Sang chấn tâm lý ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết và cách vượt qua

Sang chấn tâm lý không chỉ xuất hiện ở người lớn, mà ngay cả trẻ em cũng có thể rơi vào trường hợp này. Sang chấn tâm lý ở trẻ em là kết quả của việc các em phải chứng kiến, hay trải qua những sự kiện nghiêm trọng, tàn khốc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khẻo và tinh thần trong thời thơ ấu. Sang chấn tâm lý ở trẻ có thể kéo dài suốt đời nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời.

Sang chấn tâm lý ở trẻ em là gì?

Sang chấn tâm lý ở trẻ em là những ám ảnh, cảm giác sợ hãi, hay những ký ức kinh hoàng không ngừng ám ảnh sau khi trẻ chứng kiến, hoặc trải qua những sự kiện bất lợi và kinh khủng trong đời. Những sự kiện tồi tệ này thường liên quan đến bạo lực, lạm dụng tình dục, chiến tranh, thiên tai, tai nạn, hoặc một số sự kiện khác có tính chất nguy hiểm và đe dọa tính mạng.

sang chấn tâm lý ở trẻ em
Sang chấn tâm lý ở trẻ em có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến sự phát triển về thể chất và tinh thần của trẻ.

Những trải nghiệm đau thương trong quá khứ không ngừng ám ảnh tâm lý của trẻ, khiến chúng không có cảm giác an toàn, luôn cảm thấy bị đe dọa, và có thể gặp nguy hiểm bất cứ lúc nào. Cảm xúc này chi phối cuộc sống hàng ngày, khiến trẻ dễ trở nên hoảng loạn, kích động, đau khổ tột cùng cả về thể chất lẫn tinh thần.

Theo thống kê tại Hoa Kỳ, có khoảng 46% trẻ em từng chịu chấn thương tâm lý từ nhẹ đến nặng trong suốt cuộc đời. Một số trường hợp sang chấn dạng nhẹ có thể bình phục sau khoảng thời gian được chăm sóc sức khỏe và trị liệu tâm lý. Nhưng có những trường hợp trẻ mang theo những chấn thương tâm lý đó đến cuối đời.

Không phải bất cứ đứa trẻ nào trải qua, hoặc chứng kiến những sự kiện tồi tệ đều bị sang chấn tâm lý. Điều này tùy vào mức độ nghiêm trọng của sự kiện, tác động của chúng đến tâm trí, khả năng chịu đựng và tính khí của từng đứa trẻ. Thông thường, việc trực tiếp trải qua những sự kiện kinh hoàng dễ gây tổn thương nặng nề hơn.

Cảm giác lo lắng, ám ảnh và sợ hãi ở trẻ có thể dần phai nhạt sau một thời gian được điều trị và chăm sóc y tế. Đây là một phần tất yếu trong cơ chế điều trị và chữa lành tự nhiên của cơ thể, nhưng điều này không đồng nghĩa với việc những sang chấn tâm lý ở trẻ em biến mất.

Một số người cho rằng trẻ em sẽ nhanh chóng lãng quên những trải nghiệm không tốt trong quá khứ, vì trí nhớ của trẻ nhỏ rất hạn chế. Nhưng sự thật là, những ám ảnh này vẫn tồn tại trong tiềm thức, và có thể gây ra những vấn đề tâm lý nghiêm trọng về sau như rối loạn đa nhân cách (DID), hay rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD).

Trẻ em bị PTSD luôn ám ảnh bởi những hình ảnh và trải nghiệm kinh hoàng bản thân từng trải qua. Khi gặp phải tác nhân kích thích liên quan đến chấn thương ban đầu, trẻ sẽ hồi tưởng lại sự kiện đã trải qua, bao gồm cả những cảm xúc và hoàn cảnh lúc xảy ra sự kiện.

Ví dụ, một đứa trẻ ngày bé thường trốn trong hầm ẩn nấp, phải nghe tiếng bom nổ, tiếng súng đạn hàng ngày trong thời chiến tranh thì khi lớn lên, đứa trẻ sẽ có phản xạ tự nhiên là sợ tiếng pháo nổ, hay những tiếng động lớn giống với tiếng bom nổ. Trẻ thường ngồi sụp xuống, nhắm mắt, lấy hai bàn tay che lổ tai như một phản ứng tự vệ.

Những yếu tố gây sang chấn tâm lý ở trẻ em

Sang chấn tâm lý ở trẻ em nghiêm trọng và phổ biến hơn chúng ta vẫn nghĩ. Vào năm 2019, một cuộc điều tra về trẻ em tại Mỹ đã cho thấy những con số đáng báo động. Cứ 7 trẻ em thì có 1 trẻ từng bị cha mẹ ngược đãi hoặc bỏ bê, và có hơn 1840 trẻ đã chết vì không nhận được sự quan tâm đúng mực từ phụ huynh.

sang chấn tâm lý ở trẻ em là gì
Số lượng trẻ em phải chịu đựng những chấn thương tâm lý trong thời thơ ấu do bị bạo hành và lạm dụng là vô cùng lớn.

Hơn 8% học sinh trung học từng nhiều lần đánh nhau trong và ngoài trường, và nhiều em bị bạo lực học đường trong suốt những năm tiểu học và trung học. ta có thể thấy, những sự kiện gắn liền với chấn thương tâm lý ở trẻ em thường liên quan đến bạo lực, lạm dụng tình dục, và tai nạn (chó cắn, bỏng nước sôi, tai nạn giao thông,…)

Sức chịu đựng và nhận thức của trẻ trong mỗi tình huống là không giống nhau. Do đó trong cùng một sự kiện, hoặc cùng một yếu tố gây sang chấn tâm lý, có những trẻ sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, nhưng có trẻ sẽ không chịu tổn thương. Dưới dây là một số tình huống thường thấy gây sang chấn tâm lý ở trẻ em:

  • Trẻ bị lạm dụng thể chất và lạm dụng tình dục trong thời thơ ấu. Tình trạng này xảy ra với cả bé trai lẫn bé gái. Những kẻ có hành vi lạm dụng có thể là cha mẹ ruột, cha kế, mẹ kế, họ hàng, hàng xóm, người quen, người giúp việc, những người quen thuộc với trẻ, hoặc những kẻ biến thái có sở thích ấu dâm. Lạm dụng tình dục là một trong những nguyên nhân gây chấn thương tâm lý nghiêm trong và khó chữa lành.
  • Trẻ thường xuyên bị la mắng, chửi bới, đánh đập, ngược đãi hoặc nhìn thấy người thân (thường là mẹ) bị đánh đập dã man, có thể bị sang chấn tâm lý nặng nề. Trong trường hợp này, trẻ là nạn nhân của bạo lực gia đình. Trẻ có thể bị đánh đập, hoặc thường xuyên chứng kiến người thân bị đánh đập và hành hạ dã man. Tất cả đều tạo nên những trải nghiệm kinh hoàng và khiến trẻ ám ảnh.
  • Trẻ trải qua hoặc chứng kiến những sự kiện kinh hoàng như: tai nạn, bắt cóc, giết người, khủng bố, bị động vật (thường là chó) tấn công và làm bị thương, lũ lụt, sạt lở, động đất, sóng thần, bão, hỏa hoạn, tai nạn liên quan đến lửa và nước sôi, mất người thân trong tai nạn,…
  • Những trẻ mất người thân trong tai nạn có thể cảm thấy đau khổ, ám ảnh, tự trách vì bản thân là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn đến cái chết của những người thân. Ám ảnh này biết thành chấn thương tâm lý khó chữa lành, và có thể theo trẻ đến suốt đời.
  • Trẻ bị chẩn đoán mắc bệnh hiểm nghèo nguy hiểm đến tính mạng. Bệnh tật giày vò khiến trẻ cảm thấy đau khổ, mệt mỏi và bị ám ảnh nặng nề.
  • Trẻ là nạn nhân của bạo lực học đường, thường xuyên bị đánh đập, trêu chọc, hạ nhục, cô lập, xé sách vở, bôi bẩn bàn ghế, bị nhốt trong nhà vệ sinh, hoặc chịu đựng nhiều hình thức hành hạ tinh thần và thể xác khác.
  • Trẻ sống trong môi trường độc hại, thường xuyên phải nhìn thấy những hình ảnh đáng sợ, gây ám ảnh có thể rơi vào tình trạng sang chấn tâm lý.
  • Việc tiếp xúc quá sớm với những hình ảnh bạo lực, máu me, có các yếu tố kinh dị, tình dục quá đà cũng có thể để lại những ấn tượng mạnh mẽ trong ký ức của trẻ, khiến trẻ bị ám ảnh và sang chấn tâm lý trong thời gian dài.

Ngoài những tình huống nêu trên, còn rất nhiều trường hợp có thể gây ra sang chấn tâm lý ở trẻ em. Tuy nhiên trong đa phần trường hợp, nguyên nhân thường đến từ gia đình hoặc tai nạn không mong muốn. Trẻ bị sang chấn tâm lý hầu hết là nạn nhân của bạo lực gia đình, lạm dụng tình dục, hoặc là người sống sót duy nhất trong những vụ tai nạn thảm khốc.

nguyên nhân gây sang chấn tâm lý ở trẻ em
Những sự cố không mong muốn, lạm dụng tình dục, bạo lực gia đình là 3 trong số những nguyên nhân thường thấy gây chấn thương tâm lý ở trẻ.

Những ám ảnh này có thể được giảm bớt thông qua cơ thể tự chữa lành của cơ thể, cùng với sự giúp đỡ y tế và sự đồng hành của người thân. Trong nhưng trường hợp tổn thương quá nặng, quá trình giúp trẻ hồi phục sẽ khó khăn hơn, đòi hỏi nhiều thời gian và công sức của bác sĩ lẫn gia đình để giúp trẻ hòa nhập, và có cuộc sống bình thường.

Tác hại của tình trạng sang chấn tâm lý ở trẻ em

Sang chấn tâm lý ở trẻ em có thể ảnh hưởng đến quá trình hoat động của não. Tình trạng sợ hãi, hoảng loạn và stress trong thời gian dài làm tăng nồng độ hormone trong não, gây ra tình trạng căng thăng thường xuyên cho não bộ và cơ thể. Tình trạng này ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển tư duy, nhận thức và cảm xúc của trẻ.

Trẻ rất dễ có những tư tưởng sai lệch, không thể kiểm chế hành vi hay cảm xúc của bản thân khi bắt gặp những sự vật, sự việc gợi lại ám ảnh trong qúa khứ. Ngoài ra, những ám ảnh thơ ấu còn ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội, khiến trẻ thu mình, tự ti và sợ hãi tiếp xúc với mọi người. Điều này gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày và cả công việc về sau.

  • Ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất: Những sự kiện đau buồn và ám ảnh trong quá khứ làm gia tăng sự căng thẳng, suy yếu hệ thống miễn dịch và hệ thần kinh trung ưng, từ đó gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe thể chất. Theo những nghiên cứu vào năm 2015 ở Mỹ, tỷ lệ trẻ bị chấn thương tâm lý mắc các bệnh mãn tính như hen suyễn, bệnh tim, tiểu đường,… là rất cao. Tỷ lệ đột quỵ ở những trường hợp này cũng không hề thấp.
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần: Sang chấn tâm lý thời thơ ấu là một trong những nguyên nhân gây ra các hội chứng rối loạn tâm thân thường gặp như: trầm cảm, rối loạn lo âu sau sang chấn, rối loạn cảm xúc, rối loạn đa nhân cách, tâm thần phân liệt,… Ngoài ra trẻ cũng rất dễ nóng giận, hoảng loạn, đau khổ, căng thẳng, mất kiểm soát hành vi khi rơi vào tình huống gợi lại ký ức trong quá khứ, hoặc mất đi ký ức về trải nghiệm gây đau khổ từng trải qua.

Bên cạnh những ảnh hưởng về sức khỏe thể chất và tinh thần, một trong những ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của sang chấn tâm lý ở trẻ em là tăng nguy cơ tự tử. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Psychiatric Times cho thấy rằng, tỷ lệ thanh thiếu niên và người trưởng thành tự tử từng trải qua chấn thương tâm lý thời thơ ấu là rất cao.

Chấn thương tâm lý nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn trẻ đến những hành vi tiêu cực. Những đứa trẻ thường xuyên bị đánh đập, trêu chọc, hay bị làm dụng thể xác và tinh thần từ nhỏ có nguy cơ trở thành những tên tội phạm khét tiếng có xu hướng bạo lực, hoặc thành những kẻ biến thái khi trưởng thành.

Tổn thương tâm lý nặng nề thời thơ ấu có thể thúc đẩy những hành vi không lành mạnh khi trẻ lớn lên như: đam mê tốc độ, lạm dụng rượu bia và chất kích thích, quan hệ tình dục không an toàn, thích hành hạ bản thân, khó kiềm chế cảm xúc, tự ti, không có khả năng tự giải quyết vấn đề, không có mục đích hay mục tiêu cho tương lai,…

tác hại của sang chấn tâm lý ở trẻ em
Trẻ có thể sinh ra những suy nghĩ tiêu cực, tự hủy hoại bản thân hoặc có ý định tự sát để thoát khỏi đau khổ và ám ảnh đeo bám.

Ngoài ra, chấn thương tâm lý ở trẻ em cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng yêu đương, lập gia đình và nuôi dạy con cái khi trưởng thành. Những trải nghiệm tồi tệ trong quá khứ khiến trẻ mất đi sự tin tưởng vào những người xung quanh, cũng như không biết cách xây dựng và duy trì những mối quan hệ với vợ chồng hay con cái.

Những biểu hiện sang chấn tâm lý ở trẻ em

Những biểu hiện sang chấn tâm lý ở trẻ em thể hiện rõ nhất sau khi trẻ trải qua những sự kiện kinh hoàng, hoặc chịu đựng sự ngược đãi trong khoảng thời gian dài. Những biểu hiện này nặng hay nhẹ, rõ ràng hay không rõ ràng tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của những sự kiện đó đến tinh thần của trẻ.

  • Trẻ có xu hướng né tránh một số người, sự vật hay sự việc có liên quan đến chấn thương tâm lý gặp phải, ví dụ như sợ ngồi trên xe hơi, sợ trời mưa, sợ những người cao lớn, sợ ở một mình trong phòng kín, không muốn người khác ôm hôn hay chạm vào cơ thể,…
  • Trẻ gặp nhiều khó khăn trong việc giao tiếp và tạo mối quan hệ thân thiết với những người xung quanh do ám ảnh quá khứ. Trẻ ban đầu có thể là người vui vẻ, hoạt bát, rất dễ làm thân với mọi người, nhưng sau biến cố lại trở nên lầm lì, ít nói, sợ người lạ, không muốn tiếp xúc với những người xung quanh.
  • Cảm xúc của trẻ thay đổi một cách nhanh chóng và đột ngột, từ trạng thái bình thường sang la hét, hoảng loạn và phản ứng mạnh trong một tình huống nhất định
  • Trẻ thường xuyên rơi vào cảm giác lo lắng, không có cảm giác an toàn khi ở một mình, dễ kích động, cáu gắt nếu những người thân thiết rời khỏi tầm mắt.
  • Trẻ khó tập trung vào những điều đang làm, dù đó từng là điều trẻ rất thích.
  • Trẻ thường xuyên tỏ vẻ sợ hãi và có những hành vi kỳ lạ như trốn trong tủ, trốn trong gầm giường
  • Trẻ khó ngủ, không muốn ở trong phòng riêng mà cần có người bên cạnh, trẻ cũng thường gặp ác mộng, hoảng loạn và thức dậy lúc giữa đêm.
  • Trẻ có những thay đổi rõ ràng trong thói quen ăn uống và sinh hoạt như: không muốn ăn một số món ăn nhất định, không muốn ngủ trên giường, không muốn ra khỏi nhà,…

Đây chỉ là những biểu hiện sang chấn tâm lý ở trẻ em thường gặp. Một số trường hợp sang chấn nhẹ, những biểu hiện này sẽ dần giảm bớt và biến mất sau một thời gian được điều trị chuyên nghiệp. Nhưng với một số trường hợp nghiêm trọng, những tổn thương tâm lý này sẽ theo trẻ đến khi trưởng thành.

Khi trưởng thành và có nhận thức chín chắn hơn về thế giới, nhiều người có thể tạm thời áp chế những di chứng sang chấn trong quá khứ để trở về cuộc sống bình thường. Những ám ảnh vẫn tồn tại trong tiềm thức, và sẵn sàng trỗi dậy mạnh mẽ khi gặp kích thích. Một số dấu hiệu chấn thương thời thơ ấu có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành bao gồm:

sang chấn tâm lý ở người trưởng thành
Những chấn thương tâm lý trong thời thơ ấu có thể kéo dài đến tuổi trường thành và gây nhiều rắc rối cho cuộc sồng hàng ngày.
  • Mất lòng tin vào những người xung quanh vì bị lừa gạt trong quá khứ, luôn đặt bản thân trong cơ chế phòng bị và không thể tin tưởng bất cứ ai dù đó là người tốt.
  • Có tỷ lệ cao mắc một số hội chứng rối loạn lo âu như: sợ độ cao, sợ không gian kín, sợ không gian hẹp, sợ vật khổng lồ, sợ lái xe,… Nguyên nhân là do những yếu tố này liên quan đến ám ảnh tâm lý trong quá khứ.
  • Nguy cơ cao mắc trầm cảm, rối loạn đa nhân cách, và có khuynh hướng tự sát, tự tổn hại bản thân.
  • Sống thu mình và tách biệt với tất cả mọi người, không có nhiều mối quan hệ thân thiết, khó bắt chuyện và xây dựng mối quan hệ với những người xung quanh.
  • Có sự bất ổn trong cảm xúc, dễ mất kiềm chế khi gặp một sự vật hay sự việc.
  • Có khuynh hướng sứ dụng rượu bia và chất kích thích để thoát khỏi ám ảnh đeo bám.
  • Thường xuyên mất ngủ và gặp ám ảnh, mơ thấy những sự kiện tồi tệ từng trải qua trong quá khứ.
  • Gặp vấn đề trong việc yêu đương, kết hôn và sinh con do những bất ổn tâm lý trong quá khứ.

Khả năng hồi phục của trẻ em sau tổn thương có thể rất tốt, nhưng điều này không đồng nghĩa với việc trẻ sẽ thoát khỏi những ám ảnh đeo bám. Sang chấn tâm lý ở trẻ em cần được quan sát trong một thời gian dài, và chữa trị đúng phương pháp để ngăn chặn những ảnh hưởng về sau.

Làm sao để cải thiện tình trạng sang chấn tâm lý ở trẻ?

Trạng thái tinh thần của trẻ rất nhạy cảm và dể tổn thương, vì thế bất cứ kích thích mạnh mẽ nào đều ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hồi phục sau sang chấn. Cha mẹ cần tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ hay các chuyên gia tâm lý để biết cách giúp đỡ và đồng hành với trẻ vượt qua giai đoạn khó khăn.

1. Trị liệu tâm lý

Trị liệu tâm lý là phương pháp ưu tiên khi điều trị sang chấn tâm lý ở trẻ em nhằm giúp trẻ kiểm soát hành vi và cảm xúc, cũng như tránh sinh ra những suy nghĩ tiêu cực ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần. Quá trình điều trị của mỗi trẻ sẽ khác nhau tùy vào tình hình thực tế.

Quá trình điều trị cũng cần sự hỗ trợ của cha mẹ nhằm giúp trẻ ổn định tinh thần nhằm nâng cao kết quả điều trị. Cha mẹ cần hiểu biết về tình trạng chính xác của trẻ để có cách cư xử phù hợp, tránh gợi lại những ám ảnh khiến trẻ sợ hãi. Phụ huynh sẽ là người đồng hành tốt nhất giúp trẻ vượt qua sợ hãi và đau khổ.

điều trị sang chấn tâm lý ở trẻ em
Gia đình nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ hoặc chuyên gia tư vấn tâm lý để trẻ nhận được quá trình điều trị hiệu quả, và có môi trường hồi phục tốt.

Hiện nay, liệu pháp nhận thức-hành vi sẽ là lựa chọn phù hợp nhất giúp thay đổi suy nghĩ và hành vi ở trẻ. Thông qua những cuộc trò chuyện và các biện pháp can thiệp, trẻ có thể dần dần đối mặt với sự sợ hãi đeo bám, thoát khỏi ám ảnh tâm lý gây ra bới những sự kiện đau buồn trong quá khứ.

Thường xuyên tiếp xúc tác nhân gây ám ảnh với cường độ thích hợp giúp trẻ dần thay đổi nhận thức và cảm xúc theo hướng tích cực. Trẻ sẽ dần nhận ra những ám ảnh đó đã trôi qua, trẻ được an toàn trong vòng tay bố mẹ và những người xung quanh. Suy nghĩ tích cực giúp trẻ nhanh chóng hồi phục nhận thức và sức khỏe tinh thần sau sang chấn.

2. Trị liệu bằng thuốc

Phương pháp trị liệu bằng thuốc chỉ được sử dụng trong những trường hợp nghiêm trọng, nhằm kiểm soát những triệu chứng hoảng loạn, lo lắng quá khích mà trẻ đang phải chịu đựng. Trị liệu bằng thuốc chống trầm cảm sẽ được cân nhắc trong quá trình điều trị sang chấn tâm lý ở trẻ em, nhưng với liều lượng nhỏ và vô cùng nghiêm ngặt.

Việc kết hợp điều trị tâm lý với điều trị bằng thuốc thường mang đến hiệu quả nhanh chóng hơn. Thuốc không có tác dụng giúp trẻ quên đi những ám ảnh, hay ký ức tồi tệ trong quá khứ, mà là giúp ổn định tâm trạng, giúp trẻ mở lòng hơn, phối hợp với bác sĩ hoặc các chuyên gia tâm lý trong quá trình điều trị.

Trị liệu bằng thuốc cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ và có sự nghiêm ngặt trong liều lượng sử dụng. Một trong những khuyết điểm của phương pháp điều trị bằng thuốc là những tác dụng phụ không thể đoán trước trong quá trình sử dụng. Đặc biệt, những tác dụng phụ ở trẻ em có thể vô cùng nghiêm trọng do thể chất của trẻ còn rất yếu ớt.

Do đói, cha mẹ cần theo sát trẻ và chú ý đến những dấu hiệu bất thường. Liều lượng và thời gian uống thuốc cần đảm bảo đúng theo hướng dẫn, không được tự ý cắt thuốc, thay đổi liều lượng, kéo dài thời gian sử dụng thuốc, hay tự ý cho trẻ dùng thuốc lạ mà không có chỉ định từ bác sĩ.

Cha mẹ cần làm gì để giúp trẻ cải thiện tâm lý?

Những phương pháp điều trị bên trên sẽ không mang đến kết quả khả quan và nhanh chóng, nếu không có sự đồng hành của cha mẹ bên cạnh trẻ. Cha mẹ chính là nguồn động viên to lớn giúp trẻ vượt qua khó khăn và ám ảnh. Tình yêu thương bao la và sự quan tâm chắm sóc là điều trẻ cần nhất nhằm vượt qua sang chấn. Một số việc cha mẹ có thể làm để giúp trẻ:

  • Khuyến khích trẻ dũng cảm đối mặt với ám ảnh và thể hiện cảm xúc. Trẻ em có thể cảm nhận được tình yêu thương và sự quan tâm của cha mẹ, đây sẽ là nguồn động lực giúp trẻ có tự tin đối mặt với khó khăn, vì trẻ biết cha mẹ luôn ở bên cạnh ủng hộ và đồng hành.
giúp trẻ vượt qua sang chấn tâm lý
Cha mẹ là những người gần gũi, là nguồn động lực to lớn giúp trẻ dần dần mở lòng và thoát khỏi những ám ảnh tồi tệ trong quá khứ.
  • Thường xuyên giữ liên hệ với chuyên gia hoặc bác sĩ tâm lý để trao đổi và báo cáo vể tình trạng của trẻ. Nếu trẻ có bất cứ biểu hiện khác lạ nào, ví dụ như hành động tự tổn thương bản thân hay có hành vi tự sát, cha mẹ cần liên hệ ngay với người có chuyên môn để được giúp đỡ xử lý.
  • Xây dựng chế độ sống lành mạnh, giúp trẻ nhanh chóng quay lại cuộc sống bình thường giống như trước khi xảy ra biến cố. Chế độ sống lành mạnh có thể giúp trẻ tạm quên đi những ám ảnh quá khứ, hướng đến suy nghĩ tích cực. Việc tiếp xúc với thế giới bên ngoài có tác dụng tốt trogn việc chữa lành các vết thương tâm hồn.
  • Có thái độ khoan dung và thấu hiểu với trẻ, không nên ép buộc trẻ nhớ lại hoặc đối mặt với ám ảnh. Những đứa trẻ nhạy cảm, nhút nhát, hay gặp tổn thương tâm lý nghiêm trọng cần rất nhiều thời gian và dũng khí để vượt qua ám ảnh, chủ động thể hiện suy nghĩ và cảm xúc.
  • Mỗi trẻ sẽ có tốc độ phục hồi riêng nhằm làm lành vết thương tâm hồn. Cha mẹ nếu thấy trẻ chậm chuyển biến tích cực thì cũng không nên quá sốt ruột và tao áp lực cho trẻ. Cha mẹ càng tạo áp lực thì trẻ càng sợ hãi, càng khó mở lòng. Hãy tôn trọng suy nghĩ và quyết định của trẻ. Trẻ sẽ bày tỏ cảm xúc và suy nghĩ khi thật sự sẵn sàng.
  • Không chỉ trích, đổ lỗi hay có thái độ không kiên nhẫn với trẻ. Sang chấn tâm lý ở trẻ em để lại những ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần, do đó hành vi của trẻ có thay đổi cũng là điều tất nhiên. Hãy trấn an trẻ, cho trẻ thấy trẻ được an toàn trong vòng tay bảo vệ của cha mẹ.

Hy vọng với những thông tin về sang chấn tâm lý ở trẻ em trong bài viết trên, các bậc phụ huynh đã có cái nhìn bao quát về tình trạng này, và biết cách giúp trẻ vượt qua khó khăn. Can thiệp tâm lý càng sớm thì tỷ lệ trẻ hồi phục sau sang chấn càng cao. Trẻ có thể quay lại cuộc sống bình thường mà không làm ảnh hưởng đến sự phát triển trong tương lai.

Có lẽ bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các thuốc điều trị rối loạn lo âu phổ biến: Lưu ý khi sử dụng

Các loại thuốc điều trị rối loạn lo âu được sử dụng nhằm kiểm soát trạng thái sợ hãi, hoảng loạn, căng thẳng và điều...

trầm cảm sau phá thai
Trầm cảm sau khi phá thai: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách phòng tránh

Phá thai, dù với bất cứ nguyên nhân nào, đều gây ảnh hưởng tâm lý trầm trọng đến thai phụ. Cảm giác tội lỗi, căng...

Thuốc chống trầm cảm
Thuốc chống trầm cảm và những điều cần thận trọng nên biết

Việc lựa chọn loại thuốc chống trầm cảm hiệu quả và phù hợp không phải là một vấn đề đơn giản. Một số loại thuốc...

Trầm cảm ở phụ nữ
Trầm cảm ở phụ nữ: Dấu hiệu nhận biết và biện pháp điều trị hiệu quả

Trầm cảm là một trong những chứng rối loạn tâm thần dù nam hay đều có khả năng mắc phải. Tuy nhiên, theo nghiên cứu...

Trầm cảm u sầu là gì?

Trầm cảm u sầu (Melancholia): Nguyên nhân, Dấu hiệu, Điều trị

Trầm cảm học đường là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp

trầm cảm không điển hình

Trầm cảm không điển hình: Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách vượt qua

rối loạn thách thức chống đối

Rối loạn thách thức chống đối là gì? Biểu hiện và Biện pháp can thiệp

trầm cảm sau phá thai

Trầm cảm sau khi phá thai: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách phòng tránh