Vui buồn thất thường: Dấu hiệu của các bệnh lý tâm thần

Tâm trạng con người có thể thay đổi do nhiều yếu tố tác động xung quanh. Đây được xem là trạng thái tâm lý bình thường mà hầu hết ai cũng sẽ trải qua. Tuy nhiên, nếu tình trạng vui buồn diễn ra thất thường và thay đổi liên tục thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo về một số bệnh lý tâm thần nguy hiểm cần được can thiệp sớm. 

Vui buồn thất thường
Vui buồn thất thường kéo dài và gây ảnh hưởng đến đời sống có thể là dấu hiệu của bệnh lý tâm thần.

Tâm trạng vui buồn thất thường là dấu hiệu của bệnh lý gì?

Mỗi con người luôn sẽ tồn tại những cảm xúc vui, buồn, hạnh phúc, tức giận, đau khổ, phấn khích tùy vào hoàn cảnh và các yếu tố tác động khác nhau. Có khi bạn sẽ cảm thấy tâm trạng vô cùng phấn khởi, tràn ngập niềm hạnh phúc và tươi vui nhưng cũng có đôi lúc cảm thấy vô cùng chán nản, mệt mỏi và buồn rầu về một số vấn đề khó khăn xảy ra trong cuộc sống.

Việc thay đổi tâm trạng lên xuống được xem là trạng thái tâm lý bình thường mà ai trong chúng ta cũng sẽ từng trải qua. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ, rất hay có những sự thay đổi cảm xúc liên tục và nhanh chóng. Trẻ có thể khóc lóc, la hét khi không đạt được thứ mình muốn nhưng lại trở nên vui vẻ ngay sau khi mọi thứ quay về đúng theo ý muốn của trẻ.

Sau khi lớn lên, trải qua những bài học từ cuộc sống, rút kết được các kinh nghiệm quý báu và dần phát triển nhận thức, kỹ năng thì con người sẽ có khả năng tốt hơn trong việc kiểm soát cảm xúc, tâm trạng của chính mình. Nếu sự thay đổi cảm xúc không gây ảnh hưởng đến cuộc sống và các sinh hoạt hàng ngày thì bạn hoàn toàn có thể an tâm về điều đó bởi sự buồn bã hay khổ đau nào cũng sẽ nhanh chóng qua đi theo thời gian, nối tiếp chắc chắn sẽ là những sự vui vẻ, hạnh phúc.

Tuy nhiên, nếu tâm trạng vui buồn thất thường, diễn ra liên tục trong thời gian dài và làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo về một vấn đề sức khỏe tâm thần nào đó đáng được quan tâm. Tình trạng này cần được tiến hành thăm khám và chẩn đoán chính xác tại các cơ sở chuyên khoa uy tín để kịp thời can thiệp, khắc phục hiệu quả, hạn chế các tác động tiêu cực mà nó gây ra.

Để có thể cải thiện tốt tình trạng vui buồn thất thường, trước hết bạn cần xác định rõ nguyên nhân gây ra sự thay đổi này. Dưới đây là một số lý do, bệnh lý có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn.

1. Căng thẳng thần kinh quá mức

Mỗi ngày, chúng ta đều phải trải qua và đối mặt với những tình huống bất ngờ xảy ra trong cuộc sống. Nó có thể là những niềm vui, những sự khởi đầu tốt đẹp nhưng cũng có khi là những thử thách, khó khăn về học tập, công việc, các mối quan hệ.

Việc phải liên tục đối diện với các áp lực, căng thẳng kéo dài có thể khiến cho tâm trạng của con người thay đổi một cách nhanh chóng. Nhất là những người nhạy cảm, sống thiên về cảm xúc sẽ có sự thay đổi mạnh mẽ và dữ dội hơn rất nhiều.

Vui buồn thất thường
Sự căng thẳng quá mức có thể là nguyên nhân khiến tâm trạng thay đổi bất thường.

Khi rơi vào trạng thái stress kéo dài, người bệnh sẽ có kèm theo các triệu chứng về thể chất, thường xuyên mất ngủ, rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi. Điều này khiến họ xuất hiện các cảm xúc tiêu cực khó kiểm soát và không thể xác định rõ nguyên nhân cụ thể.

Mặt khác, stress đôi khi cũng là một trong các yếu tố tác động tích cực đến tâm trạng của con người. Khi stress xuất hiện ở mức độ vừa phải nó sẽ biến đổi thành động lực để giúp họ tập trung, phấn đấu và đạt được những thành tích vượt trội trong công việc, cuộc sống. Tuy nhiên, khi stress kéo dài dai dẳng sẽ tiềm ẩn những tác động tiêu cực về tinh thần, gây ra những cảm xúc tồi tệ.

2. Rối loạn lưỡng cực

Đối với những người vui buồn thất thường, họ có thể nhanh chóng thay đổi từ trạng thái vui vẻ, yêu đời sang buồn bã, tuyệt vọng, chán nản, u buồn thì họ có thể đang mắc phải chứng rối loạn lưỡng cực. Đây là một bệnh lý được đặc trưng bởi hai trạng thái tâm lý đối nghịch nhau là trầm cảm và hưng cảm.

Các triệu chứng rối loạn lưỡng cực thường xuất hiện đan xen nhau và kéo dài trong thời gian ngắn hoặc vài giờ, vài ngày, vài tuần. Người bệnh có thể chuyển từ trạng thái trầm cảm, buồn bã, suy sụp, mất niềm tin vào cuộc sống sang trạng thái hưng cảm, phấn khởi, vui vẻ, tràn đầy năng lượng một cách nhanh chóng và bất thường.

Ở mỗi giai đoạn cảm xúc khác nhau, người bệnh sẽ bộc lộ tâm trạng ở mức độ cực độ. Hiểu theo cách đơn giản là khi trầm cảm họ sẽ buồn bã, khóc lóc và không còn bất kỳ động lực để làm bất cứ điều gì, kể cả chăm sóc bản thân. Nhưng khi chuyển biến sáng giai đoạn hưng cảm, họ lại xuất hiện một nguồn năng lượng dư thừa, có cảm giác bản thân đang ở chốn thiên đường và cảm thấy vui sướng lạ thường.

Dựa vào số liệu thống kê hàng năm nhận thấy, rối loạn cảm xúc lưỡng cực hiện đang ảnh hưởng đến 3% dân số trưởng thành của Hoa Kỳ vào mỗi năm. Tuy nhiên, căn bệnh này hoàn toàn có thể cải thiện được nếu phát hiện và can thiệp ở giai đoạn sớm.

3. Vui buồn thất thường do trầm cảm

Trầm cảm thường được đặc trưng bởi trạng thái buồn bã, chán nản, mệt mỏi và mất dần hứng thú với hầu hết các hoạt động diễn ra xung quanh đời sống. Tuy nhiên, không phải lúc nào người bệnh cũng sẽ ở trong trạng thái tiêu cực, suy nhược về tinh thần mà đôi khi họ vẫn có thể kiểm soát được cảm xúc, trở nên vui vẻ hoặc thậm chí là giả vờ vui vẻ.

Đối với các tình trạng trầm cảm nhẹ hoặc các dạng trầm cảm cười, trầm cảm ẩn, người bệnh sẽ có sự thay đổi tâm trạng, vui buồn thất thường. Họ có xu hướng che giấu đi cảm xúc thật của chính mình và thay thế bằng những nụ cười, những trạng thái tích cực, vui vẻ.

Vui buồn thất thường
Người bệnh trầm cảm cười luôn cố gắng che giấu nỗi buồn thông qua sự hạnh phúc, vui vẻ.

Người bệnh trầm cảm có thể cảm thấy vô cùng tồi tệ vào buổi sáng thức dậy nhưng khi về đêm, tâm trạng của họ có thể được ổn định và cân bằng tốt hơn. Hoặc đối với những trường hợp trầm cảm cười, họ luôn cố gắng che giấu sự buồn bã thông qua nụ cười, sự hạnh phúc bên ngoài khuôn mặt nhưng khi trở về với căn phòng, đối diện với bốn bức tường, họ sẽ lại cảm thấy vô cùng suy sụp, mệt mỏi.

4. Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)

Rối loạn tăng động giảm chú ý hay còn được gọi tắt là ADHD cũng có thể là nguyên nhân khiến cho nhiều người cảm thấy vui buồn thất thường. Đây là một chứng rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ nhỏ và cả người trưởng thành. Nó được đặc trưng bởi trạng thái tăng động, phá phách quá mức cùng với sự bốc đồng, suy giảm về khả năng tập trung, chú ý.

Đồng thời, những người mắc phải chứng tăng động giảm chú ý còn khó kiểm soát cảm xúc, dễ thay đổi tâm trạng và có những phản ứng quá khích với các tác động từ bên ngoài. Chính vì thế, họ có thể rơi vào trạng thái vui buồn thất thường, có khi vui vẻ, năng lượng nhưng cũng có lúc cáu gắt, buồn chán, kích động.

5. Rối loạn nhân cách ranh giới (BPD)

Rối loạn nhân cách ranh giới là một chứng rối loạn tâm thần được đặc trưng bởi sự thay đổi cảm xúc nhanh chóng và mạnh mẽ của người bệnh. Bạn sẽ thấy những người mắc phải chứng bệnh này sẽ có xu hướng biến đổi đột ngột về trạng thái tâm lý. Họ có thể chuyển từ sự lo lắng, bất an sang giận dữ, cáu gắt hoặc cảm giác vui vẻ sang buồn bã, chán nản.

Vui buồn thất thường
Rối loạn nhân cách ranh giới gây ra những sự biến đối mạnh mẽ về cảm xúc, khó kiểm soát.

Mặc dù sự thay đổi của người bệnh BPD không diễn ra ở mức độ quá cao như các rối loạn cảm xúc lưỡng cực nhưng cũng gây ra nhiều tác động đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt của người bệnh. Bệnh nhân thường gặp nhiều khó khăn trong việc đối mặt và xử lý các tình huống căng thẳng, khó khăn và dễ nảy sinh các cảm xúc rối loạn khiến bản thân không kiểm soát được.

6. Rối loạn nội tiết tố

Sự thay đổi của nội tiết tố bên trong có thể có liên quan mật thiết đối với cảm xúc của con người. Cụ thể, trong các giai đoạn nhạy cảm như dậy thì, trước kỳ kinh nguyệt, mang thai, sau sinh, tiền mãn kinh, mãn kinh có thể khiến cho nội tiết tố của phụ nữ bị đảo lộn một cách đột ngột, từ đó gây ảnh hưởng lớn đến cảm xúc, tâm trạng của họ.

Khi nội tiết tố không được cân bằng và thường xuyên bị rối loạn sẽ kéo theo sự biến đổi bất thường về mặt cảm xúc. Con người có thể trở nên vui buồn thất thường, những cảm xúc trở nên lẫn lộn, khó có thể kiểm soát tốt.

Làm gì khi hay vui buồn thất thường?

Tâm trạng vui buồn thất thường có thể là do các tác động từ những yếu tố bên ngoài nhưng cũng có khả năng tiềm ẩn những vấn đề sức khỏe nguy hiểm. Chính vì thế, nếu sự thay đổi cảm xúc diễn ra đột ngột và gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày thì bạn cũng cần tiến hành thăm khám, chẩn đoán chính xác để nhận được sự hỗ trợ, can thiệp phù hợp từ chuyên gia.

Đối với mỗi tình trạng bệnh lý khác nhau mà các bác sĩ chuyên khoa sẽ cân nhắc để lựa chọn các phương pháp can thiệp phù hợp, hiệu quả cho từng người bệnh. Thông thường, các rối loạn tâm thần sẽ được ưu tiên áp dụng trị liệu tâm lý, đôi lúc có sự kết hợp với việc dùng thuốc để mang đến hiệu quả tích cực cho quá trình điều trị.

Vui buồn thất thường
Thả lỏng, thư giãn là cách hiệu quả để giúp bạn kiểm soát cảm xúc an toàn, nhanh chóng tại nhà.

Bên cạnh đó, để có thể kiểm soát cảm xúc, loại bỏ những sự thay đổi thất thường về tâm trạng, bạn cũng cần chú ý đến việc xây dựng lối sống lành mạnh, tích cực bằng các biện pháp sau:

  • Tăng cường tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, mang đến một tinh thần thoải mái, tích cực để hoạt động và làm việc hiệu quả. Theo các nghiên cứu khoa học nhận thấy rằng, việc vận động lành mạnh sẽ giúp cho cơ thể được sản sinh ra hàm lượng hormone giúp hạnh phúc, loại bỏ căng thẳng, mệt mỏi và cân bằng cảm xúc hiệu quả. Đồng thời, thói quen này còn giúp bạn có được một thể chất khỏe mạnh, dẻo dai, tăng cường sức đề kháng an toàn ngay tại nhà.
  • Điều chỉnh thói quen ăn uống hàng ngày, tích cực bổ sung các chất dinh dưỡng thông qua đa dạng các loại thực phẩm tươi ngon, an toàn. Việc ăn uống đầy đủ, đảm bảo tốt chất lượng bữa ăn sẽ giúp bạn cung cấp nguồn năng lượng dồi dào để các cơ quan bên trong cơ thể hoạt động hiệu quả, cân bằng tốt trạng thái tinh thần, hạn chế tối đa sự thay đổi cảm xúc.
  • Rèn luyện thói quen đi ngủ sớm, đảm bảo ngủ đủ giấc và tập trung giấc ngủ vào ban đêm. Việc mất ngủ hoặc thiếu ngủ liên tục cũng có thể khiến cho tâm trạng của bạn trở nên hỗn loạn và khó kiểm soát. Do đó, hãy cố gắng sắp xếp công việc và dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn.
  • Chủ động chia sẻ, tâm sự nhiều hơn với những người bên cạnh. Nếu cảm thấy không thoải mái hoặc gặp phải các vấn đề khó khăn về cảm xúc, bạn hãy học cách chia sẻ với những người xung quanh để giải tỏa những bất ổn trong tâm trạng. Việc nói ra được những suy nghĩ của bản thân sẽ giúp bạn giải tỏa tốt những điều tiêu cực, từ đó dễ dàng hơn trong việc cân bằng cảm xúc.
  • Áp dụng các biện pháp thư giãn như yoga, thiền định, massage cơ thể, hít thở sâu, ngâm chân với ấm, đi dạo, sử dụng tinh dầu thơm để tinh thần được thoải mái, dễ chịu hơn, từ đó giảm thiểu đi tình trạng biến đổi tâm trạng thất thường.
  • Tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể hoặc tìm kiếm cho mình một thú vui lành mạnh nào đó để giải tỏa tâm trạng mỗi lúc căng thẳng, mệt mỏi, mất kiểm soát. Bạn có thể học nấu ăn, ca hát, sáng tác nhạc, học một ngôn ngữ mới, chơi với thú cưng,…hoặc làm những điều bản thân yêu thích và cảm thấy thoải mái.
  • Viết nhật ký cũng là một gợi ý tuyệt vời có thể giúp bạn kiểm soát cảm xúc tốt hơn, hạn chế sự vui buồn thất thường. Hãy bắt đầu thói quen ghi chép lại những điều đã xảy ra trong cuộc sống hàng ngày, bộc lộ tâm trạng của bản thân về những điều đó để giúp giải tỏa, cân bằng tốt hơn.
  • Đồng thời, hãy học cách yêu quý bản thân mình hơn. Dù công việc, cuộc sống có bận rộn đến mấy bạn cũng nên dành ra một ít thời gian trong ngày hoặc cuối tuần để tận hưởng sự yên bình, nhờ đó hỗ trợ cân bằng và quản lý tốt cảm xúc.

Vui buồn thất thường có thể là dấu hiệu cảnh báo về một bệnh lý tâm thần nguy hiểm cần được can thiệp và khắc phục trong giai đoạn sớm. Chính vì thế, mỗi chúng ta cần có ý thức và sự quan tâm nhiều hơn đến những cảm xúc của chính mình, kịp thời nhận ra những bất ổn trong tinh thần để có biện pháp cải thiện, phục hồi hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Áp lực học tập là gì? Nguyên nhân, hậu quả và cách giải tỏa

Áp lực học tập hiện đang là vấn đề xuất hiện phổ biến trong môi trường học của các em học sinh, sinh viên. Tình...

Chứng cuồng loạn Hysteria là gì? Bạn biết gì về hội chứng này?

Chứng cuồng loạn Hysteria thường khởi phát ở những người có nhân cách yếu, trẻ em được nuông chiều, bảo bọc quá mức. Hội chứng...

phân biệt trầm cảm và tự kỷ ở trẻ
Cách phân biệt trầm cảm và tự kỷ ở trẻ: Cha mẹ không thể bỏ qua

Tự kỷ có thể dẫn đến trầm cảm, nhưng trầm cảm không phải là nguyên nhân gây ra hiện tượng tự kỷ. Hai căn bệnh...

uống thuốc trầm cảm quá liều
Uống thuốc trầm cảm quá liều có nguy hiểm không? Những lưu ý khi dùng

Việc sử dụng thuốc chống trầm cảm bắt buộc phải tuân theo liều lượng và nguyên tắc nhất định để tránh trường hợp ngộ độc,...

Trầm cảm u sầu là gì?

Trầm cảm u sầu (Melancholia): Nguyên nhân, Dấu hiệu, Điều trị

Trầm cảm học đường là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp

trầm cảm không điển hình

Trầm cảm không điển hình: Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách vượt qua

rối loạn thách thức chống đối

Rối loạn thách thức chống đối là gì? Biểu hiện và Biện pháp can thiệp

trầm cảm sau phá thai

Trầm cảm sau khi phá thai: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách phòng tránh