Khủng Hoảng Tiền Hôn Nhân: Nguyên nhân, biểu hiện, cách vượt qua
Khủng hoảng tiền hôn nhân gây ra những lo lắng, căng thẳng và mệt mỏi trước khi tổ chức đám cưới, đăng ký kết hôn. Tình trạng này thường xuất hiện rất nhiều ở nữ giới bởi phần lớn họ thường là người bị động và có sự nhạy cảm quá mức đối với đời sống hôn nhân, gia đình.
Thế nào là khủng hoảng tiền hôn nhân?
Hôn nhân là một trong các quyết định quan trọng và cũng là đích đến mà nhiều cặp đôi muốn có được khi yêu nhau. Chính vì thế, khi tiến tới hôn nhân, chúng ta cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng về cả mặt tinh thần lẫn vật chất để có thể duy trì đời sống gia đình hạnh phúc, ấm no.
Đặc biệt hơn, với sự hiện đại và phát triển vượt bậc hiện nay, con người càng có xu hướng muốn sống tự do, độc lập và không muốn ràng buộc bởi tờ giấy đăng kí kết hôn. Có nhiều cặp tình nhân cho biết rằng họ cảm thấy sợ hãi, lo lắng và rất khó khăn khi đưa ra quyết định kết hôn, thậm chí có nhiều người còn rơi vào trạng thái khủng hoảng tiền hôn nhân.
Thuật ngữ này được sử dụng rất nhiều đối với những ai đang gặp phải các bất ổn tâm lý trước khi kết hôn. Họ cảm thấy lo lắng, mệt mỏi, chán chường và nghi ngờ về quyết định của mình, lo sợ rằng bản thân sẽ không hạnh phúc, trở nên nhạy cảm hơn với các trách nhiệm, nghĩa vụ trong hôn nhân.
Khủng hoảng tiền hôn nhân có thể xuất hiện ở một hoặc là cả hai khi họ đối diện với quyết định kết hôn của mình. Những cảm xúc tiêu cực, lo lắng quá mức có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống hoặc thậm chí gây nên những tranh cãi, mâu thuẫn về việc chuẩn bị cho hôn lễ sắp diễn ra.
Đặc biệt hơn, theo số liệu thống kê nhận thấy rằng, nữ giới sẽ có nguy cơ phát triển tình trạng khủng hoảng tiền hôn nhân hơn so với nam giới. Theo lý giải của các nhà khoa học thì do nam giới thường là người chủ động trong việc kết hôn nên ít chịu áp lực. Đồng thời, phái mạnh cũng ít có sự nhạy cảm hơn so với phụ nữ nên nguy cơ bị khủng hoảng cũng sẽ thấp hơn.
Khủng hoảng tiền hôn nhân kéo dài dai dẳng và không có biện pháp khắc phục, giải tỏa hiệu quả có thể gây ảnh hưởng lớn đến sự hòa hợp của các cặp đôi. Trong thực tế, đã có không ít các trường hợp hủy hôn có liên quan đến sự tác động của khủng hoảng tiền hôn nhân, khiến cho nhiều cặp tình nhân rạn nứt mối quan hệ tốt đẹp.
Nguyên nhân gây ra khủng hoảng tiền hôn nhân
Với sự hiện đại và phát triển phổ biến của mạng xã hội hiện nay, con người thường xuyên được tiếp cận với rất nhiều thông tin, cả về tích cực và tiêu cực. Trong đó, những câu chuyện chia sẻ về đời sống hôn nhân, vợ chồng cùng các áp lực sau khi kết hôn luôn hiện hữu trên các trang mạng, đây cũng chính là một trong các lý do khiến cho nhiều người e ngại việc kết hôn.
Mặc dù hiện nay, phần lớn các bạn trẻ đều đã trải qua giai đoạn “sống thử” trước hôn nhân nhưng khi đề cập đến việc kết hôn, xây dựng tổ ấm thực sự thì không ít người bày tỏ sự lo lắng, trăn trở của mình. Họ lo sợ bản thân sẽ không đủ khả năng để gánh vác trách nhiệm gia đình, bất an về những khó khăn, mâu thuẫn trong quan hệ mẹ chồng nàng dâu hoặc những sự vất vả khi trở thành ba mẹ,…
Cụ thể một số lý do thường được nhắc đến về tình trạng khủng hoảng tiền hôn nhân như:
1. Lo lắng về tình cảm sau hôn nhân
Nỗi lo này thường xuất hiện nhiều ở phụ nữ bởi nhiều người hay nói rằng, sau khi kết hôn đàn ông rất dễ thay lòng đổi dạ. Tâm lý của phái mạnh luôn muốn chinh phục những điều mới mẻ, những thứ mà họ chưa có được và ngược lại, họ sẽ dễ cảm thấy nhàm chán và ghét bỏ đối với những điều đang sở hữu, kể cả tình yêu.
Cũng chính điều này khiến cho rất nhiều phái nữ cảm thấy lo lắng, e ngại trước quyết định kết hôn của mình. Họ không thể đảm bảo rằng nửa kia sẽ luôn chung thủy và họ cũng cảm thấy bản thân không đủ mạnh mẽ để đối mặt với sự thay đổi đó.
Chưa kể đến sự lan truyền rộng rãi và mạnh mẽ của mạng xã hội, các thông tin tiêu cực về những mâu thuẫn, rạn nứt sau hôn nhân cũng chính là nỗi ám ảnh của nhiều người, khiến họ cảm thấy sợ hãi việc kết hôn và dễ rơi vào trạng thái khủng hoảng trước hôn nhân. Những nỗi lo này sẽ đeo bám và xâm chiếm vào suy nghĩ của họ, khiến họ trở nên buồn bã, chán nản, mệt mỏi khi đứng trước lựa chọn có nên kết hôn hay không?
2. Căng thẳng khi chuẩn bị lễ cưới
Đối với nước ta thì ngày cưới chính là một trong những ngày trọng đại của đời người. Đồng thời, theo phong tục từ xưa đến nay, việc tổ chức lễ cưới cần phải trải qua nhiều nghi thức, phong tục khác nhau. Mặc dù hiện nay đã có phần giảm bớt nhưng đa số các lễ cưới đều cần có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt, đảm bảo các nét truyền thống của gia đình.
Thông thường, các cặp đôi phải cần vài tháng để có thể chuẩn bị đầy đủ cho lễ cưới. Từ khâu chụp hình cưới, lựa chọn ảnh cưới, phát thiệp mời, mâm quả, váy cưới,….đều cần rất nhiều thời gian để có thể chu toàn theo ý muốn của cả cô dâu và chú rể, thậm chí là gia đình hai bên.
Trong quá trình chuẩn bị các cặp đôi sẽ không thể tránh khỏi những áp lực, căng thẳng từ tài chính cho đến những bất đồng về quan điểm, sở thích cá nhân. Điều này có thể gây ra những xung đột không đáng có khiến cho cả hai cảm thấy mệt mỏi, nghi ngờ về đời sống hộ nhân sau này.
3. Áp lực tài chính
Tài chính có lẽ là một trong các lý do lớn khiến cho nhiều người rơi vào khủng hoảng tiền hôn nhân. Để chuẩn bị cho một lễ cưới thì cả hai cũng cần phải có một khoản chi phí nhất định để có thể đáp ứng tốt các nhu cầu về một hôn lễ mơ ước.
Tuy rằng việc tổ chức lễ cưới sẽ phụ thuộc vào khả năng tài chính của mỗi gia đình nhưng sẽ không thể tránh khỏi những chi phí phát sinh cùng với hàng loạt các vấn đề xoay quanh kinh tế. Đặc biệt, nhiều người còn cảm thấy lo sợ về việc duy trì đời sống hạnh phúc sau hôn nhân nếu cả hai thực sự vẫn chưa ổn định về công việc, tài chính. Với lý do này, nhiều người có thể lựa chọn việc hoãn lại đám cưới, tạm dừng quyết định kết hôn để tránh xảy ra những mâu thuẫn đáng tiếc sau hôn nhân.
4. Lo lắng về chuyện con cái
Sau khi kết hôn, phần lớn các cặp vợ chồng sẽ phải đối diện với áp lực con cái. Với quan điểm của ông bà ta thì sau khi kết hôn, các cặp vợ chồng nên nhanh chóng sinh con, đẻ cái để tạo dựng một gia đình hạnh phúc, đầy đủ các thế hệ. Điều này có thể trở khiến cho nhiều người cảm thấy vô cùng căng thẳng và mệt mỏi.
Nỗi sợ này phần lớn sẽ thường trực ở nữ giới. Họ lo lắng về việc sinh nở sẽ rất đau đớn, sợ mất tự do sau khi sinh con hoặc thậm chí sợ không sinh được con trai, sợ bị gia đình chì chiết, trách móc.
5. Ám ảnh trong quá khứ
Khủng hoảng tiền hôn nhân cũng có nhiều khả năng xuất hiện ở những người đã từng ly hôn hoặc có những ký ức tồi tệ về đời sống hôn nhân và gia đình. Nếu từ nhỏ họ đã được chứng kiến cảnh gia đình ly tán, ba mẹ không hạnh phúc, thường xuyên xảy ra mâu thuẫn thì khi lớn lên họ cũng sẽ bị ám ảnh về mặt tâm lý, khó có thể chấp nhận và bước vào cuộc sống hôn nhân.
6. Ảnh hưởng từ các vấn đề tâm lý trước đó
Các chuyên gia cho biết rằng, những người có tiền sử bị trầm cảm, căng thẳng kéo dài, rối loạn lo âu,…sẽ có nguy cơ cao bị khủng hoảng tiền hôn nhân so với bình thường. Tâm lý của họ sẽ trở nên nhạy cảm hơn nên dễ hình thành những nỗi lo lắng, buồn phiền và áp lực đối với việc kết hôn, chuẩn bị cho đời sống hôn nhân.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc khủng hoảng sẽ có nguy cơ phát triển cao đối với những người thiếu tự tin vào bản thân, hay lo lắng, u sầu và thiếu hụt các kinh nghiệm sống. Họ thường không có đủ khả năng và sự chững chạc để có thể đối mặt với những áp lực trước hôn nhân, đồng thời dễ bị tác động và chịu ảnh hưởng từ những yếu tố tác động bên ngoài.
Khủng hoảng tiền hôn nhân – Dấu hiệu nhận biết
Khủng hoảng tiền hôn nhân gây nên những cản trở to lớn đối với việc xây dựng hạnh phúc gia đình của các cặp đôi. Cũng bởi, khi rơi vào khủng hoảng bạn sẽ luôn thường trực những suy nghĩ tiêu cực về việc kết hôn, cảm thấy lo lắng, chán nản, mệt mỏi hoặc thậm chí không muốn hủy hôn.
Chính vì thế, việc kịp thời phát hiện ra các dấu hiệu khủng hoảng sẽ góp phần lớn để giúp cả hai cùng nhau giải quyết, đưa ra những biện pháp tích cực để điều chỉnh tâm lý, cân bằng tốt trạng thái tinh thần. Cụ thể một số biểu hiện thường gặp của những người đang khủng hoảng tiền hôn nhân như:
- Luôn ở trong trạng thái lo lắng, bồn chồn, bất an về việc chuẩn bị kết hôn.
- Cảm thấy mệt mỏi, chán nản, uể oải, thiếu sức sống và không có hứng thú để sắp xếp, lên kế hoạch cho hôn lễ.
- Cảm xúc dễ thay đổi, dễ cáu gắt, nóng giận vô cớ, đặc biệt là có ai đó nhắc đến việc kết hôn.
- Khó có thể tập trung vào bất kỳ công việc gì, trở nên vụng về.
- Giấc ngủ bị rối loạn, dễ bị mất ngủ, trằn trọc, lo lắng không ngủ được hoặc có thể thường xuyên mơ gặp ác mộng.
- Luôn suy nghĩ về những thứ tiêu cực, tồi tệ có thể xảy ra trong đời sống hôn nhân.
- Thường xuyên xảy ra mâu thuẫn đối với bạn đời, dễ cảm thấy tức giận, kích động chỉ vì một số vấn đề nhỏ.
- Xuất hiện suy nghĩ muốn chia tay, hủy hôn.
Những biểu hiện của khủng hoảng tiền hôn nhân có thể khác nhau ở mỗi người. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của khủng hoảng mà các triệu chứng, ảnh hưởng cũng có phần riêng biệt. Tuy nhiên, dù ở bất cứ mức độ nào thì việc phát hiện và giải quyết các cảm xúc tiêu cực tiền hôn nhân cũng vô cùng cần thiết. Bản thân mỗi chúng ta cũng cần chuẩn bị sẵn sàng về mặt tâm lý để hạn chế tối đa những khủng hoảng tiêu cực trong giai đoạn này, ngăn chặn những tác động xấu đối với mối quan hệ tốt đẹp.
Khủng hoảng tiền hôn nhân gây ra những hệ lụy gì?
Hệ lụy nghiêm trọng và thường thấy nhất đối với các tình trạng khủng hoảng tiền hôn nhân đó chính là sự rạn nứt tình cảm giữa các cặp đôi. Khi những cảm xúc tiêu cực, tồi tệ cứ mãi đeo bám sẽ khiến cho tâm trạng của con người dễ nảy sinh những phản ứng tiêu cực, từ đó gây ra những mâu thuẫn, tranh cãi giữa cả hai.
Dựa vào số liệu thống kê nhận thấy rằng, có đến hơn 80% các trường hợp hủy hôn, chia tay bởi ảnh hưởng to lớn từ khủng hoảng tiền hôn nhân. Phần lớn những người rơi vào trạng thái khủng hoảng sẽ luôn xuất hiện suy nghĩ muốn hoãn lại hôn lễ hoặc thậm chí là chấm dứt mối quan hệ với đối phương để thoát khỏi những cảm xúc bi quan, tiêu cực của chính mình về hôn nhân.
Đặc biệt nếu tình trạng khủng hoảng xảy ra ở cả hai phía thì các hệ lụy của nó còn có thể trở nên tồi tệ hơn. Khi cả đôi bên không thể thấu hiểu và lắng nghe nhau thì nguy cơ tranh cãi, mâu thuẫn sẽ càng gia tăng mạnh mẽ, thậm chí có thể dẫn đến những xích mích không thể cứu vãn.
Ngoài ra, một số trường hợp vẫn có thể tiếp tục cùng nhau bước vào cuộc sống hôn nhân nhưng phần lớn họ sẽ rất khó hòa hợp với nhau, dễ nảy sinh những bất hòa trong thời gian chung sống và cuối cùng vẫn sẽ đi đến sự chia ly. Đặc biệt, đối với những cặp vợ chồng tan vỡ sau hôn nhân khi đã có con cái thì ảnh hưởng của nó còn trở nên nặng nề gấp nhiều lần, trẻ nhỏ chính là người chịu tổn thương nghiêm trọng nhất.
Hơn thế, trong một số nghiên cứu nhận thấy rằng, nếu tình trạng khủng hoảng tiền hôn nhân không sớm được khắc phục và có biện pháp can thiệp hiệu quả thì nó có thể là yếu tố làm gia tăng nguy cơ phát triển các rối loạn tâm thần nguy hiểm hơn, phổ biến là trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn cảm xúc, stress mãn tính,….Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến đời sống hôn nhân, gia đình mà còn tác động mạnh mẽ đến sức khỏe tổng thể của người bệnh, khiến họ khó duy trì và cân bằng cuộc sống.
Cách giúp bạn vượt qua khủng hoảng tiền hôn nhân
Khủng hoảng tiền hôn nhân có thể xuất hiện ở bất kỳ ai và nó chính là một trong các giai đoạn đầy khó khăn, thử thách đối với các cặp đôi. Nếu cả hai không thể thấu hiểu, cùng nhau vượt qua trở ngại lớn này thì khó có thể đi đến một kết thúc đẹp, khó xây dựng nên một gia đình hạnh phúc, bền lâu.
Mặc dù khủng hoảng trước hôn nhân gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với cảm xúc và mối quan hệ của các cặp đôi sắp cưới. Tuy nhiên, nếu có đủ sự tin tưởng và tình yêu dành cho nhau thì cả hai cũng sẽ dễ dàng vượt qua được những cảm xúc tiêu cực để vun đắp tốt cho mái ấm nhỏ trong tương lai.
Nếu bạn hoặc nửa kia đang rơi vào trạng thái khủng hoảng tiền hôn nhân thì hãy nhanh chóng thực hiện ngay các biện pháp hữu hiệu sau để vượt qua giai đoạn đầy trở ngại này.
1. Cùng nhau trao đổi thẳng thắn
Nếu bạn đang cảm thấy quá lo lắng, bất an và căng thẳng trước khi kết hôn thì hãy chủ động chia sẻ những cảm xúc này với người bạn đời của mình. Hãy nói cho anh ấy/ cô ấy nghe về những suy nghĩ và trăn trở của bạn để họ có thể thấu hiểu, đồng cảm và san sẻ tốt hơn.
Điều này sẽ giúp cả hai hiểu rõ hơn về cảm xúc của đối phương, đồng thời dễ dàng tìm ra những biện pháp thiết thực để giải tỏa những lo âu, muộn phiền và cùng nhau lên kế hoạch phù hợp cho sự kiện quan trọng sắp đến. Hơn thế, khi có thể thẳng thắn chia sẻ với nhau, cũng chứng tỏ rằng cả hai đã rất tin tưởng và thực sự muốn vun đắp, xây dựng đời sống vợ chồng hạnh phúc.
2. Áp dụng các liệu pháp thư giãn
Khủng hoảng tiền hôn nhân gây ra những sự lo lắng, căng thẳng, mệt mỏi nên cách hiệu quả nhất để giải tỏa đó chính là áp dụng tốt các liệu pháp thư giãn tại nhà. Tùy vào nhu cầu và sở thích của mỗi cá nhân mà bạn có thể lựa chọn các biện pháp hỗ trợ phù hợp như tập yoga, thiền định, nghe nhạc, chăm sóc thú cưng, tham gia vào các hoạt động thể dục thể thao, các câu lạc bộ giải trí,….để tăng cường sức khỏe tinh thần, giảm stress an toàn.
Trước ngày cưới, chắc hẳn ai cũng sẽ rất bận rộn để chuẩn bị cho hàng loạt những công việc “không tên” nên việc tìm kiếm và áp dụng các liệu pháp thư giãn là vô cùng cần thiết. Không chỉ là những người bị khủng hoảng mà bất cứ ai khi chuẩn bị kết hôn cũng cần áp dụng để có được một tinh thần thoải mái, tích cực.
3. Nhờ đến sự hỗ trợ khi cần thiết
Để chuẩn bị cho hôn lễ cần rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Mặc dù nhiều cặp đôi đã có kế hoạch từ rất lâu trước đó nhưng khi cận kề ngày cưới chắc hẳn cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót, khó khăn. Chính vì thế, nếu cảm thấy quá mệt mỏi thì bạn hãy chủ động nhờ đến sự trợ giúp của những người thân bên cạnh, nhờ họ giúp đỡ một số công việc cần thiết để mọi thứ được sắp xếp chu toàn hơn, đồng thời bạn cũng sẽ giảm bớt các gánh nặng để có thời gian nghỉ ngơi phù hợp.
Hơn thế, việc tham khảo ý kiến những người có kinh nghiệm sẽ giúp cho bạn dễ dàng hình dung và sắp xếp những việc cần làm hơn, hạn chế được tình trạng loay hoay với những dự định chưa hoàn thành. Những người xung quanh, thân thiết trong gia đình sẽ cho bạn nhiều lời khuyên, giúp bạn giảm bớt căng thẳng, lo lắng để tận hưởng hôn lễ thật hạnh phúc, vui vẻ.
4. Trị liệu tâm lý
Khủng hoảng tiền hôn nhân cũng được xem là một trong các vấn đề tâm lý gây nên nhiều cản trở đối với sức khỏe, đời sống của con người nên việc trị liệu tâm lý là điều rất cần thiết. Nếu bản thân không thể giải tỏa những cảm xúc tiêu cực trước khi kết hôn thì bạn có thể nhờ đến sự trợ giúp của chuyên gia tâm lý, tham gia trị liệu để cân bằng lại sức khỏe tinh thần của bản thân.
Trị liệu tâm lý là biện pháp hỗ trợ cải thiện tinh thần thông qua quá trình gặp gỡ, trao đổi và trò chuyện trực tiếp giữa khách hàng và chuyên gia tâm lý, nhà trị liệu. Chuyên gia sẽ sử dụng kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn của mình để giúp bạn cởi mở hơn trong việc bày tỏ, chia sẻ cảm xúc, từ đó giúp bạn nhìn nhận được những suy nghĩ, nhận thức chưa phù hợp của bản thân để dần thay đổi, điều chỉnh hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, để quá trình can thiệp và trị liệu diễn ra thuận lợi, thành công thì bạn cũng cần phải lựa chọn những đơn vị uy tín, chất lượng. Đối với các tình trạng khủng hoảng tiền hôn nhân, Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam luôn tự hào là đơn vị hàng đầu đã và đang hỗ trợ thành công cho rất nhiều các cặp đôi, giúp họ cân bằng lại trạng thái tâm lý và hướng đến việc xây dựng đời sống hôn nhân hạnh phúc, vui vẻ.
Khủng hoảng tiền hôn nhân được xem là yếu tố gây cản trở to lớn đối với đời sống hôn nhân của nhiều cặp đôi, thậm chí nó có thể gây ra những rạn nứt, đổ vỡ trước khi kết hôn. Do đó, mỗi chúng ta cần phải biết cách kiểm soát cảm xúc, chuẩn bị tốt về mặt tinh thần trước khi đưa ra quyết định quan trọng để có thể cùng nhau bắt đầu một cuộc sống mới với những dự định, kế hoạch trong tương lai.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!