Khủng hoảng tâm lý khi mang thai: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị

Khủng hoảng tâm lý khi mang thai gây nên những biến đổi tâm trạng khiến mẹ bầu thường xuyên cảm thấy buồn bã, chán nản, u uất, bồn chồn,…Tình trạng này khi kéo dài sẽ khiến cho sức khỏe các chị em dần bị suy giảm, đồng thời tác động nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của cả thai nhi. 

khủng hoảng tâm lý khi có bầu
Khủng hoảng tâm lý khi mang thai là vấn đề sức khỏe phổ biến ở nhiều chị em phụ nữ.

Khủng hoảng tâm lý khi mang thai là gì?

Mang thai là một trong những hành trình đầy hạnh phúc nhưng cũng chứa đựng nhiều vất vả, khổ cực mà phần lớn các chị em phụ nữ đều phải trải qua. Để có thể chào đón được đứa con của mình, các mẹ bầu phải đối diện với nhiều sự thay đổi cả về thể chất lẫn tinh thần.

Trong suốt 9 tháng 10 ngày mang thai, phụ nữ không chỉ bị biến đổi về cân nặng, ngoại hình, thể chất mà còn là sự nhạy cảm về tinh thần, cảm xúc. Theo chia sẻ của các chuyên gia thì khi mang thai, nội tiết tố của phụ nữ sẽ dần gia tăng đáng kể và điều này gây tác động rất lớn đối với tâm lý của chị em.

Phụ nữ mang thai có sự thay đổi tâm trạng vô cùng bất thường, họ có thể cảm thấy vui buồn bất chợt và dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tác động từ bên trong lẫn bên ngoài. Theo đó, khủng hoảng tâm lý khi mang thai được biết đến là một trong các vấn đề xuất hiện khá quen thuộc ở phụ nữ trong giai đoạn này.

Tình trạng này có thể khởi phát bởi nhiều nguyên nhân khác nhau và gây nên những cảm xúc vô cùng tiêu cực, tồi tệ với người bệnh. Phụ nữ mang thai nếu rơi vào trạng thái khủng hoảng tâm lý sẽ liên tục cảm thấy buồn rầu, chán nản, suy sụp, tuyệt vọng và không còn niềm tin, hứng thú đối với cuộc sống.

Dựa vào số liệu thống kê nhận thấy rằng, khủng hoảng tâm lý thường có xu hướng xuất hiện trong khoảng 3 tháng đầu hoặc cuối thai kỳ. Tuy nhiên, vẫn có không ít các trường hợp kéo dài dai dẳng trong suốt hành trình mang thai và phát triển mạnh mẽ hơn sau khi sinh con. Đặc biệt là đối với những tình trạng phụ nữ lần đầu mang thai, mang thai ngoài ý muốn sẽ dễ có nguy cơ bị khủng hoảng hơn so với bình thường nếu không nhận được sự quan tâm, chăm sóc đúng mức trong giai đoạn quan trọng này.

Nguyên nhân gây khủng hoảng tâm lý khi mang thai

Khủng hoảng tâm lý khi mang thai có thể khởi phát bởi rất nhiều các yếu tố khác nhau. Việc có thể xác định cụ thể về lý do gây khủng hoảng cũng góp phần quan trọng đối với quá trình can thiệp và đưa ra các biện pháp điều trị hiệu quả, tích cực.

Cụ thể, một số nguyên do thường được nhắc đến như:

1. Sự biến đổi đột ngột của hormone

Sự xuất hiện của một sinh linh bé nhỏ trong cơ thể sẽ khiến cho hàm lượng hormone dần thay đổi để nuôi dưỡng tốt cho sự phát triển này. Chính vì thế mà tâm trạng của phụ nữ cũng sẽ dần bị tác động và có sự thay đổi nhất định.

Trong suốt thời kỳ mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu và cuối thai kỳ, chị em sẽ trở nên nhạy cảm hơn, dễ cảm thấy tiêu cực, cáu gắt bởi những chuyện nhỏ nhặt xảy ra xung quanh cuộc sống. Khi hàm lượng hormone thay đổi liên tục sẽ khiến cho cơ thể không kịp thích ứng, khiến cho các cơ quan não bộ quản lý cảm xúc bị suy giảm và gia tăng nguy cơ hình thành các vấn đề sức khỏe tâm lý nghiêm trọng như khủng hoảng, trầm cảm, lo âu,…

2. Các biểu hiện khó chịu khi mang thai

Tùy vào cơ địa của mỗi người mà trong suốt quá trình mang thai họ sẽ gặp phải những triệu chứng như buồn nôn, mất ngủ, khó tiêu, đau đầu, chóng mặt, tức ngực, mệt mỏi, chán ăn,…Những tình trạng này xuất hiện liên tục khiến cho phụ nữ cảm thấy vô cùng mệt mỏi về thể chất và tinh thần.

khủng hoảng tâm lý khi mang thai
Ốm nghén, đau đầu, mệt mỏi, suy nhược cơ thể là yếu tố làm gia tăng nguy cơ khủng hoảng ở các mẹ bầu.

Các triệu chứng khó chịu trong thai kỳ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, các sinh hoạt đời sống hàng ngày mà còn làm suy giảm nghiêm trọng về tinh thần, khiến cho cảm xúc dần trở nên tiêu cực. Theo chia sẻ của nhiều chuyên gia tâm lý thì khi cơ thể không đảm bảo tốt về sức khỏe sẽ dễ khiến mẹ bầu hình thành những sự cáu gắt, bực tức, lâu ngày có thể gây ra khủng hoảng tâm lý khi mang thai.

3. Khủng hoảng do biến đổi thể chất

Nhiều bà mẹ, đặc biệt là những người lần đầu mang thai cũng có nhiều nguy cơ bị khủng hoảng tâm lý bởi những thay đổi quá lớn về thể chất. Trong thời gian mang thai, chị em sẽ dần gia tăng cân nặng, vòng eo con kiến cũng biến mất sau khi thai nhi dần lớn lên. Đồng thời, một số trường hợp còn bị rạn da, chân tay phù nề, nổi mụn, sạm nám,…khiến cho họ dần rơi vào trạng thái stress, không còn nhận ra chính bản thân mình.

4. Thiếu sự quan tâm

Với sự nhạy cảm của phụ nữ mang thai, nếu thiếu đi sự quan tâm, chăm sóc của người thân, gia đình và đặc biệt là người chồng cũng chính là một trong các nguyên nhân khiến cho họ rơi vào trạng thái khủng hoảng tâm lý. Nếu không may mắn nhận được sự chăm sóc tận tình của gia đình, phụ nữ sẽ dễ cảm thấy tủi thân, cô đơn, buồn bã và nảy sinh hàng loạt các suy nghĩ tiêu cực, bi quan về cuộc sống.

khủng hoảng tâm lý khi mang thai
Mẹ bầu cô đơn, thiếu sự quan tâm sẽ có tỷ lệ bị khủng hoảng tâm lý cao hơn bình thường.

5. Áp lực tài chính, mâu thuẫn gia đình

Áp lực tài chính cũng là một trong những lý do phổ biến gây nên các vấn đề rối loạn về tâm lý, tâm thần ở phụ nữ mang thai. Trong thời gian này, mẹ bầu cần phải tẩm bổ để nuôi dưỡng thai nhi khỏe mạnh, đồng thời còn phải trang trải các khoản tiền thăm khám thai, tiền chuẩn bị mua sắm các sản phẩm cần thiết để đón bé chào đời. Chưa kể đến những trường hợp mẹ bầu quá mệt mỏi không thể tiếp tục công việc, bị hạn chế về mức thu nhập càng khiến cho nỗi lo cơm áo gạo tiền tăng cao.

Gánh nặng kinh tế kéo dài có thể khiến cho nhiều mẹ bầu cảm thấy vô cùng mệt mỏi và khó có thể duy trì một tinh thần khỏe mạnh, tích cực. Hơn thế, sự thiếu hụt về tài chính cũng có thể gây nên những mâu thuẫn, tranh cãi trong đời sống vợ chồng, điều này càng làm gia tăng các khủng hoảng tâm lý ở phụ nữ khi mang thai.

6. Yếu tố di truyền

Khủng hoảng tâm lý hoặc một số vấn đề rối loạn tâm thần như trầm cảm, rối loạn lo âu, stress khi mang thai cũng có nhiều nguy cơ liên quan đến yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình từng có người thân mắc phải chứng bệnh này thì tỷ lệ khởi phát ở mẹ bầu cũng sẽ tăng cao. Ngoài ra, đối với những trường hợp đã từng bị khủng hoảng, sang chấn tâm lý trước đó thì khi mang thai, trạng thái bất ổn này cũng có nguy cơ tái phát và trở nên nghiêm trọng hơn so với mức bình thường.

Triệu chứng khủng hoảng tâm lý khi mang thai

Các biểu hiện khủng hoảng tâm lý khi mang thai rất dễ bị nhầm lẫn với sự thay đổi bất thường về tâm trạng hoặc các rối loạn tâm thần khác. Tuy nhiên, nếu có thể chú ý quan sát và theo dõi, những người thân bên cạnh hoàn toàn có thể nhận biết được sự bất ổn về mặt cảm xúc, suy nghĩ, hành vi của mẹ bầu để kịp thời can thiệp, hỗ trợ khắc phục.

khủng hoảng tâm lý khi mang thai
Khủng hoảng tâm lý khiến cho nhiều mẹ bầu luôn cảm thấy buồn bã, suy sụp, bế tắc.

Theo như chia sẻ của các chuyên gia tâm lý thì tình trạng khủng hoảng ở mẹ bầu thường diễn ra ở mức độ nghiêm trọng và gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống. Bạn có thể nhận biết thông qua một số biểu hiện điển hình như sau:

  • Thường trực trạng thái buồn bã, chán nản, mệt mỏi, bi quan, u uất, không có sức sống.
  • Không còn nhiều hứng thú đối với các hoạt động diễn ra xung quanh, kể cả việc tự chăm sóc bản thân.
  • Trở nên nhạy cảm quá mức, khóc lóc liên tục hoặc có thể cáu gắt, nóng giận, kích động vô cớ.
  • Tâm trạng thay đổi thất thường, khó kiểm soát.
  • Nhiều xu hướng thu mình, tránh tiếp xúc và trò chuyện với những người xung quanh.
  • Thói quen ăn uống thay đổi, có thể chán ăn, ăn uống không ngon miệng hoặc ăn quá mức, đặc biệt là các loại thực phẩm không bổ dưỡng, đồ ăn chế biến sẵn chứa nhiều chất bảo quản.
  • Chất lượng giấc ngủ bị suy giảm, cảm thấy mất ngủ, ngủ không ngon giấc, giấc ngủ chập chờn, hay mơ gặp ác mộng hoặc buồn ngủ liên tục nhưng cơ thể vẫn uể oải.
  • Cân năng gia tăng hoặc sụt giảm đột ngột.
  • Khả năng tập trung, chú ý giảm, trí nhớ cũng dần không được đảm bảo, hay quên.
  • Có xu hướng lạm dụng các chất kích thích, chất gây nghiện độc hại như rượu bia, thuốc lá,…
  • Tự đổ lỗi cho bản thân, cho rằng mình là kẻ vô dụng, bất tài,…
  • Xuất hiện hàng loạt các triệu chứng về thể chất như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, đau bụng, khô miệng, khó tiêu,…
  • Suy nghĩ tiêu cực, nghĩ về cái chết và có khả năng thực hiện hành vi tự sát, ngược đãi bản thân.

Ngay khi nhận thấy các biểu hiện bất thường của mẹ bầu, gia đình cần chủ động hơn trong việc đưa họ đến thăm khám và chẩn đoán chính xác tại các cơ sở chuyên khoa uy tín. Tại đây các chuyên gia sẽ tiến hành đánh giá về triệu chứng, tìm hiểu tiền sử bệnh lý và thực hiện một số bài test, xét nghiệm cần thiết để có được kết luận cụ thể, từ đó đưa ra những biện pháp can thiệp hiệu quả, phù hợp cho từng đối tượng bệnh khác nhau.

Khủng hoảng tâm lý khi mang thai ảnh hưởng như thế nào?

Mang thai là giai đoạn vô cùng nhạy cảm và có sự ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của thai nhi. Tình trạng khủng hoảng tâm lý khi mang thai nếu không sớm được phát hiện và khắc phục tốt không chỉ gây nên những cản trở đối với sức khỏe của mẹ bầu mà còn gây ra nhiều hệ lụy đối với trẻ nhỏ.

khủng hoảng tâm lý khi có bầu
Khủng hoảng tâm lý kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến cả mẹ bầu và thai nhi.

1. Ảnh hưởng đối với mẹ bầu

  • Suy giảm về thể chất: Tinh thần và thể chất có mối quan hệ vô cùng mật thiết với nhau. Nếu sức khỏe tinh thần không được đảm bảo sẽ kéo theo những sự suy nhược về cơ thể, khiến cho mẹ bầu thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, uể oải hoặc thậm chí gia tăng các vấn đề sức khỏe như tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, xương khớp,…
  • Rối loạn giấc ngủ: Phần lớn các trường hợp khủng hoảng tâm lý khi mang thai đều gây ảnh hưởng lớn đối với chất lượng giấc ngủ của mẹ bầu. Lúc này các mẹ thường cảm thấy khó ngủ, ngủ không ngon giấc, suy giảm sự tập trung.
  • Nguy cơ sinh non: Phụ nữ mang thai bị khủng hoảng tâm lý kéo dài sẽ làm gia tăng tỷ lệ sinh non, đặc biệt là trong 3 tháng cuối thai kỳ.
  • Suy giảm chất lượng cuộc sống: Do không thể kiểm soát tốt cảm xúc và những ảnh hưởng tiêu cực đối với thể chất nên đa phần phụ nữ mang thai khi bị khủng hoảng tâm lý khó có thể duy trì tốt các hoạt động đời sống hàng ngày, thậm chí họ trở nên bỏ bê bản thân, không quan tâm chăm sóc đến sức khỏe của chính mình và thai nhi.
  • Dễ nảy sinh mâu thuẫn: Do sự bất ổn về mặt tâm lý và nếu không được thấu hiểu, đồng cảm thì những biểu hiện của khủng hoảng khi mang thai có thể là nguyên nhân gây ra những tranh cãi, rạn nứt trong các mối quan hệ bạn bè, đồng nghiệp, gia đình.

2. Ảnh hưởng đến thai nhi

  • Thai nhi chậm phát triển: Sức khỏe của mẹ bầu có sự ảnh hưởng trực tiếp đối với quá trình phát triển của thai nhi trong bụng. Trong giai đoạn này nếu người mẹ không thể duy trì trạng thái tâm lý, thể chất tốt thì trẻ khó có thể hoàn thiện về các khía cạnh, đặc biệt là cấu trúc của não bộ nên dễ dẫn đến tình trạng chậm phát triển.
  • Trẻ sơ sinh nhẹ cân: Như đã chia sẻ, khủng hoảng tâm lý khi mang thai gây ra nhiều triệu chứng và thay đổi về chế độ ăn uống, cân nặng, sức khỏe nên nó có thể làm ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ sơ sinh do người mẹ không đảm bảo tốt dinh dưỡng trong suốt thai kỳ. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến trẻ có nhiều khả năng bị nhẹ cân, suy dinh dưỡng.
  • Trẻ bị rối loạn giấc ngủ: Đồng hồ sinh học của thai nhi cũng phụ thuộc khá nhiều vào thói quen sinh hoạt, ngủ nghỉ của mẹ bầu. Nếu mẹ liên tục mất ngủ, ngủ không đủ giấc thì thai nhi cũng có thể gặp phải tình trạng này.
  • Trẻ bị rối loạn cảm xúc, hành vi: Khủng hoảng tâm lý và các vấn đề như stress, trầm cảm, lo âu có khả năng di truyền. Vì thế, nếu đứa trẻ được sinh ra bởi một người mẹ bị khủng hoảng tâm lý khi mang thai thì trẻ sẽ có nguy cơ khởi phát các vấn đề rối loạn tâm thần cao hơn so với bình thường, đặc biệt là các tình trạng trầm cảm, tự kỷ, rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD),…
  • Trẻ bị dị tật: Tuy không quá phổ biến nhưng theo nhận định của các chuyên gia thì các bất ổn tâm lý trong thai kỳ cũng là yếu tố góp phần làm gia tăng các tỷ lệ xuất hiện dị tật ở thai nhi.

Như vậy, có thể thấy rằng, khủng hoảng tâm lý khi mang thai gây nên nhiều ảnh hưởng và hệ lụy nghiêm trọng đến cả mẹ bầu và thai nhi. Chính vì thế, trong giai đoạn này, chị em phụ nữ cùng những người thân bên cạnh nên đặc biệt chú ý, quan tâm và chăm sóc sức khỏe thể chất, tinh thần thật tích cực để có được một thai kỳ khỏe mạnh, giúp trẻ chào đời một cách trọn vẹn nhất.

Cách giúp mẹ bầu vượt qua khủng hoảng tâm lý khi mang thai

Khủng hoảng tâm lý khi mang thai thực chất không phải là tình trạng quá hiếm gặp. Tuy nhiên, không phải tất cả các bà mẹ đều có sự hiểu biết rõ về cách phòng tránh và can thiệp hiệu quả đối với những bất ổn tâm lý này.

Theo chia sẻ của các chuyên gia thì những khủng hoảng tâm lý trong giai đoạn nhạy cảm này nếu có thể được nhận biết và hỗ trợ cải thiện phù hợp thì hoàn toàn có thể ngăn chặn được các hệ lụy nguy hiểm, tồi tệ. Do đó, để giúp mẹ bầu vượt qua được những khủng hoảng về tâm lý, chúng ta cần quan tâm và thực hiện một số biện pháp hữu hiệu sau:

1. Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn

Mang thai là một hành trình không quá dài nhưng lại vô cùng vất vả, khổ cực đối với phụ nữ. Họ liên tục phải đối diện với những thay đổi to lớn về thể chất cùng sự biến đổi nhanh chóng về hàm lượng hormone gây nên những sự mệt mỏi, uể oải kéo dài. Chưa kể đến các giai đoạn ốm nghén, chán ăn, đau đầu, chóng mặt khiến cho thể luôn cảm thấy mất dần năng lượng, khó duy trì được chất lượng cuộc sống lành mạnh.

khủng hoảng tâm lý khi có bầu
Mẹ bầu cần dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn lành mạnh.

Chính vì thế, để hạn chế sự ảnh hưởng của những bất ổn về thể chất và tinh thần, các chuyên gia luôn khuyến khích phụ nữ mang thai nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn đúng cách. Trong giai đoạn này, phụ nữ không nên làm việc quá sức mà hãy tìm cách để thả lỏng trạng thái của bản thân, tránh những áp lực, căng thẳng đến từ công việc, cuộc sống, tài chính, các mối quan hệ,…

Theo đó, bên cạnh những khoảng thời gian làm việc để duy trì tốt chất lượng cuộc sống thì phụ nữ mang thai nên nghỉ ngơi, tìm kiếm các hoạt động thư giãn phù hợp với sở thích và nhu cầu của bản thân. Đồng thời, tránh làm những việc nặng nhọc, tránh thức khuya hoặc “tham công tiếc việc” sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần trong khi mang thai.

2. Chia sẻ nhiều hơn với người thân

Với những khó khăn, vất vả mà phụ nữ mang thai phải trải qua, bạn hãy thoải mái chia sẻ những điều đó với những người thân thiết bên cạnh, đặc biệt là chồng để nhận được sự thấu hiểu và cảm thông từ những người xung quanh. Trong giai đoạn nhạy cảm này, chắc hẳn ai cũng chịu nhiều áp lực từ các khía cạnh khác nhau nên đừng cố gắng tạo ra khoảng cách, thay vào đó hãy tâm sự, chia sẻ và động viên nhau nhiều hơn.

Vì thế, khi xuất hiện các cảm xúc tiêu cực, mẹ bầu đừng ngần ngại việc chia sẻ với bạn bè, người thân hoặc chồng để giải tỏa một cách hiệu quả, an toàn nhất. Việc cứ mãi giữ những suy nghĩ tồi tệ trong lòng không thể giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn mà ngược lại còn gia tăng nguy cơ phát triển các vấn đề sức khỏe tâm thần khác, gây ảnh hưởng nặng nề hơn cho cả mẹ lẫn bé.

Hoặc nếu bạn cảm thấy khó khăn trong việc chia sẻ, tâm sự cùng người thân thì cũng có thể lựa chọn biện pháp viết nhật ký. Theo như kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu chuyên khoa thì viết nhật ký là một trong các biện pháp hữu hiệu giúp phòng tránh, cải thiện khủng hoảng tâm lý an toàn cho những mẹ bầu. Hãy thử viết lại những cảm xúc, khó khăn mà bạn đang trải qua, xem như đó là một cách để giải tỏa và xóa tan tiêu cực.

3. Thiền định

Thiền định là một trong các phương pháp tĩnh tâm đã có từ rất lâu đời và đây cũng là một trong những cách đã được công nhận về hiệu quả giải tỏa cảm xúc, cân bằng tâm lý hiệu quả có thể áp dụng được cho nhiều đối tượng khác nhau, trong đó có cả phụ nữ đang mang thai. Nếu đang rơi vào trạng thái khủng hoảng tâm lý thì các mẹ bầu cũng nên rèn luyện và xây dựng thói quen ngồi thiền 20-30 phút mỗi ngày để cân bằng trạng thái tâm lý tốt hơn.

khủng hoảng tâm lý khi có bầu
Thiền định giúp cải thiện khủng hoảng tâm lý hiệu quả ở phụ nữ mang thai.

Ngồi thiền giúp cho tâm trí của bạn được bình yên, những suy nghĩ vụn vặt xoay quanh cuộc sống cũng dần được gạt bỏ và giúp bạn duy trì được sự tích cực, lạc quan hơn. Ngoài ra, thiền định mỗi ngày cũng là một trong các biện pháp tốt giúp thư giãn, cải thiện sức khỏe thể chất và nâng cao chất lượng giấc ngủ hiệu quả. Khi bạn ngồi thiền vào buổi tối, sẽ giúp cho giấc ngủ trở nên dễ dàng, sâu giấc hơn.

4. Vận động nhẹ nhàng ngoài trời

Trong rất nhiều các nghiên cứu khoa học cho biết rằng, tập luyện thể dục thể thao có thể mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe thể chất và tinh thần. Ngoài việc giúp bạn nâng cao các vận động của cơ thể, tăng cường sức đề kháng, duy trì thể chất khỏe mạnh thì thói quen tập thể dục còn giúp giải tỏa nguồn năng lượng tiêu cực, giảm căng thẳng và giúp bạn cảm nhận được sự hạnh phúc, vui vẻ.

Đối với những chị em phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai, các chuyên gia cũng khuyến khích họ nên vận động nhẹ nhàng phù hợp với thể trạng và nhu cầu của cơ thể. Yoga, đi bộ, bơi lội,…là những bộ môn thường xuyên được hướng dẫn áp dụng tốt cho mẹ bầu để giúp họ có được một thai kỳ khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần.

Ngoài ra, để giảm bớt sự ảnh hưởng của khủng hoảng tâm lý khi mang thai, chị em cũng nên ưu tiên lựa chọn không gian tập luyện ngoài trời, đặc biệt là vào buổi sáng sớm. Việc được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời sẽ giúp mang đến nguồn năng lượng sảng khoái, tích cực để bạn có thể duy trì tốt những hoạt động trong ngày, từ đó xua tan những căng thẳng, muộn phiền.

5. Chú ý đến chế độ dinh dưỡng

Thói quen ăn uống hàng ngày của mẹ bầu cũng sẽ có sự ảnh hưởng sức khỏe và tinh thần nên cần được chú ý quan tâm. Các chuyên gia khuyên phụ nữ mang thai nên đảm bảo tốt chế độ dinh dưỡng, bổ sung đa dạng các loại vitamin, khoáng chất qua những thực phẩm ăn uống hàng ngày để có được một sức khỏe ổn định, tích cực.

khủng hoảng tâm lý khi có bầu
Chế độ dinh dưỡng khoa học giúp các mẹ bầu có được thai kỳ khỏe mạnh về thể chất và tinh thần.

Các mẹ bầu nên tăng cường ăn nhiều rau xanh, các loại thịt cá, hải sản có lợi cho thai kỳ. Sau 3 tháng đầu, việc ăn uống của phụ nữ mang thai cũng không cần quá khắt khe nên bạn có thể thoải mái bổ sung đa dạng những thực phẩm với hàm lượng phù hợp. Để yên tâm hơn, các mẹ bầu cũng có thể tham khảo ý kiến của chuyên gia, bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn, hỗ trợ cụ thể.

6. Chuẩn bị kiến thức khi mang thai

Các trường hợp mẹ bầu mang thai lần đầu tiên thường chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc sức khỏe thai kỳ kèm theo những trăn trở, lo lắng về khoảng thời gian sau khi sinh con. Để giảm bớt những căng thẳng, cảm xúc tiêu cực này, mẹ bầu nên đăng ký tham gia vào các lớp tiền sản để được hỗ trợ tốt hơn về các phương pháp chăm sóc sức khỏe hiệu quả, phù hợp.

Tại đây, các mẹ sẽ được trau dồi thêm nhiều kiến thức để có được sự an tâm trong suốt thời gian mang thai. Đồng thời, việc được gặp gỡ những bà mẹ khác cũng giúp cho bạn có được thời gian thư giãn, chia sẻ lành mạnh để giảm bớt sự lo lắng, khủng hoảng trong giai đoạn này.

7. Nhờ đến sự hỗ trợ của chuyên gia tâm lý

Nếu đã áp dụng hầu hết các biện pháp can thiệp nêu trên nhưng tình trạng khủng hoảng tâm lý khi mang thai vẫn chưa được cải thiện hiệu quả thì các mẹ bầu cũng cần cân nhắc đến việc tìm đến sự hỗ trợ của các chuyên gia tâm lý. Hiện nay, trị liệu tâm lý chính là phương pháp nhận được sự đánh giá tích cực trong hầu hết các phác đồ cải thiện tâm lý cho trẻ nhỏ đến người già lớn tuổi, có cả phụ nữ đang mang thai.

Trị liệu tâm lý là phương pháp sử dụng ngôn ngữ giao tiếp để tác động và điều chỉnh hiệu quả về các bất ổn tinh thần, cảm xúc cho người bệnh. Phương pháp này hoàn toàn không có sự can thiệp của thuốc nên có thể được áp dụng tốt cho phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai.

Các chuyên gia tâm lý sẽ trò chuyện, trao đổi trực tiếp cùng mẹ bầu để đánh giá về tình trạng sức khỏe tâm lý, tìm hiểu về nguyên nhân và đưa ra hướng giải quyết phù hợp. Thông thường, đối với các tình trạng khủng hoảng tâm lý sẽ được ưu tiên áp dụng liệu pháp nhận thức và hành vi, liệu pháp thư giãn, liệu pháp nhóm, gia đình, cá nhân để dần giúp cho mẹ bầu điều chỉnh, quản lý tốt cảm xúc của mình, cân bằng theo chiều hướng tích cực, lành mạnh hơn.

Hy vọng các thông tin chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về tình trạng khủng hoảng tâm lý khi mang thai. Đây là giai đoạn vô cùng nhạy cảm của các mẹ bầu nên chồng, gia đình và người thân cần có sự quan tâm đặc biệt để giúp phòng tránh và kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất ổn, từ đó có biện pháp hỗ trợ khắc phục hiệu quả, giúp chị em có được một thai kỳ khỏe mạnh, bình an.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Quiz test rối loạn lo âu đơn giản, đánh giá nhanh chóng, chính xác

Quiz test rối loạn lo âu là công cụ giúp sàng lọc và đánh giá nguy cơ mắc bệnh. Các bài test được phát triển...

hoang tưởng bị hại
Hoang tưởng bị hại: Dấu hiệu nhận biết và cách chữa bệnh hiệu quả

Hoang tưởng bị hại là một dạng rối loạn hoang tưởng đặc trưng bởi cảm giác nghi ngờ, lo lắng, sợ hãi bản thân đang...

Mẹ bầu bị trầm cảm có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Mẹ bầu bị trầm cảm có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Mẹ bầu bị trầm cảm không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân mà còn có khả năng tác động đến thai nhi,...

rối loạn lo âu và trầm cảm
Phân biệt điểm giống và khác nhau giữa rối loạn lo âu và trầm cảm

Rối loạn lo âu và trầm cảm là hai dạng rối loạn tâm lý khá phổ biến với các đặc điểm điển hình là sự...

Trầm cảm u sầu là gì?

Trầm cảm u sầu (Melancholia): Nguyên nhân, Dấu hiệu, Điều trị

Trầm cảm học đường là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp

trầm cảm không điển hình

Trầm cảm không điển hình: Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách vượt qua

rối loạn thách thức chống đối

Rối loạn thách thức chống đối là gì? Biểu hiện và Biện pháp can thiệp

trầm cảm sau phá thai

Trầm cảm sau khi phá thai: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách phòng tránh