Mẹ bầu bị trầm cảm có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Mẹ bầu bị trầm cảm không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân mà còn có khả năng tác động đến thai nhi, làm cản trở quá trình phát triển tự nhiên và toàn diện của trẻ nhỏ. Các triệu chứng của trầm cảm khi mang thai sẽ khiến mẹ bầu bị suy giảm về sức khỏe thể chất lẫn tinh thần, rối loạn ăn uống, giấc ngủ hoặc thậm chí khiến họ gặp khó khăn trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân và thai kỳ. 

Mẹ bầu bị trầm cảm có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Phụ nữ mang thai có tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm cao gấp nhiều lần so với bình thường.

Thực trạng trầm cảm khi mang thai hiện nay

Trầm cảm là một chứng rối loạn cảm xúc hiện đang ảnh hưởng đến rất nhiều đối tượng khác nhau trên toàn thế giới. Căn bệnh này không phân biệt độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, tầng lớp xã hội và ai trong chúng ta cũng có nguy cơ trải qua ít nhất một giai đoạn trầm cảm nhẹ trong suốt cuộc đời.

Trầm cảm gây ra nhiều cảm xúc tiêu cực đối với người bệnh, đặc biệt là trạng thái buồn bã, chán nán, suy sụp, tuyệt vọng và mất dần hứng thú đối với các hoạt động xảy ra xung quanh đời sống. Trầm cảm thường có nguy cơ khởi phát ở những người thường xuyên chịu nhiều áp lực trong cuộc sống hoặc đặc biệt là phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai dễ có khả năng mắc phải chứng bệnh này.

Trong thực tế, mang thai là một hành trình vô cùng thiêng liêng của hầu hết mọi phụ nữ. Việc cảm nhận có được một sinh linh bé nhỏ đang tồn tại trong cơ thể sẽ mang đến nhiều cảm xúc cho người mẹ.

Tuy nhiên, xen lẫn với những niềm vui và niềm hạnh phúc thì mẹ bầu cũng sẽ trải qua rất nhiều sự lo lắng và bất an. Nhất là những trường hợp mẹ bầu vẫn chưa sẵn sàng tâm lý để có thai hoặc gặp phải các áp lực từ tài chính, gia đình, sức khỏe khi mang thai cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến tâm trạng và gia tăng nguy cơ bị trầm cảm ở giai đoạn này.

Mẹ bầu bị trầm cảm có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Số liệu thống kê nhận thấy có hơn 15% các mẹ bầu đang bị ảnh hưởng bởi chứng trầm cảm.

Hiện nay, tỷ lệ trầm cảm khi mang thai đang ngày càng gia tăng và gây nên nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe của mẹ và thai nhi. Dựa vào số liệu thống kê nhận thấy có từ 15 đến hơn 22% phụ nữ mang thai bị tác động bởi chứng rối loạn này.

Đặc biệt hơn, các biểu hiện của mẹ bầu bị trầm cảm cũng khá khó nhận biết và dễ bị nhầm lẫn với những sự biến đổi cảm xúc thông thường. Chính vì thế, phần lớn các trường hợp trầm cảm khi mang thai thường được thăm khám và điều trị muộn nên dễ gây ra các tác động tiêu cực đối với sức khỏe, đời sống và sự phát triển của mẹ và bé.

Việc thăm khám sức khỏe thai kỳ luôn rất cần thiết bởi nó có thể giúp theo dõi và phát hiện sớm các bất thường trong giai đoạn nhạy cảm này, từ đó áp dụng tốt các biện pháp can thiệp hiệu quả, an toàn. Vì thế, chồng và gia đình cần phải quan tâm, chia sẻ và chú ý nhiều hơn để giúp các mẹ bầu có được một thai kỳ khỏe mạnh, giúp thai nhi phát triển vượt trội hơn.

Các dấu hiệu nhận biết mẹ bầu đang bị trầm cảm

Mẹ bầu bị trầm cảm không có quá nhiều dấu hiệu rõ ràng để nhận biết và xác định chính xác, đặc biệt là trong giai đoạn đầu. Ngoài ra, các biểu hiện của trầm cảm cũng dễ bị nhầm lẫn với một số sự thay đổi thường gặp khi phụ nữ mang thai. Chính vì thế nhiều người thường hay chủ quan và không thể tiến hành thăm khám, can thiệp từ giai đoạn sớm và gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực.

Mẹ bầu bị trầm cảm có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Các biểu hiện trầm cảm khi mang thai khó nhận biết và dễ nhầm lẫn.

Do đó, để có thể kịp thời phát hiện trầm cảm khi mang thai, bạn nên dựa vào các yếu tố đặc trưng sau đây:

  • Khí sắc trầm buồn, thường xuyên mệt mỏi, ủ rũ, chán nản, u buồn và cảm thấy tuyệt vọng.
  • Không còn bất kỳ hứng thú hay niềm vui thích nào đối với các hoạt động giải trí, thư giãn xung quanh.
  • Tâm trạng thay đổi bất thường, dễ cáu gắt, nóng giận, kích động vô cớ.
  • Liên tục cảm thấy lo lắng, bất an và căng thẳng về các tình huống xảy ra hàng ngày.
  • Mất tập trung, giảm sự chú ý và dễ bị xao nhãng bởi các yếu tố tác động từ bên ngoài.
  • Trở nên nhạy cảm, dễ xúc động hơn so với bình thường.
  • Mệt mỏi, đau nhức cơ thể, không có sức sống, di chuyển và vận động chậm chạp, không có động lực chăm sóc bản thân.
  • Khó ngủ, mất ngủ liên tục, ngủ không ngon giấc, hay mơ gặp ác mộng và tỉnh giấc nhiều lần trong đêm nhưng không ngủ lại được. Một số ít trường hợp sẽ buồn liên tục, ngủ nhiều.
  • Thói quen ăn uống bị thay đổi nhanh chóng. Thường sẽ chán ăn, ăn không ngon miệng, liên tục bỏ bữa hoặc có thể ăn uống vô độ, ăn mất kiểm soát gây ảnh hưởng đến cân nặng.
  • Ngại giao tiếp, không muốn trò chuyện hay tiếp xúc với bất kỳ ai, có xu hướng cô lập bản thân, tách biệt với mọi người xung quanh.
  • Nhiều khả năng lạm dụng các chất kích thích, chất gây nghiện độc hại.
  • Có các hành vi mất kiểm soát, tự làm tổn thương bản thân hoặc kích động quá mức.
  • Xuất hiện các triệu chứng thể chất như đau đầu, chóng mặt, thị lực kém, đau nhức cơ, buồn nôn, khó tiêu, nhịp tim gia tăng, ra nhiều mồ hôi,….
  • Suy nghĩ tiêu cực, nghĩ về cái chết và có ý định muốn tự sát.

Các triệu chứng của trầm cảm khi mang thai khá giống với tình trạng ốm nghén thông thường. Tuy nhiên các biểu hiện này sẽ kéo dài dai dẳng tối thiểu 6 tháng và gây ra các ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe, đời sống của mẹ bầu và thai nhi.

Vì thế, ngay khi nhận thấy các biểu hiện bất thường hoặc nghi ngờ mẹ bầu mắc phải chứng trầm cảm thì gia đình cần chủ động đưa họ đến thăm khám, chẩn đoán tại các cơ sở chuyên khoa uy tín để nhận được sự hỗ trợ hiệu quả từ bác sĩ chuyên khoa. Trầm cảm khi mang thai nếu có thể phát hiện và can thiệp ở giai đoạn sớm sẽ hỗ trợ tốt cho quá trình phục hồi sức khỏe, ngăn chặn được các biến chứng và hệ lụy nguy hiểm có thể xảy ra.

Mẹ bầu bị trầm cảm có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?

Mẹ bầu bị trầm cảm có ảnh hưởng đến thai nhi không? Câu trả lời là CÓ. Nhiều người nghĩ rằng, trầm cảm chỉ gây tác động xấu lên sức khỏe của người bệnh và hoàn toàn không ảnh hưởng đến bất kỳ ai xung quanh.

Tuy nhiên, tác hại của trầm cảm thực sự nghiêm trọng hơn rất nhiều so với những gì bạn có thể tưởng tượng. Trầm cảm khi mang thai không chỉ gây cản trở và làm suy giảm sức khỏe thể chất, tinh thần của mẹ bầu mà còn gây ra hàng loạt các hệ lụy nặng nề đối với sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.

Trong thực tế, nếu mẹ bầu chỉ bị trầm cảm ở mức độ nhẹ và có thể can thiệp, cải thiện sớm thì sẽ dễ dàng phục hồi và ổn định lại trạng thái tâm lý. Tuy nhiên, các biểu hiện của trầm cảm lại khó nhận biết nên khi trầm cảm phát triển ở mức độ nặng hơn và không được điều trị tốt thì sẽ gây tác động xấu đến cả mẹ và thai nhi.

Mẹ bầu bị trầm cảm có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Mẹ bầu bị trầm cảm có thể làm gia tăng nguy cơ sinh non, nhẹ cân ở trẻ sơ sinh.

Mẹ bầu bị trầm cảm ở mức độ vừa và nặng thường sẽ không còn nhu cầu để tự chăm sóc bản thân, cơ thể dần bị suy kiệt và trở nên yếu ớt, sức đề kháng giảm mạnh. Ngoài ra, trầm cảm còn khiến cho mẹ bầu xuất hiện hàng loạt các suy nghĩ tiêu cực và bi quan, họ có thể cho rằng mình là gánh nặng của người khác và tự đổ lỗi cho chính bản thân.

Sự căng thẳng, trầm cảm quá mức của mẹ bầu sẽ khiến cho thai nhi không thể phát triển ổn định bên trong cơ thể của họ. Mẹ bầu ăn uống không điều độ, không cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể sẽ khiến cho thai nhi bị thiếu hụt dưỡng chất, chậm phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần và trí não.

Bên cạnh đó, trong rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chia sẻ về tác hại của việc trầm cảm khi mang thai có thể làm gia tăng nguy cơ sinh non ở nhiều thai phụ. Trẻ nhỏ không được chăm sóc tốt từ trong bụng mẹ sẽ dễ mắc phải các vấn đề sức khỏe và dễ gây ra những tình trạng như sinh non, nhẹ cân, thiếu chất.

Đặc biệt hơn, nếu trẻ sinh non trước 36 tháng thì sẽ có nguy cơ cao gặp phải các dị tật bẩm sinh, phổ biến nhất là hở hàm ếch. Trẻ sơ sinh cũng không đảm bảo tốt về mặt sức khỏe, khả năng thích ứng kém, dễ mắc phải các bệnh lý nguy hiểm như bệnh tim mạch, hô hấp.

Những đứa trẻ được sinh ra bởi mẹ bị trầm cảm cũng sẽ có sức đề kháng yếu hơn so với bình thường. Trẻ thường nhẹ cân, các hoạt động thể chất không được đảm bảo tốt và dễ gặp phải các vấn đề sức khỏe tâm lý như trầm cảm, rối loạn cảm xúc, rối loạn lo âu, tự kỷ,….

Bên cạnh đó, việc điều trị trầm cảm bằng thuốc cho phụ nữ đang mang thai cũng tiềm ẩn nhiều tác hại nguy hiểm. Cũng bởi các loại thuốc chống trầm cảm có khả năng gây ra một số tác dụng phụ ngoài ý muốn hoặc gây ra ảnh hưởng tiêu cực đối với thai nhi.

Mẹ bầu bị trầm cảm có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Việc dùng thuốc chống trầm cảm trong thai kỳ tiềm ẩn nhiều hệ lụy đối với sự phát triển của trẻ nhỏ.

Cụ thể, việc sử dụng thuốc chống trầm cảm trong giai đoạn này có thể gây ra những hệ lụy to lớn đối với thai nhi như:

  • Gia tăng các biến chứng ở cuối thai kỳ: Trẻ có thể bị sinh non, thiếu cân, thai nhi bị thiếu oxy,…
  • Gây hội chứng cai ở trẻ sơ sinh: Trẻ nhỏ sinh ra có thể mắc phải các dấu hiệu của hội chứng cai, điển hình như run rẩy, co giật, khó ngủ, khóc liên tục, vấn đề về tiêu cực, tăng trương lực cơ,….
  • Cản trở sự phát triển về trí não, ngôn ngữ: Trẻ có khả năng bị chậm nói, ngôn ngữ phát triển kém, chỉ số IQ thấp.
  • Hội chứng serotonin: Các trường hợp mẹ bầu bị trầm cảm được chỉ định sử dụng paroxetine có thể làm gia tăng nguy cơ mắc phải hội chứng serotonin ở trẻ sơ sinh. Trẻ sinh ra có thể bị tiêu chảy liên tục, nôn, nôn mửa, rối loạn nhịp tim, ra nhiều mồ hôi, hơi thở gấp, kích động,…

Như vậy có thể thấy được trầm cảm khi mang thai gây ra những tác hại nghiêm trọng đối với thai nhi. Tình trạng này nếu không sớm được phát hiện và có biện pháp can thiệp phù hợp sẽ làm gia tăng nguy cơ tự sát ở nhiều mẹ bầu, dẫn đến các tình huống đáng tiếc có thể xảy ra.

Cách để giảm bớt tác hại từ trầm cảm khi mang thai

Với những thay đổi đột ngột về mặt thể chất lẫn tinh thần khiến cho các mẹ bầu dễ rơi vào trạng thái tiêu cực và gia tăng nguy cơ mắc phải căn bệnh trầm cảm. Trong giai đoạn mang thai, hàm lượng hormone bên trong cơ thể sẽ gia tăng nhanh chóng cùng với những áp lực xoay quanh công việc, tài chính, sức khỏe, các mối quan hệ khiến cho mẹ bầu cảm thấy vô cùng căng thẳng và mệt mỏi.

Theo chia sẻ của các chuyên gia, trong giai đoạn mang thai, phần lớn các mẹ bầu đều sẽ trải qua những cảm xúc vô cùng hỗn độn và phức tạp khó diễn tả. Nếu có thể cân bằng và kiểm soát tốt những sự tiêu cực này thì mẹ bầu sẽ không phải đối mặt với những tác hại to lớn của trầm cảm. Tuy nhiên, khi các suy nghĩ tiêu cực, bi quan và áp lực cứ mãi kéo dài sẽ khiến cho mẹ bầu dễ rơi vào trạng thái trầm cảm và chịu nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến từ nó.

Mẹ bầu bị trầm cảm gây nên nhiều tác hại đối với cả mẹ và bé. Do đó, ngay khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh, bạn cần chủ động tiến hành thăm khám và điều trị sớm để mau chóng cân bằng lại trạng thái tâm lý, hạn chế tối đa các ảnh hưởng nguy hiểm có thể xảy ra.

Mẹ bầu bị trầm cảm có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Mẹ bầu nên thư giãn, uống đủ nước mỗi ngày để cải thiện tinh thần, phòng tránh tác hại của trầm cảm.

Đối với những tình trạng trầm cảm khi mang thai, để giảm thiểu tối đa các tác hại đối với thai nhi, mẹ bầu cần lưu ý và thực hiện tốt các điều sau đâu:

  • Tiến hành thăm khám, đánh giá, chẩn đoán và can thiệp càng sớm càng tốt tại các cơ sở, bệnh viện chuyên khoa chất lượng và uy tín.
  • Thoải mái chia sẻ tình trạng sức khỏe để bác sĩ chuyên khoa dễ dàng theo dõi và đưa ra các biện pháp can thiệp hiệu quả.
  • Chú ý nhiều hơn đến chế độ ăn uống, bổ sung đa dạng và đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Nếu cảm thấy chán ăn, hãy nên chia nhỏ khẩu phần ăn ra nhiều lần để cơ thể vẫn hấp thu được các dưỡng chất.
  • Chủ động chia sẻ với chồng hoặc bạn bè, người thân về cảm xúc, suy nghĩ hiện tại của bản thân. Việc chia sẻ sẽ giúp bạn giải tỏa tốt các trạng thái tiêu cực, đồng thời giúp cho những người xung quanh hiểu và hỗ trợ tốt hơn.
  • Nếu cảm thấy khó bày tỏ bằng lời, mẹ bầu có thể lựa chọn biện pháp viết nhật ký, ghi ra những dòng tâm sự của bản thân trên từng trang giấy để lòng được thư giãn, thoải mái hơn.
  • Hỗ trợ nâng cao chất lượng giấc ngủ, đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày và duy trì giấc ngủ sâu vào ban đêm. Nếu cảm thấy khó ngủ, bạn có thể sử dụng tinh dầu thơm, massage, thiền đình, uống trà thảo mộc để giúp giấc ngủ được cải thiện tốt hơn.
  • Vận động nhẹ nhàng và tắm nắng vào mỗi buổi sáng sẽ giúp cho tinh thần các mẹ bầu trở nên thoải mái, thư giãn hơn rất nhiều. Thói quen này cũng giúp ích cho quá trình phát triển của thai nhi nên cần được thực hiện thường xuyên.
  • Mỗi ngày dành ra khoảng 20 đến 30 phút để thiền định hoặc tập các bài yoga đơn giản cũng là cách hiệu quả để giảm trầm cảm và hạn chế các tác động của căn bệnh này Các bài tập này sẽ giúp lưu thông khí huyết, ổn định tâm trạng, xua tan căng thẳng, mệt ỏi và mang lại giấc ngủ chất lượng cho các mẹ bầu.
  • Bổ sung đủ nước mỗi ngày, tăng cường uống các loại nước trái cây, hoa quả chứa nhiều vitamin, khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Đồng thời, cần tránh xa rượu bia, các chất kích thích gây hại.

Nếu nhận thấy tình trạng trầm cảm càng trở nên nghiêm trọng thì mẹ bầu cũng cần cân nhắc đến việc nhờ đến sự giúp đỡ của chuyên gia tâm lý. Hiện nay, trị liệu tâm lý được xem là phương pháp hiệu quả và an toàn bậc nhất trong việc can thiệp trị liệu cho các trường hợp bị rối loạn tâm thần, nhất là phụ nữ mang thai.

Tâm lý trị liệu sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp và tác động sâu vào tiềm thức của con người. Chuyên gia tâm lý sẽ tìm hiểu cụ thể về nguyên nhân gây trầm cảm và dần giúp bệnh nhân khắc phục, giải quyết các vấn đề khó khăn, tháo gỡ các nút thắt trong lòng để điều chỉnh tốt các hành vi, cảm xúc tiêu cực, chưa phù hợp.

Ngoài ra, gia đình cũng cần dành nhiều thời gian quan tâm và chăm sóc sức khỏe cho mẹ bầu. Trong giai đoạn này, phụ nữ sẽ trở nên nhạy cảm và cần nhiều sự chia sẻ, đồng cảm hơn từ chồng cùng những người thân bên cạnh. Gia đình cần đồng hành và san sẻ nhiều hơn với các mẹ bầu để họ giảm bớt các áp lực và căng thẳng, dễ dàng cân bằng cuộc sống để có được thai kỳ khỏe mạnh.

Bài viết này đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc “Mẹ bầu bị trầm cảm có ảnh hưởng đến thai nhi không?”. Trầm cảm là căn bệnh nguy hiểm và các tác hại của nó vô cùng to lớn nên trong giai đoạn nhạy cảm này, mẹ bầu cần phải giữ tinh thần thoải mái để phòng tránh tốt nguy cơ mắc bệnh, hạn chế được các rủi ro ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Stress lo lắng có làm trễ kinh nguyệt không? [Chuyên gia giải đáp]

Stress lo lắng có làm trễ kinh không chắc hẳn là thắc mắc được rất nhiều chị em đặt ra. Bởi khi trạng thái tâm...

Clomipramine là thuốc gì? Công dụng, liều dùng và lưu ý

Clomipramine là loại thuốc chống trầm cảm có tác dụng an thần tốt, thích hợp dùng cho bệnh nhân trầm cảm nổi trội với khí...

trầm cảm có tự khỏi được không
Người trầm cảm có tự khỏi được không? [Chuyên gia giải đáp]

Người trầm cảm có tự khỏi được không? Trầm cảm có nguy hiểm không? Làm sao để vượt qua trầm cảm? Đây là những thắc...

Sang chấn tâm lý tuổi dậy thì: Nguyên nhân, phương pháp điều trị
Sang chấn tâm lý tuổi dậy thì: Nguyên nhân, phương pháp điều trị

Tình trạng sang chấn tâm lý tuổi dậy thường xảy ra do các tác động tiêu cực từ cách dạy dỗ sai lầm của gia...

Kỷ niệm 5 năm thành lập Viện Nghiên cứu Tâm lý và Phát triển Con người & 2 năm thành lập Trung tâm Tâm lý Giáo dục Chuyên biệt NHC Việt Nam

Trầm cảm u sầu là gì?

Trầm cảm u sầu (Melancholia): Nguyên nhân, Dấu hiệu, Điều trị

Trầm cảm học đường là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp

trầm cảm không điển hình

Trầm cảm không điển hình: Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách vượt qua

rối loạn thách thức chống đối

Rối loạn thách thức chống đối là gì? Biểu hiện và Biện pháp can thiệp