Chứng rối loạn ăn uống vô độ (Binge Eating Disorder) là gì? Giải đáp

Chứng rối loạn ăn uống vô độ là thuật ngữ dùng để miêu tả về tình trạng mất kiểm soát trong ăn uống, người bệnh ăn uống một cách quá mức và không thể tự khống chế hành vi dung nạp thức ăn của bản thân. Chứng rối loạn này nếu không sớm được khắc phục sẽ gây nên ảnh hưởng to lớn đối với cân nặng, sức khỏe và các sinh hoạt đời sống của bệnh nhân. 

Chứng rối loạn ăn uống vô độ (Binge Eating Disorder) là gì?

Rối loạn ăn uống vô độ hay còn được gọi với tên khoa học là Binge Eating Disorder là một trong các chứng rối loạn có mức độ nghiêm trọng thường gặp ở phụ nữ, đặc biệt là các đối tượng đang ở độ tuổi vị thành niên. Như tên gọi của nó, những người mắc phải tình trạng này sẽ có xu hướng tiêu thụ một lượng thức ăn khổng lồ và họ không có khả năng kiểm soát hành vi đó. 

 ăn uống vô độ
Rối loạn ăn uống vô độ thường có khả năng khởi phát ở nữ giới, đặc biệt là độ tuổi vị thành niên.

Người mắc chứng rối loạn ăn uống vô độ sẽ thường xuyên dung nạp và tiêu thụ quá nhiều thức ăn và bản thân họ dù nhận thấy sự không phù hợp nhưng vẫn không thể tự ngừng ăn. Sau khi ăn uống quá đà, bệnh nhân cũng sẽ dễ hình thành tâm lý xấu hổ, mặc cảm và tội lỗi nhưng bản thân khó có thể kiềm chế và ngăn chặn hành vi tiêu cực trong ăn uống.

Các biểu hiện rối loạn thường khởi phát ít nhất một lần trong tuần, kéo dài liên tục trong tối thiểu 3 tháng và bệnh nhân cũng sẽ có nhiều xu hướng cố gắng che giấu hành vi của bản thân. Mặc dù họ cảm thấy vô cùng khó chịu và đau khổ về sự thúc giục ăn uống quá mức nhưng bản thân trở nên bất lực trong việc ngăn chặn, khống chế.

Theo đó, những người mắc phải chứng rối loạn ăn uống thường mất kiểm soát về cả thể chất lẫn tinh thần. Đặc biệt hơn, không giống như các vấn đề sức khỏe liên quan khác, cụ thể như hội chứng ăn ói mà người bệnh Binge Eating Disorder hoàn toàn không có các dấu hiệu bù trừ sau cơn ăn, ví dụ như nôn mửa, ói, tiêu chảy,…

Hiện nay, rối loạn ăn uống vô độ cũng đã được Hiệp hội Rối loạn ăn uống quốc gia Mỹ công nhận là một chứng rối loạn ăn uống phổ biến. Theo đó, có khoảng gần 3% người trưởng thành đang chịu ảnh hưởng của căn bệnh này và phải đối mặt với nhiều hệ lụy nguy hiểm.

Một điều đáng mừng là hiện nay khoa học đã nghiên cứu và tìm ra biện pháp khắc phục chứng rối loạn ăn uống vô độ. Do đó, nếu có thể phát hiện và can thiệp trong giai đoạn sớm thì người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát, cải thiện tình trạng ăn uống quá mức.

Dấu hiệu nhận biết rối loạn ăn uống vô độ

Biểu hiện đặc trưng của rối loạn ăn uống vô độ là sự thôi thúc mãnh liệt về nhu cầu ăn uống, người bệnh sẽ tiêu thụ một lượng thức ăn lớn hơn so với bình thường và bản thân họ không thể kiểm soát, ngăn chặn được điều đó. Các triệu chứng của bệnh sẽ làm ảnh hưởng đến cân nặng, thể chất và các sinh hoạt đời sống của bệnh nhân ở nhiều mức độ khác nhau.

chứng rối loạn ăn uống vô độ
Binge Eating Disorder khiến người bệnh có xu hướng ăn vô độ, không thể ngừng ăn.

Cụ thể, để nhận biết được chứng rối loạn ăn uống vô độ, bạn có thể dựa vào một số dấu hiệu nhận biết sau đây:

  • Bệnh nhân có xu hướng ăn quá nhiều thức ăn, dung nạp một lượng lớn các thực phẩm so với lượng thức ăn trung bình cần bổ sung trong khoảng thời gian ngắn.
  • Ăn uống vô độ, không kiểm soát, không thể ngừng cơn ăn.
  • Người bệnh cũng có nhiều khả năng muốn che giấu sự thèm ăn của bản thân, ăn uống lén lút vì cảm giác mắc cỡ, sợ bị đánh giá.
  • Tốc độ ăn nhanh hơn so với bình thường.
  • Ăn liên tục không ngừng nghỉ cho đến khi cảm thấy cực no.
  • Không có cảm giác đói hoặc no, hành vi ăn uống thực hiện để giải quyết cho vấn đề liên quan đến cảm xúc tiêu cực.
  • Dung nạp liên tục một lượng thức ăn lớn nhưng vẫn cảm thấy không no.
  • Có cảm giác buồn bã, chán ghét bản thân, tuyệt vọng, tội lỗi và tiêu cực về hành vi ăn uống vô độ của chính mình.
  • Cân nặng gia tăng đáng kể trong một khoảng thời gian ngắn.

Các biểu hiện của rối loạn ăn uống vô độ thường sẽ xuất hiện ít nhất 1 lần trong tuần và kéo dài dai dẳng trên 3 tháng. Bên cạnh đó, những người mắc phải chứng rối loạn này sẽ không có kèm theo các hành vi thanh lọc như tự gây nôn, lạm dụng thuốc lợi tiểu, thuốc nhuận tràng,…

Theo chia sẻ của các chuyên gia thì các cơn cuồng ăn của bệnh nhân thường sẽ xuất hiện vào những lúc họ cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi và tiêu cực. Hành vi ăn uống vô độ giúp họ cảm thấy thoải mái, dễ chịu và thỏa mãn hơn. Một số người bệnh có thể nhận thức về hành vi chưa phù hợp của mình và có xu hướng ăn kiêng nghiêm ngặt nhưng khi xuất hiện cơn cuồng ăn thì họ lại có khả năng ăn uống nhiều hơn.

Khi các triệu chứng rối loạn ăn uống vô độ liên tục kéo dài sẽ khiến cho bệnh nhân bị ảnh hưởng về cân nặng và làm xuất hiện hàng loạt các ảnh hưởng về thể chất, cơ thể. Cụ thể, người bệnh có thể trở nên béo phì, thừa cân, răng xỉn màu, men răng bị bào mòn, táo bón, khó tiêu, các vấn đề về tiêu hóa,…..

Nguyên nhân hình thành Binge Eating Disorder

Về nguyên nhân gây ra chứng rối loạn ăn uống vô độ thì hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định rõ ràng. Tuy nhiên, thông qua các thông tin nghiên cứu cùng những khảo sát thực tế nhận thấy yếu tố di truyền, sinh học, các vấn đề sức khỏe tâm thần có thể liên quan đến căn bệnh này và làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh ở nhiều đối tượng khác nhau.

Dựa vào số liệu thống kê nhận thấy, tỷ lệ mắc phải chứng rối loạn ăn uống vô độ thường nhiều hơn so với nữ giới. Đồng thời, phần lớn các trường hợp mắc bệnh và được phát hiện đều ở độ tuổi cuối vị thành niên, cụ thể là đầu 20. Các chuyên gia còn cho biết thêm, hiện nay Binge Eating Disorder chính là vấn đề sức khỏe đang có ảnh hưởng phổ biến nhất Hoa Kỳ, số người mắc bệnh còn nhiều hơn so với tỷ lệ người bị thừa cân, béo phì ở đất nước này.

Binge Eating Disorder
Ăn uống vô độ có thể liên quan đến các rối loạn về tâm lý, tâm thần kéo dài.

Vì thế, việc xác định các yếu tố liên quan, có khả năng làm gia tăng nguy cơ khởi phát chứng rối loạn ăn uống vô độ là điều quan trọng để giúp bệnh nhân khắc phục, kiểm soát tốt các ảnh hưởng nguy hiểm. Theo chia sẻ của các chuyên gia thì tình trạng bệnh lý này có thể bị tác động bởi các lý do sau:

  • Tiền sử gia đình: Hầu hết các dạng rối loạn ăn uống đều có liên quan đến yếu tố di truyền. Theo đó, các nhà khoa học cho biết rằng, nếu trong gia đình có người thân như ba mẹ, anh chị em ruột từng mắc phải rối loạn ăn uống vô độ hoặc các dạng rối loạn ăn uống khác thì khả năng khởi phát bệnh ở các thành viên khác sẽ cao hơn so với mức bình thường.
  • Do chế độ ăn kiêng kéo dài: Hành vi ăn uống vô độ có thể xuất phát từ việc đã kiêng ăn uống trong một khoảng thời gian dài. Những người đã từng có chế độ ăn uống nghiêm ngặt, chế độ ăn giới hạn quá mức trong quá khứ có thể khiến họ bùng phát cơn thèm ăn một cách mất kiểm soát. Tình trạng này thường sẽ có nhiều khả năng xảy ra hơn đối với những người có vấn đề về tâm lý, đặc biệt là người bệnh trầm cảm.
  • Ảnh hưởng từ các vấn đề tâm thần: Phần lớn những người mắc phải chứng rối loạn ăn uống vô độ đều có sự tác động của một số vấn đề tâm lý, tâm thần. Theo đó, hành vi ăn uống mất kiểm soát của họ thường khởi phát khi cảm xúc trở nên tồi tệ và việc ăn uống giúp họ giải tỏa những phiền muộn, lo lắng, căng thẳng. Chính vì thế, bạn sẽ dễ bắt gặp căn bệnh này đối với những người thường xuyên có ám ảnh về cân nặng, ngoại hình, người hay căng thẳng, lo âu,…

Rối loạn ăn uống vô độ thường không khởi phát bởi một nguyên nhân riêng lẻ mà nó là sự tác động và kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau. Việc có thể xác định được các yếu tố nguy cơ cũng góp phần quan trọng đối với việc hỗ trợ can thiệp, giúp người bệnh mau chóng cải thiện sức khỏe, loại bỏ các hành vi tiêu cực.

Chứng rối loạn ăn uống vô độ có ảnh hưởng như thế nào?

Khi hiểu rõ về các triệu chứng và đặc điểm nổi bật của rối loạn ăn uống vô độ thì chúng ta cũng có thể hình dung được một vài ảnh hưởng tiêu cực của bệnh đối với sức khỏe và đời sống sinh hoạt của bệnh nhân. Nếu căn bệnh này không sớm được điều trị, hành vi ăn uống quá mức không được kiểm soát và điều chỉnh theo hướng đúng đắn hơn thì bệnh nhân sẽ phải đối mặt với rất nhiều tác động liên quan đến thể chất lẫn tinh thần.

Như đã chia sẻ, chứng rối loạn ăn uống vô độ khiến cho người bệnh liên tục ăn uống một cách quá mức, lượng thức ăn được dung nạp vào cơ thể sẽ cao hơn gấp nhiều lần so với nhu cầu bình thường và ảnh hưởng phổ biến nhất đó chính là cân nặng. Đa số bệnh nhân sẽ phải đối mặt với nguy cơ béo phì, thừa cân làm ảnh hưởng đến ngoại hình.

rối loạn ăn uống vô độ
Rối loạn ăn uống vô độ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thể chất, đặc biệt là ngoại hình của bệnh nhân.

Đồng thời, khi cân nặng không được duy trì ở mức tiêu chuẩn thì người bệnh cũng sẽ có nguy cơ gặp phải các vấn đề sức khỏe như tim mạch, đái tháo đường type 2, các vấn đề về xương khớp, trào ngược dạ dày thực quản, bệnh tim mạch, hô hấp,….Tình trạng này gây nên sự suy giảm nghiêm trọng về chất lượng cuộc sống, khiến bệnh nhân khó duy trì được các sinh hoạt hàng ngày, không thể học tập, làm việc hiệu quả.

Những trường hợp bị rối loạn ăn uống vô độ kéo dài thường dễ gặp phải các cản trở và rắc rối trong quá trình làm việc. Họ thường không thể tập trung vào các công việc hàng ngày, khả năng tương tác xã hội cũng dần yếu kém hơn so với mức bình thường. Một số trường hợp có thể trở nên tách biệt với xã hội bởi cảm giác tự ti, mặc cảm, tội lỗi của chính mình.

Bên cạnh đó, các trường hợp Binge Eating Disorder cũng thường có sự ảnh hưởng của các yếu tố tâm lý, tâm thần. Bệnh nhân thường có xu hướng mắc phải các rối loạn như trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn lưỡng cực,…Khi các cảm xúc này không được giải tỏa một cách phù hợp sẽ thôi thúc bệnh nhân lạm dụng thêm các chất gây nghiện, chất kích thích độc hại.

Cách khắc phục chứng rối loạn ăn uống vô độ

Khi nhận thấy các biểu hiện về rối loạn ăn uống, người bệnh cần nhanh chóng tìm đến các cơ sở chuyên khoa để được hỗ trợ thăm khám và can thiệp hiệu quả. Sau khi tiến hành đánh giá tổng quát về tình trạng sức khỏe và không nhận thấy các yếu tố tác động thực thể thì bác sĩ có thể sẽ đề nghị đánh giá về tâm lý, tìm hiểu rõ về nguyên nhân hình thành các hành vi tiêu cực về ăn uống.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng sẽ được yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm cần thiết để đưa ra được kết luận chuẩn xác nhất. Sau khi biết rõ về tình trạng bệnh lý của mỗi trường bệnh thì bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể về các biện pháp hỗ trợ can thiệp, đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất cho mỗi trường hợp bệnh khác nhau.

Hiện nay, rối loạn ăn uống vô độ đã được hỗ trợ cải thiện hiệu quả bằng nhiều biện pháp khác nhau. Tùy vào mức độ nghiêm trọng và sự đáp ứng của mỗi bệnh nhân mà các chuyên gia có thể cân nhắc áp dụng kết hợp các biện pháp như sau:

1. Tâm lý trị liệu

Trong những năm gần đây, tâm lý trị liệu được áp dụng phổ biến đối với hầu hết các trường hợp gặp vấn đề về tâm lý, tâm thần. Không riêng về chứng rối loạn ăn uống vô độ mà phương pháp này còn mang đến hiệu quả an toàn cho những trường hợp bị trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, rối loạn lo âu, stress, mất ngủ,…

Trị liệu tâm lý hoàn toàn không sử dụng thuốc, không can thiệp cơ thể mà chủ yếu sẽ dùng ngôn ngữ là phương tiện chính để tương tác, cải thiện cho người bệnh. Đối với các trường hợp ăn uống vô độ thì chuyên gia tâm lý sẽ ưu tiên áp dụng liệu pháp nhận thức và hành vi (CBT) để giúp bệnh nhân hiểu rõ về những sai lệch trong nhận thức, hành vi của bản thân và dần cải thiện, điều chỉnh theo chiều hướng tích cực, phù hợp hơn.

Ngoài ra, đối với các tình trạng bệnh khác nhau, chuyên gia tâm lý cũng sẽ xem xét để kết hợp thêm nhiều liệu pháp phù hợp như liệu pháp cá nhân, liệu pháp nhóm, liệu pháp thôi miên để giúp bệnh nhân dần kiểm soát, điều chỉnh tốt hành vi ăn uống vô độ của bản thân. Bên cạnh đó, các liệu pháp tâm lý còn hỗ trợ thư giãn, giải tỏa tâm trạng và trang bị thêm các kỹ năng cơ bản để bệnh nhân ngăn chặn tốt nguy cơ tái phát trong tương lai.

rối loạn ăn uống vô độ
NHC Việt Nam hỗ trợ cải thiện rối loạn ăn uống vô độ hiệu quả, an toàn bằng trị liệu tâm lý.

Hiện nay, Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam chính là một trong các cơ sở uy tín và chất lượng hàng đầu chuyên về trị liệu tâm lý, chữa lành sức khỏe tâm thần cho tất cả các độ tuổi, đối tượng khác nhau. Các chuyên gia tâm lý, Master Coach của NHC đều là những người có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản và luôn được tạo điều kiện để học hỏi, nâng cao kinh nghiệm.

Với nhiều năm hỗ trợ trong lĩnh vực này, NHC đã mở rộng cơ sở với 4 chi nhánh tại TPHCM và Hà Nội để đáp ứng tốt nhu cầu trị liệu của khách hàng trên cả nước. Đến thăm khám và trị liệu tại đây, bạn sẽ hoàn toàn yên tâm vì NHC cam kết đồng hành trong và sau quá trình can thiệp, đảm bảo từng khách hàng sẽ cân bằng được đời sống lành mạnh, hạnh phúc.

2. Điều trị bằng thuốc

Không có bất kỳ loại thuốc nào có tác dụng loại bỏ hoàn toàn hành vi ăn uống vô độ nhưng việc sử dụng thuốc cho người bệnh rối loạn vẫn sẽ được cân nhắc để làm hạn chế hành vi tiêu cực, phòng tránh các ảnh hưởng nguy hiểm đối với bệnh nhân. Thuốc được chỉ định sử dụng cho các trường hợp rối loạn ăn uống vô độ có thể là thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, thuốc kích thích thần kinh, thuốc chống co giật,…

Việc dùng thuốc cần có sự hướng dẫn và chỉ định rõ ràng bởi bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh sẽ được sử dụng thuốc với liều lượng thích hợp trong thời gian ngắn để hỗ trợ kiểm soát, làm thuyên giảm các triệu chứng nguy hiểm. Ngoài ra, phương pháp này cũng sẽ hỗ trợ tốt cho quá trình trị liệu tâm lý, giúp bệnh nhân đáp ứng tốt hơn với các buổi trị liệu và nhanh chóng phục hồi tình trạng sức khỏe tổng thể.

3. Cải thiện tại nhà

Thay đổi lối sống, điều chỉnh thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng được xem là một trong các cách hiệu quả góp phần cải thiện chứng rối loạn ăn uống vô độ ở hầu hết các đối tượng khác nhau. Vì thế, bệnh nhân cần phải kết hợp song song giữa việc trị liệu tâm lý, sử dụng thuốc cùng các biện pháp can thiệp tại nhà để giúp khắc phục tốt các hành vi tiêu cực về ăn uống, từ đó loại bỏ tốt căn bệnh nguy hiểm này.

rối loạn ăn uống vô độ
Người bệnh cần điều chỉnh thói quen ăn uống lành mạnh, tích cực và đầy đủ dinh dưỡng hơn.

Cụ thể một số vấn đề và thói quen cần phải xây dựng, duy trì hiệu quả như:

  • Tuyệt đối không được bỏ bữa sáng vì đây là bữa ăn vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của mỗi con người. Đồng thời, khi bạn ăn sáng sẽ tạo được cảm giác no, mang đến năng lượng tích cực cho ngày mới, từ đó giảm bớt cảm giác thèm ăn hoặc ăn với số lượng lớn.
  • Tránh kiêng ăn bởi cố gắng kiểm soát hành vi ăn uống chính là yếu tố làm gia tăng mức độ nghiêm trọng của rối loạn ăn uống vô độ. Thay vào đó, người bệnh hãy duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, ăn đủ bữa, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
  • Cân bằng thời gian, tránh căng thẳng, lo âu quá mức bởi đây là nguyên nhân chủ yếu gây nên những cơn thèm ăn vô độ. Để giải tỏa tâm trạng, bạn có thể ngồi thiền, hít thở sâu, đọc sách, vận động nhẹ nhàng hoặc tìm kiếm các hoạt động thư giãn phù hợp với sở thích, nhu cầu.
  • Chia sẻ những khó khăn, trăn trở của bản thân với những người bên cạnh. Hoặc hãy viết nhật ký, ghi chép lại những cảm xúc tồi tệ xem như một cách giải tỏa hiệu quả.
  • Xây dựng thói quen vận động, tập luyện thể dục mỗi ngày để giúp thể chất và tinh thần luôn được khỏe mạnh.
  • Đảm bảo tốt về chất lượng giấc ngủ, hạn chế thức khuya vì càng thức khuya bạn sẽ càng có xu hướng muốn ăn, ăn một mình.

Chứng rối loạn ăn uống vô độ là một vấn đề sức khỏe tâm lý nhưng có sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể chất, ngoại hình của người bệnh. Tình trạng này cần sớm được can thiệp và khắc phục kịp thời để giúp bệnh nhân tránh khỏi những tác hại nghiêm trọng làm suy giảm sức khỏe và chất lượng cuộc sống của họ.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các loại rối loạn cảm xúc phổ biến và cách phòng ngừa hiệu quả

Rối loạn cảm xúc được chia thành nhiều loại khác nhau nhưng chỉ có trầm cảm và rối loạn lưỡng cực được đề cập nhiều...

Trầm cảm khi mang thai
Trầm cảm khi mang thai: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Phụ nữ khi mang thai chính là đối tượng có nhiều nguy cơ mắc phải các vấn đề về sức khỏe tinh thần, đặc biệt...

rối loạn lo âu và trầm cảm
Phân biệt điểm giống và khác nhau giữa rối loạn lo âu và trầm cảm

Rối loạn lo âu và trầm cảm là hai dạng rối loạn tâm lý khá phổ biến với các đặc điểm điển hình là sự...

Quiz test trầm cảm tại nhà: Kết quả nhanh chóng, chính xác

Các bài Quiz test trầm cảm có thể đánh giá nguy cơ và xác định mức độ bệnh thông qua bộ câu hỏi trắc nghiệm....

Trầm cảm u sầu là gì?

Trầm cảm u sầu (Melancholia): Nguyên nhân, Dấu hiệu, Điều trị

Trầm cảm học đường là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp

trầm cảm không điển hình

Trầm cảm không điển hình: Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách vượt qua

rối loạn thách thức chống đối

Rối loạn thách thức chống đối là gì? Biểu hiện và Biện pháp can thiệp

trầm cảm sau phá thai

Trầm cảm sau khi phá thai: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách phòng tránh