sức khỏe, sụt cân, mất ngủ, mệt mỏi rõ rệt.

Hệ lụy đến từ hội chứng sợ đi học

Học tập là một trong các yếu tố cần thiết đối với sự phát triển của mỗi trẻ nhỏ. Trẻ em dù ở bất kỳ tầng lớp, hoàn cảnh sống thế nào cũng cần được đảm bảo quyền đi học, đến trường và tiếp thu kiến thức. Đây được xem là nền tảng vững chắc để giúp cho thế hệ tương lai của đất nước phát triển mạnh mẽ, giúp các em có được bước đi đúng để phát triển bản thân và xây dựng đất nước giàu mạnh.

Chính vì thế, hội chứng sợ đi học nếu cứ kéo dài dai dẳng sẽ gây nên rất nhiều cản trở đối với cuộc sống của mỗi đứa trẻ hoặc thậm chí gây ra những hệ lụy đáng tiếc trong tương lai. Việc học không chỉ giúp bổ sung kiến thức mà nó còn rèn luyện tốt về kỹ năng, mở rộng sự hiểu biết, tạo thêm nhiều cơ hội thành công để con người nâng cao chất lượng cuộc sống, đóng góp phát triển xã hội.

Tuy nhiên, những trẻ mắc phải hội chứng sợ đi học lại luôn tồn tại nỗi sợ hãi về việc phải đến trường, phải học tập và liên tục có xu hướng tránh né việc đến trường. Điều này khiến trẻ mất đi quyền học tập của chính bản thân mình, mất đi cơ hội để trau dồi thêm các kiến thức bổ ích và phát triển bản thân trong tương lai.

Trẻ sẽ tìm đủ mọi cách để không phải đến trường hoặc khi bắt buộc phải đi học thì trẻ sẽ có xu hướng khóc lóc, la hét, chống đối dữ dội, nhiều trẻ còn có hành vi cào cấu, cắn xé, làm tổn thương đến ba mẹ, thầy cô. Đồng thời, do tâm lý sợ hãi và không muốn đi học khiến trẻ khó có thể tập trung vào bài giảng của giáo viên, thường hay lơ đễnh khiến cho kết quả học tập bị sa sút.

Hội Chứng Sợ Đi Học
Didaskaleinophobia khiến trẻ khó có thể hòa nhập và học tập tốt.

Ngoài ra, một số trẻ còn có những hành vi bất thường khi ở trường lớp, dễ gây mâu thuẫn, cãi vả hoặc đánh nhau với bạn bè khiến cho mối quan hệ trường lớp càng trở nên tồi tệ hơn. Sự sợ hãi của trẻ đôi khi cùng có thể trở thành đề tài cười nhạo, chọc phá của bạn bè, biến trẻ trở thành nạn nhân của bạo lực học đường.

Một số chuyên gia còn cho biết rằng, hội chứng sợ đi học kéo dài và không sớm được khắc phục tốt có thể làm gia tăng các ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của trẻ nhỏ. Nỗi sợ dai dẳng và phát triển nghiêm trọng sẽ khiến cho trẻ liên tục than phiền về trạng thái mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, khó tiêu, buồn nôn hay các vấn đề về tim mạch, hô hấp.

Trẻ sẽ có nguy cơ đối diện với các bệnh lý nguy hiểm hơn bởi sức đề kháng sẽ càng bị suy yếu, những hoạt động bên trong cơ thể không được đảm bảo tốt. Hơn thế, hội chứng sợ đi học cũng có thể trở nguyên nhân thúc đẩy sự hình thành của các rối loạn tâm thần nguy hiểm khác, phổ biến là trầm cảm, rối loạn lo âu hoặc các rối loạn hoảng sợ khác.

Chính vì thế mà việc phát hiện và can thiệp kịp thời cho trẻ mắc hội chứng sợ đi học là điều vô cùng cần thiết. Các bậc phụ huynh khi nhận thấy những biểu hiện sợ hãi quá mức của trẻ thì cũng nên cân nhắc đến việc cho trẻ tiến hành thăm khám và chẩn đoán chính xác tại các cơ sở chuyên khoa uy tín để được tư vấn, hỗ trợ kỹ lưỡng.

Làm sao để khắc phục hội chứng sợ đi học?

Cũng tương tự những các hội chứng sợ hãi khác, trẻ mắc phải hội chứng sợ đi học cũng sẽ được hỗ trợ can thiệp chủ yếu bằng việc trị liệu tâm lý, sử dụng thuốc kết hợp với các liệu pháp thư giãn, hỗ trợ tại nhà. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của mỗi trẻ nhỏ cùng với sự đáp ứng của trẻ với các phương pháp khắc phục khác nhau mà chuyên gia sẽ cân nhắc để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả nhất cho trẻ.

Các bậc phụ huynh cũng cần phối hợp chặt chẽ cùng với bác sĩ chuyên khoa, giáo viên giảng dạy trẻ để có thể thống nhất cách can thiệp cho trẻ, từ đó giúp trẻ nhỏ mau chóng khắc phục và vượt qua được nỗi sợ của chính mình. Dưới đây là một số biện pháp thường được ưu tiên áp dụng cho trẻ mắc hội chứng sợ đi học như:

1. Liệu pháp tâm lý

Hội chứng sợ đi học tuy vẫn chưa được DSM-5 công nhận chính thức là một rối loạn tâm thần nhưng nó vẫn được hỗ trợ cải thiện thành công bởi các liệu pháp tâm lý. Bởi các chuyên gia cho biết rằng, nỗi sợ của trẻ thường bắt nguồn từ một số tổn thương về tinh thần gây ra sự lo lắng, căng thẳng quá mức và làm chi phối hành vi, nhận thức của trẻ.

Hội Chứng Sợ Đi Học
Liệu pháp tâm lý giúp trẻ nhỏ hiểu và kiểm soát, thoát khỏi nỗi sợ vô lý do Didaskaleinophobia gây ra.

Chính vì thế, quá trình can thiệp tâm lý sẽ hỗ trợ giúp trẻ nhìn nhận tốt hơn về sự sợ hãi phi lý của bản thân, nhờ đó trẻ cũng dần nâng cao nhận thức về việc kiểm soát, điều chỉnh tốt về nỗi sợ, hành vi chống đối đi học của bản thân. Hơn thế, các chuyên gia tâm lý cũng sẽ trang bị cho trẻ nhỏ những kỹ năng thư giãn, kiểm soát cảm xúc, vượt qua căng thẳng, khó khăn để hạn chế tối đa tình trạng tái phát hoặc hình thành nên các nỗi sợ hãi khác.

Đối với các trường hợp trẻ mắc phải hội chứng sợ đi học thì các chuyên gia sẽ hỗ trợ áp dụng kết hợp nhiều liệu pháp khác nhau, cụ thể như liệu pháp nhận thức hành vi (CBT), liệu pháp tiếp xúc, liệu pháp hành vi biện chứng (DBT). Quá trình can thiệp tâm lý cho trẻ cần phải kiên trì thực hiện trong khoảng thời gian nhất định, trẻ nhỏ cũng nên tin tưởng và tuân thủ đúng theo hướng dẫn của chuyên gia để đạt được kết quả tốt nhất, giúp loại bỏ nỗi lo lắng khi đi học.

2. Điều trị bằng thuốc

Hoàn toàn không có loại thuốc nào được công nhận về tác dụng điều trị hội chứng sợ đi học. Tuy nhiên, một số loại thuốc hỗ trợ kiểm soát triệu chứng có thể được cân nhắc chỉ định cho các trường hợp người bệnh có kèm theo các rối loạn tâm lý, trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn hành vi, rối loạn học tập hoặc các biểu hiện quá mức gây tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe hoặc cuộc sống của họ.

Thuốc có tác dụng tốt trong việc kiểm soát và làm thuyên giảm các triệu chứng, cảm xúc, suy nghĩ, hành vi tiêu cực. Đồng thời nó cũng có khả năng giúp bệnh nhân quản lý tốt nỗi sợ hãi của bản thân về việc đi học, đến trường.

Hội Chứng Sợ Đi Học
Trẻ mắc hội chứng sợ đi học có kèm các vấn đề tâm lý, rối loạn sẽ được hỗ trợ can thiệp bằng thuốc.

Tùy vào tình trạng sức khỏe và các triệu chứng mà người bệnh gặp phải, bác sĩ chuyên khoa sẽ cân nhắc lựa chọn đơn thuốc với liều lượng thích hợp. Trẻ mắc hội chứng sợ đi học thường sẽ được hỗ trợ can thiệp tốt bằng các loại thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống lo âu,…

Tuy nhiên, việc dùng thuốc của trẻ cũng có nguy cơ gây ra một số tác dụng phụ ngoài ý muốn nên cần phải thực sự cẩn trọng. Ba mẹ và gia đình nên kiểm soát tốt quá trình uống thuốc của trẻ, đảm bảo trẻ dùng đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng thời gian đã được chỉ định cụ thể từ bác sĩ.

3. Áp dụng các liệu pháp thư giãn

Hội chứng sợ đi học gây ra nỗi sợ phi lý kéo dài dai dẳng về hầu hết các tình huống có liên quan đến trường học. Không chỉ việc phải đến trường mà ngay cả khi nhìn thấy hình ảnh của trường lớp, nghe nói về vấn đề đi học, nhìn thấy các yếu tố liên quan đến học tập cũng có thể khiến cho người bệnh cảm thấy hoảng sợ, lo lắng.

Đặc biệt, trẻ nhỏ sẽ khó có thể ngủ ngon, cảm thấy căng thẳng, lo lắng quá mức về đêm vì suy nghĩ đến việc sáng hôm sau phải đến trường học tập. Tình trạng này gây nên nhiều bất cập trong cuộc sống và có thể khiến sức khỏe của trẻ nhỏ dễ bị suy giảm nghiêm trọng theo thời gian.

Chính vì thế, trẻ cần được hỗ trợ tốt bằng cách liệu pháp thư giãn để giải tỏa những cảm xúc tiêu cực, giúp trẻ dễ dàng kiểm soát nỗi sợ hãi và khống chế các hành vi tiêu cực khi hoảng sợ. Đối với trẻ em, các bậc phụ huynh có thể hướng dẫn trẻ thư giãn bằng những cách sau:

  • Hít thở sâu
  • Nghe nhạc
  • Đánh lạc hướng nỗi sợ
  • Thiền định
  • Tập yoga
  • Chơi với thú cưng
  • Đọc truyện

Tùy thuộc vào sở thích của mỗi trẻ nhỏ mà các bậc phụ huynh cũng có thể hỗ trợ cho trẻ tham gia các hoạt động vui chơi, thư giãn, phát triển bản thân lành mạnh. Điều này sẽ giúp trẻ trở nên dạn dĩ hơn, tạo cơ hội tốt để trẻ gia tăng sự kết nối với mọi người xung quanh và dần đẩy lùi được sự sợ hãi của bản thân.

4. Sự hỗ trợ của gia đình

Gia đình, ba mẹ đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ cải thiện và loại bỏ tốt nỗi sợ hãi của trẻ về trường học. Các bậc phụ huynh cần dành cho con nhiều thời gian và thường xuyên tâm sự, chia sẻ để hiểu rõ những vấn đề mà con đang gặp phải, từ đó từng bước giúp con tháo gỡ các nút thắt và giải tỏa sự sợ hãi, lo lắng trong lòng.

Hội Chứng Sợ Đi Học
Ba mẹ cần dành nhiều thời gian chia sẻ, đồng hành cùng trẻ nhỏ vượt qua nỗi sợ của chính mình.

Cụ thể, một số điều mà ba mẹ cần lưu ý khi con mắc hội chứng sợ đi học như:

  • Nên trao đổi trực tiếp cùng với nhà trường và giáo việc giảng dạy trực tiếp cho trẻ để đề ra biện pháp hỗ trợ tích cực từ nhà cho đến trường học. Đồng thời, việc này cũng hạn chế tối đa tình trạng trẻ bị cô lập, ức hiếp, chế nhạo khi đến trường.
  • Dành cho trẻ nhiều thời gian và thường xuyên lắng nghe những tâm tư, suy nghĩ của trẻ. Ba mẹ hãy luôn đồng hành cùng con trong giai đoạn này để có thể thấu hiểu những cảm xúc của trẻ, giúp trẻ tìm cách giải quyết, khắc phục, giải tỏa hiệu quả nhất.
  • Chú ý nhiều hơn đến chế độ sinh hoạt hàng ngày của con. Lên kế hoạch cụ thể cho những việc làm cần thiết trong ngày, đảm bảo tốt về chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí của trẻ nhỏ.
  • Tạo điều kiện để con được tham gia vào các hoạt động thư giãn, giải trí lành mạnh để con gia tăng sự tự tin, hỗ trợ tốt cho kết nối, giao tiếp.
  • Phân tích và lý giải cụ thể cho con về những lợi ích của việc học tập. Đồng thời, cần cho con biết được trường học là nơi an toàn để con có thể phát triển bản thân tốt hơn.
  • Ba mẹ cũng đừng cố gắng bắt ép hoặc đặt kỳ vọng quá mức vào quá trình học tập của trẻ nhỏ. Tốt nhất hãy tìm hiểu rõ năng lực và sở trường của con, cùng động viên và tạo cơ hội để con rèn luyện bản thân đúng với khả năng mà trẻ vốn có.
  • Thường xuyên dành cho con những lời khen ngợi, đặc biệt là khi con có thể kiểm soát được nỗi sợ hoặc thực hiện việc học tập hiệu quả.
  • Tuyệt đối không sử dụng đòn roi hoặc la mắng, trách phạt khi trẻ có hành vi chống đối, khóc lóc khi đến trường. Thay vào đó hãy nhẹ nhàng khuyên bảo, động viên và giúp trẻ bình tĩnh hơn để trẻ có thể dễ dàng đối mặt với sự sợ hãi của chính mình.

Hội chứng sợ đi học thường dễ bị nhầm lẫn với tâm lý lười học nên gây nên nhiều cản trở đối với quá trình can thiệp, điều trị. Hy vọng qua thông tin của bài viết này, bạn đọc sẽ hiểu hơn về chứng sợ hãi này và có biện pháp khắc phục hiệu quả, phù hợp cho trẻ nhỏ để giúp trẻ vượt qua được nỗi sợ và cân bằng tốt trạng thái tâm lý, ổn định cuộc sống hiệu quả hơn.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bắt nạt qua mạng (Cyberbullying) là gì
Bắt nạt qua mạng (Cyberbullying): Thực trạng đáng báo động

Bắt nạt qua mạng có thể xảy ra với mọi đối tượng. Ai cũng có thể trở thành người bắt nạt hoặc nạn nhân bị...

yêu người ái kỷ
10 Dấu Hiệu Nhận Biết Khi Yêu Người Ái Kỷ và Cách xử lý

Yêu người ái kỷ có thể khiến cuộc sống của bạn đảo lộn, và khiến bạn phải chịu nhiều tổn thương vì trả giá quá...

Hội chứng hoảng sợ khi ngủ: Nguyên nhân và Cách khắc phục hiệu quả

Hội chứng hoảng sợ khi ngủ thường gặp ở trẻ từ 4 - 11 tuổi và đôi khi cũng có thể xảy ra ở người...

Giảm Stress bằng âm nhạc như thế nào để mang đến hiệu quả tốt nhất?

Âm nhạc không chỉ là món ăn tinh thần mà còn mang đến nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Nhiều nghiên cứu đã chỉ...

Trầm cảm u sầu là gì?

Trầm cảm u sầu (Melancholia): Nguyên nhân, Dấu hiệu, Điều trị

Trầm cảm học đường là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp

trầm cảm không điển hình

Trầm cảm không điển hình: Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách vượt qua

rối loạn thách thức chống đối

Rối loạn thách thức chống đối là gì? Biểu hiện và Biện pháp can thiệp

trầm cảm sau phá thai

Trầm cảm sau khi phá thai: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách phòng tránh