Nghiện Game Online: Nguyên Nhân, Hậu Quả Và Cách Giải Quyết

Thực trạng nghiện game online đang là vấn đề đáng quan ngại của toàn xã hội. Nghiệm game được cho là xuất phát từ sức hút của trò chơi, cảm giác thỏa mãn khi chiến thắng, và do sự thiếu quan tâm của gia đình.

Nguyên nhân gây nghiện game online

Game online, hay trò chơi trực tuyến, là một hình thức giải trí rất được các bạn trẻ ưa chuộng. Nghiện game online là hành vi chơi game đến mất ăn mất ngủ, bỏ cả công việc, học tập, và bất chấp sức khỏe bản thân.

học sinh nghiện game online
Học sinh nghiện game online khiến các em bỏ bê việc học, thường xuyên trốn học, không làm bài mà dành thời gian chơi game.

Sức hút của game online, cộng với nhiều yếu tố tác động từ môi trường, được cho là nguyên nhân khiến các bạn trẻ, thậm chí là người lớn nghiện game online mất kiểm soát.

Một số yếu tố tác động bao gồm:

  • Game online có đồ họa đẹp, cách chơi thú vị, thu hút người chơi với những nhân vật ấn tượng
  • Tăng cảm giác hưng phấn, thỏa mãn khi chiến thắng do Adrenaline tiết ra trong não
  • Thỏa mãn khát khao chinh phục, chứng tỏ bản thân, điều mà chúng ta không làm được ngoài đời
  • Có thể chơi game mọi lúc mọi nơi trên điện thoại, máy tính, hoặc những công cụ hỗ trợ khác.
  • Vùi đầu vào game để trốn chạy những vấn đề trong cuộc sống
  • Trẻ có tuổi thơ bất hạnh, không được gia đình quan tâm, chăm sóc
  • Không có hình thức giải trí lành mạnh hơn nên chỉ có thể chơi game

Việc nghiện game bắt nguồn từ bản thân người nghiện, cách giáo dục của gia đình, và cả những yếu tố bên ngoài. Nếu không ngăn chặn và cải thiện sớm, nghiện game online sẽ gây hại cho sức khỏe và cuộc sống.

Biểu hiện của nghiện game online

Bản thân những trò chơi trực tuyến rất đa dạng về thể loại, có nhiều mức độ khó dễ khác nhau, đồ họa đẹp, và đánh trúng tâm lý yêu thích của các bạn trẻ. Chính vì thế, việc chơi game trở nên đơn giản, dễ dàng và thu hút hơn.

biểu hiện nghiện game
Cuộc sống của những người nghiện game chỉ xoay quanh game, thế nên họ chỉ giao du với nhóm người cùng sở thích.

Theo thống kê của bệnh viện Bạch Mai vào năm 2021, số lượng người nghiện game online đang tăng nhanh. Chủ yếu là trẻ em và thanh thiếu niên từ 10 đến 24 tuổi.

Những biểu hiện của nghiện game online phải kế đến như:

  • Chơi game liên tục trong nhiều giờ, thậm chí bỏ ăn bỏ ngủ
  • Ám ảnh về game đến mức không quan tâm đến những vấn đề khác
  • Nghiện game khiến công việc bị trì trệ, kém chất lượng, thậm chí nhiều người bỏ việc vì mê game
  • Học sinh, sinh viên trốn học, không làm bài mà luôn vùi đầu vào game
  • Chơi game online mọi lúc mọi nơi, không nói chuyện hay giao tiếp với người khác.
  • Xuất hiện những vấn đề thể chất và tinh thần như: mất ngủ, người xanh xao, gầy gò, trở nên nóng nảy, dễ kích động, chán ăn, mệt mỏi và kiệt quệ tinh thần.
  • Có các triệu chứng trầm cảm, stress do căng thẳng lâu ngày
  • Trộm tiền của gia đình, hoặc nói dối để có tiền nạp game

Nghiện game online có thể xảy ra với mọi đối tượng, không phân biệt tuổi hay giới tính. Nhưng theo khảo sát thì tỉ lệ các bạn nam nghiện game cao hơn so với nữ.

Hậu quả của nghiện game online

Hậu quả của nghiện game online nghiêm trọng hơn chúng ta tưởng rất nhiều. Chưa kể đến những vấn đề thể chất và tinh thần, nợ nần hay cay cú ăn thua trong game đều có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng.

hậu quả của nghiện game
Nghiện game onlien để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho bản thân người nghiện, gia đình, và toàn xã hội.

Hậu quả của nghiện game online:

  • Trạng thái tinh thần không tỉnh táo, luôn thiếu ngủ vì thức đêm
  • Tăng cân hoặc giảm cân bất thường vì ăn uống không khoa học
  • Có nguy cơ mắc trầm cảm, rối loạn cảm xúc, hay những rối loạn tâm lý khác

Xem thêm: Rối Loạn Tâm Lý là bệnh gì? Triệu chứng và phương pháp điều trị

  • Có trường hợp chơi game đến mức kiệt sức, đột quỵ và chết trong quá trình chơi
  • Có hành vi trộm cắp tài sản của gia đình, hoặc những người xung quanh, để nạp tiền chơi game
  • Đối mặt với nguy cơ mất việc, bị đuổi học do thường xuyên bỏ làm, trốn học chơi game
  • Cay cú ăn thua với những người chơi khác có thể dẫn đến ẩu đả, thậm chí là giết người
  • Nợ nần chồng chất vì đổ hết tiền bạc vào game, thậm chí mượn tiền nạp game
  • Có trường hợp nghiện game, chơi game liên tục trong thời gian dài nên xuất hiện ảo giác, ảo thanh dẫn đến tự tử, hoặc gây hại cho những người xugn quanh.

Ngoài những ảnh hưởng trên, nhiều người nghiện game còn có thể nghiện cờ bạc, lô đề online. Họ cũng có thể bị dụ dỗ tham gia những hoạt động phi pháp. Nghiện game online có ảnh hưởng đến cả cá nhân và toàn xã hội.

Làm sao cải thiện tình trạng nghiện game online?

Việc tự cai nghiện game không hề dễ dàng, hay có thể nói là không thể. Vì thế, gia đình và bạn bè cùa người nghiện game online nên đưa họ đến bệnh viện, hoặc trung tâm tư vấn tâm lý uy tín để được hỗ trợ tốt hơn.

1. Tư vấn tâm lý

Các chuyên gia tâm lý tri liệu sẽ trò chuyện, hỗ trợ người nghiện game thoát khỏi ám ảnh và trạng thái nghiện game mất kiểm soát. Những cuộc trò chuyện 1:1 giữa chuyên gia và người nghiện thường mang đến hiệu quả cao.

giải quyết nghiện game online
Các chuyên gia tư vấn tâm lý tại NHC Việt Nam có nhiều kinh nghiệm trong việc hỗ trợ cải thiện cai nghiện game online cho trẻ.

Trong quá trình điều trị, thông qua hiệu quả của liệu pháp nhận thức-hành vi, chuyên gia sẽ giúp người nghiện thay đổi các nhìn về game. Người bệnh được định hướng thay thế game online bằng những hoạt động có ích khác.

2. Điều trị bằng thuốc

Điều trị tâm lý là biện pháp hiệu quả, nhưng cần thời gian, và sự hợp tác từ bệnh nhân. Trong một vài trường hợp, bác sĩ hoặc chuyên gia có thể cho bệnh nhân dùng thuốc để cải thiện trạng thái thể chất và tinh thần.

Các loại thuốc được dùng thường là thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần. Mục đích là giúp người nghiện ngủ ngon hơn, giảm căng thẳng, hỗ trợ kiểm soát cảm xúc,…

3. Biện pháp hỗ trợ

Ngoài ra để quá trình cải thiện đạt hiệu quả hơn, gia đình và người nghiện game online cần thực hiện một số điều sau:

  • Tốt nhất là không cho người nghiện tiếp xúc với mạng Internet và các thiết bị thông minh để hạn chế việc chơi game
  • Xây dựng chế độ sống khoa học: ăn uống đúng giờ, ngủ sớm dậy sớm
  • Tạo cho bản thân một thói quen, một hứng thú lành mạnh nhằm thay thế việc chơi game như: đọc sách, vẽ tranh, chơi thể thao, hoạt động ngoài trời, nấu ăn, chụp ảnh,…
  • Tang cường luyện tập thể dục, thể thao để cải thiện tâm trạng và sức khỏe
  • Quay về với việc học tập hay công việc với thái độ nghiêm túc

Nghiện game online là một vấn nạn cần được quan tâm nhiều hơn, nhất là khi nó ảnh hưởng nặng nề đến thanh thiếu niên và người trẻ.

Để hạn chế và giải quyết vấn nạn này, gia đình, nhà trường và cả bản thân các bạn trẻ đều phải chung tay cố gắng. Gia đình và xã hội cần quan tâm, chăm sóc, dạy dỗ và tạo môi trường tốt hơn cho các bạn phát triển.

Có lẽ bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

stress căng thẳng kéo dài gây vô sinh ở nam giới
Stress, căng thẳng kéo dài có gây vô sinh ở nam giới hay không?

Nhiều nghiên cứu được thực hiện cho thấy, tình trạng stress, căng thẳng kéo dài có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh...

rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm
Rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm: Triệu chứng, cách điều trị bệnh

Rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm là một chứng rối loạn tâm thần đặc biệt, có cả triệu chứng của cả hai...

hiệu ứng mandela
Hiệu ứng Mandela (The Mandela Effect): Ký ức giả và cách thoát khỏi

Trong cuộc sống, chắc chắn có ít nhất một lần bạn đã từng rơi vào trường hợp bản thân và những người khác có ký...

thói quen xấu dễ dẫn đến bệnh trầm cảm
Điểm danh những thói quen xấu dễ dẫn đến bệnh trầm cảm

Cho đến hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa thể xác định cụ thể về nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm. Theo đó, một...

Trầm cảm u sầu là gì?

Trầm cảm u sầu (Melancholia): Nguyên nhân, Dấu hiệu, Điều trị

Trầm cảm học đường là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp

trầm cảm không điển hình

Trầm cảm không điển hình: Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách vượt qua

rối loạn thách thức chống đối

Rối loạn thách thức chống đối là gì? Biểu hiện và Biện pháp can thiệp

trầm cảm sau phá thai

Trầm cảm sau khi phá thai: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách phòng tránh