Trầm cảm sau khi chia tay: Làm thế nào để vượt qua?

Mối tình tan vỡ để lại trong lòng bạn những khoảng trống không thể lấp đầy. Bạn luôn cảm thấy đau khổ, dằn vặt, luyến tiếc về mối tình đã qua. Bạn chìm trong cảm giác tiêu cực, trong rượu chè và những thú vui không lành mạnh với hy vọng quên đi những đau khổ phải chịu đựng. Trong một khoảnh khắc nào đó, bạn còn có ý định tự tử. Những biểu hiện bất thường này có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị trầm cảm sau khi chia tay.

Trầm cảm sau khi chia tay là gì?

Chuyện tình cảm là một điều rất mông lung và khó nắm bắt. Có thể hôm nay các bạn đang rất ngọt ngào và lãng mạn, nhưng mối quan hệ có thể ngay lập tức kết thúc vào ngày hôm sau, khi cả hai rơi vào một cuộc xung đột không thể hòa giải. Chia tay chưa bao giờ là điều dễ dàng, vì chúng để lại vết thương lòng rất sâu. Việc chấm dứt một mới quan hệ ảnh hưởng đến tâm trạng và suy nghĩ của bạn nhiều hơn so với những gì bạn tưởng tượng.

trầm cảm sau khi chia tay
Trầm cảm sau khi chia tay có thể xảy ra với bất cứ ai khi phải chịu cú sốc vì tình yêu tan vỡ.

Một số người có cá tính mạnh mẽ, hoặc chia tay khi mối tình chưa quá sâu đậm có thể nhanh chóng ổn định tâm trạng và tiếp tục cuộc sống bình thường, tìm kiếm một mối quan hệ mới. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể làm được như vậy, một số khác lại cảm thấy thế giới của bản thân bị đảo lộn với rất nhiều những cảm xúc hỗn loạn. Đây thường là những người có đời sống tình cảm phong phú, và đặt nhiều niềm tin, hy vọng cùng với cảm xúc vào mối tình của họ.

Với những người nhạy cảm và yêu hết mình, chia tay có thể là một cú sốc tâm lý cực kỳ nghiêm trọng và nhấn chìm họ trong những cảm xúc tiêu cực. Thế giới xung quanh dường như sụp đổ, và họ không tìm thấy bất cứ hy vọng nào. Những đối tượng này rất dễ rơi vào tình trạng trầm cảm sau khi chia tay. Nỗi buồn và sự mất mát là những cảm xúc bình thường của chúng ta khi mối tình tan vỡ, nhưng nếu chúng biến thành trầm cảm thì sẽ vô cùng tồi tệ.

Sự đau buồn và thất vọng là cảm giác bắt buộc phải trải qua khi bạn thất tình. Tuy nhiên, những cảm xúc ấy sẽ trôi qua theo thời gian. Bạn có rất nhiều cách để giải tỏa nỗi buồn đó như tâm sự cùng bạn bè và người thân, và òa khóc một trận thật to để tâm trạng nhẹ nhõm hơn. Bạn cũng có thể đi du lịch, nuôi thú cưng, tham gia các hoạt động cộng đồng, hoặc bất cứ điều gì có thể kéo bạn ra khỏi tình trạng tiêu cực.

Trầm cảm rất khác so với nỗi buồn thông thường. Những biểu hiện tiêu cực của trầm cảm kéo dài suốt nhiều tuần và ngày càng trầm trọng hơn. Trầm cảm sau khi chia tay ngoài nỗi buồn và sự thất vọng còn kèm theo những biểu hiện tiêu cực như: cảm giác tội lỗi đeo bám, cảm thấy bản thân là nguyên nhân khiến tình yêu tan vỡ, mất niềm tin vào tình cảm, có cảm giác đau đớn cùng cực, tự ti, chán ăn, xa lánh mọi người, nhốt mình trong phòng riêng,…

trầm cảm sau khi chia tay
Những người rơi vào trầm cảm thường xa lánh mọi người và nhốt mình vào một không gian riêng với hy vọng vơi bớt nỗi buồn.

Trầm cảm ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt đời sống, làm đảo lộn sinh hoạt, ảnh hưởng đến công việc, học tập và những mối quan hệ xung quanh. Những cảm xúc tiêu cực có thể khiến chúng ta nhạy cảm, nóng nảy và dễ cáu gắt hơn, và dễ dẫn đến những hành vi không đúng mực với bạn bè và người thân. Ngoài ra trầm cảm còn khiến chúng ta không thể tiếp nhận những tình cảm mới, không thể bắt đầu mối quan hệ lãng mạn tiếp theo.

Tại sao chúng ta bị trầm cảm sau khi chia tay?

Trầm cảm sau khi chia tay có thể xảy ra với bất kỳ ai, kể cả đàn ông và phụ nữ với nhiều lý do khác nhau. Vào năm 2019, một nghiên cứu nhỏ được thực hiện đã chỉ ra rằng, nguyên nhân dẫn đến việc chia tay cũng có ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc trầm cảm sau đó. Những cặp đôi chia tay do ngoại tình, bị gia đình ngăn cấm, bệnh tật, hoặc vì những lý do bất ngờ, có tác động mạnh đến tinh thần đôi bên sẽ có nguy cơ mắc trầm cảm cao hơn những trường hợp khác.

Ngoài ra, chúng ta cũng có một số nguyên nhân khác có thể gây trầm cảm sau chia tay:

  • Di truyền: Những người có người thân bị trầm cảm, hoặc các hội chứng rối loạn cảm xúc, rối loạn lo âu khác có nguy cơ trầm cảm cao hơn bình thường. Huyết thống càng gần thì tỷ lệ mắc trầm cảm càng cao. Một số nghiên cứu cho thấy tình trạng này xảy ra là do tác động của nhiều gen trong quá trình di truyền.
  • Có tiền sử trầm cảm: Trầm cảm ở phụ nữtrầm cảm ở nam giới là những nguyên nhân làm tăng tỷ lệ trầm cảm sau chia tay. Nếu trong quá khứ bạn từng mắc hai hội chứng này, hoặc những hội chứng rối loạn khác, thì tỷ lệ cao bạn có thể rơi vào tình trạng trầm cảm khi thất tình.
  • Lạm dụng chất kích thích: Lạm dụng rượu bia và chất kích thích với hy vọng quên đi nỗi buồn không mang đến những hiệu quả tích cực. Cảm giác lâng lâng mà sảng khoái mà chúng mang đến chỉ có tác dụng tức thời. Sau khi bạn tỉnh táo, những cảm xúc tiêu cực sẽ ngày càng dữ dội hơn chứ không hề biến mất, cảm giác mệt mỏi và tuyệt vọng bủa vây khiến tâm trạng bạn ngày càng tồi tệ. Bạn sẽ mãi trượt dài trong sự đau khổ mà không thể thoát ra.
trầm cảm sau khi chia tay
Việc uống rượu bia chỉ làm nghiêm trọng thêm tình trạng trầm cảm chứ không thể giúp bạn vượt qua nó.
  • Thay đổi nội tiết tố: Sự rối loạn hormone có thể ảnh hưởng đến cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của chúng ta. Việc nội tiết tố thay đổi có thể thổi bùng những suy nghĩ tiêu cực, khiến chúng ta nóng nảy, trở nên mất lý trí và dễ rơi vào trạng thái mất kiểm soát. Chia tay để lại những nỗi đau tinh thần sâu sắc và khi chúng ngày càng được khuếch đại thì rất dễ dẫn đến tình trạng trầm cảm, đặc biệt là những bạn có tinh thần yếu đuối.
  • Sốc tâm lý: Bạn có tỷ lệ cao mắc trầm cảm nếu trước và sau khi chia tay, bạn gặp phải những cú sốc tâm lý nặng nề như: bị phản bội, mất việc, gặp vấn đề tài chính, nợ nần, phát hiện bản thân bị bệnh nan y, người thân qua đời, chứng kiến những cảnh tượng khủng khiếp, hoặc một số sang chấn tâm lý khác. Những yếu tố này khiến tình trạng tinh thần đã yếu ớt của bạn bị tổn thương nặng nề hơn dẫn đến trầm cảm.
  • Tự cô lập bản thân: Khi chia tay, bạn thường chỉ muốn ở một mình để gặm nhấm nỗi buồn. Tuy nhiên hành động này chỉ khiến chúng ta thêm xa cách với bạn bè, người thân và ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng. Sự cô đơn và đau khổ là một trong những yếu tố gây trầm cảm, trầm cảm lại làm trầm trọng thêm những suy nghĩ tiêu cực. Hai yếu tố này ảnh hưởng đến nhau khiến bạn gần như không thể thoát ra được.

Những biểu hiện trầm cảm sau khi chia tay

Biểu hiện trầm cảm sau khi chia tay ở mỗi người là khác nhau, tuy nhiên chúng ta vẫn có một số triệu chứng trầm cảm tiêu biểu cần chú ý. Nếu bạn hoặc người thân trải qua hầu hết những triệu chứng dưới đây một cách thường xuyên (gần như mỗi ngày), tình trạng kéo dài hơn 2 tuần và ngày càng nghiêm trọng, không có dấu hiệu thuyên giảm thì rất có thể bạn đang mắc trầm cảm sau khi chia tay.

  • Bạn cảm thấy nỗi buồn đeo bám dai dẳng khiến bản thân luôn đau khổ, dằn vặt về mối tình đã qua.
  • Bạn không còn thiết tha bất cứ điều gì trong cuộc sống, kể cả những điều bạn từng rất yêu thích.
  • Bạn luôn ở trong trạng thái lờ đờ, mệt mỏi, không có sức sống và chỉ muốn ở một mình.
  • Bạn nhốt mình trong phòng và không ngừng suy nghĩ về mối tình cũ, không muốn tiếp xúc với bất cứ ai. Việc tự cô lập này khiến cuộc sống của bạn ngày càng bế tắc và đi vào ngõ cụt.
  • Bạn tự ti và đỗ lỗi cho bản thân vê mối tình tan vỡ, bạn cảm thấy mình là nguyên nhân khiến mối quan hệ đi vào ngõ cụt.
  • Bạn cảm thấy thật trống rỗng, vô vị, không còn động lực sống, không thiết tha bất cứ điều gì trên đời.
trầm cảm sau khi chia tay
Cảm giác mệt mỏi, trống rỗng và vô vị ập đến khiến bạn chỉ muốn từ bỏ mọi thứ.
  • Bạn gần như không thể ngủ vào ban đêm, hoặc thường có những giấc mơ lạ khiến bạn giật mình giữa đêm. Tình trạng này kéo dài trong nhiều ngày, nhiều thàng khiến bạn suy nhược trầm trọng.
  • Bạn uể oải và mệt mỏi vào buổi sáng, ngủ ngày nhiều hơn và luôn cảm thấy không cói hứng thú với mọi thứ xung quanh.
  • Bạn thay đổi thói quen ăn uống, bỗng cảm thấy chán ăn hoặc thèm ăn bất thường. Điều này khiến cân nặng của bạn thay đổi gây sụt cân hoặc tăng cân bất thường.
  • Bạn không có động lực làm việc, khó tập trung và thường xuyên lơ đểnh gây ra sai sót không đáng có.
  • Bạn làm đau bản thân để tìm kiếm cảm giác thoải mái, có ý định tự tử để kết thúc đau khổ, và suy nghĩ này ngày càng thôi thúc mãnh liệt.

Nếu những triệu chứng này không ngừng xảy ra từ ngày này sang ngày khác, và ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống hàng ngày, thì bạn cần đến sự giúp đỡ của bác sĩ hoặc các chuyên gia tâm lý. Những người có chuyên môn sẽ đưa ra các bài test để đánh giá tình trạng sức khỏe tâm thần của bạn. Nếu bạn mắc chứng trầm cảm, bác sĩ sẽ dựa trên tình hình thực tế để đưa ra những phương pháp xử lý phù hợp.

Làm sao để ngăn ngừa và vượt qua trầm cảm sau khi chia tay?

Vượt qua tổn thương sau khi chia tay chưa bao giờ là một việc dễ dàng. Điều này còn tùy thuộc vào tính cách tự thân, và thái độ của chúng ta trong vấn đề tình cảm. Tuy nhiên chúng ta vẫn có những phương pháp hữu ích để cải thiện tâm trạng, vực dậy tinh thần và giúp bản thân vui vẻ hơn sau những tổn thương tình cảm. Mỗi phương pháp sẽ phù hợp với một số đối tượng nhất định, bạn có thể thử nhiều cách để chọn ra cách phù hợp với mình.

1. Hãy tử tế với bản thân

Bạn thường tự dằn vặt bản thân về nguyên nhân chia tay, hoặc đau khổ vì bị phản bội đến mức bỏ bê chính bản thân mình. Trên thực tế, bạn không phải là người hoàn toàn có lỗi cho sự đổ vỡ này, mà chuyện chia tay là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố. Thay vì chìm vào những suy nghĩ tiêu cực, hãy thay đổi thói quen sống và yêu thương bản thân mình hơn, tìm cho mình một thú vui mới, và bắt đầu một cuộc sống mới.

trầm cảm sau khi chia tay
Hãy tự mình thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực bằng việc yêu thương bản thân và tìm kiếm những cơ hội mới trong tương lai bằng cách đi du lịch.

Việc liên tục chỉ trích bản thân chỉ khiến những cảm xúc tiêu cực của bạn ngày một lớn dần, và khiến cho tình hình trầm cảm thêm tồi tệ. Cải thiện sức khỏe tinh thần có thể giúp giảm nhẹ tỷ lệ mắc trầm cảm. Thông thường khi ở trong một mối quan hệ, bạn sẽ dành nhiều sự chú ý và chăm sóc cho nửa kia, và ít quan tâm đến bản thân hơn. Bây giờ khi cả hai đã chia tay, bạn nên dành nhiều thời gian cho bản thân và gia đình.

Đã bao lâu rồi bạn chưa ăn tối cùng gia đình? Đã bao lâu rồi bạn chưa dành thời gian cho những người bạn thân thiết? Đã bao lâu rồi bạn chưa thật sự chăm chút cho bản thân? Đây là thời điểm thích hợp để bạn nhìn lại mọi thứ, và thay đổi cuộc sống theo một cách tích cực hơn. Hãy bắt đầu bằng việc quay lại những thú vui đã lâu rồi bạn không nhớ đến, xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh, và dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn.

Trầm cảm thường gây cảm giác mệt mỏi, uể oải và khiến đầu óc không tỉnh táo. Để hạn chế ảnh hưởng này, bạn nên duy trì thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ, tránh thức khuya hay làm xáo trộn giấc ngủ. Ngoài ra, bạn cũng có thể cùng bạn bè đi du lịch đến một nơi thật xa để tìm kiếm sự thanh thản. Nếu muốn thay đổi môi trường sống, bạn có thể tận dụng bất cứ cơ hội nào để chuyển sang một môi trường sống mới tốt hơn.

2. Đừng nhắc đến người cũ

Việc nhắc đi nhắc lại một vấn đề chỉ khiến chúng ta bị ám ảnh nặng nề hơn. Do đó đừng nên nhắc đến người yêu cũ, và tránh những thứ khiến bạn nhớ đến tình yêu đã tan vỡ. Nếu tất cả mọi thứ trong cuộc sống của bạn đầu có bóng dáng của người yêu cũ, bạn mãi mãi không thoát khỏi ám ảnh của việc chia tay. Cảm giác mất mát sẽ luôn đè nặng và khiến bạn nhớ nhiều hơn đến những kỉ niệm đẹp đã qua, cũng như sự đau khổ tình yêu mang đến.

trầm cảm sau khi chia tay
Đừng để bản thân chìm trong những kỉ niệm đẹp thời còn mặn nồng, và mãi đau khổ vì cuộc tình đã chấm dứt.

Việc chọn cho mình một hoạt động mới, tìm kiếm những mối quan hệ mới, cũng như thay đổi những thói quen thời còn yêu đương sẽ giúp bạn chuyển sự chú ý sang một hướng khác. Điều này có tác động tích cực đến tâm trạng và lối sống, làm thay đổi cái nhìn và những vấn đề cuộc sống bạn đang phải đối mặt. Ngoài ra, đừng cố gắng tìm hiểu cuộc sống hiện tại của người cũ thông qua bạn bè hay mạng xã hội để bản thân không bị stress.

Khi cố gắng tìm hiểu hiện nay người yêu cũ có hạnh phúc không, hay có người mới chưa, bạn chỉ càng thêm mệt mỏi và dằn vặt. Tại sao họ vẫn vui vẻ? Tại sao họ có thể bắt đầu tình yêu mới nhưng mình lại không? Rất nhiều câu hỏi tại sao bủa vây và bạn dần chìm vào những suy nghĩ tiêu cực. Đừng để người cũ tiếp tục chi phối mọi vấn đề trong cuộc dống của bạn, nếu không bạn rất dễ rời vào trầm cảm sau khi chia tay.

3. Xây dựng lối sống tích cực

Ngoài việc ăn uống và ngủ nghỉ một cách khoa học, điều bạn cần làm là xây dựng lối sống tích cực, và đừng cô lập bản thân khỏi mọi người xung quanh. Chắc chắn bạn bè và người thân luôn quan tâm đến tình trạng của bạn. Và việc bạn tự nhốt mình vào không gian riêng chỉ khiến mọi người thêm lo lắng. Nếu không muốn gặp mặt trực tiếp, bạn có thể nhắn tin hay gọi video call cho họ. Hãy nhớ là đừng cắt đứt liên lạc với mọi người.

Ngoài ra bạn cũng nên chú ý đến việc rèn luyện thân thể để giảm căng thẳng và giảm stress hậu chia tay. Giảm stress bằng yoga hoặc thiền là lựa chọn hoàn hảo cho bạn để cân bằng cảm xúc và giải tỏa tâm lý khỏi những đau khổ sau thất tình. Rèn luyện thân thể giúp bạn lấy lại năng lượng, học cách kiềm chế cảm xúc, và giúp bạn hướng sự chú ý đến những thứ lành mạnh hơn là ám ảnh về tình yêu đã qua.

trầm cảm sau khi chia tay
Thiền giúp tâm hồn bạn cảm thấy nhẹ nhõm hơn, loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực và hướng đến một cuộc sống mới.

Từ bỏ những thói quen cũ gắn liền với người ấy và tạo cho mình những thói quen mới có thể giúp bạn thoải mái hơn, và giảm bớt nguồn năng lượng tiêu cực tích tụ trong thân thể. Đọc một quyển sách mới, học mội kỹ năng mới, hoặc tham gia những câu lạc bộ vì cộng đồng có thể giúp bạn thay đổi cách nhìn về cuộc sống. Từ đó bạn có thể tự thoát ra những ảnh hưởng mà chia tay mang đến.

Ngoài ra, đừng tự dằn vặt bản thân vì những chuyện đã qua và mất niềm tin vào tương lai. Bạn xứng đáng bước tiếp về phía trước để đón nhận những mối quan hệ mới. Có lẽ bạn sẽ tìm được một người tốt, một người trân trọng bạn và có thể khiến bạn gắn bó cả đời. Điều quan trọng là học hỏi từ sai lầm, và đứng để chúng lặp lại làm ảnh hưởng đến mối quan hệ về sau. Chúng ta luôn phải hoàn thiện bản thân sau những vấp ngã.

4. Tư vấn tâm lý

Nếu bạn đã thử mọi cách nhưng tình hình vẫn không thay đổi thì có lẽ, bạn nên nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ và chuyên gia tâm lý. Nếu bạn chưa rơi vào tình trạng trầm cảm, bác sĩ có thể cho bạn những lời khuyên và cách thức để hạn chế căng thẳng, stress đeo bám. Nếu nhận ra bạn có dấu hiệu trầm cảm, các chuyên gia có thể cân nhắc áp dụng tâm lý trị liệu hoặc hóa dược trị liệu để giúp bạn kiểm soát tình hình.

Tìm kiếm tư vấn tâm lý không phải là một việc đáng xấu hổ, vì thế bạn không nên ngại ngùng khi đến gặp và bày tỏ những suy nghĩ của mình với bác sĩ. Nếu việc tư vấn có thể khiến bạn cảm thấy nhẹ nhõm và thoải mái hơn thì thật sự là một việc đáng mừng. Điều quan trọng là hãy thành thật với cảm xúc của mình, đừng che giấu hay cảm thấy ngại ngùng khi đề cập đến những ám ảnh hay mệt mỏi của mình về mối tình đã qua.

trầm cảm sau khi chia tay
Nói chuyện với bác sĩ tâm lý nếu ban cảm thấy bản thân không thể tự đứng dậy sau những đổ vỡ về tình cảm.

Việc điều trị tâm lý tỏ ra có tác dụng với những trường hợp trầm cảm nhẹ, không cần đến tác động của thuốc để điều chỉnh cảm xúc. Tư vấn tâm lý là một trong những cách thức điều trị an toàn, vì không tác động trực tiếp đến cơ thể của người trầm cảm. Tuy nhiệu hiệu quả của tư vấn tâm lý cần thời gian dài để thấy được chuyển biến tích cực, và người bệnh cần phối hợp với bác sĩ để mang đến hiệu quả tốt nhất.

5. Sử dụng thuốc

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể cân nhắc cho bạn sử dụng thuốc để chống lại những ảnh hưởng tiêu cực của trầm cảm. Những loại thuốc được ưu tiên sử dụng phải kể đến thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, và một số loại thuốc hỗ trợ khác. Sử dụng thuốc chỉ được khuyến cáo dành cho những trường hợp trầm cảm nặng, hoặc người trên 25 tuổi để đảm bảo hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn.

Thuốc chống trầm cảm có nhiều loại, và mỗi loại sẽ phù hợp với một thể chất nhất định. Đó là lý do bạn có thể phải sử dụng nhiều loại thuốc chống trầm cảm khác nhau, để tìm ra loại phù hợp nhất với cơ thể. Chúng ta cần một khoảng thời gian nhất định (thường là 4-6 tuần) để thuốc có hiệu quả rõ rệt và hỗ trợ giảm những triệu chứng trầm cảm. Hãy chú ý nếu trong quá trình sử dụng, cơ thể có phản ứng quá dữ dội với thuốc.

Những tác dụng phụ không mong muốn, cùng với nguy cơ thôi thúc tự tử ở thanh thiếu niên là khuyết điểm của việc dùng thuốc. Và rõ ràng chúng kém an toàn hơn so với liệu pháp tâm lý. Tuy nhiên sử dụng thuốc là liệu pháp bắt buộc nếu cơn trầm cảm của bạn dần thoát khỏi tầm kiểm soát. Việc sử dụng thuốc đòi hỏi sự đồng ý của bác sĩ, và sử dụng với liều lượng thích hợp được quy định rõ ràng.

trầm cảm sau khi chia tay
Nếu cơn trầm cảm đang hủy hoại cuộc sống của bạn một cách trầm trọng thì điều trị bằng thuốc là cách tốt nhất để ngăn chặn những triệu chứng ngày càng nặng hơn.

Trầm cảm sau khi chia tay là điều không ai muốn, nhưng nếu không có thái độ sống tích cực, bạn không thể tránh khỏi việc chịu ảnh hưởng nặng nề từ cú sốc tâm lý này. Mối tình đã qua thì không thể quay lại, vì thế điều bạn nên làm là nhìn thẳng về phía trước và tiến đến tương lai tốt đẹp hơn. Chấp nhận hiện thực, yêu thương bản thân nhiều hơn và tìm cách bước qua đau khổ, chấp nhận những mối quan hệ mới có thể giúp bạn vượt qua giai đoạn hậu chia tay.

Ngoài ra, sau khi chia tay bạn sẽ có nhiều thời gian dành cho gia đình, bạn bè, hay chính bản thân. Bạn có thể không vội vàng tìm kiếm một mối tình mới để lắp đầy khoảng trống tâm hồn, mà nên kết bạn và sống vì bản thân mình nhiều hơn. Những lựa chọn mới và tốt hơn sẽ đến trong tương lai, và bạn chẳng cần phải dằn vặt bản thân vì những chuyện đã qua. Hãy học hỏi từ cuộc tình tan vỡ để hướng đến một mối quan hệ lành mạnh hơn trong tương lai.

Có lẽ bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

tradozone
Trazodone là thuốc gì? Công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng

Trazodone là một loại thuốc chống trầm cảm được dùng cho người trầm cảm nặng, mất ngủ và có triệu chứng rối loạn lo âu....

phân biệt trầm cảm và tự kỷ ở trẻ
Cách phân biệt trầm cảm và tự kỷ ở trẻ: Cha mẹ không thể bỏ qua

Tự kỷ có thể dẫn đến trầm cảm, nhưng trầm cảm không phải là nguyên nhân gây ra hiện tượng tự kỷ. Hai căn bệnh...

Quiz test trầm cảm tại nhà: Kết quả nhanh chóng, chính xác

Các bài Quiz test trầm cảm có thể đánh giá nguy cơ và xác định mức độ bệnh thông qua bộ câu hỏi trắc nghiệm....

Trầm cảm uống thuốc gì? Những loại thuốc điều trị trầm cảm phổ biến

Dùng thuốc là phương pháp chính trong điều trị trầm cảm. Thuốc được sử dụng với mục đích cải thiện tâm trạng, giảm khí sắc...

Trầm cảm u sầu là gì?

Trầm cảm u sầu (Melancholia): Nguyên nhân, Dấu hiệu, Điều trị

Trầm cảm học đường là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp

trầm cảm không điển hình

Trầm cảm không điển hình: Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách vượt qua

rối loạn thách thức chống đối

Rối loạn thách thức chống đối là gì? Biểu hiện và Biện pháp can thiệp

trầm cảm sau phá thai

Trầm cảm sau khi phá thai: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách phòng tránh