Cảm Xúc Tiêu Cực Là Gì? Nguyên nhân, nhận biết và cách vượt qua

Con người rất đa cảm và dễ bị tác động tâm lý bởi những yếu tố bên ngoài. Chúng ta có thể nhanh chóng trở nên vui vẻ, hân hoan hay đột nhiên buồn bã, cáu giận. Nhưng cảm giác buồn vui hờn giận này được gọi là cảm xúc. Chúng thường được chia làm hai loại là cảm xúc tích cực và cảm xúc tiêu cực. Trong đó cảm xúc tiêu cực thường khiến chúng ta mệt mỏi, đau khổ, bất lực và ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe tinh thần.

Cảm xúc tiêu cực là gì?

Cảm xúc là một khái niệm rất phức tạp và khó định nghĩa. Hiện nay các nhà khoa học vẫn còn nhiều tranh cãi, và chưa thể đưa ra một định nghĩa chính xác và đầy đủ cho khái niệm này. Mỗi người sẽ có những định nghĩa khác nhau về cảm xúc. Tuy nhiên hiểu theo một cách đơn giản, cảm xúc là phản ứng của chúng ta với tác động từ bên ngoài hoặc bên trong cơ thể, và có thể ảnh hưởng đến nhận thức cùng hành vi.

cảm xúc tiêu cực
Cảm xúc tiêu cực có thể khiến bạn chìm sâu trong vũng lầy nếu không biết cách thoát ra và cải thiện tâm trạng.

Cảm xúc rất phức tạp vì chúng luôn bị chi phối bởi những yếu tố khác nhau. Quá trình sinh học và tình trạng sinh lý của cơ thể ít nhiều có ảnh hưởng đến tâm trạng và cảm xúc của chúng ta. Khi chúng ta đối mặt với một tình huống nhất định, bộ não sẽ phản ứng bằng cách sản sinh và giải phóng các hormone và các chất nội sinh như cortisol, adrenaline, serotonin, dopamine,… nhằm đáp lại tác động từ bên ngoài, từ đó sinh ra cảm xúc.

Cảm xúc tích cực hay cảm xúc tiêu cực đều được hình thành theo cách này, và chúng sẽ chịu thêm ảnh hưởng của nhiếu yếu tố đi kèm. Có thể nói cảm xúc tiêu cực là những phản ứng tự nhiên của cơ thể với những tác nhân từ bên ngoài khi chúng ta rơi vào tình huống không mong muốn, bị đe dọa, ám ảnh, cảm thấy hoảng sợ, stress, mắc các chứng rối loạn tâm thần, hay phải đối mặt với một sự việc hay sự việc nào đó.

Cảm xúc tiêu cực là những cảm giác mang đến sự mệt mỏi, đau khổ, buồn bã, tức giận, phẫn nộ, ghen ghét, hoảng sợ,… khiến chúng ta giảm sự tự tin, giảm lòng tự trọng, và không mang đến niềm vui trong cuộc sống. Thậm chí chúng còn có thể khiến chúng ta mất kiểm soát và có hành vi bạo lực. Những ảnh hưởng của cảm xúc tiêu cực đến mỗi người nặng hay nhẹ là tùy thuộc vào tính cách, suy nghĩ, thời gian, và cách chúng ta ứng phó với cảm xúc.

Ảnh hưởng của cảm xúc tiêu cực đến cuộc sống

Nếu thời gian bị ảnh hưởng càng dài và mức độ càng nghiêm trọng, cách suy nghĩ và hành xử của chúng ta cũng sẽ chịu ảnh hưởng nhất định. Việc này khiến những cảm xúc tức giận, đau buồn, ghen ghét ngày càng mãnh liệt, ngăn cản chúng ta hưởng thụ những điều tuyệt vời của cuộc sống. Đối phó với những cảm xúc không tích cực là điều không hề đơn giản, bởi vì chúng ta có xu hướng bị cuốn vào vòng xoáy tiêu cực và khó lòng thoát ra.

Cảm xúc tiêu cực khiến chúng ta khôn còn đủ sáng cuốt để phân tích sự việc, che mờ lý trí và khiến chúng ta hành động thiếu sáng suốt, dẫn đến những lời nói và hành vi không đúng mực. Thậm chí những vấn đề phát sinh trong cơn nóng giận có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, và khiến bản thân phải hối tiếc về sau. Đặc biệt, những cảm xúc tiêu cực có khả năng lan truyền, và nhanh chóng hủy hoại những mối quan hệ tốt đẹp.

cảm xúc tiêu cực
Những mối quan hệ tốt đẹp như gia đình, bạn bè, hay tình yêu có thể vỡ nát tan tành vì tình trạng tiêu cực của bạn.

Việc giữ những cảm xúc tiêu cực khi trao đổi, đàm phán, và giải quyết vấn đề có thể khiến chúng ta rơi vào trạng thái bị động. Đơn giản vì khi nóng nảy và mất kiểm soát, bạn rất dễ bị người khác lợi dụng, và dẫn dụ vào những hành vi sai trái. Cảm xúc không tích cực của một người có thể lan truyền sang những người khác, và khiến mọi thứ xung quanh rơi vào hỗn loạn. Khi bạn bị ám ảnh bởi những cảm xúc không lành mạnh, cuộc sống của bạn sẽ tràn ngập mệt mỏi và đau khổ.

Xét trên mặt tích cực, cảm xúc tiêu cực không phải lúc nào cũng xấu, nếu nó chỉ dừng ở mức vừa phải. Cảm xúc tiêu cực là điều đối lập để giúp ta nhận ra sự quý giá của những cảm xúc tích cực, giúp ta cảm nhận sư đa dạng của thế giới, và giúp nội tâm của chúng ta ngày càng phong phú và kiên cường hơn khi gánh chịu những áp lực, những góc khuất của thế giới ảnh hưởng đến cuộc sống. Giá trị của những cảm xúc tiêu cực là giúp ta ý thức hơn về bản thân.

Tuy nhiên nếu bạn không thể thoát khỏi vũng lầy do những cảm xúc không lành mạnh gây ra thì mọi thứ sẽ trở nên tồi tệ. Chính vì thế, chúng ta cần biết lúc nào nên giữ những cảm xúc tiêu cực để biến chúng thành động lực, khi nào nên thả lỏng bản thân và quên đi những phiền muộn để lòng nhẹ nhàng hơn. Những hậu quả nghiêm trọng mà sự tiêu cực gây ra cho tinh thần và thân thể là không thể lường trước được, thậm chí có thể dẫn đến trầm cảm.

Tâm trạng tiêu cực có thể ảnh hưởng đến hệ hố hấp, khiến chức năng phổi suy giảm, tạo ra hiện tượng khó khở, mệt mỏi, chóng váng vì lượng oxy trong máu bị giảm. Việc căng thẳng, nản lòng, tức giận với tần suất cao cũng tăng nguy cơ bị bệnh tim, khiến vết thương khó lành, ảnh hưởng đến hệ thần kinh hay gan thận. Tình trạng mất ngủ, giấc ngủ không sâu, và cảm giác mệt mỏi vào buổi sáng cũng là hậu quả của việc không thể giải tỏa cảm xúc tiêu cực.

Nguyên nhân sinh ra cảm xúc tiêu cực

Khi trong đầu ngập tràn những suy nghĩ tiêu cực, chúng ta chỉ nhớ những điều chúng ta muốn nhớ, và nhin thấy những điều chúng ta muốn thấy. Đây là lý do việc đánh giá và xử lý tình huống trong cơn nóng giận không mang đến kết quả tốt, mà chỉ khiến sự tức giận, bức bối, mệt mỏi, của chúng ta ngày càng tăng cao. Cảm xúc càng mãnh liệt và càng kéo dài thì tình hình ngày càng tồi tệ.

cảm xúc tiêu cực
Những cảm xúc không tích cực khiến bạn chìm trong sự cô đơn, mệt mỏi và chỉ muốn trốn đến một nơi thật xa.

Cảm xúc tiêu cực có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, và thường thì chúng là kết quả của những trải nghiệm hoặc sự kiện cụ thể. Cảm xúc này có thể nhanh chóng lướt qua, hoặc tồn tại trong một thời gian ngắn rồi biến mất khi sự kiện kết thúc, và không ảnh hưởng quá lớn đến chúng ta. Tuy nhiên trong một số trường hợp, cảm xúc tiêu cực tích tụ theo thời gian sẽ bắt nguồn từ nhiều vấn đề xảy ra trong cuộc sống.

  • Xung đột trong mối quan hệ: Con người không thể sống tách rời khỏi xã hội, vì thế việc xây dựng và giữ gìn những mối quan hệ xung quanh là vô cùng cần thiết. Các mối quan hệ cơ bản mà chúng ta có thể có là gia đình, người yêu, bạn bè, đồng nghiệp, và đối tác. Nếu những mối quan hệ này xảy ra trục trặc, nảy sinh những vấn đề khó hoặc không thể giải quyết, chúng ta rất dễ sinh ra những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực. Ví dụ khi bạn rơi vào những tình huống như: cha mẹ cãi nhau hay ly hôn, con cái không nghe lời, tình yêu tan vỡ, bạn bè phản bội, đồng nghiệp quay lưng, hay đối tác làm khó dễ, thì những cảm xúc như tức giận, thất vọng, tổn thương là không thể tránh khỏi. Sự đau khổ mà những cảm xúc tiêu cực này mang lại sẽ tùy vào độ nghiêm trọng của vấn đề.
  • Nhu cầu không được đáp ứng: Bạn thường rơi vào cảm xúc đau khổ khi tình yêu không được đáp lại, thất vọng vì không xin được việc làm, buồn bã vì không mua được món đồ mình cần, hay tức giận khi không được điểm cao, không đạt được mục tiêu đề ra. Có thể thấy, khi nhu cầu và ước muốn của bạn về một sự vật hay sự việc nào đó không được đáp ứng, bạn thường sinh ra những cảm xúc tiêu cực. Những nhu cầu này có thể liên quan đến thể chất, tình cảm, mối quan hệ xã hội, vật chất, hay các vấn đề tinh thần khác. Đây là những cảm xúc hoàn toàn bình thường, nhưng nó sẽ trở nên độc hại nếu bạn bị ám ảnh và bị thôi thúc thực hiện những hành vi tồi tệ.
  • Cảm thấy bản thân có lỗi: Xấu hổ, bối rối, hối hận, dằn vặt, đau khổ là những cảm xúc tiêu cực khi bạn nhận ra mình đã làm sai, nhận ra hành vi của bản thân đi ngược với quy chuẩn đạo đức và chuẩn mực xã hội. Cảm giác này xuất hiện khi chúng ta nhận thức được hành động, và có ý định thay đổi và sữa chữa sai lầm. Tuy nhiên hãy cẩn thận với những suy nghĩ tiêu cực này, vì chúng có thể ảnh hưởng nặng nề đến tinh thần và sức khỏe thể chất của chúng ta. Dằn vặt bản thân có thể khiến con người hành động dại dột.
  • Ảnh hưởng từ môi trường: Sự đồng cảm với những tình huống tréo ngoe, số phận bi thảm, và con người có cuộc đời đau khổ trong phim ảnh, sách truyện, hay qua lời kể của người khác rất dễ khiến chúng ta động lòng và sinh ra những cảm xúc tiêu cực. Ảnh hưởng từ những ấn phẩm giải trí, hay qua những sự kiện được nhìn thấy và nghe thấy khiến chúng ta bị ám ảnh, cảm thấy bi quan, phẫn nộ, ghê tởm, đau xót và nhiều cung bậc cảm xúc khác. Những cảm xúc này đặc biệt nghiêm trọng với những ai nhạy cảm, có đời sống nội tâm phong phú và mau nước mắt.
cảm xúc tiêu cực
Cảm xúc là điều dễ lan truyền, nhất là khi chúng ta đồng cảm với tình cảnh của người kể.
  • Kỹ năng quản lý cảm xúc kém: Một số người có khả năng quản lý và điều hòa cảm xúc rất tốt, trong khi những người khác thì không. Người có thể lý trí phân tích vấn đề, nhìn nhận mọi thứ dưới cái nhìn đa chiều, và suy nghĩ tích cực ít khi rơi vào những tình huống mất khống chế, cũng không chìm vào những suy nghĩ tiêu cực. Nhưng với những ai quản lý cảm xúc kém, họ rất dễ bị cảm xúc nhất thời chi phối hành động, và dễ bị ám ảnh bởi những mặt tối của xã hội. Chính vì thế kỹ năng quản lý cảm xúc là một điều vô cùng quan trọng mà chúng ta cần học hỏi.
  • Bị thao túng tâm lý: Thôi miên, ám thị, gaslight, hay thao túng tâm lý là những hình thức tác động trực tiếp đến tinh thần của một người, và điều khiển người đó hành động theo ý muốn của một người khác. Những người bị thao túng tâm lý có thể bị dẫn dắt sai lầm, và chìm trong vũng lầy của những suy nghĩ tiêu cực theo ý muốn của kẻ thôi miên. Chúng ta rất khó nhận ra bản thân đang bị thao túng, thậm chí luôn cảm thấy bản thân là người có lỗi, là kẻ tồi tệ, là tôn thờ đối phương một cách vô điều kiện. Chính vì thế rất khó để nhận ra những bất thường, và khó kiểm soát suy nghĩ, hành vi trong trường hợp bị thao túng.
  • Mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần: Stress, trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn cảm xúc, hay các hội chứng tương tự đều có thể khiến chúng ta cảm thấy mệt mỏi, đau khổ, trầm mặc, cô đơn, lo lắng, sợ hãi, thờ ơ với mọi thứ xung quanh, và tuyệt vọng đến mức chỉ muốn chết đi. Những vấn đề sức khỏe tâm thần tác động trực tiếp đến cảm xúc, có thể tạo nên trạng thái hưng cảm hay trầm cảm, và khiến chúng ta không thể kiềm chế cảm xúc. Cảm xúc tiêu cực sinh ra từ nguyên nhân này thường nghiêm trọng và khó giải quyết hơn nhiều so với những nguyên nhân khác.

Sự đa dạng trong những trải nghiệm cuộc sống, cùng những cung bậc cảm xúc khác biệt, cũng sinh ra nhiều nguyên nhân dẫn đến cảm xúc tiêu cực ở mỗi người. Chúng ta cần trải qua nhiều sự kiện, nếm trải nhiều loại cảm xúc, và học hỏi cách kiếm soát những suy nghĩ tiêu cực của bản thân trước sự biến hóa khôn lường của cuộc sống. Có như vậy, tâm trạng và hành vi của bạn mới không bị sự tiêu cực điều khiển.

Những cảm xúc tiêu cực phổ biến và biểu hiện của chúng

Những cảm xúc tiêu cực rất đa dạng, và mỗi loại sẽ có những biểu hiện khác nhau. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một số cảm xúc tiêu biểu thường gặp trong cuộc sống. Những cảm xúc tiêu cực này hầu hết đều có ảnh hưởng ít nhiều đến chúng ta trong một số trường hợp cụ thể, tác động tâm lý và ảnh hưởng đến tư duy, khả năng phán đoán, và hành vi của chúng ta khi đối phó những tình huống bất ngờ.

cảm xúc tiêu cực
Cảm xúc tiêu cực nếu không được kiểm soát có thể gây ra tình trạng kích động, nóng nảy và dẫn đến những vấn đề không đáng có.

Tuy nhiên, những cảm giác tiêu cực này không phải lúc nào cũng có ý nghĩa xấu. Nếu nhìn nhận theo hướng tích cực, những cảm xúc này có thể giúp chúng ta nhận ra sai lầm, cổ vũ ta tiến về phía trước, và giúp chúng ta hoàn thiện bản thân hơn. Điều quan trọng là ta đừng để chúng điều khiển, mà phải biết cách kiểm soát chúng. Một số cảm xúc tiêu cực phổ biến mà chúng ta cần quan tâm bao gồm:

1. Tức giận, khó chịu

Bạn thể hiện sự tức giận khi chứng kiến những chuyện đi ngược với quy chuẩn đạo đức và xã hội, khi người khác làm bạn phật lòng, hay bị đổ oan, bị trêu chọc, bị ai đó chạm vào giới hạn của bản thân. Tức giận là một trạng thái cảm xúc phổ biến của cơ thể khi phản ứng với tác động từ bên ngoài. Những người có tính khí nóng nảy, bộp chộp, dễ kích động thường thể hiện sự giận dữ một cách trực tiếp hơn những người hiền lành.

Khi tức giận, bạn có thể đỏ mặt, khó thở, la hét, đập phá đồ vật, thậm chí có thể có hành động bạo lực trong lúc không kiềm chế được. Bạn cảm thấy máu trong cơ thể như sôi lên, và cảm giác phẫn nộ tràn ngập tâm trí. Bạn chí muốn tìm một nơi để phát tiết sự tức giận này. Đây là những biểu hiện thường gặp nhất khi tức giận, và không phải lúc nào chúng ta cũng có quyền thể hiện cảm xúc này, nhất là ở nơi công cộng, công ty hay trước mặt khách hàng.

Khó chịu là một cảm xúc nhẹ hơn tức giận. Bạn vẫn cảm thấy không thoải mái khi người khác vi phạm nghiêm tắc do bạn đặt ra, khi bị trêu chọc hay làm phiền, nhưng mức độ ảnh hưởng không quá nghiêm trọng. Những biều hiện của trạng thái này là nhăn mặt, trầm giọng, và biểu lộ cảm xúc qua ánh mắt. Trong trạng thái khó chịu thì bạn vẫn kiểm soát lý trí tốt hơn, và không gây những hậu quả nghiêm trọng như ki tức giận.

2. Sợ hãi

Sợ hãi có liên hệ chặt chẽ với ý thức tự bảo vệ của chúng ta. Bạn thường cảm thấy sợ hãi khi nào? Khi xem những kẻ sát nhân hay bóng ma vồ đến trong phim kinh dị, hay khi chứng kiến những cảm máu me bạo lực? Khi đối mặt với bóng đêm, ở một mình tại những nơi hoang váng u ám, hay khi nghe những âm thanh lạ? Sợ hãi chính là phản ứng của cơ thể nhằm cảnh báo chúng ta về nguy hiểm tiềm ẩn, hoặc thất bại.

cảm xúc tiêu cực
Sợ hãi có thể khiến chúng ta hoảng loạn, nhưng cũng có thể khiến chúng ta cảm giác với những nguy hiểm rình rập.

Trong những tình huống cảm nhận được nguy hiểm, hoặc khi đối diện với thất bại, bạn bỗng cảm thấy rùng mình, hồi hộp, tim đập nhanh, rung rẩy, đổ mồ hôi lạnh, tay chân cứng đơ, co người lại, nhắm mắt, la hét, và cố gắng bấu víu vì thứ gì đó mang đến cảm giác an toàn. Cảm giác sợ hãi đôi khi có thể cứu mạng chúng ta, vì trong những tình huống nhất định, cảm xúc sợ hãi chính là hồi chuông cảnh báo nguy hiểm hữu hiệu nhất.

Một số người không muốn thừa nhận và thể hiện sự sợ hãi của mình trước mặt mọi người, vì sợ bị trêu chọc là người nhát gan. Thực tế thì sợ hãi tuy là một cảm xúc tiêu cực, nhưng trong giới hạn bình thường, đây vẫn là một cảm xúc bình thường mà không ai trong chúng ta có thể che giấu. Chấp nhận cảm xúc sợ hãi và tìm cách đối phó sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc đối mặt với những tình huống bất ngờ.

3. Xấu hổ và tội lỗi

Xấu hổ và tội lỗi là cảm xúc khi chúng ta nhận ra bản thân đã làm sai, có những hành động đi ngược với đạo đức và luật pháp. Cảm xúc tiêu cực này tác động mạnh đến tinh thần, khiến ta rơi vào trạng thái đau khổ, hoảng loạn, bất an, và tự dằn vặt bản thân. Ngoài ra khi đối mặt với những tình huống bất ngờ, chúng ta cũng có xu hướng cảm thấy tội lỗi, tự đổ lỗi cho bản thân dù chẳng làm gì sai, cũng như không thể thay đổi sự thật.

Cảm giác xấu hổ và tội lỗi kéo dài có thể sinh ra hoang tưởng và trầm cảm. Xét về mặt tích cực thì tình trạng này giúp ta nhân thức vấn đề và thay đổi bản thân tốt hơn, không tái phạm sai lầm. Tuy nhiên nếu cứ để sự dằn vặt, tự trách, xấu hổ, tội lỗi, cắn rứt bào mòn tâm trí và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày thỉ tỷ lệ mắc các bệnh về tâm thần sẽ tăng cao. Đặc biệt là tỷ lệ tự sát ở thanh thiếu niên trong trường hợp này rất cao.

4. Ghen tị, ghen ghét

Cảm giác ghen ghét và ghen tị sinh ra khi chúng ta bị so sánh, hoặc chủ động so sánh bản thân với một sự vật, sự việc khác. Đối tượng được so sánh thường có tài năng, ngoại hình, gia thế, điều kiện, bằng cấp, năng lực cao hơn người bị so sánh. Sự chêch lệch quá rõ ràng, cùng với việc thường xuyên tiếp thu những so sánh mang tính tiêu cực khiến chúng ta sinh ra cảm xúc ghen ghét, đố kỵ nặng nề với người khác.

cảm xúc tiêu cực
Sự ghen ghét và đố kỵ giống như một ngọn lửa âm ỉ thiêu cháy lý trí và khiến chúng ta có những hành động tổn hại người xung quanh.

Tâm lý ghen tị, ghen ghét và đố kỵ thường xảy ra khi những đứa trẻ bị cha mẹ so sánh với con nhà người ta về thành tích học tập, tài năng hay ngoại hình một cách thường xuyên, và với những lời lẽ không hay. Khi lớn lên, chúng ta ghen tị và đố kỵ khi người khác đẹp hơn, giàu hơn, có năng lực hơn, được nhiều người theo đuổi hơn, và nhận được nhiều ưu đãi hơn trong công việc lẫn cuộc sống.

Ghen tị có thể là tác nhân tốt thúc đẩy bản thân tiến bộ nếu chúng ta lấy đó làm động lực để đạt được thành tựu ngang bằng, hay vượt hơn người khác một cách công bằng. Tuy nhiên, nếu để cảm xúc này ngày càng tiêu cực, chúng ta sẽ có những hành vi như dè bĩu, chê bai, tung lời đồn thất thiệt, bắt nạt, cô lập, luôn có những ý nghĩ tiêu cực về người chúng ta ghen ghét, thậm chí là tìm cách hãm hại, vu oan, và giết hại người khác.

5. Lo âu, lo lắng

Sự lo âu giống như sợ hãi đều có tác dụng cảnh báo chúng ta khi có nguy hiểm đến gần, hoặc khi rơi vào một tình huống không mong muốn. Ngoài ra lo âu và sợ hãi quá mức còn có thể là biểu hiện của những hội chứng tâm thần như chứng rối loạn lo âu và rối loạn cảm xúc. Tình trạng lo âu xảy ra khi chúng ta phải đối mặt với những tình huống quan trọng, căng thẳng, chứa nhiều rủi ro khó đoán trước.

6. Buồn bã, đau khổ

Chúng ta buồn bã, đau khổ khi chứng kiến những sự việc đau lòng, chứng kiến cái chết của người thân hay bạn bè, khi bị lừa dối, phá sản, thất nghiệp, thất tình, bị khiển trách, hiểu lầm, và nhiều tình huống khác. Cảm giác buồn bã, đau khổ có thể biến thành u uất và kéo dài khiến cuộc sống của chúng ta luôn tràn ngập trong những vấn đề tiêu cực. Buồn bã và đau khổ cũng có thể là dấu hiệu của những vấn đề tâm lý nghiêm trọng cần chú ý.

6. Sụp đổ, tuyệt vọng

Tuyệt vọng có thể xem là cảm xúc tiêu cực nặng nề nhất, và dễ dẫn đến cái chết nhất. Cảm giác sụp đổ và tuyệt vọng khi lòng tin bị phản bội, khi mắc bệnh nan y không có cách cứu chữa, hoặc khi rơi vào những tình huống nguy hiểm đến tính mạng. Tuyệt vọng khiến chúng ta khó thở, mệt mỏi, tim đập nhanh, đau khổ, hoảng loạn, liên tục khóc lóc và la hét. Khi tình trạng tuyệt vọng lên đến đỉnh điểm, chúng ta sẽ rơi vào trạng thái chết lặng.

cảm xúc tiêu cực
Hậu quả nghiêm trọng nhất của tuyệt vọng là nhiều người tìm đến cái chết để mong muốn sự giải thoát.

Tuyệt vọng còn có thể khiến chúng ta nảy sinh những ý nghĩ không tưởng, và dám làm những điều chưa bao giờ làm. Trong trạng thái tuyệt vọng, con người có thể làm bất cứ điều gì để tìm kiếm sự sống, hoặc thỏa mãn chấp niệm của bản thân. Họ có thể trở thành những kẻ sát nhân máu lạnh, tìm kiếm sự giải thoát bằng cách tự tử, hoặc kiên cường chống chọi với mọi thứ để tìm kiếm sự sống. Vấn đề này tùy thuộc vào ý chí và suy nghĩ của từng người.

Những mặt tích cực của cảm xúc tiêu cực

Như đã nói ở trên, trạng thái tiêu cực cũng có những ý nghĩa nhất định với con người nếu chúng được kiểm soát tốt. Quan trọng là ta không được cam chịu và chấp nhận chúng một cách hiển nhiên. Kiểm soát và vượt qua trạng thái tiêu cực có thể rèn luyện khả năng đối kháng với áp lực, giữ tư duy tỉnh táo dù trong những hoàn cảnh khó khăn nhất, ngăn cản bản thân hành động nóng nảy, và mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe

  • Giúp bạn thận trọng hơn: Những cảm xúc tiêu cực có thể là dấu hiệu cảnh tỉnh, và thông báo cho chúng ta về những khó khăn phía trước, buộc chúng ta phải tìm ra nguyên nhân và thay đổi bản thân. Ví dụ bạn gặp thất bại trong công việc, và cảm thấy tuyệt vọng, chán nản vì sự kiện này. Tuy nhiên, hãy để những cảm xúc tiêu cực này biến thành động lực để ta tiếp tục phấn đấu và học hỏi từ sai lầm. Bạn hãy xác định nguyên nhân và yếu tố khiến bạn thất bại, vì sao chúng lại xảy ra và làm sao để khắc phục. Ngoài ra bạn cũng có thể tìm tòi và suy luận những vấn để có thể xảy ra tiếp theo để có cách ứng phó phù hợp.
  • Thay đổi góc nhìn và hành vi: Cảm giác xấu hổ và tội lỗi là một cách chúng ta trừng phạt bản thân khi nhận thức được mình đã làm sai, hoặc không nên rơi vào tình huống đang xảy ra nếu cẩn thận hơn. Cảm xúc này chỉ hữu ích khi chúng ta hiểu mình đã cư xử hoặc nói điều gì đó gây tổn thương cho người mà chúng ta quan tâm, và đây là bài học để chúng ta thay đổi bản thân tốt hơn, không lặp lại cùng một sai lầm. Những người có nhận thức rõ ràng và thay đổi theo chiều hướng tích cực sẽ không vướng vào tệ nạn xã hội, ma túy, rượu bia, hay tự hủy hoại bản thân vì chìm trong suy nghĩ tiêu cực.
  • Nhận ra tiềm năng của bản thân: Cảm xúc ghen tị và không cam lòng có thể thúc đẩy con người cố gắng nhiều hơn và khai phá những tiềm năng ẩm giấu của bản thân. Ghen tị là một cảm xúc tiêu cực, nhưng trong trường hợp này, ghen tị mang đến những ảnh hưởng tích cực. Chúng ta gọi đây là “ghen tị lành tính”, tức bạn cảm thấy thua kém người đứng trước hoặc người giỏi hơn mình, nhưng bạn luôn cố gắng hoàn thiện bản thân để đạt được vị trị tương đương, thậm chí đánh bại họ một cách đường đường chính chính. Sự ghen tị lành tính có thể khuyến khích học sinh học tốt hơn, giúp đỡ một tập thể cùng nhau tiến bộ.
cảm xúc tiêu cực
Hãy biến những cảm xúc tiêu cực thành động lực để bản thân ngày một tốt hơn, gặt hái nhiều thành công trong công việc và cuộc sống.
  • Động lực để tiến về phía trước: Bạn sẽ không nhận ra những thiếu sót và không có động lực nếu không rơi vào tình trạng tiêu cực. Khi lo lắng, hoảng sợ, mệ mỏi hay bị dồn vào đường cùng, bạn sẽ làm mọi thứ để giúp bản thân thoát khỏi trạng thái không tích cực. Đây là lúc năng lượng của bạn bùng nổ, tạo nên động lực để bức phá và tiến về phía trước. Bạn sẽ buộc não bộ hoạt động mạnh hơn, tăng cường thể chất, và tìm mọi cách để lật lại tình hình. Đây là ảnh hưởng tích cực của cảm xúc tiêu cực nếu ta biết cách tận dụng.

Những mặt tích cực của trạng thái tiêu cực chỉ xuất hiện nếu chúng ta biết cách đối phó và vượt qua những khoảnh khắc khó khăn. Vậy làm sao để giải quyết những vấn đề tiêu cực, và không biến chúng thành gánh nặng cho tâm trạng? Có rất nhiều cách để vực dậy trong những tình huống mệt mỏi và khó khăn. Chúng ta có thể “tự lực cánh sinh” hoặc tìm đến sự giúp đỡ của những người xung quanh.

Làm sao để vượt qua những cảm xúc tiêu cực?

Để vượt qua những cảm xúc tiêu cực, chúng ta cần sự cố gắng rất lớn để không bị cuốn vào vòng xoáy của những điều bất cập. Thông thường thì những điều tiêu cực có xu hướng lây lan, và ảnh hưởng đến con người một cách sâu sắc, cũng như trong thời gian dài hơn so với những cảm xúc tích cực. Niềm vui thường trôi qua rất nhanh, trong khi nỗi buồn gây ám ảnh và ở lại rất lâu với chúng ta.

1. Thấu hiểu và chấp nhận cảm xúc

Cảm xúc tiêu cực có thể xuất phát từ một nguyên nhân cụ thể, hoặc là tổng hợp của nhiều nguyên nhân khác nhau. Muốn vượt qua những khó khăn trước mắt, bạn cần xác định nguồn gây cảm xúc tiêu cực ở đâu để có kế hoạch đối phó hợp lý. Cảm xúc tiêu cực có thể xuất hiện khi chúng ta mệt mỏi, khi khối lượng công việc quá tải, hoặc khi suy nghĩ của chúng ta đang bị ảnh hưởng bởi những tình huống bất lợi..

Học cách thấu hiểu và chấp nhận những cảm xúc tiêu cực cũng là một cách hiệu quả để kiểm soát và vượt qua những giai đoạn khó khăn. Chấp nhận những cảm xúc tiêu cực, những suy nghĩ không tốt như một phần của cuộc sống, một phần của con người chúng ta sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn. Thay vì cố gắng trốn tránh hoặc kìm nén những cảm xúc này, bạn cho phép chúng tồn tại, nhưng không lệ thuộc vào chúng.

cảm xúc tiêu cực
Cảm xúc tiêu cực là một phần không thể tách rời của bạn, vì thề hãy chấp nhận và nhìn nhận chúng theo chiều hướng tích cực.

Việc thấu hiểu và chấp nhận cảm xúc giúp ta có phương pháp giải quyết một cách hợp lý trong từng trường hợp nhất định. Nếu bạn không dám nhìn thẳng vào sự thật, và luôn trốn tránh vấn đề thì không có cách nào giúp tâm trạng của bản thân tốt hơn. Như mọi người vẫn thường nói, cách tốt nhất để giải quyết vấn đề là đối mặt và tìm cách chế ngự, chứ không phải trốn tránh và buông xuôi.

2. Tránh xa nguồn gây cảm xúc tiêu cực

Những nguồn năng lượng tiêu cực lan truyền rất nhanh từ người này sang người khác. Vì thế để tránh tình trạng tâm lý của bản thân tồi tệ hơn, hãy tránh xa những sự vật hay sự việc là nguồn phát đi những cảm xúc tiêu cực. Nếu chúng ta thường xuyên đắm mình trong môi trường độc hại, chơi đùa và sinh hoạt cùng những người nóng nảy, xấu xa và thường xuyên có những hành động bạo lực thì chúng ta cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Bạn cũng có thể trở thành nạn nhân của trò thao túng tâm lý, và bị lợi dụng để thực hiện những hành vi sai trái. Những kẻ xấu xa có thể liên tục bơm những suy nghĩ tiêu cực vào đầu óc của bạn, hướng bạn đến những hành vi trái pháp luật, và lợi dụng bạn gánh tội thay bằng cách mượn dao giết người. Đừng để bản thân tiếp xúc với những con người xấu và giao tính mạng, cuộc đời mình vào tay những kẻ đó.

Trong một số trường hợp bất khả kháng, bạn không thể thay đổi hoặc tránh né môi trường độc hại xung quanh, thì hãy tìm đến sự trợ giúp từ bên ngoài. Sống trong môi trường độc hại trong thời gian dài vẫn có những ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý và hành vi. Bạn rất khó để không bị ảnh hưởng bởi những cảm xúc tiêu cực khi phải đối diện với chúng hàng ngày, hàng tháng, thậm chí là hàng năm trời.

3. Thay đổi suy nghĩ và lối sống

Thực tế, bạn không thể ngăn cản những cảm xúc tiêu cực xuất hiện, vì chúng là một phần tất yếu của con người và đời sống. Do đó thay vì tìm mọi cách loại bỏ và ngăn chặn một cách cố chấp, bạn nên tránh suy tư và chú ý quá nhiều đến những mặt tiêu cực, mà hãy tập trung vào những gì tốt đẹp hơn. Ví dụ thay vì buồn khổ và chìm vào bia rượu, tại sao bạn không cùng bạn bè hay gia đình đi đến một nơi thật xa?

cảm xúc tiêu cực
Bạn bè hay người thân sẽ là chỗ dựa tinh thần hoàn hảo cho bạn khi rơi vào nỗi buồn hay những hoàn cảnh ngặt nghèo.

Chúng ta có thể thay thế những cảm xúc tiêu cực bằng nguồn năng lượng tích cực nếu biết cách chia sẻ, và tìm kiếm sự giúp đỡ từ người thân và bạn bè. Bạn không bao giờ cô đơn vì xung quanh luôn có những người sẵn lòng vươn tay giúp đỡ, chỉ là xem bạn có cần hay không mà thôi. Học cách chia sẻ những cảm xúc tiêu cực cùng mọi người, và cùng họ tạo nên những điều mới mẻ để quên đi sự đau khổ hay mệt mỏi.

Bạn nên tâm sự nhiều hơn chứ không nên giấu những điều phần muộn trong lòng. Chúng ta ai cũng từng phạm sai lầm, từng sợ hãi một thứ gì đó, hoặc trải qua nỗi đau mất mát người thân, bạn bè. Nhưng trên tất cả, chúng ta nên thay đổi góc nhìn và lối sống để thấy cuộc đời này vẫn đáng sống, và còn nhiều thứ chúng ta cần trân trọng. Nếu được, bạn nên tham gia những khóa thiền định hay yoga để cải thiện trạng thái cảm xúc.

Thiền định có tác dụng tuyệt vời trong việc cải thiện tư duy, quan điểm và lối sống của bạn. Những bài tập hít thở, tịnh tâm và lắng nghe thiên nhiên giúp chúng ta bình tĩnh, thả lỏng cơ thể, thu hút những nguồn năng lượng tích cực thay vì những cảm xúc tiêu cực. Ngoài ra, thiền định còn cho chúng ta thời gian để bình tâm suy nghĩ về những điều đã qua, khai mở tư duy và học cách tha thứ cho bản thân.

Nếu bạn cảm thấy bản thân đang có lối sống không lành mạnh, thức khuya dậy trễ, luôn cảm thấy mệt mỏi do chất lượng giấc ngủ kém, ăn uống không ngon miệng, sử dụng nhiều rượu bia thì nên dừng ngay mọi hành động tàn phá thân thể nêu trên. Xây dựng thực đơn lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng, kết hợp với chế độ ngủ nghỉ khoa học sẽ góp phần cải thiện tâm trạng, giúp ta ít rơi vào trạng thái tiêu cực hơn.

4. Tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ tâm lý

Tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ tâm lý có thể là giải pháp đầu tiên, hoặc cuối cùng mà bạn chọn tùy vào quyết định của bạn. Bạn có thể nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ ngay từ đầu, khi nhận thấy những biểu hiện và độ nghiêm trọng của những cảm xúc tiêu cực đang tăng cao. Hoặc đến gặp bác sĩ khi quá trình tự cải thiện không đạt được kết quả khả quan dù bạn đã dùng mọi cách.

cảm xúc tiêu cực
Bác si tâm lý sẽ là người đáng tin cậy để bạn chia sẻ những vấn đề khó nói, và giúp bạn giải quyết chúng một cách tốt hơn.

Những liệu pháp tâm lý sẽ được sử dụng để giúp bạn vượt qua những ám ảnh tâm lý, đối mặt với những cảm xúc tiêu cực, và nhìn nhận mọi việc với cái nhìn tích cực hơn. Thông qua những cuộc trò chuyện và liệu pháp tâm lý phù hợp, bác sĩ và chuyên gia tâm lý có thể nắm được những vấn đề gây nên trạng thái tiêu cực, và giúp bạn vượt qua chúng một cách dễ dàng, nhanh chóng hơn.

Trong một số trường hợp nhất định, nếu cảm xúc tiêu cực của bạn quá mãnh liệt và ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để giúp bạn nhanh chóng bình tĩnh và ngủ ngon hơn. Việc dùng thuốc sẽ được cân nhắc sử dụng trong những tình huống cần thiết, với liều lượng phù hợp. Thuốc ngủ, thuốc an thần, thuốc chống rối loạn lo âu, thậm chí là thuốc chống trầm cảm đều có thể được sử dụng để kê đơn.

Việc để cảm xúc tiêu cực lấn át lý trí là sai lầm không nên mắc phải. Nếu bạn có thể học hỏi và hoàn thiện bản thân từ những trải nghiệm tiêu cực thì đây là một chuyện tốt. Tuy nhiên nếu để những trạng thái tồi tệ chi phối cuộc sống, và nhấn chìm chúng ta trong bãi lầy của tiêu cực thì có thể gây ra những hậu quả không thể lường trước. Vì thế, hãy tìm cách cải thiện tâm trạng để không làm những cảm xúc tiêu cực ngày càng nghiêm trọng hơn.

Có lẽ bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hội chứng tiền kinh nguyệt – Cảm xúc thay đổi thất thường ở chị em

Hội chứng tiền kinh nguyệt là rối loạn pha hoàng thể đặc trưng bởi sự thay đổi tâm trạng rõ rệt, đi kèm với các...

rối loạn hành vi giấc ngủ rem
Rối loạn hành vi giấc ngủ REM: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị

Rối loạn hành vi giấc ngủ REM là một chứng rối loạn hành vi diễn ra trong quá trình ngủ sâu. Người bệnh thường la...

dấu hiệu trầm cảm ở học sinh
Các dấu hiệu trầm cảm ở học sinh: Nhận biết sớm tránh hậu quả

Trầm cảm có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi chứ không riêng gì người lớn. Do đó, quan niệm học sinh không thể bị...

rối loạn lo âu nên ăn gì và kiêng gì
Người bị rối loạn lo âu nên ăn gì và kiêng gì là tốt nhất?

Chế độ ăn uống cũng có ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình cải thiện tình trạng rối loạn lo âu ở người bệnh. Một...

Trầm cảm u sầu là gì?

Trầm cảm u sầu (Melancholia): Nguyên nhân, Dấu hiệu, Điều trị

Trầm cảm học đường là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp

trầm cảm không điển hình

Trầm cảm không điển hình: Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách vượt qua

rối loạn thách thức chống đối

Rối loạn thách thức chống đối là gì? Biểu hiện và Biện pháp can thiệp

trầm cảm sau phá thai

Trầm cảm sau khi phá thai: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách phòng tránh