Sốc tâm lý sau khi sinh con đầu lòng: Dấu hiệu nhận biết và điều trị

Sốc tâm lý sau khi sinh con đầu lòng là một trong các trạng thái thường gặp của những ai lần đầu trải nghiệm cảm giác làm bố mẹ. Theo số liệu thống kê nhận được thì có đến hơn 90% các trường hợp rơi vào sang thái sốc tâm lý sau khi chào đón đứa con đầu đời và tình trạng cần được hỗ trợ can thiệp càng sớm càng tốt. 

Sốc tâm lý sau khi sinh con
Đứa con đầu lòng luôn là sự mong đợi và hy vọng to lớn của ba mẹ.

Sau sinh là thời gian vô cùng nhạy cảm đối với các bà mẹ bỉm sữa. Không chỉ phải đối mặt với những khó khăn trong việc chăm sóc con cái mà họ còn có khả năng đương đầu với các vấn đề sức khỏe tinh thần lẫn thể chất.

Bên cạnh những hội chứng rối loạn tâm thần nguy hiểm như trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn cảm xúc thì sốc tinh thần cũng là một trong các trạng thái tâm lý thường gặp và gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của mẹ sau sinh, đặc biệt là những mẹ sinh con đầu lòng. Trong thực tế đã có không ít các trường hợp sốc tâm lý sau sinh gây nên những hệ lụy vô cùng đau lòng, nó không chỉ tác động đến bản thân người bệnh mà còn ảnh hưởng đến các mối quan hệ và cả sự phát triển của trẻ sơ sinh.

Dấu hiệu nhận biết sốc tâm lý sau khi sinh con đầu lòng

Mang thai, sinh con, đặc biệt là con đầu lòng luôn mang đến những cảm xúc vô cùng vui sướng đối với các bậc làm ba mẹ. Đây được xem là một trong các cột mốc quan trọng để đánh dấu sự thay đổi của gia đình với sự xuất hiện của một thiên thần nhỏ bé.

Tuy nhiên, bên cạnh sự hạnh phúc, vui sướng thì việc có thêm thành viên mới cũng chính là một trong các áp lực to lớn đối với các ông bố bà mẹ. Sự bỡ ngỡ của lần đầu tiên mang thai và những thông tin cần phải cập nhật liên tục trong suốt 9 tháng 10 ngày khiến cho nhiều cặp vợ chồng cảm thấy lo lắng, căng thẳng.

Không chỉ dừng lại ở đó, sau khi sinh con đầu lòng, các ông bố bà mẹ còn phải đối mặt với khoảng thời gian chăm con đầy khủng hoảng. Do chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc trẻ nhỏ cùng hàng loạt các yếu tố tác động từ bên ngoài khiến cho nhiều người dễ rơi vào trạng thái sốc tâm lý.

Đây được xem là một trong các trạng thái tiêu cực cần được loại bỏ nhanh chóng để tránh gây ra những ảnh hưởng, tác động xấu đối với sức khỏe của người bệnh và cả trẻ nhỏ. Theo chia sẻ của các chuyên gia thì kể cả nữ giới và nam giới đều có nguy cơ rơi vào trạng thái sốc tâm lý sau khi sinh con đầu lòng, biểu hiện cụ thể như sau:

Sốc tâm lý sau khi sinh con đầu lòng
Sốc tâm lý khiến nhiều ông bố bà mẹ luôn thường trực nỗi lo lắng, muộn phiền sau sinh.

1. Biểu hiện của người mẹ

Tỷ lệ sốc tâm lý sau khi sinh con đầu lòng thường rơi vào phụ nữ. Cũng bởi họ là người trực tiếp trải qua giai đoạn mang thai và sinh nở, đối diện với những khó khăn trong quá trình này khiến cho nhiều chị em xuất hiện các cảm xúc tiêu cực như:

  • Thường trực nỗi lo lắng, bất an, căng thẳng, phiền muộn sau khi sinh con.
  • Tâm trạng thay đổi bất thường, có thể trở nên nhạy cảm quá mức, dễ xúc động hoặc cáu gắt, nóng giận, kích động vô cớ.
  • Cảm thấy khó chịu, tù túng, ngột ngạt, không được tự do và không thể cảm nhận được sự hạnh phúc, vui vẻ.
  • Khí sắc trầm buồn, luôn cảm thấy chán nản, mất dần hứng thú và trở nên thờ ơ với mọi thứ xảy ra xung quanh, bao gồm cả con cái và gia đình.
  • Xuất hiện các suy nghĩ tiêu cực, tồi tệ về cuộc sống.

2. Biểu hiện ở người bố

Không chỉ ảnh hưởng đến phụ nữ mà tình trạng sốc tâm lý sau khi có con đầu lòng cũng dễ diễn ra ở các ông bố. Họ cũng sẽ chịu nhiều áp lực về các khía cạnh khác nhau và dễ xuất hiện các triệu chứng như:

  • Cảm thấy ngột ngạt, mất tự do, bị gò bó, khó chịu.
  • Cuộc sống như đang đảo lộn, không vận hành theo cách mà họ mong muốn hoặc thậm chí là đang có xu hướng chống đối họ.
  • Không muốn gần gũi, quan tâm, chăm sóc vợ con.
  • Cảm thấy buồn chán, mệt mỏi, chán ghét bản thân.
  • Không muốn ở nhà vì sự khó chịu.

Biểu hiện của sốc tâm lý sau khi sinh con đầu lòng có thể khác nhau ở từng trường hợp. Đồng thời, các triệu chứng này cũng rất dễ bị nhầm lẫn với các rối loạn tâm thần hoặc những vấn đề sức khỏe tâm lý sau sinh khác. Vì thế, ngay khi nhận thấy các biểu hiện khác lạ, bạn nên chủ động tiến hành thăm khám, chẩn đoán để có biện pháp can thiệp phù hợp và hiệu quả.

Vì sao nhiều người bị sốc tâm lý sau khi sinh con đầu lòng?

Sốc tâm lý sau khi sinh con đầu lòng có thể liên quan đến rất nhiều các yếu tố khác nhau. Mặc dù việc chào đón đứa con đầu lòng là niềm vui sướng của hầu hết các ông bố bà mẹ nhưng song song với đó vẫn là những áp lực, trăn trở trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng con cái.

Hiện nay, theo số liệu thống kê cho biết rằng, có đến hơn 90% các trường hợp rơi vào trạng thái sốc tâm lý sau khi sinh con đầu lòng. Với con số đáng kinh ngạc này, các chuyên gia cũng dễ dàng đưa ra những nguyên nhân, yếu tố tác động có thể làm khởi phát trạng thái tâm lý bất ổn như:

1. Quá trình sinh nở gặp nhiều khó khăn

Nhiều người hay ví việc sinh nở là một trong các nghề cao cả và khó khăn nhất trên cuộc đời. Khi phụ nữ chịu đựng cơn đau đẻ cũng tương tự như họ đang bị gãy đi 20 cái xương cùng một lúc và đây được xem là sức chịu đựng phi thường của phái đẹp.

Đồng thời, trong quá trình sinh con, người phụ nữ cũng có thể gặp phải rất nhiều các vấn đề về sức khỏe, họ dần trở nên kiệt sức sau một khoảng thời gian chịu đựng những cơn đau dày vò. Thậm chí là các trường hợp sinh mổ, sau khi hết thuốc tê, phụ nữ vẫn sẽ phải đối diện với sự đau đớn của quá trình tập đi, mỗi chuyển động nhỏ của cơ thể cũng khiến họ cảm thấy đau đến tột cùng.

Chính do đó mà nhiều người thường nói rằng, cửa sinh là cửa tử, nó có thể để lại những nỗi ám ảnh to lớn đối với người phụ nữ. Nếu quá trình sinh nở không thuận lợi, gặp phải các vấn đề khó khăn trong lúc chuyển dạ thì người phụ nữ cũng có nhiều nguy cơ rơi vào trạng thái sốc tâm lý, nhất là những trường hợp lần đầu sinh với nhiều sự bỡ ngỡ.

2. Sự thay đổi trong nếp sống

Sự thay đổi đột ngột trong nếp sống sau khi sinh con đầu lòng cũng có thể là nguyên nhân khiến cho nhiều cặp vợ chồng rơi vào trạng thái khủng hoảng, sốc tâm lý. Trước khi có con, đời sống hôn nhân của các cặp đôi, đặc biệt là vợ chồng son sẽ có nhiều sự thoải mái, tự do cả về tinh thần lẫn tài chính.

Sốc tâm lý sau khi sinh con đầu lòng
Sự thay đổi quá lớn trong nếp sống, sinh hoạt hàng ngày khiến nhiều ba mẹ bị sốc tâm lý sau sinh.

Tuy nhiên, để chuẩn bị chào đón một thành viên mới trong gia đình, họ phải có thêm nhiều trách nhiệm hơn và điều này có thể khiến cho một số người chưa thể sẵn sàng và kịp thích nghi. Sau khi có con, bạn dường như phải dành phần lớn thời gian của mình cho việc chăm sóc con cái, tuân thủ các quy tắc, hướng dẫn về cách sinh hoạt phù hợp, lành mạnh đối với trẻ nhỏ khiến bạn cảm thấy ngột ngạt và mất tự do.

Không những thế, đối với trẻ sơ sinh, bạn cần phải dành nhiều thời gian hơn, đôi lúc phải thức dậy nhiều lần trong đêm để cho con ti sữa, dỗ dành con mỗi lúc quấy khóc và hàng loạt các công việc không tên khác. Thời gian đầu khi chưa quen với sự thay đổi đó, nhiều bậc phụ huynh có thể cảm thấy mệt mỏi, mất dần năng lượng và chán ghét cuộc sống hiện tại.

3. Áp lực chăm con, thiếu kinh nghiệm

Thiếu kinh nghiệm chăm con là một trong các vấn đề thường gặp của những bậc ba mẹ lần đầu có con. Mặc dù đã dành nhiều thời gian để tìm hiểu, đọc sách, các thông tin tham khảo từ bác sĩ nhưng đôi khi việc áp dụng vào thực tế lại khá khó khăn và không dễ dàng như những gì chúng ta đã nghĩ.

Mỗi đứa trẻ sẽ có tính cách, nếp sống và những yếu tố đặc trưng riêng biệt nên việc chăm sóc trẻ sơ sinh cũng đôi khi không thể làm đúng theo sách vở hoặc những gì đã được học tại các lớp tiền sản. Nhất là đối với việc lần đầu trở thành ba mẹ, nhiều người cảm thấy lo lắng về mọi thứ liên quan đến sức khỏe, sự phát triển của con.

Ngoài ra, áp lực chăm con còn có thể đến từ những lời bàn ra tán vào của những người xung quanh. “Sao con ốm thế?”, “Mẹ không có sữa cho con ti à?”, “Chăm con như vậy là tệ quá rồi”,…chính là những câu nói khiến cho nhiều bà mẹ rơi vào khủng hoảng, trầm cảm.

4. Khó khăn về kinh tế

Chăm sóc và nuôi dưỡng một đứa trẻ không phải là đều dễ dàng. Bên cạnh việc dành thời gian cho trẻ thì các bậc phụ huynh cũng thường xuyên đau đầu về kinh tế, các khoản chi tiêu dành cho con cái và gia đình.

Ai trong chúng ta cũng mong muốn mang đến những điều tốt đẹp nhất đối với đứa con đầu lòng. Tuy nhiên, tùy vào điều kiện của mỗi gia đình mà việc đầu tư cho trẻ nhỏ sẽ có phần khác nhau. Không ít các trường hợp rơi vào áp lực, sốc tâm lý vì các khoản chi tiêu vượt quá khả năng sau khi có con, điều này khiến cho nhiều người cảm thấy lo lắng, căng thẳng tột độ.

Sốc tâm lý sau khi sinh con
Tài chính là một trong các vấn đề nhạy cảm khiến cho nhiều cặp vợ chồng lo lắng khi có con đầu lòng.

Đặc biệt hơn, sau khi sinh con, phần lớn phụ nữ đều khó có thể duy trì nguồn thu nhập ổn định trong những tháng đầu tiên. Đây cũng có thể là điều khiến cho nhiều cặp vợ chồng trăn trở, đặc biệt là những ai chưa có sự chuẩn bị chu đáo về tài chính trước khi có con.

5. “Sốc” vì sự thay đổi của cơ thể

Trong quá trình mang thai và sau khi sinh, cơ thể của phụ nữ thường phải thay đổi rất nhiều. Đó không còn là vóc dáng thon gọn, mảnh khảnh của cô gái 18 đôi mươi mà đã trở thành một thân hình với chiếc bụng to căng tròn cùng một số nếp nhăn, nếp rạn da hay sự chảy xệ của vòng 1,…

Bên cạnh đó, sau khi sinh con đầu lòng, cơ thể và sức khỏe của phụ nữ thường sẽ bị suy giảm đáng kể. Họ không chỉ đối mặt với những biến đổi về vóc dáng, nhan sắc mà còn có nhiều khả năng phải trải qua những cơn đau nhức, suy nhược, mất ngủ kéo dài.

Sự biến đổi này cần rất nhiều thời gian để phục hồi và đôi khi nó sẽ không thể cải thiện tốt như lúc ban đầu. Cũng chính vì điều này mà nhiều chị em cảm thấy sợ hãi, lo lắng, sốc tâm lý vì sự hy sinh quá lớn lao của bản thân. Họ có thể tạm rơi vào trạng thái suy sụp, buồn chán, hoang mang trong một thời gian.

6. Thiếu sự quan tâm, chia sẻ từ gia đình, người thân

Con đầu lòng chắc hẳn là luôn là niềm mơ ước và mong đợi của các cặp vợ chồng, thậm chí là của cả gia đình hai bên. Chính vì thế, không ít các trường hợp dồn tất cả sự quan tâm, yêu thương, chiều chuộng là thành viên nhí này mà quên đi sự hiện diện của người mẹ. Hoặc thậm chí có nhiều cặp vợ chồng do quá bận rộn với việc chăm sóc, lo toan đời sống kinh tế mà dần lãng quên thời gian cho nhau, mất đi sự quan tâm, chia sẻ cho đối phương.

Sốc tâm lý sau khi sinh con
Thiếu sự quan tâm, hỗ trợ cũng là nguyên nhân khiến cho nhiều mẹ bỉm bị sốc tâm lý sau khi sinh con đầu lòng.

Đây cũng được xem là một trong các nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng sốc tâm lý sau khi sinh con đầu lòng. Bởi khi thiếu sự quan tâm, chăm sóc của những người xung quanh dễ khiến cho người mẹ hoặc người ba cảm thấy tủi thân, cô đơn và dần nảy sinh các cảm xúc tiêu cực, tồi tệ.

7. Mâu thuẫn trong cách chăm sóc trẻ sơ sinh

Mâu thuẫn trong cách chăm sóc và nuôi dạy con cái chính là nguyên nhân hàng đầu gây nên những vấn đề sức khỏe tinh thần cho các cặp vợ chồng có con đầu lòng. Phần lớn các bậc làm ba mẹ hiện nay đều có sự tìm hiểu về các phương pháp chăm sóc con, nuôi dạy con theo easy, khoa học, hiện đại. Một số cách có thể trái ngược hoàn toàn với những quan điểm xưa cũ của ông bà xưa nên đôi lúc nảy sinh nhiều sự tranh cãi, bất đồng.

Nhất là đối với các trường hợp sống cùng với ông bà, nhờ đến sự hỗ trợ của người lớn trong gia đình thì tình trạng mâu thuẫn có thể thường xuyên xảy ra. Chính những sự khác biệt trong cách chăm sóc trẻ nhỏ cùng những sự mâu thuẫn kéo dài khiến cho nhiều ông bố bà mẹ cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng và sốc tâm lý.

Sốc tâm lý sau khi sinh con đầu lòng có đáng lo ngại không?

Sinh con đầu lòng là một cột mốc quan trọng mà bất kỳ người làm ba mẹ nào cũng mong ngóng. Sự xuất hiện của một thiên thần nhỏ chính là niềm hạnh phúc lớn lao của các cặp vợ chồng. Tuy nhiên, bên cạnh những niềm vui to lớn thì các bậc phụ huynh cũng sẽ khó tránh khỏi những cảm xúc lo lắng, hồi hộp hoặc thậm chí rơi vào tình trạng sốc tâm lý sau khi sinh con đầu lòng như đã chia sẻ.

Tình trạng này gây nên nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe, các mối quan hệ và cả sự phát triển của trẻ sơ sinh. Nếu không sớm được khắc phục tốt, trạng thái tâm lý của mẹ hoặc bố có thể trở nên tiêu cực và làm gia tăng nguy cơ hình thành các vấn đề tâm thần nguy hiểm, tồi tệ hơn.

Sốc tâm lý sau khi sinh con
Sốc tâm lý kéo dài gây ảnh hưởng đến tinh thần của cả mẹ và bé.

Cụ thể một số tác động tiêu cực mà trạng thái tâm lý bất ổn này có thể gây ra như:

  • Suy giảm sức khỏe tinh thần của bệnh nhân, khiến họ khó có thể duy trì được tâm lý ổn định, lành mạnh.
  • Sốc tâm lý ảnh hưởng lớn đến thể chất, gây nên tình trạng mất ngủ, chán ăn, suy nhược cơ thể kéo dài.
  • Chất lượng sữa mẹ cũng sẽ bị giảm đi đáng kể nếu tinh thần không được đảm bảo tốt sau sinh, điều này khiến cho trẻ nhỏ không thể bổ sung đầy đủ dưỡng chất, dễ gây ra tình trạng suy dinh dưỡng.
  • Sốc tâm lý khiến cho nhiều người không quan tâm đến con cái, thường xuyên bỏ bê việc chăm sóc trẻ sơ sinh.
  • Tâm trạng của mẹ bỉm cũng có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của trẻ sơ sinh.
  • Sốc tâm lý gây nên những bất ổn về cảm xúc, người bệnh nhạy cảm, dễ kích động nên có nhiều khả năng gây nên những mâu thuẫn, rạn nứt trong mối quan hệ.
  • Tình trạng sức khỏe tinh thần sau sinh không được ổn định sẽ làm gia tăng khả năng khởi phát các rối loạn tâm thần khác như trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn cảm xúc, stress sau sinh,…

Trong thực tế thì tình trạng sốc tâm lý sau khi sinh con đầu lòng không quá nguy hiểm nếu có thể phát hiện và can thiệp trong giai đoạn sớm. Vì thế, ngay khi nhận thấy các biểu hiện bất thường, bạn cần có sự chủ động trong việc thăm khám để được bác sĩ chuyên khoa hỗ trợ, tư vấn cụ thể về cách cải thiện, can thiệp hiệu quả.

Cách điều trị tình trạng sốc tâm lý sau khi sinh con đầu lòng

Sốc tâm lý sau khi sinh con đầu lòng là tình trạng khá phổ biến và có thể ảnh hưởng đến cả mẹ lẫn bố. Việc cải thiện và điều trị hiện cũng đang được hỗ trợ hiệu quả thông qua nhiều biện pháp an toàn. Nếu được phát hiện trong giai đoạn sớm, bệnh nhân chỉ cần nhanh chóng áp dụng tốt các biện pháp sau đây:

1. Nhờ đến sự giúp đỡ của gia đình, người thân

Như đã nói, những ông bố bà mẹ lần đầu làm mẹ sẽ không thể tránh khỏi những bỡ ngỡ, lo lắng trong quá trình chăm sóc con cái. Đồng thời, để chăm lo cho một đứa trẻ sơ sinh không phải là đều dễ dàng và cần mất rất nhiều thời gian để thực hiện các công việc khác nhau.

Do đó, nếu có thể, các bậc phụ huynh hãy nhờ đến sự trợ giúp của những người thân trong gia đình, cùng nhau san sẻ các công việc hàng ngày hoặc hỗ trợ trong các hoạt động chăm sóc trẻ nhỏ. Bạn có thể nhờ đến sự giúp đỡ của bạn đời hoặc ông bà, anh chị em trong việc nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, tấm cho bé, trông bé ngủ để bản thân có được một khoảng thời gian nhất định để nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe.

Vợ chồng cần có sự san sẻ, giúp đỡ nhau trong quá trình chăm sóc con đầu lòng.

Đừng cố gắng gồng gánh một mình bởi việc chăm sóc trẻ nhỏ là một hành trình dài đòi hỏi bạn cần có sức khỏe ổn định. Vì thế, nếu cảm thấy quá mệt mỏi, hãy chủ động đề nghị được giúp đỡ, san sẻ bớt công việc để giảm bớt các gánh nặng, từ đó tâm lý cũng được thoải mái, dễ chịu hơn.

2. Tìm kiếm các hoạt động thư giãn, thay đổi tư duy

Sau sinh là khoảng thời gian vô cùng khó khăn và nhạy cảm của các ông bố bà mẹ nên việc tự trang bị cho bản thân những kỹ thuật thư giãn lành mạnh là điều vô cùng cần thiết, hữu hiệu. Đặc biệt là đối với phụ nữ lần đầu sinh con, họ sẽ phải đối diện với những thay đổi về cả thể chất lẫn tinh thần nên cần học cách điều chỉnh cảm xúc, thay đổi tư duy, nhận thức tích cực hơn để giúp cho tinh thần được vui vẻ, lạc quan.

Cho dù đây có thể là khoảng thời gian đầy khó khăn nhưng việc chào đón đứa con đầu lòng chắc hẳn là điều mà bạn đã mong chờ và ao ước từ lâu. Vì thế, thay vì cứ mãi đắm chìm vào những suy nghĩ tồi tệ, hãy bước ra khỏi đó và tìm kiếm những điều thú vị, mới mẻ, hấp dẫn hơn.

Hãy tìm kiếm cho bản thân những hoạt động giải trí lành mạnh và phù hợp với thời gian hiện nay. Hoặc bạn có thể thử tập viết nhật ký để ghi lại những cảm xúc của chính mình, điều này sẽ giúp bạn dần giải tỏa những lo âu, phiền muộn và biết cách cân bằng, điều chỉnh chúng theo chiều hướng đúng đắn, phù hợp hơn.

3. Duy trì lối sống lành mạnh

Sau khi sinh chắc hẳn nhiều chị em có sự thay đổi đột ngột về nếp sống. Thời gian chăm sóc con nhỏ chiếm quá nhiều khiến cho nhiều người dần bỏ bê bản thân, không còn nhiều sự quan tâm đến các thói quen sinh hoạt hàng ngày và điều này khiến cho tình trạng sốc tâm lý càng trở nên tồi tệ.

Mẹ bỉm cần đảm bảo tốt về chế độ dinh dưỡng sau sinh.

Chính vì thế, để khắc phục tốt sự suy sụp tinh thần sau khi sinh con đầu lòng, chúng ta cần chú ý đến những điều sau:

  • Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể thông qua chế độ ăn uống lành mạnh, đa dạng các loại thực phẩm.
  • Sử dụng thêm một số loại thực phẩm chức năng, các loại thuốc theo đơn để giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng, an toàn.
  • Phụ nữ sau sinh cũng cần vận động nhẹ nhàng, tránh việc nằm ì một chỗ quá lâu sẽ khiến cho cơ thể càng trở nên mệt mỏi và tinh thần càng bị suy sụp.
  • Việc chăm con có thể khiến nhiều bà mẹ thiếu ngủ, hãy tranh thủ những lúc con ngủ để chợp mắt, giúp lấy lại nguồn năng lượng tích cực và giúp cơ thể được nghỉ ngơi phù hợp.
  • Có thể trò chuyện, gặp gỡ bạn bè để giải tỏa căng thẳng.

4. Liệu pháp tâm lý

Phần lớn các trường hợp bị sốc tâm lý sau khi sinh con đầu lòng có thể được cải thiện tốt bằng các phương pháp can thiệp tại nhà. Tuy nhiên, cũng có không ít các bệnh nhân cần được hỗ trợ can thiệp tâm lý để giải tỏa những cảm xúc tiêu cực, điều chỉnh tốt về nhận thức, suy nghĩ, hành vi và phòng tránh nguy cơ biến chứng thành các rối loạn tâm thần nguy hiểm khác.

Người bệnh cần được gặp gỡ chuyên gia tâm lý để cùng trao đổi và chia sẻ rõ về tình trạng sức khỏe tinh thần của mình. Từ đó, chuyên gia, nhà trị liệu cũng sẽ tìm hiểu rõ về nguyên nhân và tìm cách loại bỏ tốt các bất ổn trong tâm lý, giúp bệnh nhân thay đổi tư duy và cân bằng tốt về trạng thái tinh thần, xây dựng đời sống lành mạnh sau sinh.

Mẹo phòng tránh sốc tâm lý sau khi sinh con đầu lòng

Sốc tâm lý sau khi sinh con đầu lòng thực sự là một tình trạng đáng lo ngại ở các bậc làm ba mẹ. Tuy nhiên, nếu biết cách cân bằng và chuẩn bị tinh thần thật tốt trước khi chào đón thành viên mới thì các bậc phụ huynh cũng có thể phòng ngừa và hạn chế nguy cơ rơi vào trạng thái tâm lý bất ổn này.

Cụ thể một số cách giúp phòng ngừa hiệu quả như:

  • Trang bị đầy đủ kiến thức trước khi mang thai và sinh con để có được một tinh thần thoải mái trong suốt quá trình mang thai và sau sinh. Bạn có thể dễ dàng tìm hiểu những thông tin này qua sách vở, mạng xã hội, ý kiến bác sĩ nhưng cần phải biết chọn lọc những nơi uy tín, đáng tin cậy để tránh tình trạng cập nhật kiến thức sai lệch.
  • Chuẩn bị chu đáo về kinh tế, tài chính là điều cần thiết mà các bậc phụ huynh cần phải thực hiện trước khi sinh con đầu lòng. Tiền bạc luôn là vấn đề nhạy cảm và dễ làm nảy sinh mâu thuẫn, đặc biệt là trong giai đoạn chuẩn bị chào đón thiên thần nhỏ.
  • Cùng nhau chia sẻ về các vấn đề xoay quanh cuộc sống để vợ chồng có thể hiểu rõ hơn về những khó khăn, mệt mỏi của đối phương và cùng nhau cố gắng, phấn đấu nhiều hơn nữa.
  • Tự trang bị cho bản thân những mẹo thư giãn, quản lý cảm xúc để tránh rơi vào tiêu cực.

Hy vọng những chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp cho bạn đọc hiểu hơn về tình trạng sốc tâm lý sau khi sinh con đầu lòng. Đây là sự bất ổn tinh thần xảy ra phổ biến ở nhiều ông bố bà mẹ nhưng nếu biết cách cân bằng đời sống thì bạn hoàn toàn có thể phòng tránh được tình trạng này, từ đó giúp cho quá trình mang thai và sau sinh gặp được nhiều thuận lợi, may mắn.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài Tập Thể Dục Cho Người Trầm Cảm
8 Bài Tập Thể Dục Cho Người Trầm Cảm: giảm lo âu, cải thiện sức khỏe

Tập thể dục mang đến những lợi ích vô cùng tuyệt vời đối với sức khỏe con người, đặc biệt là các trường hợp bệnh...

Rối Loạn Suy Nghĩ
Rối Loạn Suy Nghĩ là gì? Nguyên nhân, biểu hiện, chẩn đoán, điều trị

Rối loạn suy nghĩ là một vấn đề sức khỏe tâm thần có sự ảnh hưởng lớn đến nhận thức, sự sáng suốt của người...

rối loạn nhân cách có chữa được không
Rối Loạn Nhân Cách Có Chữa Được Không? 3 Cách điều trị hiệu quả

Rối loạn nhân cách là một tình trạng rối loạn tâm thần không quá hiếm gặp. Ước tính hiện nay có từ 6%-11% dân số...

thói quen xấu dễ dẫn đến bệnh trầm cảm
Điểm danh những thói quen xấu dễ dẫn đến bệnh trầm cảm

Cho đến hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa thể xác định cụ thể về nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm. Theo đó, một...

Trầm cảm u sầu là gì?

Trầm cảm u sầu (Melancholia): Nguyên nhân, Dấu hiệu, Điều trị

Trầm cảm học đường là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp

trầm cảm không điển hình

Trầm cảm không điển hình: Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách vượt qua

rối loạn thách thức chống đối

Rối loạn thách thức chống đối là gì? Biểu hiện và Biện pháp can thiệp

trầm cảm sau phá thai

Trầm cảm sau khi phá thai: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách phòng tránh