Trầm cảm ở phụ nữ: Dấu hiệu nhận biết và biện pháp điều trị hiệu quả
Trầm cảm là một trong những chứng rối loạn tâm thần dù nam hay đều có khả năng mắc phải. Tuy nhiên, theo nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc chứng trầm cảm ở phụ nữ lớn gấp đôi so với chứng này ở nam. Vậy có những dấu hiệu nào để nhận biết trầm cảm ở nữ để kịp thời điều trị?
Những giai đoạn trong cuộc đời phụ nữ dễ mắc phải trầm cảm
Do thể trạng cũng như nội tiết tố khác nhau trong cơ thể người phụ nữ, nên ở mỗi cột mốc khác nhau trong cuộc đời sẽ có nhiều hội chứng khác nhau. Nhất là những giai đoạn nhạy cảm, phụ nữ rất dễ rơi vào tình trạng trầm cảm.
Tại mỗi giai đoạn, các triệu chứng trầm cảm ở phụ nữ có thể biểu hiện theo những cách khác nhau. Nhưng nhìn chung đều kéo dài và có ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống cá nhân người phụ nữ.
Một số bệnh nhân của bệnh trầm cảm có xu hướng tách biệt bản thân với người thân, bạn bè. Suy nghĩ tiêu cực, thậm chí có ý nghĩa kết thúc cuộc đời.
Theo thống kê cho thấy, mỗi năm có hàng ngàn người chết do trầm cảm trên toàn thế giới. Đây là một con sốt không hề nhỏ và sẽ còn tiếp tục tăng nếu các bệnh nhân của bệnh lý này không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Trầm cảm tuổi dậy thì
Tuổi dậy thì là thời điểm chuyển giao quan trọng của một người phụ nữ. Trong giai đoạn này, cơ thể có nhiều sự biến chuyển cũng như thay đổi nội tiết tố. Dẫn đến hình thành những suy nghĩ, cảm xúc khác nhau tùy vào mỗi cơ địa.
Nếu các bé gái ở tuổi dậy thì không được định hướng và dạy dỗ đúng phương pháp thì rất dễ mắc phải trầm cảm trong giai đoạn này.
Thông thường, ở lứa tuổi dậy thì, trẻ trầm cảm có xu hướng cực kỳ nhạy cảm với những lời chỉ trích. Thường xuyên nóng giận hoặc không kiềm chế được cảm xúc , dẫn đến đột ngột bộc phát các cơn cáu gắt đối với bạn bè, thậm chí là ba mẹ và những người thân trong gia đình.
Trẻ có thể thường xuyên có cảm giác mệt mỏi, chán nản. Có xu hướng ở một mình và tách biệt với đám đông, tập thể. Ngủ nhiều hơn bình thường và mất hứng thú với các hoạt động yêu thích hằng ngày như tham gia thể dục thể thao, học tập, vui chơi hay trò chuyện.
Ngoài ra, trẻ mắc trầm cảm ở lứa tuổi dậy thì cũng thường xuyên mắc phải các vấn đề thể chất như nhức đầu, đau dạ dày và một số bệnh lý khác. Chủ yếu là do thay đổi thói quen ăn uống, chất lượng giấc ngủ giảm dẫn đến rối loạn lo âu, trầm cảm.
Một số nguyên nhân khách quan có thể khiến các bé ở độ tuổi dậy thì mắc phải trầm cảm có thể là do xung đột giữa các thành viên trong gia đình hoặc giữa bé với ba mẹ và người thân, nổi loạn về cá tính và tình dục, áp lực học tập, áp lực thành tích, tự ti về bản thân, …
Do đó, đối với các bé gái nói riêng và trẻ em ở tuổi dậy thì, các bậc phụ huynh để dành nhiều sự quan tâm hơn. Nhằm tạo sự tin cậy để trẻ có thể chia sẻ suy nghĩ, giải tỏa những tâm trạng tiêu cực, hạn chế tối đa phát sinh trầm cảm ở trẻ.
Trầm cảm tiền kinh nguyệt
Phần lớn phụ nữ đều gặp phải một số hội chứng trước khi đến kỳ kinh nguyệt vào mỗi tháng. Mỗi người có thể gặp một hoặc nhiều triệu chứng cùng một lúc trong số các dấu hiệu phổ biến như: đau đầu, đầy bụng, đau nhức ngực, rối loạn tiêu hóa, lo lắng, khó chịu, tâm trạng thất thường, đau lưng, …
Tuy nhiên, ở một số phụ nữ mắc trầm cảm trong giai đoạn tiền kinh nguyệt thì những hội chứng này có thể gây ảnh hưởng đến đời sống, giấc ngủ, học tập và sinh hoạt thường ngày. Phần lớn người mắc trầm cảm tiền kinh nghiệm không thể tự kiểm soát cảm xúc của bản thân.
Cáu kỉnh, nóng giận, chán nản, buồn bã, thay đổi khẩu vị và có thể xuất hiện những suy nghĩ tiêu cực kéo dài. Đây đều là những biểu hiện nghiêm trọng cần được kịp thời điều trị để phụ nữ có thể cảm thấy thoải mái hơn mỗi lần đến kỳ kinh nguyệt.
Trầm cảm thời kỳ mang thai
Khi phụ nữ bắt đầu đậu thai và trong suốt quá trình mang thai, vấn đề thay đổi các hormon đột ngột để cơ thể thích ứng với tình trạng mang thai là điều không thể tránh khỏi. Đó là nguyên nhân dẫn đến những thất thường ở phụ nữ về cả tính cách cũng như khẩu vị và cách sinh hoạt của phụ nữ trong chu kỳ thai sản.
Những nỗi lo lắng về việc thai nghén, mệt mỏi vì mất ngủ, khó khăn khi chuyển và khó chịu do các hoạt động đồng thời của thai nhi trong bụng có thể dần dần giảm bớt nếu mẹ bầu thích nghi được với sự thay đổi của cơ thể. Tuy nhiên, ở một số phụ nữ, việc mang thai là vấn đề bất cập và gặp nhiều cản trở về cả tinh thần, thể chất lẫn các nguyên nhân khách quan.
Một số vấn đề xã hội chủ yếu có tính làm gia tăng chứng trầm cảm ở phụ nữ khi mang thai có thể kể đến như: có thai ngoài ý muốn, không nhận được sư giúp đỡ từ chồng và người thân, xung đột gia đình, ảnh hưởng công việc, thay đổi môi trường sống, lối sống, …
Khi phụ nữ mang thai mắc trầm cảm, có thể xuất hiện những dấu hiệu sau ở mức độ nghiêm trọng như: giảm khả năng tập trung, lo lắng kéo dài, rối loạn cảm xúc, rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi triền miên, mất hứng thú với tình dục, buồn bã day dứt và hay khóc không rõ lý do, sống cô lập, thường xuyên suy nghĩ đến tự sát và chết chóc, thay đổi cách hành xử xã hội, phán đoán kém linh hoạt, …
Trong thời kỳ mang thai, nếu phụ nữ bị trầm cảm không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người mẹ. Thai nhi cũng sẽ bị chi phối nhiều về sức khỏe lẫn cảm xúc. Vì trong thời gian này, thai nhi và mẹ bầu đang hòa làm một cơ thể. Do đó, để tốt nhất cho cả mẹ và bé, cần tìm ra phương án kịp thời can thiệp để phụ nữ tránh khỏi các vấn đề của chứng trầm cảm, thoải mái trong quá trình mang thai.
Trầm cảm sau sinh
Không chỉ mang nặng, đẻ đau mà hành trình nuôi con nhỏ cũng hết sức vất vả đối với phần lớn các bà mẹ bỉm sữa. Đây được xem như một thách thức lớn, đặc biệt đối với những phụ nữ lần đầu mang thai và nuôi con nhỏ.
Trong giai đoạn này, các vấn đề của phụ nữ thường gặp như lo lắng, cảm giác bất hạnh, thay đổi tâm trạng thường xuyên và cảm thấy mệt mỏi. Tất cả được gói gọn trong một thuật ngữ mà người dân hiện nay thường dùng là “baby blue”.
Đây là những cảm giác phổ biến mà hầu hết các bà mẹ sau sinh đều mắc phải và sẽ sớm cảm thấy bình thường khi bắt đầu thích ứng với các khó khăn trong thời kỳ chu sinh. Thường là một đến hai tuần sau khi sinh và bắt đầu chăm sóc con nhỏ.
Tuy nhiên, cũng có không ít các mẹ bỉm gặp trầm cảm nặng sau sinh do không nhận được sự quan tâm chia sẻ từ chồng hoặc người thân. Những cảm giác được cho là thông thường như bất an, lo lắng, bất hạnh, thay đổi tâm trạng, buồn bã duy trì trong thời gian dài. Khiến cho phụ nữ bị ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hằng ngày.
Đặc biệt, đối với việc chăm sóc con nhỏ sẽ gặp nhiều cản trở lớn. Phụ nữ mắc trầm cảm sau sinh thường có các biểu hiện như: có ý nghĩ tự sát, có ý định làm hại con, cảm thấy bị tê liệt, khó ngủ, không có khả năng chăm sóc em bé, khó thường xuyên, hay cảm thấy tự ti, dằn vặt bản thân, tâm trạng luôn bất ổn, …
Đối với trường hợp này, phụ nữ cần được can thiệp sớm nhất để kịp thời tìm ra phương án điều trị. Tránh những trường hợp xấu ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé sơ sinh hoặc thậm chí là tự hủy hoại sự sống do ý nghĩ tiêu cực xâm lấn.
Trầm cảm tiền mãn kinh
Tiền mãn kinh cũng được xem là cột mốc thay đổi về sức khỏe và tâm sinh lý quan trọng của người phụ nữ. Trong giai đoạn này, nồng độ hormon trong cơ thể phụ nữ thất thường, dễ dẫn đến tình trạng trầm cảm khi nồng độ estrogen sâu.
Các dấu hiệu của bệnh trầm cảm có thể xuất phát từ các triệu chứng do thay đổi về mặt tâm lý, hành vi lẫn cảm xúc. Phụ nữ mắc trầm cảm thường xuyên rơi vào tình trạng lo lắng, ủ rũ, buồn bã và dễ cáu gắt hơn mức bình thường.
Ngoài ra, những hành vi, thói quen sinh hoạt như ăn uống, vui chơi, giải trí và giờ giấc nghỉ ngơi cũng dễ bị rối loạn. Có khi ăn uống cảm thấy ngon miệng nhưng cũng có những khoảng thời gian cảm thấy mất hứng thú hoặc mất kiểm soát với việc ăn uống.
Đặc biệt, ở thời kỳ tiền mãn kinh, ham muốn tình dục ở phụ nữ suy giảm rõ rệt. Khó điều chỉnh, kiểm soát được cân nặng của cơ thể. Xuất hiện nhiều suy nghĩ tiêu cực và có xu hướng dễ chán nản, buông xuôi hoặc mất động lực trong cuộc sống và công việc.
Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khác trước giai đoạn tiền mãn kinh cũng là động lực cho việc mắc phải các chứng trầm cảm như:
- Sử dụng liệu pháp điều trị hormon thay thế
- Rối loạn vận mạch
- Rối loạn giấc ngủ, mất ngủ thường xuyên
- Suy giảm chức năng buồng trứng sớm
- Có tiền sử mắc bệnh trầm cảm
- Sử dụng thuốc chống suy nhược cơ thể
- Bị loãng hoặc gãy xương
- Thường xuyên hút thuốc lá
- Ăn uống không lành mạnh
- Thường xuyên stress căng thẳng trong công việc, gia đình, cuộc sống
Trầm cảm thời kỳ mãn kinh
Mãn kinh là dấu hiệu của sự suy giảm đáng kể của nồng độ estrogen trong cơ thể của người phụ nữ. Trong giai đoạn này các biểu hiện khó chịu, lo lắng, buồn phiền, cáu kỉnh thường gặp ở phụ nữ xuất hiện rõ rệt với tần suất dày đặc hơn bình thường.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu cho thấy, chỉ có khoảng 20% phụ nữ mãn kinh mắc phải chứng trầm cảm. Vì vậy, mãn kinh không phải là nguyên nhân dẫn đến trầm cảm hay phát sinh các triệu chứng dẫn đến trầm cảm.
Chứng trầm cảm chỉ xuất hiện ở một số phụ nữ mãn kinh từ các nguyên nhân chủ yếu trong giai đoạn còn kinh nguyệt và tiền mã kinh. Đây được xem như là yếu tố chính yếu và là động lực chủ chốt gây nên sự nghiêm trọng và khiến phụ nữ mắc phải bệnh trầm cảm ở thời kỳ mãn kinh.
Rủi ro trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như phụ nữ mãn kinh quá sớm, có tiền sử trầm cảm, lo lắng kéo dài, căng thẳng nhiều trong cuộc sống, rối loạn giấc ngủ, phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng, cân nặng tăng giảm thất thường, làm dụng tình dục hoặc thể chất trong giai đoạn tiền kinh nguyệt, chịu áp lực tâm lý dai dẳng, ….
Một số dấu hiệu chung nhận biết trầm cảm ở phụ nữ
Nhìn chung, ở mỗi giai đoạn khác nhau trong cuộc sống cũng như dựa trên nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan, phụ nữ có thể mắc phải bệnh trầm cảm. Biểu hiện trầm cảm ở phụ nữ không chỉ đa dạng ở mỗi thời kỳ mà còn phụ thuộc phần lớn và cơ thể và môi trường sống của mỗi người.
Thông qua một số tóm tắt về trầm cảm trong mỗi giai đoạn, cột mốc khác nhau của người phụ nữ, cũng có thể phần nào nhận thấy được một số dấu hiệu đặc trưng chung. Vậy, nội dung trong phần tiếp theo sẽ giúp quý bạn đọc tìm hiểu sâu hơn trong từng biểu hiện của chứng trầm cảm ở phụ nữ.
Những biểu hiện về mặt tinh thần
Một trong những yếu tố bị ảnh hưởng nhiều nhất khi phụ nữ mắc bệnh trầm cảm chính là về phương diện tinh thần. Một khi đã rơi vào tình trạng trầm cảm, phụ nữ rất khó để kiểm soát mọi cảm xúc và suy nghĩ của bản thân.
Không chỉ có xu hướng thu mình, thích ở một mình, hạn chế tiếp xúc với đám đông, người thân bạn bè. Mà họ còn biểu hiện rõ rệt ở những hành xử xã hội. Thường xuyên khóc lóc vì những chuyện vô lý hoặc không thể khóc.
Phổ biến nhất là cảm giác buồn bã, u sầu, ủ rũ, chán nản, mất động lực với cuộc sống, mệt mỏi kéo dài. Dễ phát sinh những suy nghĩ tiêu cực và không thể chia sẻ cảm xúc, câu chuyện của bản thân với những người thân cận, bạn bè. Thậm chí nảy sinh các hành vi tự hủy hoại bản thân, kết thúc cuộc sống.
Mặt khác, khi giao tiếp, phụ nữ trầm cảm lại hoàn toàn thiếu tự tin, mặc cảm, hay tự trách bản thân. Do đó, họ thường có biểu hiện cô lập và hạn chế tiếp xúc với mọi người, kể cả chồng con và những người thân thiết nhất.
Suy nhược cơ thể
Bởi những nỗi lo lắng triền miên, phụ nữ bị trầm cảm vô tình khiến bản thân duy trì trạng thái mệt mỏi kéo dài. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả giấc ngủ và thói quen ăn uống đầy đủ lành mạnh.
Cân nặng và các dưỡng chất cần thiết trong cơ thể cũng giảm dần. Thường phụ nữ trầm cảm sẽ rất dễ mất kiểm soát với việc ăn uống. Ăn quá nhiều hoặc không cảm thấy đói hay có nhu cầu ăn uống.
Giấc ngủ bị rối loạn nặng nề. Đa số phụ nữ trầm cảm thường mất ngủ, mệt mỏi khi tỉnh giấc hoặc thức dậy quá sớm hay ngủ li bì. Không có khả năng tập trung hay thực hiện các hoạt động bình thường, cơ bản như trước đây.
Cơ thể bệnh nhân dễ mắc phải các chứng đau nhức do suy nhược như đau nhức đầu, đau nhức cơ thể khi không có tổn thường hay các bệnh tật khác, mệt mỏi toàn thân khi không làm hoặc làm các việc rất đơn giản
Đối với một số trường hợp nặng hơn có thể xuất hiện các hành vi tự tử hoặc gây tổn hại đến bản thân.
Bị ám ảnh
Không chỉ riêng phụ nữ mà hầu hết bệnh nhân mắc trầm cảm đều dễ bị ám ảnh về số một việc, hành động cụ thể hoặc thậm chí là lời nói chỉ trích. Do đó, khi mắc trầm cảm bệnh nhất rất dễ bị hoảng sợ dẫn đến các cú sốc tâm lý. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến suy nghĩ của bệnh nhân như cảm giác tự ti, tiêu cực, cảm giác tội lỗi hay vô dụng.
Suy giảm tình dục
Ngoài ra, khi phụ nữ mắc trầm cảm cũng có thể ảnh hưởng đến những cảm xúc trong chuyện chăn gối giữa vợ chồng. Suy giảm ham muốn hoặc không còn hứng thú với chuyện tình dục.
Điều này không chỉ gây khó khăn cho người phụ nữ mà còn chi phối đáng kể đến cảm xúc, suy nghĩ của người chồng. Dần hình thành nguyên nhân nghiêm trọng ảnh hưởng vấn đề hạnh phúc gia đình.
Những phương pháp điều trị trầm cảm ở phụ nữ ưu việt nhất
Trầm cảm nói chung và trầm cảm ở phụ nữ nói riêng tuy là một bệnh lý phổ biến và có thể xuất hiện một hoặc nhiều lần trên cùng một người. Những các biểu hiện của trầm cảm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì sẽ nhanh chóng trở nên nghiêm trọng và có thể dẫn đến những hậu quả không thể lường trước.
Theo nghiên cứu các nhà tâm lý học các bác sĩ đã đưa ra được khá nhiều giải pháp trị liệu trầm cảm ở phụ nữ và mọi đối tượng bệnh nhân mắc chứng bệnh này. Tùy thuộc và mức độ trầm cảm ở người phụ nữ mà có thể ứng dụng các phương pháp khác nhau.
Nhưng trước hết, khi có dấu hiệu manh nha nghi ngờ về bệnh trầm cảm, bạn đọc nên đến các địa chỉ trị liệu tâm lý để chuyên gia, bác sĩ có chuyên môn cao có thể thực hiện thăm khám và tư vấn. Nhằm kịp thời giác định mức độ nặng nhẹ và các triệu chứng đặc trưng khi mắc bệnh trầm cảm.
Dựa vào đó, các bác sĩ, chuyên gia trị liệu sẽ lên phác đồ và đưa ra được các phương pháp thích hợp cho từng cá nhân phụ nữ hoặc các bệnh nhân khác mắc chứng trầm cảm. Bạn đọc sẽ có thể dễ dàng xóa bỏ dứt điểm các triệu chứng và bệnh trầm cảm để có một cuộc sống thoải mái hơn dưới những chỉ định chuyên sâu của bác sĩ, chuyên gia.
Quý bạn đọc cũng có thể tìm hiểu trước một số phương pháp điều trị trầm cảm ở phụ nữ hiệu quả nhất trong nội dung sau đây. Nhằm tạo kiến thức nền tảng làm cơ sở để có thể hiểu sâu hơn khi nghe lời tư vấn từ các chuyên gian, bác sĩ trị liệu.
Tham vấn, trị liệu tâm lý
Như đã đề cập, cách tốt nhất để khách hàng có thể khắc phục hiệu quả chứng trầm cảm là đến trực tiếp tại các phòng khám tâm lý, điều trị trầm cảm để được tư vấn và hỗ trợ. Tại đây có các chuyên gia nghiên cứu chuyên sâu và sở hữu lượng kiến thức rộng lớn về bệnh trầm cảm.
Do đó, họ hoàn toàn cho thể giúp bệnh nhân tìm ra giải pháp thích hợp nhất trong từng tình trạng trầm cảm ở phụ nữ. Mang đến hiệu quả chữa trầm cảm tối ưu nhờ phác đồ có chủ đích rõ ràng, chi tiết.
Hơn nữa, tại các phòng khám tâm lý chuyên nghiệp còn có những liệu pháp chuyên sâu, giúp bệnh nhân nhận thức rõ hơn về tình trạng hiện tại. Đồng thời bổ sung một số kỹ năng và góc nhìn rộng hơn về các triệu chứng trầm cảm. Hỗ trợ luyện tập để giảm và hạn chế sự quay lại của các chứng trầm cảm phổ biến ở phụ nữ.
Bên cạnh đó, trầm cảm ở phụ nữ thường khiến cho bệnh nhân hạn chế giao tiếp, dẫn đến không thể bày tỏ, giải tỏa những cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực từ sâu bên trong. Trực tiếp các bác sĩ sẽ có giải pháp để bệnh nhân được trò chuyện, chia sẻ, giảm bớt phần nào những ảnh hưởng về tinh thần do lối sống quá khép kín và ý nghĩ độc hại của chứng trầm cảm.
Cải thiện chế độ ăn uống
Khi cơ thể có đầy đủ dưỡng chất cùng đề kháng tốt, khả năng chống chọi bệnh tật kể cả trầm cả tăng cao hơn hẳn so với những bệnh nhân có thể trạng yếu ớt. Và các hiệu quả, dễ dàng nhất để bổ sung chất dinh dưỡng là thông qua con đường ăn uống.
Ăn uống lành mạnh không chỉ là biện pháp điều trị trầm cảm ở phụ nữ hiệu quả mà còn là các duy trì sức khỏe cho cơ thể về lâu về dài. Phụ nữ mắc chứng trầm cảm nên chú ý hạn chế các thực phẩm, đồ uống có chứa các chất béo không lành mạnh, caffein. Cắt giả số lượng muối nêm nếm vào đồ ăn và tránh sử dụng các chất kích thích, rượu bia, đồ uống có cồn hay hút thuốc.
Việc cắt giảm lượng đường hoặc các loại tinh bột tinh chế giúp cho cơ thể khỏe mạnh hơn hẳn. Các nhóm cơ trở nên săn chắc, da dẻ khỏe mạnh và hỗ trợ cải thiện sức khỏe tinh thần một cách đáng kể.
Việc ăn uống thất thường hay bỏ bữa có thể khiến bạn dễ rơi vàng trạng thái mệt mỏi, ủ rũ, thiếu sức sống, cáu kỉnh. Vì vậy, để hỗ trợ điều trị trầm cảm hiệu quả, bệnh nhân cần thực hiện ăn uống điều độ với chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Tăng cường một số hoạt chất cần thiết như Omega-3, đạm, sắt, thảo dược hay các loại vitamin cần thiết. Bệnh nhân có thể dùng thêm các thực phẩm chức năng đi kèm với ăn uống điều độ.
Tuy nhiên, các nhà chuyên gia khuyến khích phụ nữ trầm cảm bổ sung dưỡng chất qua thực phẩm là chủ yếu. Vì các axit béo Omega-3 trong cá hồi, cá trích, cá thu, cá cơm, cá mòi, cá ngừ hay hạt lanh, óc chó, rong biển có thể giúp bệnh nhân trầm cảm ổn định tâm lý.
Nạp thêm sắt thông qua các đồ ăn như thịt đỏ, đậu, rau xanh và trái cây khô để hạn chế tình trạng cáu kỉnh, mệt mỏi và tăng sự tập trung. Đồng thời, số thực phẩm khác như dầu hoa anh thảo và quả mọng cây chaste để hữu ích trong cải thiện chứng trầm cảm.
Tập thể dục hoặc tham gia các hoạt động thể thao đều đặn
Đối với chứng trầm cảm ở phụ nữ, những hoạt động thường ngày như bước ra khỏi giường lúc thức dậy hay đánh răng rửa mặt, vệ sinh cá nhân cũng là thử thách lớn. Song, việc tăng các vận động cơ thể điển hình như tập thể dụng, chạy bộ hay tham gia vào các hoạt động thể thao lại là biện pháp cải thiện sức khỏe thể chất, tinh thần và điều trị trầm cảm hiệu quả được nhiều chuyên gia khuyến khích áp dụng.
Bệnh nhân mắc trầm cảm ở phụ nữ có thể tăng dần mức độ và thời gian tập luyện qua từng giai đoạn. Giúp cơ thể làm quen với các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ trong vòng 15 đến 30 phút. Hoặc có thể áp dụng các bài vận động cơ bản trong thời gian ngắn hơn và chưa ra theo từng đợt tập luyện với thời gian nghỉ khoảng 30 đến 60 giây.
Tuy nhiên, điều cần thiết là các bài tập phải được thực hiện liên tục và duy trì trong khoảng thời gian dài. Đây được xe như phương thuốc “thần dược” trong điều trị trầm cảm kết hợp nâng cao chất lượng sức khỏe cho bệnh nhân mắc phải chứng bệnh này.
Để tăng động lực tập luyện hay tham gia các hoạt động thể thao, bệnh nhân trầm cảm cũng có thể tập chung cùng người thân hoặc bạn bè. Cũng có thể tìm đến các phòng tập chuyên nghiệp để được hướng dẫn và hỗ trợ bởi các huấn luyện viên thể lực.
Bên cạnh đó, việc dắt thú cưng đi dạo cũng là một trong những biện pháp trị liệu trầm cảm có hiệu quả. Thông qua hoạt động này, bệnh nhân vừa có thể tăng cường vận động vừa có thể rèn luyện để phục hồi khả năng giao tiếp xã hội, hạn chế những suy nghĩ độc hại khi cô lập một mình.
Chăm sóc cơ thể để hỗ trợ quản lý căng thẳng và cải thiện giấc ngủ
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến trầm cảm ở phụ nữ là do căng thẳng liên tục vì công việc, gia đình, cuộc sống và thường xuyên rối loạn giấc ngủ. Vì thế, ngoài ăn uống điều độ, đủ chất dinh dưỡng cùng các biện pháp khác, phụ nữ mắc trầm cảm cần được thư giãn để tăng cường năng lượng cưng như giảm bớt những áp lực trong cuộc sống.
Để có thể thực hiện một lối sống lành mạnh và quản lý tốt căng thẳng và nâng cao chất lượng giấc ngủ mỗi ngày, phụ nữ cần cần lên kế hoạch rõ ràng. Nhằm cân bằng giữa thời gian làm việc, tập luyện và vui chơi giải trí.
Cố gắng sắp xếp và hoàn thành công việc đều đặn để có thể ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày. Cân bằng lịch trình giấc ngủ để có thể ngủ sâu, ngủ ngon trong khoảng thời gian cần thiết, không ngủ quá nhiều hoặc quá ít để tránh ảnh hưởng xấu đến tâm trạng.
Căng thẳng hay những áp lực trong cuộc sống là những vấn đề không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, bệnh nhân trầm cảm cũng như mọi đối tượng cần biết các kiểm soát những áp lực trong tầm chịu đựng. Hạn chế ôm đồm công việc hay biết các kiểm soát lời nói, tác động từ tiền bạc, bạn bè, đồng nghiệp, để giảm bớt áp lực tinh thần, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Dành thời gian cho bản thân nhiều hơn để làm những điều mình thích. Chăm sóc thú cưng, vui chơi cùng bạn bè, gia đình, chăm sóc cây cối, hay dọn dẹp nhà cửa, đọc sách, nấu ăn, mua sắm cũng là những ví dụ điển hình để có thể giải tỏa căng thẳng, hỗ trợ điều trị trầm cảm ở phụ nữ tốt nhất.
Ngoài các biện pháp điều trị trầm cảm được nêu trên, thì việc sở hữu lối sống cân bằng, răng giao tiếp, kết nối xã hội cùng việc duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần bền vững là những cách hiệu quả để trị liệu. Đồng thời hạn chế tối đa tình trạng tái phát của các triệu chứng dẫn đến trầm cảm.
Bệnh nhân trầm cảm ở phụ nữ dù ở mức độ nặng hay nhẹ cũng nên được phát hiện và điều trị kịp thời. Tránh những ảnh hưởng xấu và hậu quả đáng tiếc cho cả bệnh nhân và người thân, bạn bè.
Tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!