Vô Cảm Là Gì? Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và khắc phục

Vô cảm là một trong những vấn nạn đáng báo động trong xã hội ngày nay. Vô cảm không được xem là một căn bệnh tâm lý, mà tình trạng này liên quan đến lối sống và cách suy nghĩ của con người trong xã hội. Nếu để tình trạng vô cảm kéo dài mà khôn có cách giải quyết, tình trạng này sẽ khiến con người ngày càng thờ ơ, lãnh đạm, sống ích kỷ chỉ quan tâm đến bản thân mình, mà không quan tâm đến mọi người xung quanh.

Những điều cần biết về vô cảm

Vô cảm là sự dửng dưng, thiếu đồng cảm, và không quan tâm đến những vấn đề xung quanh dù là tốt hay xấu. Cảm xúc chai lì, máu lạnh, thái độ thờ ơ, lãnh đạm, chỉ quan tâm đến lợi ích và nhu cầu của bản thân đều là những dấu hiệu thường thấy của vô cảm. Khái niệm vô cảm ở đâu không nói về những trường hợp gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần, mà nói về những con người bình thường, có tư duy rõ ràng nhưng lại thể hiện thái độ sống thiếu trách nhiệm.

vô cảm
Vô cảm hiện đang là vấn nạn xã hội gây đau đầu cho mọi người, và ảnh hưởng nặng nề đến thế hệ mai sau.

Vô cảm là sự thiếu hụt tình thương, lòng nhân ái, sự đồng cảm, và thể hiện sự máu lạnh của một bộ phận con người. Tình trạng này đang gây nên nhiều sự phẫn nộ trong cộng đồng và quần chúng nhân, ảnh hưởng xấu đến truyền thống tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách của chúng ta. Vô cảm là một căn bệnh xã hội cần được loại bỏ để tránh làm tổn hại những truyền thống tốt đẹp ngàn đời nay của cha ông ta.

Những người vô cảm không cảm thấy phẫn nộ trước những hành vi sai trái, không cảm thấy đau lòng trước những mảnh đời bất hạnh, và nếu sự việc không ảnh hưởng đến lợi ích cá nhân thì họ cũng chẳng thèm đoái hoài đến. Họ có thể không yêu thương hay quan tâm đến cả những người ruột thịt. Nếu trước đây những trường hợp vô cảm chỉ chiếm số lượng nhỏ thì ngày nay, căn bệnh vô cảm đã lây lan đến nhiều ngóc ngách của xã hội.

Sự vô cảm không chừa một ai, dù là đàn ông hay phụ nữ, trẻ em hay người trưởng thành, người giàu hay người nghèo, họ đều có thể dửng dưng trước những bất công của xã hội, và trước những đau khổ của người khác. Sự vô cảm không khác gì một liều thuốc độc mãn tính gặm nhắm tâm hồn chúng ta, biến chúng ta thành những con rô-bốt vô cảm trước nhân loại. Ngoài ra, vô cảm còn có thể đẩy những con người đau khổ đến bước đường cùng, ép họ tìm đến cái chết.

Xã hội ngày càng phát triển, công nghệ ngày càng tiên tiến, mức sống ngày càng nâng cao, nhưng thái độ sống của con người lại dần trở nên thực dụng, chỉ quan tâm đến lợi ích của bản thân mình. Điều nguy hiểm nhất của thái độ sống này là vô cảm có thể ảnh hưởng đến thế hệ mai sau, những mầm non của đất nước. Nếu cha mẹ và những người xung quanh duy trì sự vô cảm trong lối sống, những người trẻ cũng sẽ nhanh chóng học theo.

Những ảnh hưởng của vô cảm đến con người

Vô cảm đã và đang là một vấn nạn khó giải quyết và ảnh hưởng nặng nề đến xã hội. Sự vô cảm khiến con người sống trong sự ích kỷ, chỉ quan tâm đến bản thân mình, và bào mòn đi những cảm xúc phong phú của chúng ta. Sự khác biệt giữa con người và những chiếc máy vô tri vô giác là tình cảm, sự cảm thông, thấu hiểu và chia sẻ giữa người với người. Thiếu đi những yếu tố này, con người chúng ta không còn giống “người” nữa.

vô cảm
Tình trạng thờ ơ, lạnh lùng với mọi thứ xung quanh mà chỉ lo nghĩ đến lợi ích cá nhân đang trở nên ngày càng phổ biến.

Phản ứng và thái độ của chúng ta trước những điều sai trái và bất công chính là thước đo nhận thức và đạo đức của con người. Tuy nhiên những người vô cảm chẳng mảy may thương cảm hay phẫn nộ trước những trường hợp vi phạm chuẩn mực xã hội. Đó là biểu hiện cho sự suy thoái về đạo đức và lối sống của con người hiện đại, khiến sự gắn kết giữa người với người bị bẻ gãy, khiến chúng ta chỉ bo bo giữ mình chứ không đứng lên đấu tranh cho lẽ phải.

Ngoài ra, vô cảm còn là một trong những nguyên nhân khiến xã hội ngày càng hỗn loạn, thúc đẩy những tệ nạn xã hội phát triên và ngày càng bành trướng. Những người vô cảm chỉ quan tâm đến lợi ích bản thân nên sẵn sàng mua bán hàng giả, hàng cấm, ma túy, cũng như lừa gạt và dụ dỗ những người cả tin khiến họ thực hiện những hành vi trái đạo đức và pháp luật. Sự vô cảm và thực dụng sẽ khiến con người ngày càng sa đọa.

Chúng ta cũng không khó bắt gặp những trường hợp người qua đường dửng dưng trước tai nạn giao thông, hay lời kêu cứu của những người gặp nạn. Đã có không ích những anh hùng giữa đời thực, những người sẵn sàng đưa tay giúp đỡ những người không quen biết, thậm chí cứu mạng một người lạ bên đường. Tuy nhiên, cũng không thiếu những người vì sợ vạ lây, sợ phiền phức, hoặc đơn giản là không ảnh hưởng đến lợi ích của bản thân nên họ chẳng thèm quan tâm.

Tác hại nặng nề nhất của trường hợp này phải kể đến thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước. Lối sống ích kỷ, vô cảm, chỉ nghĩ đến ích lợi của bản thân từ cha mẹ có thể ảnh hưởng đến con cái. Kết quả, thế hệ trẻ lớn lên với tâm lý vặn vẹo, đánh mất sự đồng cảm, khả năng yêu thương, tinh thần chia sẻ, và lòng trắc ẩn dành cho mọi người. Thậm chí trong một số trường hợp, con cái còn vô cảm với chính cha mẹ và người thân của mình.

Nguyên nhân của sự vô cảm

Vô cảm có thể phá hoại cả một thế hệ, gặm nhắm những điều tốt đẹp của xã hội, và khiến con người ngày càng trở nên máu lạnh với chính đồng bào của mình. Muốn ngăn chặn tình trạng này tiếp diễn, chúng ta cần tìm hiểu gốc rễ của vấn đề. Khi biết được nguyên nhân, biểu hiện và những vấn đề xung quanh sự vô cảm, chúng ta mới có những biện pháp ứng phó phù hợp, giúp xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.

vô cảm
Sự vô cảm xuất phát từ nhiều nguyên nhân và chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố như gia đình, xã hội và tính cách từng người.

Sự vô cảm có thể xuất pháp từ tính cách của từng người, do sự giáo dục của gia đình, hay ảnh hưởng từ xã hội. Thông thường tình trạng này là kết quả của nhiều yếu tố ảnh hưởng, chứ không bắt nguồn từ một nguyên nhân cụ thể. Sự vô cảm hình thành và phát triển trong thời gian dài, sớm nhất là khi chúng ta bắt đầu có nhận thức về thế giới xung quanh. Trong khoảng thời gian này, nếu tiếp thu những quan niệm sai lầm, chúng ta sẽ dần vô cảm.

Những nguyên nhân gây ra tình trạng vô cảm rất đa dạng, nhưng chủ yếu là do giáo dục từ gia đình và ảnh hưởng từ xã hội. Có những người từ nhỏ đã bị ảnh hưởng bởi lối sống thực dụng, ích kỷ và trở nên vô cảm. Những người khác thì phải đối diện với quá nhiều vấn đề trong cuộc sống, chịu nhiều tổn thương, hay bị dụ dỗ và dần trở nên vô cảm. Dưới đây là một số nguyên nhân gây vô cảm thường gặp.

1. Do giáo dục từ gia đình

Có không ít những trường hợp trẻ từ nhỏ đã được dạy dỗ bằng những quan niệm sai lầm, khiến trẻ lớn lên với thái độ vô cảm, thờ ơ, chỉ quan tâm đến bản thân. Thông thường khi cha mẹ có những hành vi không đúng đắn, đối xử với những người xung quanh một cách ích kỷ, chỉ đặt lợi ích lên hàng đầu thì trẻ cũng sẽ học theo và cho rằng đây là điều đúng. Trẻ khi chứng kiến điều này trong thời gian dài ít nhiều đều bị ảnh hưởng.

Sự vô cảm ở trẻ còn sinh ra chính do sự vô tâm của cha mẹ. Nhiều người chỉ cung cấp đầy đủ điều kiện vật chất cho con cái, mà không quan tâm đến việc bầu bạn, chăm sóc và chia sẻ tâm sự cùng con. Kết quả là trẻ lớn lên với một tuổi thơ cô độc, không được yêu thương, không được quan tâm đúng mực nên hình thành sự vô cảm. Trẻ không được nhận tình cảm, nên cũng không thể hiện tình cảm với mọi người.

Những phụ huynh chỉ chú ý đến thành tích học tập và thường xuyên chửi mắng, đánh đập con cái sẽ khiến trẻ dần trở nên nhút nhát, không dám thể hiện cảm xúc và suy nghĩ. Dần dần trẻ cũng trở nên chai sạn, không thể hiện cảm xúc, và không thấu hiểu hay thông cảm với những người cùng cảnh ngộ. Trẻ không được bồi dưỡng nhân cách một cách đúng đắn, không thấu hiểu với nỗi đau của những người xung quanh.

vô cảm
Sự thiếu quan tâm chăm sóc con cái và những quan niệm giáo dục sai lầm từ cha mẹ có thể khiến trẻ trở nên vô cảm.

Định hướng từ gia đình từ khi còn nhỏ là yếu tố quan trọng hình thành nhân cách sau này cho trẻ. Phụ huynh không quan tâm chăm sóc, không dành tình thương cho trẻ có thể khiến trẻ vô cảm khi lớn lên. Tuy nhiên, nếu cha mẹ quá nuông chiều, sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu dù là vô lý thì khi lớn lên, trẻ sẽ coi trọng lợi ích cá nhân, trở nên ích kỷ, không biết chia sẻ và đồng cảm. Thậm chí có thể trở nên kiêu ngạo và khinh thường người khác.

Câu nói “Trẻ con không biết gì” là câu nói cửa miệng của nhiều phụ huynh, và chính câu nói này đã giết chết rất nhiều mầm non của đất nước. Những đứa trẻ được bao che, cưng chiều sẽ lớn lên với cái nhìn sai lệch về thế giới. Trẻ không hiểu được việc nào nên làm, việc nào không nên làm, không có tinh thần trách nhiệm, không biết thông cảm cho người khác, và luôn đặt lợi ích, sở thích của bản thân lên cao nhất.

Sai lầm trong giáo dục, và sự thờ ơ của những bậc phụ huynh đã khiến những đứa trẻ lớn lên với những suy nghĩ ích kỷ, vô cảm. Do đó ngay từ đầu, sự quan tâm và giáo dục của gia đình là vô cùng quan trọng. Cha mẹ cần quan tâm nhiều hơn tới việc giáo dục nhân cách cho trẻ, dạy trẻ cách yêu thương, chia sẻ và đồng cảm với mọi người. Gia đình ảnh hưởng rất lớn đến cả một thế hệ về sau.

2. Do ảnh hưởng từ xã hội

Bên cạnh ảnh hưởng từ gia đình thì xã hội cũng góp phần tạo nên lối sống vô cảm của nhiều người hiện nay. Sự phát triển của công nghệ và mạng xã hội khiến chúng ta dần xa cách cuộc sống hiện thực, bỏ quên những giá trị xưa cũ, và có những định hướng sai lầm về thế giới. Đặc biệt với những bạn trẻ còn trong giai đoạn phát triển về tâm lý và nhận thức, rất dễ bị dụ dỗ và lôi kéo vào lối sống sai lầm.

Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ ảnh hưởng không hề nhỏ đến cuộc sống hiện nay. Sự bùng nổ của internet và mạng xã hội, cùng sự phổ biến của những thiết bị điện tử đã tạo nên một thế giới thú vị, hấp dẫn, ngọt ngào nhưng cũng đầy những cam bẫy và sự lạnh lùng trên internet. Chúng ta quá sa đà vào thế giới ảo hào nhoáng mà quên đi cuộc sống hàng ngày, xa cách với xã hội và bỏ quên những điều tốt đẹp.

vô cảm
Con người quá chú trọng đến cuộc sống hào nhoáng trên thế giới ảo mà quên mất việc quan tâm, chia sẻ với những con người ngoài đời thực.

Bạn có thể dùng hàng giờ liền nói chuyện với những con người xa lạ trên mạng, nhưng lại thờ ơ vô cảm với những người thân hay bạn bè. Bạn sẵn sàng nhận một ai đó trên mạng làm thần tượng, và học theo lối sống vô cảm, ích kỷ của người đó mà không nhận ra đây là điều sai trái. Ngoài ra, ý nghĩ muốn thể hiện, muốn được tung hô, cùng những danh hiệu ảo khiến nhiều người sống chỉ vì ích lợi của bản thân.

Sự xuống cấp về mặt đạo đức của những kẻ xấu, sự tham ô, tình trạng quan liêu,… xảy ra nhan nhản ở khắp nơi mà không được giải quyết một cách triệt để cũng kéo đạo đức xã hội đi xuống một cách đáng kể. Khi những vấn đề bất công xảy ra thường xuyên, dần dần mọi người cũng sẽ xem đó là một điều hiển nhiên. Tất cả mọi người đều phải trải qua sự thiếu công bằng, vì thế họ dần vô cảm khi thấy người khác cũng rơi vào tình trạng tương tự.

Sự vô cảm và thờ ơ cũng là một cách con người dùng để phòng vệ trước những chiêu trò lừa gạt, hay nỗi lo bị trả thù. Đã có không ít trường hợp những người hảo tâm đưa người bị nạn đến bệnh viện, nhưng lại bị gia đình bệnh nhân ăn vạ đòi tiền. Có người vì giúp đỡ người khác vì bị trả thù dã man, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Chính sự xấu xí và tham lam của những kẻ xấu đã khiến con người không dám làm điều tốt.

3. Do tính cách tự thân

Môi trường và nền giáo dục có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành nhân cách. Tuy nhiên, tính cách tự thân của một người cũng là một yếu tố quan trọng không kém. Suy nghĩ thực dụng, đặt lợi ích cá nhân lên cao nhất và e ngại phiền phức từ một số người rất dễ làm nảy sinh tư tưởng ích kỷ, vô cảm, chỉ biết sống cho bản thân mình mà không quan tâm đến nỗi đau của những người xung quanh.

Biểu hiện của vô cảm trong đời sống

Những biểu hiện vô cảm không hề khó nhận ra vì chúng hiện diện hàng ngày trong cuộc sống của chúng ta. Những biểu hiện này có thể cho thấy tình trạng vô cảm đang ở mức độ nào và có nghiêm trọng hay không. Vô cảm là một vấn nạn không chỉ ở người trẻ mà còn ở người trưởng thành, và có thể bắt gặp ở mọi tầng lớp trong xã hội, không phân biệt giàu nghèo, tuổi tác, học thức hay giới tính.

vô cảm
Những biểu hiện của vô cảm len lỏi và ăn sâu vào ý thức của nhiều người đến mức họ không nhận ra bản thân đang dần trở nên vô cảm.
  • Không cảm thấy thương xót cho những mảnh đời bất hạnh, không quan tâm đến những người gặp nạn hay gặp khó khăn mà đi qua một cách lạnh lùng.
  • Không bao giờ can thiệp vào những việc bất công, hoặc thờ ơ với những hành vi sai trái nếu chúng không ảnh hưởng đến lợi ích của bản thân.
  • Không cảm thấy biết ơn khi người khác giúp đỡ mà xem đây là điều hiển nhiên, không biết trả ơn những người đã giúp đỡ mình.
  • Không bao giờ giúp đỡ những người xung quanh, thờ ơ với sự khó khăn của người khác, thậm chí đó là người thân hay những người đã từng giúp đỡ mình.
  • Không thấy đau buồn, cảm thông, hay chia sẻ nỗi đau với những người bất hạnh hay nghe kể những câu chuyện buồn.
  • Có thái độ dửng dưng khi thấy tai nạn ngoài đường, hay làm lơ thấy người cần giúp đỡ dù chỉ là những việc nhỏ. Họ cảm thấy đây không phải là nghĩa vụ của bản thân và không cần tốn thời gian vào những việc như thế này.
  • Dửng dưng khi thấy bạn bè bị bắt nạt, khi bạo lực học đường đang diễn ra trước mắt. Một số người sợ bị trả thù, hoặc từng rơi vào trường hợp tương tự không dám can thiệp, và dần vô cảm trước những điều xấu xa.
  • Vô cảm còn thể hiện trong việc không quan tâm đến cha mẹ, người thân mà chỉ để ý đến bản thân. Những người vô cảm không cảm thấy chăm sóc hay quan tâm người khác là nghĩa vụ của mình. Ví dụ khi cha mẹ bệnh, bạn cũng không hỏi han quan tâm, không tự nấu cơm hay làm việc nhà để đỡ đần cha mẹ mà chỉ lo việc của mình.
  • Có thái độ vô trách nhiệm trong công việc và học tập, không có ý chí cầu tiến, thường làm trở ngại công việc của người khác và kéo theo sự đi xuống của tập thể.

Sự vô cảm ngày càng lớn dần không chỉ ảnh hưởng đến xã hội, mà còn ảnh hưởng đến chính cuộc sống của chúng ta. Nếu chúng ta vô cảm với mọi người, thì khi chúng ta cần sự giúp đỡ, mọi người cũng sẽ thể hiện sự thờ ơ, không quan tâm của mình. Và vòng tuần hoàn này sẽ mãi tiếp diễn khiến chúng ta mất đi sự gắn kết giữa người với người, khiến chúng ta ngày càng đánh mất người thân, bạn bè, và những mối quan hệ xã hội khác

Người sống vô cảm có thể bị tẩy chay, sống tách biệt với xã hội, và có nguy cơ gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần như stress hay trầm cảm nếu không được quan tâm và chăm sóc cẩn thận. Chính vì thế chúng ta cần phải có cách ngăn ngừa, cải thiện tình trạng thờ ơ, sống ích kỷ đang hiện diện trong xã hội hiện nay. Muốn vậy thì ngay từ khâu giáo dục, gia đình và nhà trường phải chú trọng hơn đến việc dạy dỗ nhân cách và lối sống tích cực cho trẻ.

Cách khắc phục tình trạng vô cảm

Việc khắc phục tình trạng vô cảm là điều cần thiết, và nên thực hiện càng sớm càng tốt để tránh những ảnh hưởng không tốt đến con người và cả xã hội. Vậy làm sao để cải thiện tình trạng vô cảm đang ngày càng lan rộng trong mọi tầng lớp như hiện nay. Đây là một vấn đề mang tính lâu dài, và rất cần sự quan tâm của cả gia đình và xã hội. Tình trạng vô cảm cần được ngăn chặn ngay từ đầu.

vô cảm
Đừng để sự vô cảm ngày càng lan rộng và ảnh hưởng đến thế hể mai sau, chúng ta cần chung tay để hạn chế thái độ sống đầy tiêu cực này.
  • Học cách thấu hiểu: Ngày từ bé, trẻ nên được học cách thấu hiểu, chia sẻ cảm xúc với những người xung quanh. Sự đồng cảm nên được dạy dỗ ngay từ nhỏ để khi lớn lên, chúng ta đều có ý thức làm việc tốt, thấu hiểu với những mảnh đời bất hạnh, và học cách tôn trọng những người xung quanh. Sự thấu hiểu còn thể hiện ở việc đọc được cảm xúc của người khác, biết lúc nào nên nói, lúc nào nên giúp đỡ với thái độ tích cực, và cách cư xử hợp lý.
  • Đừng thờ ơ trước cái xấu: Việc thờ ơ trước những bất công và điều xấu xa trong xã hội khiến vấn đề vô cảm ngày càng trầm trọng. Chúng ta sợ gặp rắc rối, sợ bị trả thù, sợ phải chịu trách nhiệm nên giả vờ mắt điếc tai ngơ trước những tệ nạn xã hội đang hoành hành. Lần đầu, chúng ta sẽ cảm thấy tội lội hay xấu hổ, nhưng rồi theo thời gian, những cảm xúc đó sẽ mất đi, nhường chỗ cho sự thờ ơ và suy nghĩ ai cũng như mình. Thái độ tiêu cực này khiến xã hội ngày càng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, và không còn ai dám đứng ra khi gặp khó khăn hay bất công nữa.
  • Thể hiện sự quan tâm: Thể hiện sự quan tâm và đồng cảm một cách gián tiếp hoặc trực tiếp có thể khiến ai đó cảm thấy tốt hơn. Bạn có thể đưa họ một mảnh khăn giấy, cho họ một cái ôm, hoặc đơn giản là ngồi cạnh để người đó không cảm thấy cô đơn. Đôi khi chỉ một hành động nhỏ đã hơn muôn vạn lời nói. Bạn không cần làm gì quá vĩ đại, mà đơn giản là cho những người đang cần một chỗ dựa tinh thần.
  • Không nuông chiều con cái: Việc nuông chiều con cái quá đà của một bộ phận phụ huynh hiện nay là nguồn gốc khiến tình trạng vô cảm ngày càng lan rộng. Cuộc sống chỉ biết có bản thân, và luôn đạt được những điều mình mong muốn khiến nhiều đứa trẻ lớn lên với tư tưởng ích kỷ, chỉ quan tâm đến cảm xúc và lợi ích cá nhân, chứ không đoái hoài đến những người xung quanh. Thái độ vô cảm của những đứa trẻ này không chỉ thể hiện với người ngoài, mà đôi khi còn là với chính cha mẹ ruột của mình.
  • Cho trẻ cơ hội trải nghiệm cuộc sống: Những hoạt động tình nguyện, tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm cuộc sống có tác dụng giáo dục rất tốt về lòng nhân hậu, thái độ sống tích cực, và ngăn chặn lối sống vô cảm.

Có rất nhiều cách để hạn chế và loại bỏ tình trạng vô cảm đang tràn lan trong xã hội hiện nay. Tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả tốt nhất, sự chung tay của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục nhân cách con người từ khi còn bé là điều vô cùng quan trọng. Cần cho trẻ cảm nhận được sự yêu thương, đùm bọc, sự chia sẻ chân thành và đồng cảm giữa người với người quan trọng ra sao. Có như thế, những thế hệ mai sau mới không sống trong một xã hội vô cảm.

Có lẽ bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Rối loạn tri giác sai thực tại
Rối loạn giải thể nhân cách là gì? Biểu hiện, chuẩn đoán và điều trị

Rối loạn giải thể nhân cách là một dạng của rối loạn phân ly phổ biến có thể xuất hiện ở bất kỳ ai. Tình...

Rối Loạn Nhân Cách: Nguyên nhân, biểu hiện và điều trị

Rối loạn nhân cách là thuật ngữ chung chỉ các đặc điểm tính cách khác thường gây khó khăn trong việc thích nghi, hòa nhập...

Xét nghiệm máu có giúp phát hiện trầm cảm không? Vì sao?

Trầm cảm thường được chẩn đoán thông qua triệu chứng lâm sàng và đánh giá mức độ nặng - nhẹ bằng các trắc nghiệm tâm...

cảm xúc tiêu cực
Cảm Xúc Tiêu Cực Là Gì? Nguyên nhân, nhận biết và cách vượt qua

Con người rất đa cảm và dễ bị tác động tâm lý bởi những yếu tố bên ngoài. Chúng ta có thể nhanh chóng trở...

Trầm cảm u sầu là gì?

Trầm cảm u sầu (Melancholia): Nguyên nhân, Dấu hiệu, Điều trị

Trầm cảm học đường là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp

trầm cảm không điển hình

Trầm cảm không điển hình: Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách vượt qua

rối loạn thách thức chống đối

Rối loạn thách thức chống đối là gì? Biểu hiện và Biện pháp can thiệp

trầm cảm sau phá thai

Trầm cảm sau khi phá thai: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách phòng tránh