Rối loạn học tập là gì? Nguyên nhân và Phương pháp can thiệp

Rối loạn học tập là một dạng khuyết tật não bộ gây ảnh hưởng đến khả năng đọc, viết, phát triển ngôn ngữ,… của trẻ. Rối loạn này có thể là bẩm sinh, hoặc ảnh hưởng từ môi trường.

rối loạn học tập là gì
Rối loạn học tập ảnh hưởng đến cả học tập và đời sống của trẻ.

Nguyên nhân gây rối loạn học tập

Khoa học chưa thể xác định chính xác nguyên nhân gây ra rối loạn học tập. Tuy nhiên, một số yếu tố liên quan đến di truyền, sinh lý và môi trường được cho là có ảnh hưởng nhất định.

1. Yếu tố di truyền:

Nếu gia đình có tiền sử rối loạn học tập bẩm sinh, hoặc các rối loạn hành vi tương tự, trẻ sinh ra thường có tỷ lệ cao mắc bệnh. Điều này có thấy yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng.

Các nhà khoa học cho rằng, có một số gen liên quan đến rối loạn học tập có thể di truyền. Tuy nhiên, cơ chế này đến nay vẫn chưa được làm rõ.

2. Yếu tố chu sinh và sau sinh

Rối loạn học tập cũng có thể xuất phát từ các yếu tố chu sinh và sau sinh. Các tác nhân này bao gồm:

  • Người mẹ mắc bệnh, trầm cảm khi mang thai, hoặc sử dụng thuốc bừa bãi
  • Biến chứng khi sinh như nhiễm khuẫn, chuyển dạ trong thời gian quá dài, ngạt chu sinh,…
  • Trẻ đẻ non, nhẹ cân, vàng da, suy hô hấp, suy dinh dưỡng,…
  • Trẻ tiếp xúc với chất độc khi còn là bào thai hoặc trẻ sơ sinh

Ngoài ra, tình trạng chấn thương não, hoặc thiếu oxy ở trẻ sơ sinh, cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ gây rối loạn học tập.

3. Vấn đề về não bộ

Rối loạn học tập có liên quan đến cách não bộ xử lý thông tin. Những người mắc rối loạn học tập có thể có những khác biệt trong cấu trúc và chức năng của não so với người bình thường.

Các khác biệt này có thể ảnh hưởng đến khả năng xử lý ngôn ngữ, nhận thức không gian, kỹ năng tính toán, và kỹ năng xử lý thông tin của họ.

nguyên nhân gây rối loạn học tập
Sự bất thường trong cấu trúc não có thể khiến trẻ mắc chứng khó đọc, khó viết

Tuy nhiên, trẻ bị rối loạn học tập không đồng nghĩa với trí thông minh kém. Đa phần trẻ đều có trí thông mình từ trung bình trở lên. Trẻ chỉ gặp vấn đề trong quá trình học tập.

4. Những yếu tố khác

Một số yếu tố khác có thể kích phát chứng rối loạn học tập bao gồm:

  • Tự kỷ, hoặc rối loạn tăng động giảm chú ý ảnh hưởng đến khả năng tập trung và tiếp thu
  • Mất cân bằng hóa chất trong não bộ
  • Thị giác và thính giác không bình thường
  • Chấn thương tâm lý thời thơ ấu

Khuyết tật học tập thường là kết quả của nhiều yếu tố tác động. Ngoài ra, cần lưu ý là rối loạn học tập không chịu ảnh hưởng của môi trường giáo dục.

Phân loại và biểu hiện của rối loạn học tập

Rối loạn học tập có thể được phân loại thành nhiều loại khác nhau, mỗi loại có những biểu hiện cụ thể. Dưới đây là một số rối loạn phổ biến và biểu hiện của chúng:

Dyslexia (Chứng khó đọc)

  • Khó khăn trong việc nhận diện chữ cái và từ.
  • Khả năng đọc và hiểu chậm hơn bình thường.
  • Lỗi đọc, đảo ngược chữ cái hoặc từ (ví dụ, đọc “b” thành “d” hoặc “saw” thành “was”).
  • Gặp trở ngại trong việc nhớ và nhận diện từ vựng.

Dysgraphia (Chứng khó viết)

  • Khó khăn trong việc viết chữ rõ ràng và đúng chính tả.
  • Tổ chức ý tưởng trên giấy khó khăn.
  • Gặp trở ngại trong việc giữ chữ viết theo đường kẻ.
  • Viết chậm hoặc mất nhiều công sức hơn bình thường.

Xem thêm: Hội chứng khó viết (Dysgraphia): Chẩn đoán và can thiệp kip thời

các loại rối loạn học tập
Rối loạn học tập đươc chia làm nhiều loại với những biểu hiện đặc trưng.

Dyscalculia (Chứng khó học toán)

  • Khó khăn trong việc hiểu các khái niệm số
  • Gặp rắc rối khi thực hiện các phép tính cơ bản như cộng, trừ, nhân, chia.
  • Khó khăn trong việc hiểu và làm việc với đồ thị, bảng biểu.
  • Gặp trở ngại trong việc hiểu các khái niệm thời gian và không gian.

Bên cạnh những hội chứng thường gặp trên, trẻ bị rối lọc học tập còn có những biểu hiện như:

  • Khó ghi nhớ âm thanh, khó phát âm chính xác
  • Khó bắt kịp và tham gia vào các cuộc trò chuyện.
  • Không thể tập trung và duy trì sự chú ý.
  • Khó khăn trong việc tổ chức và hoàn thành công việc.
  • Dễ bị phân tâm và quên các chi tiết quan trọng.
  • Gặp vấn đề trong việc phối hợp tay và chân.
  • Không thể tuân thủ các chỉ dẫn

Trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi một hay nhiều chứng rối loạn khác nhau. Phụ huynh cần theo dõi những biểu hiện bất thường của trẻ để đưa trẻ đi khám kịp thời.

Ảnh hưởng của rối loạn học tập đến trẻ

Những ảnh hưởng của rối loạn học tập thể hiện rõ nhất khi trẻ bắt đầu nói, và khi trẻ đi học. Rối loạn này có thể bị hiểu nhầm với tự kỷ và tăng động giảm chú ý do một số triệu chứng tương tự.

Ảnh hưởng của rối loạn học tập đến trẻ không chỉ giới hạn ở môi trường học đường, mà còn lan tỏa đến các khía cạnh khác trong cuộc sống như:

  • Trẻ gặp khó khăn trong việc theo kịp chương trình học
  • Hiệu suất học tập thấp, kết quả học tập không tốt
ảnh hưởng của rối loạn học tập
Việc trẻ bị bạn bè chê cười, trêu chọc, hoặc bị gia đình tạo sức ép có thể dẫn đến trầm cảm.
  • Cần nhiều thời gian hơn để học bài khiến trẻ cảm thấy bị thua sút bạn bè
  • Trẻ thiếu tự tin, có cảm xúc tiêu cực về bản thân
  • Dễ thất vọng và nản lòng do không đạt được kỳ vọng
  • Gặp khó khăn trong vấn đề giao tiếp
  • Không thể xây dựng và duy trì các mối quan hệ xã hội
  • Gặp cản trở trong việc phát triển kỹ năng xã hội.
  • Trẻ bị trêu chọc, bắt nạt, là nạn nhân của bạo lực học đường
  • Trẻ thường xuyên cảm thấy thất vọng, tức giận, hoặc buồn bã vì khó khăn trong học tập.
  • Trẻ có nguy cơ cao phát triển các vấn đề về sức khỏe tâm thần, như lo lắng và trầm cảm
  • Ảnh hưởng đến khả năng phát triển nghề nghiệp và kỹ năng sống cần thiết

Rối loạn học tập nếu không được phát hiện và cải thiện sớm sẽ gây ra những ảnh hưởng vô cùng nặng nề. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh không nhận ra những bất thường ở trẻ.

Một số biểu hiện của rối loạn học tập thường bị quy chụp là lười biếng và thiếu thông minh. Cha mẹ cho rằng trẻ thiếu cố gắng nên có hành vi la mắng, chì chiết và đánh trẻ.

Phương pháp can thiệp cho trẻ mắc rối loạn học tập

Điều trị rối loạn học tập ở trẻ thường yêu cầu sự kết hợp giữa can thiệp giáo dục đặc biệt, và sự hỗ trợ từ giáo viên và gia đình. Dưới đây là các phương pháp phổ biến:

1. Hỗ trợ tâm lý

Trẻ mắc rối loạn học tập thường cảm thấy tự ti, thất vọng về bản thân. Trẻ cũng có thể bị tổn thương do bị cha mẹ la mắng, bị bạn bè trêu chọc, bắt nạt.

Do đó trẻ rất cần tư vấn tâm lý để giải tỏa cảm xúc tiêu cực. Chuyên gia tư vấn tâm lý sẽ giúp trẻ cải thiện suy nghĩ, gạt bỏ những khúc mắc trong lòng.

Chính gia đình cũng cần hỗ trợ tâm lý để thấu hiểu và giúp đỡ trẻ tốt hơn. Cha mẹ được hướng dẫn cách hỗ trợ trẻ tại nhà hiệu quả giúp đẩy nhanh quá trình điều trị.

trị liệu rối loạn học tập ở trẻ
Điều trị tâm lý cũng là một biện pháp trị liệu rối loạn học tập ở trẻ hiệu quả.

Tư vấn tâm lý cũng giúp chuyên gia sớm phát hiện dấu hiệu bất thường của các rối loạn tâm thần như trầm cảm, rối loạn cảm xúc,… ở trẻ.

2. Can thiệp giáo dục đặc biệt

Giáo viên hoặc chuyên gia giáo dục đặc biệt có thể giúp trẻ cải thiện kỹ năng tùy vào nhu cầu. Ví dụ, trẻ sẽ được hướng dẫn các kỹ năng đọc, viết, và tính toán theo phương pháp phù hợp.

Phụ huynh nên tìm đến những trung tâm giáo dục đặc biệt uy tín để trẻ có môi trường học tập tốt. Các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm có thể áp dụng nhiều phương pháp giúp trẻ nhanh chóng thích nghi.

Ngoài ra, các công cụ và phần mềm hỗ trợ giúp trẻ học tập một cách hiệu quả hơn. Ví dụ, phần mềm đọc văn bản toàn diện có thể giúp trẻ bị chứng khó đọc đọc sách dễ hơn.

Trẻ có thể học cùng nhiều bạn bè để cùng nhau tiến bộ. Trẻ có thể được sắp xếp vào các lớp nhỏ hơn, hoặc lớp học đặc biệt, để được giáo viên chú ý nhiều hơn.

3. Hỗ trợ từ gia đình và thầy cô

Gia đình nên tạo môi trường học tập tại nhà thuận lợi và thoải mái cho trẻ. Cha mẹ cần khuyến khích, động viên trẻ cải thiện tình trạng khó đọc, khó viết thông qua hoạt động hàng ngày.

Cha mẹ có thể cùng trẻ đọc sách, tham gia các hoạt động học tập ngoại khóa, hoặc thực hiện các thử nghiệm khoa học đơn giản tại nhà. Quan trọng là giúp trẻ luôn hoạt động để cải thiện kỹ năng.

Giáo viên cũng cần chú ý điều chỉnh nội dung, và cách giảng dạy phù hợp với trẻ. Sử dụng công cụ hỗ trợ như bài giảng đa phương tiện, bài giảng trực tuyến, hoặc hỗ trợ âm thanh sẽ mang đến hiệu quả tốt hơn.

Hiện nay, có rất nhiều phần mềm và ứng dụng học tập được thiết kế đặc biệt để hỗ trợ trẻ bị rối loạn học tập. Ví dụ như phần mềm đọc văn bản toàn diện, hoặc phần mềm tính toán.

cải thiện rối loạn học tập
Trẻ được hỗ trợ rất nhiều từ những phần mềm học tập để cải thiện kỹ năng nhanh và dễ dàng hơn.

Những công cụ ghi âm và chuyển văn bản thành giọng nói cũng được áp dụng phổ biến trong quá trình giáo dục. Các công cụ này có thể giúp trẻ ghi âm bài giảng, hoặc chuyển văn bản thành tiếng nói để dễ dàng học tập.

Rối loạn học tập là một căn bệnh, chứ không phải do trẻ lười biếng hay ảnh hưởng từ môi trường. Do đó cha mẹ cần ủng hộ, động viên trẻ chứ không được al mắng hay tạo áp lực.

Tình trạng khó đọc, khó viết, và những ảnh hưởng tiêu cực của chứng rối loạn này có thể được cải thiện nếu gia đình phát hiện sớm và đưa trẻ đi điều trị.

Có lẽ bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thuốc Bupropion điều trị trầm cảm: Hướng dẫn sử dụng

Bupropion thuộc nhóm thuốc chống trầm cảm không điển hình. Cơ chế khác biệt đáng kể so với các loại thuốc thường dùng trước đây,...

Chữa Trầm Cảm Bằng Phương Pháp Thôi Miên

Chữa trầm cảm bằng thôi miên là phương pháp khá được quan tâm hiện nay. So với các liệu pháp khác, thôi miên ít được...

Rối loạn tâm lý tuổi dậy thì: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách vượt qua

Rối loạn tâm lý tuổi dậy thì là một trong các vấn đề sức khỏe thường gặp và gây nên nhiều ảnh hưởng tiêu cực...

thuốc trầm cảm amitriptyline
Thuốc trầm cảm amitriptyline: Cách dùng và những lưu ý

Thuốc trầm cảm amitriptyline là loại thuốc quen thuộc và được sử dụng nhiều nhất trong nhóm thuốc chống trầm cảm ba vòng. Loại thuốc...

Trầm cảm u sầu là gì?

Trầm cảm u sầu (Melancholia): Nguyên nhân, Dấu hiệu, Điều trị

Trầm cảm học đường là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp

trầm cảm không điển hình

Trầm cảm không điển hình: Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách vượt qua

rối loạn thách thức chống đối

Rối loạn thách thức chống đối là gì? Biểu hiện và Biện pháp can thiệp

trầm cảm sau phá thai

Trầm cảm sau khi phá thai: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách phòng tránh