Hội chứng tự ngược đãi bản thân: Dấu hiệu, chuẩn đoán và điều trị
Trong cuộc sống, chúng ta sẽ có những lúc cảm thấy mệt mỏi, bức bối, đau khổ hay phải chịu những tổn thương nào đó về tinh thần và cần phát tiết những năng lượng tiêu cực. Một số người chọn phương pháp lành mạnh để cải thiện tinh thần, nhưng một số khác lại mắc hội chứng tự ngược đãi bản thân. Sự đau đớn bản thân gây ra cho cơ thể khiến họ cảm thấy nhẹ nhõm và giúp giải tỏa tâm lý.
Hội chứng tự ngược đãi bản thân là gì?
Self-harm, hay hội chứng tự ngược đãi bản thân, là một khái niệm dần trở nên quen thuộc khi vấn đề sức khỏe tâm thần của người trẻ dần nhận được sự quan tâm nhiều hơn của cộng đồng. Tên gọi của hội chứng này phản ánh chính xác hành động tự ngược đãi, làm đau bản thân bằng cách rạch tay, rạch chân, nhổ tóc hay tự tát bản thân để tìm kiếm cảm giác nhẹ nhõm và thoải mái. Đây là cách người bệnh đối phó với sự căng thẳng và nỗi đau tinh thần.
Hội chứng tự ngược đãi là một dạng rối loạn tâm thần nghiêm trọng, thường xuất hiện ở những bạn trong lứa tuổi vị thành niên hoặc những người trẻ. Việc tự ngược đãi bản thân không mang đến cảm giác đau đớn, mà thay vào đó là khoái cảm, sự thoải mái và bình tĩnh như trút bỏ được gánh nặng trong lòng. Tuy nhiên, sau khi cảm giác thỏa mãn qua đi, người bệnh sẽ ngày càng cảm thấy nặng nề và mệt mỏi hơn.
Trạng thái tâm lý này khiến tần suất tự làm đau bản thân ngày càng dồn dập, lần sau sẽ nặng hơn lần trước. Việc lặp đi lặp lại hành vi rạch tay, làm đau bản thân với mục đích giải tỏa tâm lý chỉ có hiệu quả nhất thời, chứ không thể giúp người bệnh vượt qua ám ảnh hay cảm xúc tiêu cực. Thông thường, những người mắc hội chứng tự ngược đãi bản thân sẽ có những biểu hiện của rối loạn cảm xúc, trầm cảm, stress, rối loạn lo âu, rối loạn nhân cách,…
Ban đầu những vết thương do dùng dao hay vật nhọn cứa lên tay chân, giật tóc, nuốt dị vật, tự tát bản thân,… sẽ không ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân. Nhưng khi những triệu chứng bệnh ngày càng nghiêm trọng, tần suất hành hạ bản thân tăng cao, khả năng nhiễm trùng vết thương, hoặc chảy máu không cầm được do vô tình cắt trúng động mạch có thể đe dọa tính mạng người bệnh.
Hội chứng tự ngược đãi bản thân có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và giới tính. Tuy nhiên theo khảo sát, hiện tượng này đang dần phổ biến ở thanh thiếu niên, đặc biệt là ở các bạn học sinh cấp 3, và người trẻ tuổi. Nữ giới cũng được ghi nhận là có hành vi rạch tay, ngược đãi bản thân nhiều hơn nam giới. Việc tự ngược đãi bản thân vì căng thẳng và áp lực trong cuộc sống đang dần trở thành một vấn nạn đáng quan ngại ở giới trẻ.
Nguyên nhân gây ra hội chứng tự ngược đãi bản thân
Những người có biểu hiện Self-harm thường là người chịu nhiều áp lực trong cuộc sống, không biết cách giải tỏa những mệt mỏi, dễ bị những yếu tố xung quanh ảnh hưởng, và có biểu hiện stress kéo dài. Họ cũng thường là những con người sống khép kín về nội tâm, bên ngoài tỏ ra vui vẻ hòa đồng và tích cực, nhưng thực tế đời sống tinh thần có nhiêu bất ổn. Những người rơi vào các tình huống dưới đây sẽ có khả năng cao mắc hội chứng tự ngược đãi bản thân:
- Mắc các chứng rối loạn tâm thần: Những người có biểu hiện rạch tay, tự làm đau bản thân thường đi kèm với những chứng rối loạn tâm thần như trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn nhân cách, rối loạn căng thẳng sau chấn thương,… Người bệnh khi mắc những hội chứng này thường có cảm giác mệt mỏi, căng thẳng, lo âu, khó kiềm chế cảm xúc, vì thế họ sẽ tìm mọi cách để giúp bản thân bình tĩnh và thoải mái hơn. Tự ngược đãi bản thân là một cách người bệnh biểu hiện sự bức bối, khó chịu, và tâm lý muốn giải thoát của bản thân.
- Áp lực tâm lý kéo dài: Áp lực học hành, áp lực công việc, áp lực cơm áo gạo tiền, và những áp lực khác trong cuộc sống khiến nhiều người rơi vào trạng thái căng thẳng và stress kéo dài. Những bạn học sinh phải đối mặt với tình trạng bạo lực học đường, hoặc gia đình không êm ấm, bị bỏ rơi, bị bạo hành cũng luôn trong trạng thái mệt mỏi và khủng hoảng. Họ không có cách nào giải tỏa những nguồn năng lượng tiêu cực trong lòng, vì thế những người chịu áp lực tâm lý kéo dài chọn cách tự ngược đãi, làm bị thương bản thân để giảm căng thẳng.
- Gây sự chú ý vì thiếu tình thương: Hội chứng tự ngược đãi bản thân ở trẻ vị thành niên thường bắt đầu từ suy nghĩ muốn tạo sự chú ý, muốn “trả thù” cha mẹ vì thiếu quan tâm chăm sóc đến bản thân. Đa phần những trường hợp rạch tay ở lứa tuổi dậy thì là những em có gia đình không hạnh phúc, cha mẹ ít quan tâm khiến trẻ cảm thấy cô đơn, thừa thải trong chính căn nhà của mình. Hoặc những gia đình quản lý quá chặt chẽ mọi hoạt động của trẻ, ép buộc trẻ học hành quá sức mà không quan tâm đến khả năng của trẻ. Việc tự làm đau bản thân là để thu hút sự chú ý, nhưng nhiều phụ huynh không hể chú ý đến điều này, khiến việc trẻ rạch tay rạch chân ngày càng trầm trọng hơn.
- Chấn thương tâm lý trong quá khứ: Những sang chấn tâm lý do bị lạm dụng tình dục, bạo hành thể xác và tinh thần, bị bắt nạt, cô lập, hay trải qua những sự kiện kinh khủng trong quá khứ đều có thể ám ảnh nạn nhân từ thời thơ ấu đến giai đoạn trưởng thành. Những chấn thương tâm lý này khiến người bệnh ám ảnh, đau khổ, và có những suy nghĩ tiêu cực. Để giải thoát khỏi những cơn ác mộng đeo bám, họ chọn cách tự làm đau bản thân để tìm kiếm cảm giác thoải mái, quên đi những ám ảnh mà chấn thương tâm lý trong quá khứ gây ra.
- Kỹ năng chống đỡ với áp lực kém: Không phải ai gặp khó khăn hay đau khổ trong cuộc sống đều chọn cách tổn thương bản thân. Hành vi này thường xảy ra ở người có kỹ năng chống đỡ với áp lực kém, không biết cách thả lỏng, tìm kiếm niềm vui trong cuộc sống. Những người có suy nghĩ bi quan, thường bỏ cuộc khi gặp bế tắc, không có ý chí cầu tiến sẽ khó giải tỏa đươc những áp lực khi đối diện với khó khăn. Nếu gia đình và những người xung quanh không hiểu được khó khăn mà đối tượng gặp phải, liên tục tạo áp lực và đòi hỏi thái quá, những người chịu áp lực kém sẽ có xu hướng mắc hội chứng tự ngược đãi bản thân.
- Ảnh hưởng bởi phong trào trên mạng xã hội: Rạch tay, tự tổn thương bản thân đã từng là một trào lưu trên mạng xã hội. Các bạn trẻ không ngừng chia sẻ những vấn đề tiêu cực trong cuộc sống của bản thân, kèm theo đó là những hình ảnh rạch tay máu me. Tình trạng “rạch tay để chứng tỏ bản thân” nhận được nhiều sự tán thưởng, ủng hộ của những người tham gia khiến nhiều bạn trẻ cảm thấy thích thú và có cảm giác hư vinh. Đây là một trào lưu vô cùng độc hại, tiêm nhiễm tư tưởng tiêu cực cho các bạn trẻ, khiến nhiều bạn tự “drama hóa” cuộc đời của mình và có những hành động dại dột ảnh hưởng đến tính mạng.
Những yếu tố gây ra hội chứng tự ngược đãi bản thân thường xuất phát từ những áp lực tâm lý, ám ảnh khó chữa lành trong quá khứ, hoặc sự cô đơn, trống trải, thiếu thốn tình thương và sự quan tâm. Để xác định chính xác nguyên nhân gây ra hội chứng này, gia đình nên đưa người bệnh đến gặp bác sĩ, hoặc các chuyên gia tư vấn tâm lý khi phát hiện những vết thương bất thường trên cơ thể bệnh nhân để được chẩn đoán và điều trị tốt hơn.
Biểu hiện và sự nguy hiểm của hội chứng tự làm đau bản thân
Sự bế tắc trong suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực, chán nản với cuộc sống, cùng những đau khổ và căng thẳng không biết nói cùng ai thúc đẩy người bệnh đến với hành vi tự làm đau bản thân. Những biểu hiện của hội chứng tự ngược đãi bản thân thường thấy nhất là rạch tay, bứt tóc, véo lên cơ thể, hoặc bất cứ hành động nào khiến bản thân cảm thấy đau đớn nhằm tìm kiếm cảm giác bình yên và thoải mái. Một số biểu hiện tiêu biểu bao gồm:
- Dùng vật sắc nhọn như dao, lưỡi lam, mảnh sành sứ, hay bất cứ vật thể gì có thể gây thương tích để rạch tay, chân, hoặc bụng. Những vị trí rạch thường là cổ tay, bắp tay, bắp chân, đùi là những vùng da thường lộ ra và rất dễ nhìn thấy những vết sẹo lớn nhỏ chằng chịt. Vì thế những người tự ngược đãi bản thân thường mặc quần dài, áo dài tay, áo quần màu tốt để che đi những vết thương.
- Làm đau bản thân bằng cách cấu véo lên da, nhổ lông, bứt tóc, bứt lông mày, tự tát vào mặt, liên tục đập đầu vào tường tạo nên những vết bầm, thâm tím, những vết thương chảy máu trên cơ thể.
- Đốt nến và nhỏ sáp nến lên da, dùng tàn thuốc ấn trực tiếp lên da khiến bản thân bị phỏng.
- Nhốt bản thân trong phòng, ít giao tiếp với những người xung quanh.
- Khó kiềm chế tâm trạng nên dễ bị kích động và cáu giận
- Nhịn ăn, thoái quen ăn uống thay đổi.
- Rối loạn giấc ngủ, không thể ngủ ngon về đêm, ngủ nhiều vào buổi sáng
- Thường xuyên có cảm giác tức ngực, khó thở, tim đập nhanh, lo lắng, hoảng sợ, đau đầu, mệt mỏi,… Những lúc này người bệnh thường tăng cường độ làm đau bản thân để thoát khỏi cảm giác tiêu cực đang chịu đựng.
- Người mắc hội chứng tự ngược đãi bản thân thường kèm theo những biểu hiện của stress và căng thẳng như: rối loạn tiêu hóa, trào ngược dạ dày thực quản, tiêu chảy, buồn nôn, nhức đầu, khó tập trung, trí nhớ kém, kết quả học tập và làm việc giảm sút,… Những triệu chứng stress khiến người bệnh ngày càng mệt mỏi, liên tục tạo ra vết thương mới trên thân thể để vượt qua căng thẳng.
- Những hành vi tự làm đau bản thân sẽ có tần suất ngày càng tăng và ngày càng nghiêm trọng theo thời gian. Ban đầu người bệnh chỉ thực hiện hành vi này khi cảm thấy cần giải phóng cảm xúc. Theo thời gian, họ trở nên “nghiện” cảm giác đau đớn này và khó điều khiển được độ năng nhẹ của hành động. Nguy cơ tử vong do rạch trúng động mạch, hoặc nhiễm trùng vết thương, nhiễm trùng máu là vô cùng cao.
Hội chứng tự ngược đãi bản thân là một hành động tiêu cực nhằm chống lại sự lo âu, căng thẳng và mệt mỏi mà ta đối diện trong cuộc sống. Những ảnh hưởng mà hội chứng này mang đến không chỉ nguy hiểm đến sức khỏe tinh thần, sức khỏe thể chất mà còn có nguy cơ đe dọa tính mạng người bệnh. Khi đã quen với cảm giác thỏa mãn mà đau đớn mang đến, người bệnh sẽ ngày càng hủy hoại bản thân nhiều hơn.
Những cảm xúc tiêu cực có khả năng lây lan rất lớn, đặc biệt là trong giới trẻ. Thanh thiếu niên chưa có đủ sự chín chắn và suy nghĩ thấu đáo để hiểu về nguy hiểm, và cái giá phải trả cho hành động của bản thân. Ngoài ra, tâm lý của các em đang trong giai đoạn nhạy cảm, dễ cảm thấy bi quan, tuyệt vọng với những khó khăn của cuộc sống. Khi nhìn thấy một người rạch tay, các em cũng sẽ học theo, từ đó bị ảnh hưởng của hội chứng tự làm đau bản thân lúc nào không hay.
Tình trạng tự làm đau bản thân thường chỉ dừng ở việc tạo vết thương trên cơ thể. Tuy nhiên, nếu người bệnh sử dụng rượu bia, chất kích thích quá nhiều thì nguy cơ đe dọa tính mạng là rất cao. Trong cơn say và tình trạng không tỉnh táo, chúng ta không thể tự làm chủ hành động của bản thân. Vì thế, người bệnh có thể cắt đứt động mạch khiến máu chảy không ngừng và chết vì mất máu quá nhiều.
Chẩn đoán và điều trị hội chứng tự ngược đãi bản thân
Hội chứng tự ngược đãi bản thân thật sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Do đó khi phát hiện những dấu hiệu bất thường, chúng ta nên đưa người bệnh đến gặp bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý để được hướng dẫn xử lý đúng cách. Điều trị càng sớm thì càng giúp giảm nhẹ ảnh hưởng tiêu cực của bệnh, giúp người bệnh nhanh chóng quay lại cuộc sống bình thường.
Phần lớn các trường hợp được phát hiện khi tình trạng tự ngược đãi đã trở nên nghiêm trọng. Hiện nay không có biện pháp xét nghiệm nào giúp phát hiện bệnh, bác sĩ chỉ có thể thông qua những bài kiểm tra thể chất và tâm lý để đưa ra chẩn đoán chính xác nhất. Sau khi loại trừ những tổn thương gây ra do trầm cảm, rối loạn nhân cách, hay vết thương gây ra trong tình trạng không tỉnh táo, bệnh nhân có thể được chẩn đoán mắc hội chứng tự ngược đãi bản thân.
Với những trường hợp bệnh nhẹ, các chuyên gia sẽ ưu tiên áp dụng liệu pháp tư vấn tâm lý để hạn chế những suy nghĩ tiêu cực, giúp bệnh nhân thay đổi hành vi, tránh tự làm đau bản thân. Với những trường hợp nặng hơn, bác sĩ có thể cân nhắc dùng thuốc để hạn chế triệu chứng hậm hực, gúp người bệnh kiểm chế tốt cảm xúc. Ngoài ra, sự phối hợp của gia đình và bạn bè xung quanh cũng giúp quá trình cải thiện diển ra hiệu quả hơn.
1. Tư vấn tâm lý
Liệu pháp hành vi-nhận thức được sử dụng phổ biến trong điều tri chứng tự ngược đãi bản thân, và mang đến những kết quả tích cực. Thông qua những cuộc trò chuyện với các chuyên gia tâm lý, người bệnh có thể tháo gỡ những khúc mắc trong lòng, thay đổi hành vi và suy nghĩ, hướng đến những suy nghĩ tích cực, biết cách cân bằng cảm xúc, và có động lực vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.
Các chuyên gia cũng nắm được những yếu tố yếu tố làm ảnh hưởng đến trạng thái cảm xúc của người bệnh, tìm ra những nỗi sợ hãi sâu thẩm, những điều người bệnh không nói cho ai biết. Khi đã xác định được những yếu tố này, các bác sĩ hoặc chuyên gia tư vấn sẽ lên kế hoạch giúp người bệnh giải tỏa cảm xúc, học cách chia sẻ và mở lòng với những người xung quanh, từ đó hạn chế hành vi hành hạ bản thân.
Ngoài ra, liệu pháp hành vi biện chứng và liệu pháp nhóm-gia đình cũng có thể được sử dụng trong trường hợp cần thiết. Mục tiêu của hai liệu pháp này là giúp người bệnh cải thiện kỹ năng giao tiếp, nhanh chóng hòa nhập cuộc sống, và giúp gia đình hiểu hơn về người bệnh. Gia đình cần quan tâm, chăm sóc, và thay đổi cách dạy dỗ, đối xử với người bệnh để ngăn tình trạng ngược đãi bản thân tối tệ hơn.
2. Cải thiện tại nhà
Bên cạnh việc tham gia trị liệu tâm lý, người bệnh và gia đình cũng nên quan tâm đến những hình thức điều trị tại nhà để người mắc hội chứng tự ngược đãi bản thân có môi trường sống tích cực, lành mạnh, có lợi cho quá trình hồi phục. Đặc biệt nếu bệnh nhân là thanh thiếu niên thì cha mẹ đóng vai trò rất lớn trong trong việc nâng đỡ và hỗ trợ các em để quá trình cải thiện diễn ra hiệu quả hơn.
Một số lời khuyên dành cho người bệnh:
- Người bệnh nên học cách chia sẻ nhiều hơn về những khó khăn và áp lực trong cuộc sống. Học cách mở lòng sẽ giúp hạn chế stress và căng thẳng, tránh gây ra tình trạng tự làm bản thân bị thương để giải tỏa áp lực. Việc nói ra có thể giúp người bệnh tìm được sự đồng cảm và lời khuyên đáng giá.
- Nếu không thể nói băng lời, các bạn có thể viết nhật ký để ghi lại những cảm xúc, điều này có thể giúp các bạn cảm thấy nhẹ nhõm và thoải mái hơn so với việc cứ giữ mãi trong lòng.
- Tìm kiếm những hoạt động lành mạnh, tốt cho sức khỏe như tham gia các môn thể thao, các khóa thiền và yoga nhằm cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần.
- Kết bạn nhiều hơn, ra ngoài hít thờ không khí trong lành nhiều hơn sẽ rất tốt cho quá trình hồi phục, cải thiện tâm trạng và sức khỏe.
- Sinh hoạt điều độ, ăn uống ngủ nghỉ đúng giờ sẽ giúp người bệnh cảm thấy khỏe khoắn, thoải mái để bắt đầu một ngày mới. Tâm trạng vui vẻ giúp chúng ta suy nghĩ tích cực, loại bỏ cảm giác mệt mỏi, lo lắng, giúp quá trình điều trị chứng tự ngược đãi bản thân đạt hiệu quả cao hơn.
- Chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, bổ sung đủ chất dinh dưỡng giúp tăng cường sức đề kháng, ngăn chặn những bệnh về đường tiêu hóa, tăng khả năng tập trung và ghi nhớ.
- Thể dục thể thao luôn là một trong những phương pháp hỗ trợ điều trị các chứng rối loạn tâm thần được các bác sĩ khuyến cáo. Khi vận động, chúng ta cũng không còn thời gian nghĩ đến những chuyện khó khăn hay áp lực nữa. Phương pháp này đem lại nguồn năng lượng tích cực cho cuộc sống, hạn chế tình trạng rạch tay.
Người mắc chứng tự ngược đãi cần duy trì quá trình cải thiện tâm lý và sức khỏe tại nhà để hạn chế những suy nghĩ tiêu cực và hành vi hủy hoại bản thân. Lối sống lành mạnh, tích cực, có mục tiêu để cố gắng sẽ giúp đánh lạc hướng suy nghĩ, loại bỏ nguồn năng lượng tiêu cực, khiến ta không còn thời gian suy nghĩ về những điều tồi tệ. Gia đình cũng cần đồng hành và quan tâm nhiều hơn đến trạng thái cảm xúc của người bệnh.
3. Sử dụng thuốc
Bác sĩ có thể cân nhắc sử dụng thuốc chống trầm cảm trong trường hợp cần thiết. Thuốc chống trầm cảm không có tác dụng chữa bệnh, mà là giúp người mắc bệnh lấy lại bình tĩnh, giảm nhẹ những triệu chứng trầm cảm, cải thiện tâm trạng, và dễ dàng tiếp nhận điều trị hơn. Thuốc cũng giúp hạn chế những hành vi tự hủy hoại bản thân, giúp quá trình điều trụ tâm lý diễn ra thuận lợi hơn.
Một số trường hợp người mắc hội chứng này chỉ cần dùng thuốc trong một thời gian ngắn. Một số khác sẽ cần thời gian dài hơn, hoặc sử dụng thuốc suốt đời tùy theo tình trạng bệnh. Thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, thuốc chẹn beta đều có những tác dụng phụ nhất định đến sức khỏe, thế nên thuốc chỉ được sử dụng trong trường hợp thật sự cần thiết nhằm tăng hiệu quả điều trị.
Cha mẹ cần làm gì để tránh việc trẻ tự ngược đãi bản thân?
Tình trạng trẻ vị thành niên mắc hội chứng tự ngược đãi bản thân đang tăng dần trong những năm gần đây. Vấn đề sức khỏe tâm thần của các em học sinh đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự thờ ơ của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc đồng hành và hỗ trợ trẻ vượt qua giai đoạn dậy thì. Đây là giai đoạn quan trọng có thể quyết định toàn bộ tương lai cảu các em về sau.
Cha mẹ cần quan tâm nhiều hơn đến con cái, để trẻ cảm nhận được tình yêu thương và sự chăm sóc từ bậc sinh thành. Nhiều phụ huynh chỉ biết kiếm tiền và đáp ứng nhu cầu vật chất, chứ không quan tâm đến cảm xúc hay những biểu hiện bất thường ở con cái. Cuộc sống thiếu vắng tình thương và sự quan tâm khiến nhiều bạn trẻ cảm thấy cô độc, mệt mỏi, thất vọng. Vì thể các em chọn cách rạch tay, nổi loạn và tự tổn thương bản thân để mong thu hút sự chú ý và quan tâm từ cha mẹ.
Phụ huynh nên khích lệ và làm bạn với con nhiều hơn, không nên đặt yệu cầu cho trẻ quá cao, hoặc ép buộc trẻ thực hiện những điều vượt quá khả năng. Sự ép buộc và phương pháp giáo dục sai lầm từ cha mẹ là nguyên nhân khiến nhiều bạn rơi vào trạng thái trầm cảm, căng thẳng kéo dài. Tâm lý muốn con trở nên xuất chúng, thành ông nọ bà kia đã đặt lên vai trẻ những áp lực quá lớn, tựa như cọng rơm đè chết con lạc đà.
Trẻ buộc phải làm những điều mình không thích, bị ép đi theo con đường bố mẹ đã vạch sẵn, không có thời gian vui chơi giải trí, mà thay vào đó là những buổi học chính, học thêm không bao giờ kết thúc. Nhiều phụ huynh còn quản lý con một cách nghiêm ngặt đến mức, trẻ chỉ muốn chết cho xong. Chính vì thế phụ huynh tuyệt đối không được áp dụng cách giáo dục sai lầm này lên con cái, vì chúng chỉ mang đến nhữn hậu quả nghiêm trọng không thể lường trước.
Hội chứng tự ngược đãi bản thân ảnh hưởng đến mọi đối tượng, đặc biệt là những bạn trẻ và đối tượng vị thành niên. Những người trẻ chưa có tâm lý vững vàng đối diện với những áp lực, khó khăn trong đời sống nên rất dễ cảm thấy bi quan, tuyệt vọng, sinh ra những hành động dại dột làm ảnh hưởng đến bản thân. Tình trạng sức khỏe tâm thần bất ổn của người trẻ hiện nay cũng là nguyên nhân khiến nhiều bạn chọn cách tổn hại bản thân nhằm giảm áp lực.
Có lẽ bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!