Stress sau sinh: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa

Stress sau sinh không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của các mẹ bỉm mà còn tác động đến sự phát triển của trẻ sơ sinh nên cần được chú ý và can thiệp sớm. Đây là một trong các vấn đề sức khỏe thường gặp, theo số liệu thống kê cho biết, có đến khoảng hơn 9% các trường hợp phụ nữ rơi vào trạng thái căng thẳng quá mức sau sinh. 

stress sau sinh
Stress sau sinh là một vấn đề sức khỏe tâm lý không loại trừ bất kể người phụ nữ nào.

Thế nào là stress sau sinh?

Stress sau sinh hiện đang là một trong các vấn đề sức khỏe được nhiều bà mẹ quan tâm và cảm thấy lo lắng. Cũng bởi, trạng thái rối loạn cảm xúc này không chỉ gây nên những ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe của phụ nữ sau sinh mà còn tác động lớn đến sự phát triển của trẻ sơ sinh khi không nhận được sự chăm sóc tốt từ mẹ.

Stress được biết đến là trạng thái thần kinh căng thẳng do các tác động từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Đặc biệt là trong cuộc sống hiện nay, con người phải luôn đối diện với những áp lực từ công việc, học tập, thi cử, cuộc sống gia đình, các mối quan hệ xã hội,…

Trong đó, giai đoạn sau sinh cũng được xem là một trong các thời điểm vô cùng nhạy cảm và có khả năng làm gia tăng nguy cơ phát triển các vấn đề sức khỏe thần kinh, đặc biệt là stress. Dựa vào số liệu thống kê nhận thấy rằng, có đến khoảng hơn 9% các trường hợp phụ nữ sau sinh bị ảnh hưởng bởi stress và con số này đang có dấu hiệu gia tăng đáng kể trong cộng đồng.

Stress sau sinh có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nó khiến cho mẹ bỉm cảm thấy vô cùng mệt mỏi, thường xuyên lo lắng, suy nhược về thể chất. Mặc dù có nhiều bà mẹ đã chuẩn bị sẵn sàng tâm lý, tìm hiểu đầy đủ kiến thức từ khi mang thai nhưng vẫn khó có thể tránh khỏi tình trạng căng thẳng sau sinh.

Quá trình sinh nở có thể gặp nhiều khó khăn, sau sinh sẽ có nhiều sự thay đổi về cuộc sống, sức khỏe và các yếu tố liên quan khác. Đặc biệt là việc chăm sóc con nhỏ chiếm phần lớn thời gian trong ngày của các mẹ bỉm nên họ dễ cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng.

Tình trạng stress sau sinh cần được sớm phát hiện và can thiệp ngay giai đoạn đầu để tránh gây ra những ảnh hưởng đối với sức khỏe của mẹ và bé. Cũng bởi, stress kéo dài có thể làm gia tăng nguy cơ phát triển các rối loạn tâm thần trầm trọng hơn, phổ biến nhất là tình trạng trầm cảm, rối loạn lo âu vô cùng nguy hiểm.

Dấu hiệu nhận biết stress sau sinh

Stress sau sinh khiến phụ nữ cảm thấy vô cùng mệt mỏi và gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình cân bằng lại trạng thái sinh hoạt bình thường. Người bệnh sẽ liên tục đối diện với những cảm xúc tồi tệ và căng thẳng. Bên cạnh đó họ còn phải chịu đựng những sự giằng xé về thể chất khiến cho tinh thần và sức khỏe tổng thể càng bị suy yếu.

Để có thể sớm can thiệp đối với các tình trạng stress sau sinh, bạn cần chú ý để kịp thời phát hiện các triệu chứng sau đây:

1. Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, lo lắng

Phụ nữ sau sinh thường có sự nhạy cảm hơn so với mức bình thường, họ hay suy nghĩ và lo lắng về những vấn đề xoay quanh con cái, sức khỏe, kinh tế, cuộc sống hôn nhân, gia đình,…Đặc biệt hơn, đối với những trường hợp bị stress sau sinh thì biểu hiện này sẽ càng trở nên mạnh mẽ và xuất hiện với tần suất liên tục khiến họ cảm thấy mệt mỏi, chán chường.

stress sau sinh
Mẹ bỉm stress sau sinh sẽ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, suy nhược.

Người bệnh sẽ luôn ở trong trạng thái mệt mỏi, ủ rũ, không còn cảm thấy hứng thú đối với các hoạt động xung quanh. Họ liên tục đặt ra cho bản thân những câu hỏi chất vấn thể hiện sự lo lắng, bất an của chính mình. Lâu dần những sự lo sợ này sẽ biến thành các ám ảnh đeo bám lấy tâm trí của người bệnh và làm cho sức khỏe của họ càng trở nên tồi tệ.

2. Dễ mất tập trung

Biểu hiện này sẽ dễ nhận thấy trong các sinh hoạt đời thường hoặc việc chăm sóc trẻ sơ sinh ở các mẹ bỉm đang trong trạng thái stress. Họ khó có thể tập trung hoàn toàn tâm trí vào công việc đang làm, dễ bị xao nhãng và phân tâm bởi các yếu tố tác động từ bên ngoài hoặc thậm chí là một tiếng động nhỏ.

Có thể thấy họ không thể dành hết sự chú ý của bản thân vào bất cứ công việc nào, kể cả những việc thư giãn, vui chơi, chăm sóc con nhỏ. Đồng thời, trí nhớ của họ sẽ dần bị suy giảm, họ hay quên, không thể ghi nhớ tốt những việc cần phải thực hiện hoặc có thể quên ngay sự chỉ dẫn của một ai đó.

3. Giấc ngủ bị rối loạn

Trải qua giai đoạn sinh nở vô cùng khó khăn và cực khổ, cơ thể phụ nữ sẽ trở nên yếu đi và cần rất nhiều thời gian để phục hồi sức khỏe. Tuy nhiên, khi rơi vào trạng thái stress, giấc ngủ của họ sẽ gặp nhiều sự cản trở. Họ có thể cảm thấy rất buồn ngủ nhưng không thể ngủ sâu giấc, giấc ngủ chập chờn, dễ mơ gặp ác mộng.

Rối loạn giấc ngủ được xem là một trong các triệu chứng đặc trưng thường gặp ở hầu hết các trường hợp stress sau sinh. Mặc dù công việc chăm sóc con nhỏ đã lấy đi rất nhiều sức lực của họ, nhưng khi về đêm hoặc đến giấc ngủ trưa họ lại khó có thể ngủ một giấc sâu. Bản thân sẽ luôn cảm thấy bồn chồn, thao thức và không thể đi vào giấc ngủ ngay lập tức dù cơ thể để cạn kiệt sức lực.

stress sau sinh
Rối loạn giấc ngủ là một trong các biểu hiện đặc trưng ở hầu hết các trường hợp stress sau sinh.

Dựa vào kết quả các cuộc nghiên cứu và số liệu thống kê nhận thấy rằng, các rối loạn giấc ngủ thường có xu hướng xảy ra mạnh mẽ trong khoảng 8 tuần sau khi sinh. Theo đó, stress và mất ngủ sẽ có mối quan hệ tương tác qua lại với nhau. Stress gây mất ngủ và ngược lại, mất ngủ kéo dài sẽ làm gia tăng nguy cơ stress ở nhiều đối tượng, nhất là phụ nữ sau sinh.

4. Thay đổi thói quen ăn uống

Stress sau sinh gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng ăn uống hàng ngày của các mẹ bỉm. Căng thẳng quá mức khiến các mẹ cảm thấy chán ăn, ăn uống không được ngon miệng, thường xuyên khó tiêu, buồn nôn. Một số trường hợp khác có thể ăn uống quá mức nhằm giúp giải tỏa cảm xúc tiêu cực, ăn quá nhiều đồ ngọt, các thức ăn đóng hộp chứa nhiều chất bảo quản gây ảnh hưởng đến cân nặng và sức khỏe.

Các chuyên gia cho biết rằng, sự gia tăng của hàm lượng hormone gây stress cortisol sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của mẹ bỉm và làm cho các mẹ bị rối loạn ăn uống trầm trọng. Thói quen ăn uống thay đổi đột ngột và bất thường sẽ khiến cho sức khỏe của phụ nữ dần bị suy giảm, đồng thời tác động đến sự phát triển của trẻ sơ sinh khi không nhận được đủ hàm lượng dinh dưỡng từ sữa mẹ.

5. Cơ thể suy nhược

Trạng thái căng thẳng khiến cho các mẹ bỉm không thể suy nghĩ được bất cứ vấn đề nào xoay quanh cuộc sống. Tâm trí của họ bị bao trùm bởi những cảm xúc lo lắng, bất an, mệt mỏi, chán chường nên họ có xu hướng không muốn thực hiện bất cứ công việc nào.

Đặc biệt là sau khi sinh, sức khỏe thể chất sẽ càng bị suy giảm hơn so với thông thường. Phụ nữ trong khoảng 1 tháng đầu sau sinh sẽ bị hạn chế nhiều về vận động và các hoạt động xung quanh nên dễ khiến cho bản thân bị mệt mỏi, tâm trạng trở nên tù túng, ngột ngạt.

stress sau sinh
Cơ thể của phụ nữ sau sinh sẽ dần bị suy kiệt nghiêm trọng nếu căng thẳng liên tục kéo dài.

Theo đó, sức khỏe tinh thần và thể chất có mối quan hệ vô cùng mật thiết với nhau. Vì thế, khi sức khỏe tinh thần không được đảm bảo tốt thì cơ thể của người bệnh cũng dần trở nên suy kiệt nhiều hơn, sức đề kháng giảm dần và gia tăng nguy cơ mắc phải các vấn đề sức khỏe liên quan khác.

6. Suy giảm ham muốn tình dục

Sự suy giảm nghiêm trọng về nồng độ estrogen sau sinh cùng với sự lo lắng, mệt mỏi quá mức do stress gây ra khiến cho nhiều chị em không còn cảm giác hứng thú và ham muốn trong chuyện tình dục. Họ có thể trở nên lãnh cảm, có xu hướng tránh né và xa lánh chồng, tạo khoảng cách giữa đôi bên.

Phụ nữ stress sau sinh cũng dễ gặp phải các vấn đề liên quan đến yếu tố tình dục, sinh lý. Họ có thể bị rong kinh, đau rát khi quan hệ, không có cảm giác lên đỉnh khi gần gũi chồng và vô cùng khó chịu, chán ghét chuyện chăn gối.

7. Khó gần gũi, gắn kết với con

Mang thai và sinh con chính là thiên chức cao cả của mỗi người phụ nữ. Chào đón đứa con của mình sẽ tạo nên một niềm hạnh phúc vỡ òa đối với các mẹ sau quá trình 9 tháng 10 ngày mang thai. Tuy nhiên, với những áp lực chăm con và nhiều yếu tố khác sau sinh khiến nhiều sản phụ cảm thấy căng thẳng, stress liên tục và khó có thể gắn kết tốt với con.

stress sau sinh
Stress khiến cho các mẹ không còn muốn gần gũi, chăm sóc con cái.

Sự mệt mỏi, suy nhược về cơ thể và tinh thần làm cho các mẹ cảm thấy lo lắng nhiều hơn. Thậm chí có một số trường hợp còn cảm thấy chán ghét con mình, cho rằng con chính là nguyên nhân khiến họ trở nên suy kiệt như hiện tại. Điều này gây nên nhiều ảnh hưởng đối với sự phát triển của trẻ, bởi trẻ nhỏ luôn cần sự quan tâm, yêu thương của chính người thân, nhất là người mẹ.

8. Xuất hiện ý định tự sát

Stress nếu chỉ biểu hiện ở mức độ nhẹ thì không quá ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống của phụ nữ sau sinh. Tuy nhiên, khi stress liên tục kéo dài và trở nên nghiêm trọng thì sản phụ có thể dần hình thành suy nghĩ muốn tự sát để giải phóng bản thân khỏi những cảm xúc tồi tệ, tiêu cực.

Những suy nghĩ sai lệch khiến cho nhiều mẹ bỉm cảm thấy ám ảnh và tự cho rằng mình là gánh nặng, là mối nguy hại cho gia đình và xã hội. Họ luôn cảm thấy tội lỗi trước những hành vi của bản thân và muốn tự kết thúc mạng sống của mình để không còn cảm thấy khổ đau nữa.

9. Các biểu hiện về thể chất

Bên cạnh những biểu hiện về tinh thần, stress sau sinh còn gây ra nhiều triệu chứng về thể chất khiến phụ nữ cảm thấy uể oải, thiếu sức sống và không thể đảm bảo tốt các công việc hàng ngày. Người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy đau đầu do căng thẳng thần kinh quá mức.

Ngoài ra, còn xuất hiện các triệu chứng thực thể như đau bụng, đau cơ, căng cơ, nhức mỏi tay chân, choáng váng, buồn nôn, khó tiêu, đầy hơi, đau tức vùng thượng vị,…Tình trạng này gây mất năng lượng, khiến cho các mẹ bỉm luôn ở trong trạng thái mệt mỏi, suy nhược về thể chất và dễ mắc phải các bệnh lý thực thể.

Nguyên nhân gây ra stress sau sinh

Nhiều người thường cho rằng, chỉ cần chuẩn bị tâm lý và kiến thức vững chắc trước khi sinh thì hoàn toàn có thể phòng tránh được nguy cơ bị stress sau sinh. Đây cũng là một trong các yếu tố hỗ trợ mẹ bỉm có được một tinh thần khỏe mạnh nhưng vẫn chưa đủ.

Trong thực tế thì các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định rõ ràng về nguyên nhân gây ra stress sau sinh. Theo đó, họ cũng đã tìm thấy được sự xuất hiện của các yếu tố di truyền, môi trường đang có tác động lớn đến sức khỏe tinh thần của phụ nữ trong giai đoạn nhạy cảm này.

Để có thể hỗ trợ cải thiện tốt tình trạng stress sau sinh, bạn cũng cần tìm ra nguyên nhân gây bệnh để có được biện pháp can thiệp phù hợp và hiệu quả nhất. Một số lý do thường được nhắc đến khi nói về tình trạng stress sau sinh như:

1. Sự thay đổi nồng độ hormone bên trong cơ thể

Dựa vào kết quả các nghiên cứu khoa học nhận thấy rằng, trong giai đoạn mang thai, nồng độ hormone bên trong cơ thể của mẹ bầu sẽ gia tăng đáng kể so với thông thường. Tuy nhiên, trong khoảng vài giờ đầu sau sinh, hàm lượng hormone này, đặc biệt là estrogen và progesterone sẽ đột ngột giảm mạnh gây mất cân bằng và ảnh hưởng lớn đến trạng thái tâm lý của con người.

stress sau sinh
Sự thay đổi đột ngột về nồng độ hormone chính là nguyên nhân phổ biến gây stress sau sinh

Đây được xem là nguyên nhân chủ yếu và phổ biến nhất có khả năng làm xuất hiện các vấn đề sức khỏe thần kinh, đặc biệt là stress và trầm cảm sau sinh. Điều này diễn ra tương tự như sự thay đổi nồng độ trong các giai đoạn chu kỳ kinh nguyệt, dậy thì, tiền mãn kinh, mãn kinh nhưng mức độ nghiêm trọng hơn.

2. Do di truyền, tiền sử bệnh lý

Các nhà nghiên cứu đã tìm ra được yếu tố ADN có trong các tình trạng stress sau sinh ở nhiều phụ nữ. Họ cho biết rằng, nếu trong gia đình có người thân như ông bà, ba mẹ hoặc anh chị em ruột từng mắc phải các chứng bệnh về rối loạn tâm thần hoặc trải qua giai đoạn stress nặng thì khả năng bị stress sau sinh của bạn sẽ cao hơn so với bình thường.

Bên cạnh đó, để tiến hành xác định nguyên nhân gây stress chính xác nhất, các chuyên gia cũng thường khai thác về thông tin bệnh sử của mỗi bệnh nhân. Nếu người bệnh đã từng bị stress hoặc trầm cảm trước hoặc trong giai đoạn mang thai thì nguy cơ bị stress sau sinh của họ sẽ cao gấp nhiều lần so với những trường hợp khác.

3. Sự ảnh hưởng của cảm xúc

Có những bà mẹ luôn mong chờ sự xuất hiện của con nhưng cũng có những người cảm thấy chưa thực sự sẵn sàng để trở thành một người mẹ. Việc mang thai ngoài ý muốn hoặc không theo dự định có thể gây ảnh hưởng lớn đến tinh thần, cảm xúc của phụ nữ trong suốt quá trình mang thai và sinh con.

Không những thế, ngay cả những khi đã chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ nhưng các bà mẹ vẫn khó có thể tránh khỏi những sự bỡ ngỡ trong việc thích nghi với một bé sơ sinh, nhất là những trường hợp mang thai lần đầu tiên. Điều này làm cho nhiều mẹ bỉm rơi vào trạng thái tiêu cực, họ loay hoay với những cảm xúc không xác định và dễ bị stress kéo dài.

4. Do quá trình sinh nở gặp nhiều khó khăn

Có rất nhiều phụ nữ cảm thấy vô cùng mệt mỏi và suy kiệt sức khỏe sau khi sinh. Họ mất rất nhiều thời gian để phục hồi sức khỏe và lấy lại nguồn năng lượng tích cực để cân bằng lại cuộc sống của mình.

stress sau sinh
Quá trình sinh nở gặp nhiều khó khăn có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý của phụ nữ sau sinh.

Mặc dù hiện nay các phương pháp sinh nở đã được cải thiện và trở nên tiên tiến hơn nhưng vẫn có không ít các ca sinh khó, mẹ bầu phải chịu đựng cơn đau liên tục trong nhiều giờ liền khiến họ không còn sức lực. Đặc biệt là các ca sinh mổ, phụ nữ cần có nhiều thời gian để phục hồi sức khỏe hơn so với sinh thường nên việc cảm thấy mệt mỏi, stress là khó tránh khỏi.

5. Stress do áp lực chăm con

Việc chăm sóc một đứa trẻ sơ sinh không phải là điều dễ dàng mà bất cứ người mẹ nào cũng có thể một mình đảm đương. Trẻ nhỏ thường hay quấy khóc về đêm và cần được chăm sóc kỹ lưỡng. Mẹ bỉm phải dành phần lớn thời gian trong ngày để tắm rửa, vệ sinh, thay tả, cho con bú, vỗ về con nên khiến họ không được nghỉ ngơi một cách trọn vẹn.

Không những thế, những áp lực chăm con còn có thể đến từ những người xung quanh. Họ thường để ý và dành những lời nói không hay khiến mẹ bỉm cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi vô cùng. Điều này làm cho tâm trạng và tinh thần của phụ nữ sau sinh dần trở nên bất ổn và dễ gây stress.

6. Thiếu sự giúp đỡ, hỗ trợ

Như đã chia sẻ, phụ nữ sau sinh thường rất yếu ớt bởi quá trình vượt cạn vô cùng mệt mỏi cùng với những thay đổi về cơ thể. Đồng thời, việc chăm sóc con cái khiến họ càng trở nên suy nhược về thể chất nếu không được chăm sóc, quan tâm đúng cách.

Trong thực tế có rất nhiều mẹ bỉm phải tự loay hoay với việc chăm sóc bản thân và chăm con sau khi sinh. Họ dường như không nhận được sự giúp đỡ từ bên ngoài và không được chia sẻ, chăm sóc tốt khiến cho sức khỏe càng suy kiệt và làm gia tăng nguy cơ bị stress, trầm cảm sau sinh.

7. Stress sau sinh do thiếu hụt tài chính

Quá trình mang thai và nuôi nấng một đứa trẻ sẽ tốn rất nhiều kinh phí của các bậc phụ huynh. Đặc biệt hơn, trong giai đoạn sau sinh, cơ thể mẹ bỉm vẫn chưa thực sự hồi phục nên không thể đảm bảo công việc và thu nhập của mình. Điều này gây ra rất nhiều áp lực đối với tinh thần của cả vợ và chồng.

stress sau sinh
Áp lực tài chính sau khi có con sẽ làm gia tăng nguy cơ bị stress ở nhiều mẹ bỉm.

Bạn luôn phải đau đầu về việc chi tiêu trong gia đình, cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng về việc đầu tư cho con cái, cân bằng cuộc sống. Gánh nặng tài chính sẽ càng gia tăng khi trẻ dần lớn lên nên nếu chưa đảm bảo tốt về việc kinh tế sẽ dễ khiến cho các chị em rơi vào trạng thái stress sau sinh.

8. Do bản thân người bệnh

Một số trường hợp stress sau sinh có thể do những suy nghĩ tiêu cực đến từ chính người bệnh. Ai cũng mong muốn mang đến những điều tốt đẹp và tuyệt vời nhất cho chính đứa con mà mình cực khổ sinh ra.

Chính vì thế, nhiều bà mẹ luôn tự tạo áp lực cho chính bản thân mình. Họ luôn cho rằng mình vẫn chưa thực sự tốt và chăm sóc con một cách chu đáo, tỉ mỉ. Chỉ cần một sơ suất nhỏ cũng đủ khiến họ cảm thấy khó chịu, bứt rứt và tự trách bản thân mình.

Stress sau sinh ảnh hưởng như thế nào?

Stress sau sinh là một vấn đề sức khỏe tâm lý thường gặp ở nhiều phụ nữ và có thể gây ra các ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe, đời sống của mẹ bỉm và cả sự phát triển của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, lại có rất nhiều người xem nhẹ tình trạng stress của các mẹ bỉm sau sinh và cho rằng đó là một trạng thái tâm lý bình thường mà ai cũng sẽ phải trải qua trong giai đoạn này.

Tuy nhiên, theo chia sẻ của các chuyên gia thì tình trạng stress nếu không sớm được phát hiện và có biện pháp can thiệp kịp thời sẽ gây ra rất nhiều hệ lụy nguy hiểm, thậm chí làm gia tăng nguy cơ phát triển các rối loạn tâm thần như trầm cảm, lo âu. Trong thực tế đã có không ít các trường hợp stress sau sinh khi không được khắc phục kịp thời đã dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm, đe dọa đến cả tính mạng của mẹ và bé.

Tùy vào mức độ nặng nhẹ của stress mà các ảnh hưởng của nó cũng sẽ có phần khác nhau. Cụ thể một số tác động thường thấy như:

1. Ảnh hưởng đến mẹ

Đối với các mẹ bỉm, tình trạng stress sau sinh kéo dài dai dẳng sẽ khiến cho sức khỏe của họ dần trở nên tiêu cực và tồi tệ hơn. Các triệu chứng thể chất và tinh thần do stress gây ra dần làm hao mòn sức lực của mẹ bỉm và khiến cho sức đề kháng của họ dần bị suy giảm nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, phần lớn phụ nữ stress sau sinh đều có sự thay đổi nhất định về chế độ ăn uống, chất lượng giấc ngủ, các sinh hoạt đời sống hàng ngày nên việc duy trì một thể chất khỏe mạnh là rất khó khăn. Nhiều chị em thường xuyên phải đối diện với các bệnh cảm, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn hoặc các vấn đề về tim mạch, tiêu hóa.

Hơn thế, nếu stress kéo dài và trở nên nghiêm trọng có thể gia tăng khả năng phát triển các rối loạn tâm thần nguy hiểm hơn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và đe dọa đến tính mạng của con người. Nhiều tình trạng do căng thẳng quá mức, các cảm xúc tiêu cực không được giải tỏa tốt nên dễ hình thành những suy nghĩ tồi tệ, tự làm tổn thương bản thân hoặc có ý định tự sát, giết hại con.

2. Ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh

Khi người mẹ rơi vào trạng thái stress kéo dài thì họ dường như không còn tâm trí và đủ sức lực để chăm sóc, quan tâm con cái. Các bà mẹ đang gặp stress sẽ có xu hướng bỏ rơi con mình, họ không muốn gần gũi con hoặc thậm chí xem con chính là áp lực, gánh nặng của bản thân.

stress sau sinh
Stress sau sinh có thể gây ảnh hưởng đến tình cảm của mẹ và trẻ nhỏ.

Ngoài ra, stress còn có khả năng gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ, khiến cho trẻ không được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để nuôi dưỡng cơ thể và phát triển khỏe mạnh. Điều này có thể gây nên nhiều cản trở đối với sức khỏe của trẻ nhỏ, khiến trẻ dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây hại từ bên ngoài.

Bên cạnh đó, stress sau sinh còn gây ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa mẹ và con cái. Trẻ có thể thiếu vắng đi tình thương của mẹ, không được gần gũi và nhận được sự quan tâm từ người mẹ.

3. Ảnh hưởng đến gia đình

Stress sau sinh không chỉ ảnh hưởng đến người bệnh và trẻ nhỏ mà còn tác động lớn đến gia đình. Sự căng thẳng, mệt mỏi của người mẹ có thể làm suy giảm không khí gia đình, khiến cho tình cảm vợ chồng và các thành viên trong nhà bị ảnh hưởng nhất định.

Do các tác động của stress nên mẹ bỉm thường không muốn giao tiếp, tương tác hoặc có thể dễ cáu gắt, nóng tính, lớn tiếng với mọi người xung quanh. Họ không cảm nhận rõ được sự hạnh phúc và niềm vui sướng trong cuộc sống nên dễ tạo ra các mâu thuẫn đối với chồng hoặc những người thân bên cạnh.

Cách khắc phục và phòng tránh tình trạng stress sau sinh

Stress sau sinh gây ảnh hưởng tiêu cực đối với đời sống, sức khỏe của cả mẹ và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu có thể phát hiện và can thiệp ở giai đoạn sớm thì chúng ta hoàn toàn có thể loại bỏ stress và giúp cải thiện sức khỏe sau sinh nhanh chóng, thuận lợi.

Vì thế, ngay khi nhận thấy các biểu hiện của stress, mẹ bỉm hãy áp dụng ngay các biện pháp khắc phục hiệu quả sau:

1. Lập thời gian biểu cụ thể và phù hợp

Sự căng thẳng của nhiều mẹ bỉm thường xoay quanh vấn đề chăm sóc con cái và các áp lực trong việc không có thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn. Vì thế, để giảm bớt trạng thái tiêu cực này, bạn cần chú ý lên kế hoạch cụ thể cho các công việc cần thực hiện trong ngày, sắp xếp thời gian chăm con để tránh tình trạng kiệt sức do thiếu ngủ, ăn uống không điều độ.

2. Đảm bảo tốt giấc ngủ

Chất lượng giấc ngủ có mối quan hệ khác mật thiết với sức khỏe tinh thần và cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng stress sau sinh. Vì thế, trong giai đoạn này, chị em nên chú ý nhiều hơn đến thời gian nghỉ ngơi của bản thân, cố gắng ngủ đủ giấc để sức khỏe phục hồi tốt hơn.

stress sau sinh
Phụ nữ sau sinh nên duy trì giấc ngủ đủ và chất lượng để có được sức khỏe ổn định hơn.

Bạn có thể tranh thủ những lúc con ngủ say mà chợp mắt một chút để lấy lại nguồn năng lượng tích cực. Hoặc nếu cảm thấy quá mệt mỏi và kiệt sức, bạn hãy chủ động nhờ đến sự giúp đỡ của chồng hoặc những người thân bên cạnh để có thời gian thư giãn, nghỉ ngơi phù hợp.

3. Cân bằng chế độ dinh dưỡng hàng ngày

Sau khi sinh, chế độ ăn uống của phụ nữ cũng cần phải được chú ý nhiều hơn. Trong giai đoạn này, phụ nữ phải kiêng khem một vài thực phẩm nhất định, đặc biệt là các sản phụ sinh mổ phải chú ý đến chất lượng bữa ăn để tránh làm tổn thương đến vết mổ.

Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc mẹ bỉm phải quá khắt khe với thực đơn ăn uống hàng ngày. Các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyến khích phụ nữ sau sinh cung cấp đa dạng các món ăn có chứa nhiều vitamin, khoáng chất, kẽm, omega-3, magie để giúp phục hồi sức khỏe, chống chọi lại stress hiệu quả.

4. Vận động, tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng

Sức khỏe của phụ nữ sau sinh thường không được đảm bảo và cần thời gian để phục hồi. Tuy nhiên, đừng cứ mãi nằm yên một chỗ mà hãy cho cơ thể được vận động, thả lỏng bằng các động tác nhẹ nhàng, phù hợp.

Mỗi buổi sáng bạn nên đi lại vài vòng, hít thở bầu không khí mát mẻ, trong lành và nở một nụ cười thật tươi để đón chào những điều tốt đẹp của ngày mới. Bằng cách này bạn sẽ cảm thấy tinh thần trở nên phấn chấn, vui vẻ và tích cực hơn, từ đó dễ dàng đẩy lùi được stress, hạn chế các tác hại nguy hiểm của nó gây ra.

5. Đừng tạo áp lực cho bản thân

Chăm sóc và nuôi dạy một đứa trẻ đòi hỏi bạn phải kiên trì trong một quá trình dài. Việc con quấy khóc hay đôi lúc chán ăn thực tế là vấn đề của hầu hết mọi đứa trẻ. Các bậc phụ huynh cũng không nên tự tạo áp lực quá lớn đối với bản thân để tránh tình trạng căng thẳng, lo lắng quá mức.

Nếu cảm thấy không an tâm về tình trạng của trẻ nhỏ hoặc có những vấn đề chưa thể hiểu rõ thì bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, tìm kiếm thông tin trên mạng xã hội, các hội nhóm hoặc hỏi kinh nghiệm từ mẹ, dì, chị đã từng sinh nở. Đừng nên quá khắt khe với bản thân và con trẻ vì điều này sẽ khiến cho bạn và trẻ nhỏ càng thêm căng thẳng, mệt mỏi.

6. Chia sẻ với bạn bè, người thân

Các áp lực sau khi sinh con là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, bạn đừng cố gắng chịu đựng điều đó một mình mà hãy thoải mái hơn trong việc chia sẻ chúng với chồng, bạn bè, gia đình, người thân để được thông cảm và thấu hiểu nhiều hơn.

stress sau sinh
Để giảm stress sau sinh, phụ nữ nên chia sẻ nhiều hơn với chồng và người thân.

Khi nói ra được những trăn trở, khúc mắc trong lòng sẽ giúp tâm trạng trở nên ổn định và dễ chịu hơn rất nhiều. Đồng thời, sự lắng nghe, quan tâm, yêu thương của mọi người xung quanh cũng chính là động lực to lớn để bạn cố gắng và cân bằng tốt hơn.

7. Mẹ bỉm nên tìm kiếm hoạt động thư giãn

Để giảm stress sau sinh, các mẹ bỉm hãy nên tự tìm kiếm cho mình những hoạt động giúp bản thân có thể thư giãn, giải tỏa tâm trạng tốt hơn. Ví dụ như dành một ít thời gian rảnh trong ngày hoặc trước khi đi ngủ đọc một vài trang sách, nghe một vài bản nhạc, chăm sóc cây cảnh, chơi với thú cưng, tham gia các hội nhóm của mẹ bỉm sữa để được chia sẻ, tâm sự nhiều hơn.

8. Viết nhật ký

Trong một số kết quả nghiên cứu nhận thấy rằng, thói quen viết nhật ký chính là phương pháp an toàn và hiệu quả có thể giúp khắc phục, phòng tránh tốt nguy cơ mắc phải tình trạng stress sau sinh. Việc ghi chép lại các hoạt động trong ngày và bày tỏ cảm xúc của mình qua từng trang giấy sẽ giúp chúng ta dễ dàng mở lòng và giải tỏa tâm lý hiệu quả hơn.

Các chuyên gia tâm lý cho biết rằng, thói quen viết nhật ký mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe tinh thần, giúp bạn phòng ngừa tốt nguy cơ phát triển các rối loạn thần kinh, đặc biệt là trong các giai đoạn nhạy cảm như sau sinh. Vì thế, hãy nếu cảm thấy khó chia sẻ với những người bên cạnh, bạn có thể bắt đầu tập viết nhật ký, viết ra những điều bản thân đang suy nghĩ và giải tỏa nỗi lo lắng qua trang giấy.

Stress sau sinh gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe, chất lượng cuộc sống của mẹ bỉm và cả trẻ nhỏ. Vì thế, qua thông tin của bài viết này, hy vọng bạn đọc sẽ biết cách khắc phục và phòng tránh tốt nguy cơ bị căng thẳng sau sinh, dễ dàng cân bằng lại trạng thái tâm lý để có được sức khỏe tốt chăm sóc cho trẻ nhỏ.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

rối loạn phân ly
Rối loạn phân ly là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Cách điều trị hiệu quả

Rối loạn phân ly là một tình trạng rối loạn tâm thần nghiêm trọng khiến người bệnh mất kết nối với cuộc sống, mất kiểm...

thuốc trầm cảm amitriptyline
Thuốc trầm cảm amitriptyline: Cách dùng và những lưu ý

Thuốc trầm cảm amitriptyline là loại thuốc quen thuộc và được sử dụng nhiều nhất trong nhóm thuốc chống trầm cảm ba vòng. Loại thuốc...

Hưng cảm là gì? Nguyên nhân, chẩn đoán và hướng điều trị

Hưng cảm là một dạng rối loạn khí sắc trái ngược hoàn toàn với trầm cảm. Đặc trưng của rối loạn này là khí sắc...

Rối loạn lo âu lan tỏa có chữa được không?
Rối loạn lo âu lan tỏa có chữa được không? Điều trị bao lâu thì khỏi?

Rối loạn lo âu lan tỏa có chữa được không? chắc hẳn là câu hỏi được đặt ra bởi rất nhiều người bệnh. Theo chia...

Trầm cảm u sầu là gì?

Trầm cảm u sầu (Melancholia): Nguyên nhân, Dấu hiệu, Điều trị

Trầm cảm học đường là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp

trầm cảm không điển hình

Trầm cảm không điển hình: Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách vượt qua

rối loạn thách thức chống đối

Rối loạn thách thức chống đối là gì? Biểu hiện và Biện pháp can thiệp

trầm cảm sau phá thai

Trầm cảm sau khi phá thai: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách phòng tránh