Rối Loạn Tâm Lý là bệnh gì? Triệu chứng và phương pháp điều trị

Rối loạn tâm lý, hay còn gọi là rối loạn tâm thần, là từ chỉ chung cho những tình trạng rối loạn làm thay đổi nhận thức, hành vi và cảm xúc của con người. Những rối loạn này gây đau khổ, đau đớn cùng cực cho người mắc phải, khiến họ gặp nhiều trở ngại, không thể sinh hoạt bình thường, và có thể gây hại cho bản thân hoặc những người xung quanh.

Rối loạn tâm lý là bệnh gì?

Rối loạn tâm lý, hay rối loạn tâm thần, là tình trạng rối loạn sức khỏe phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới. Tình trạng này khiến con người gặp rắc rối trong nhận thức, hành vi và suy nghĩ, kéo theo việc khó kiềm chế cảm xúc trong những tình huống nhất định. Rối loạn tâm lý khiến người mắc phải rơi vào trạng thái đau khổ, giảm chất lượng sinh hoạt và khả năng giao tiếp bình thường với những người xung quanh.

rối loạn tâm lý
Tình trạng rối loạn tâm lý ngày càng phổ biến, trẻ hóa và gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe cộng đồng.

Những biểu hiện của rối loạn tâm lý diễn ra dai dẳng, nhưng có thể thuyên giảm theo thời gian nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Rối loạn tâm thần cũng có khả năng tái phát cao nếu không được điều trị một cách bài bản, và không được theo dõi chặt chẽ. Rối loạn tâm lý có thể được chẩn đoán bởi những chuyên gia sức khỏe tâm thần như nhà tư vấn tâm lý, hoặc bác sĩ chuyên khoa.

Theo ước tính vào năm 2019, cứ 8 người trên thế giới thì có 1 người mắc chứng rối loạn tâm thần, phổ biến nhất là trầm cảm và rối loạn lo âu. Có nhiều loại rối loạn tâm lý, thế nên một người có thể mắc một hay nhiều chứng rối loạn khác nhau. Chính vì thế trong một số trường hợp, rất khó để xác định chính xác tình trạng bệnh, vì các triệu chứng có thể tương đồng làm ảnh hưởng đến kết quả chẩn đoán.

Những thống kê năm 2019 cho thấy, các rối loạn tâm thần đang dần trở nên phổ biến, và là nguyên nhân ảnh hưởng đến hàng trăm triệu người mỗi năm. Trong đó, trầm cảm chiếm số lượng lớn nhất với khoảng 264 triệu người. Rối loạn lưỡng cực ảnh hưởng đến khoảng 45 triệu người. Những hội chứng rối loạn tâm thần khác như: tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực, rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), rối loạn phổ tự kỷ (ASD),… cũng ảnh hưởng đến hàng triệu người khác

Rối loạn tâm lý ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của con người, nhưng nhiều trường hợp bệnh không được phát hiện cho đến khi đối tượng đạt đến tuổi trưởng thành. Những hội chứng khởi phát sớm từ thời thơ ấu như chậm phát triển trí tuệ có thể được nhận ra nhờ những biểu hiện rõ ràng. Tuy nhưng cũng có trường hợp người bệnh cần đạt đến mức độ nhận thức nhất định để có thể đưa ra chẩn đoán chính xác.

Việc chẩn đoán trễ, công với việc một người có thể mắc từ một đến nhiều chứng rối loạn tâm thần khiến nhiều bệnh nhân không được chăm sóc y tế đúng cách, từ đó khiến các triệu chứng ngày càng nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, việc lo sợ bị kỳ thị, tẩy chay vì mang danh “mắc bệnh tâm thần” cũng khiến nhiều người tìm mọi cách giấu diếm tình hình bệnh, không muốn đến gặp bác sĩ để chữa trị.

rối loạn tâm thần
Nhiều người mắc rối loạn tâm lý không nhận ra tình trạng bất ổn của bản thân, do đó không tìm đến bác sĩ để được hỗ trợ khiến quá trình điều trị về sau gặp nhiều khó khăn.

Điều này gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Sự kích động, mất bình tĩnh, mất khống chế cảm xúc, hay suy nghĩ tiêu cực của người mắc rối loạn tâm lý có thể gây ra những sự cố ngoài ý muốn. Những sự cố này có thể gây hại đến chính người bệnh (có hành vi tự tử), hủy hoại tài sản và ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người vô tội. Vì thế rối loạn tâm lý cần được điều trị sớm và theo dõi sát sao.

Nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn tâm lý

Sự hình thành của các chứng rối loạn tâm lý có thể là kết quả của nhiều nguyên nhân tạo thành, bao gồm yếu tố di truyền, yếu tố chu sinh và những tác động từ môi trường. Những yếu tố này có thể xuất hiện từ quá trình hình thành bào thai (di truyền), quá trình mang thai và sinh nở (các yếu tố chu sinh và yếu tố môi trường), hoặc do căng thẳng và chấn thương tâm lý trong quá trình trưởng thành.

1. Yếu tố di truyền

Di truyền là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến nguyên nhân hình thành các chứng rối loạn tâm thần. Những đối tượng có tiền sử gia đình mắc các chứng như trầm cảm, tâm thần phân liệt, rối loạn lo âu, rối loạn nhân cách, tự kỷ,… có khả năng cao cũng mắc những hội chứng này sau khi sinh ra và lớn lên. Các nghiên cứu dựa trên những cặp song sinh cũng cho thấy, tỉ lệ cùng mắc một hội chứng ở những cặp song sinh là rất cao.

Những vấn đề xoay quanh yếu tố di truyền vẫn là thách thức lớn mà các nhà khoa học cần đối mặt. Y học hiện đại vẫn chưa thể tìm ra mối liên hệ rõ ràng giữa di truyền và các hội chứng tâm thần, nên chưa có cách ngăn chặn từ sớm hoặc giảm bớt những ảnh hưởng của chúng đến sức khỏe. Những phương pháp hiệu nay chĩ có thể hạn chế tối đa ảnh hưởng của rối lao5n tâm lý chứ chưa thể chữa khỏi hoan toàn.

2. Yếu tố môi trường và chấn thương tâm lý

Stress, trầm cảm, rối loạn cảm xúc, rối loạn lưỡng cực, tâm thần phân liệt,… có thể xuất phát từ những yếu tố môi trường như nơi sinh sống, môi trường giáo dục, áp lực xã hội, hay đặc điểm văn hóa. Ngoài ra, những chấn thương tâm lý thời thơ ấu cũng có thể ám ảnh và tạo ra những bóng ma tâm lý đến cuối đời. Những tổn thương do môi trường và ám ảnh tâm lý cũng góp phần hình thành các hội chứng rối loạn tâm thần về sau.

nguyên nhân rối loạn tâm lý
Ám ảnh từ những sự kiện trong quá khứ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần, từ đó kích phát các hội chứng rối loạn tâm lý.

Một số yếu tố môi trường và chấn thương tâm lý ảnh hưởng đến việc hình thành cách hội chứng rối loạn tâm thần thường gặp bao gồm: môi trường sinh sống độc hại, không được gia đình quan tâm và giáo dục đúng đắn, cha mẹ khắc nghiệt với con cái, bị phân biệt đối xử, bị nhục mạ và bỏ bê, gia đình ly tán, lạm dụng tình dục, bạo hành thể xác và tinh thần, bạo lực học đường, chiến tranh, thiên tai, tai nạn thảm khốc, bất bình đẳng xã hội, khủng hoảng kinh tế,…

Áp lực từ cuộc sống và ảnh hưởng từ nền kinh tế đang trong giai đoạn khủng hoảng khiến nhiều người rơi vào tình trạng căng thẳng, stress và trầm cảm kéo dài. Tình trạng mất việc làm, cùng với gánh nặng cơm áo gạo tiền đẩy nhiều người vào tình trạng hoang mang, dễ làm nảy sinh những suy nghĩ tiêu cực. Đây là những yếu tố điển hình kích phát sự hình thành của các hội chứng rối loạn tâm lý.

3. Yếu tố chu sinh

Giai đoạn mang thai và trước khi sinh là những giai đoạn quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ. Nếu trong quá trình mang thai và sinh nở, thai phụ không có sức khỏe tốt và không có môi trường sống lành mạnh, thai nhi sinh ra có tỷ lệ cao mắc các chứng rối loạn tâm thần. Tình trạng này sẽ thường gặp ở những trường hợp có thai ngoài ý muốn, hoặc do môi trường sống tồi tệ.

Những yếu tố ảnh hưởng đến thai phụ bao gồm: môi trường sống độc hại, lạm dụng ma túy cùng chất kích thích trước và trong khi mang thai, nghiện rượu, nhiễm độc, tiếp xúc với hóa chất độc hại, nhiễm virus, căng thẳng, stress, trầm cảm, sinh non, nhiễm trùng sau sinh,… Trẻ sinh ra trong trường hợp người mẹ rơi vào những trường hợp trên có nguy cơ cao mắc các chứng tự kỷ, thiểu năng trí tuệ, tăng động giảm chú ý, và một số hội chứng khác.

4. Lạm dụng chất kích thích

Bia rượu và chất kích thích (ma túy, cần sa, cocaine và amphetamine) có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tàn phá tâm trí và tăng nguy cơ mắc các chứng rối loạn tâm thần. Việc lạm dụng chất kích thích gây mất kiểm soát hành vi, kích thích tâm trí và khiến con người có những hành vi vi phạm pháp luật, gây ra những hậu quả đáng tiếc cho bản thân và những người xung quanh. Đặc biệt, số lượng thanh thiếu niên rơi vào trường hợp này đang tăng cao.

nguyên nhân rối loạn tâm thần
Lạm dụng chất kích thích có thể gây ảo giác, làm trầm trọng thêm những triệu chứng rối loạn tâm thần và gây ra những hậu quá đáng tiếc.

Vấn nạn người trẻ sử dụng ma túy, rượu bia và thuốc là chưa bao giờ là vấn vấn đề hết nóng bỏng trong xã hội. Nguyên nhân các em tìm đến những chất độc hại này thường là do áp lực học hành, thiếu sự quan tâm và chăm sóc của cha mẹ, bị bạn bè rủ rê, hoặc do bản tính ăn chơi, thích thể hiện. Việc lạm dụng chất gây nghiện và chất kích thích trong độ tuổi vị thành niên sẽ gây bất lợi cho sự phát triển của não bộ, tăng nguy cơ mắc các bệnh tâm thần.

5. Thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh trong não

Những chất chất dẫn truyền thần kinh trong não có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự vận hành bình thường của hệ thống thần kinh, đảm bảo sự kết nối giữa não, tủy sống và cơ thể. Do đó, việc thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh trong não sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự vận hành của hệ thống, làm tăng gnuy cơ mắc các hội chứng như trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, rối loạn lo âu, tự kỷ, tăng động,…

Theo thống kê, có nhiều trường hợp người mắc các chứng rối loạn tâm lý có nồng độ chất dẫn truyền thần kinh trong não, cụ thể là dopamine và serotonin, thấp hơn nhiều so với người bình thường. Điều này khiến người bệnh khó điều khiển được tâm trạng và cảm xúc, có những hành vi tăng động khó kiềm chế, dễ nảy sinh những suy nghĩ tiêu cực, và rơi vào tình trạng đau khổ, hoảng loạn kéo dài.

6. Những đặc điểm tính cách

Đặc điểm tính cách cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến nguyên nhân hình thành những rối loạn tâm lý thường gặp. Những người hiền lành, tự ti, nhút nhát, sức chịu đựng kém, ít khi đối diện với khó khăn và áp lực, hoặc bản tính quá tự tin, thích thể hiện, quá kiêu ngạo về khả năng của bản thân là những đối tượng dễ mắc các hội chứng rối loạn tâm lý hơn những người tự tin, năng động, thẳng thắn, quen với việc chịu đựng áp lực, và có suy nghĩ tích cực.

Một số hội chứng rối loạn tâm thần thường gặp

Rối loạn tâm thần là tình trạng rối loạn sức khỏe phổ biến trên thế giới hiện nay. Có rất nhiều loại rối loạn tâm thần khác nhau, và chúng được phân chia một cách cụ thể, rõ ràng trong “Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn tâm thần” của Mỹ, thường được gọi tắt là DSM, và “Phân loại thống kê quốc tế về các bệnh tật và vấn đề sức khỏe liên quan” của WHO, thường gọi tắt là ICD.

các hội chứng rối loạn tâm lý thường gặp
ICD-11 và DSM-10 là nơi chúng ta có thể tra cứu về phân loại, đặc điểm bệnh lý và những thông tin cơ bản về các hội chứng rối loạn tâm lý.

Hiện nay có hàng trăm hội chứng rối loạn tâm thần khác nhau được đề cập và phân loại trong hai danh sách này. Một số hội chứng sẽ có tính phổ biến cao, chiếm một số lượng lớn trong tổng số những người mắc bệnh như trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, rối loạn lo âu, rối loạn nhân cách,… Những hội chứng khác có tỷ lệ xuất hiện ít hơn, nhưng ảnh hưởng mà chúng gây ra cho người bệnh đều vô cùng nghiêm trọng.

Dưới đây là một số hội chứng phổ biến và ảnh hưởng đến rất nhiều người trên thế giới. Những hội chứng này ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, và gây rất nhiều ảnh hưởng xấu đến người bệnh nếu không được phát hiện vá điều trọ kịp thời:

  • Trầm cảm
  • Rối loạn lo âu
  • Rối loạn ăn uống
  • Rối loạn phổ tự kỷ
  • Rối loạn nhân cách
  • Rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Những biểu hiện thường gặp của rối loạn tâm lý

Mỗi hội chứng rối loạn tâm lý sẽ có những biểu hiện đặc trưng khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có một số dấu hiệu tiêu biểu để nghi ngờ một người đang gặp vấn đề tâm lý. Dưới dây là một số dấu hiệu cảnh báo rối loạn tâm thần điển hình và dễ thấy nhất. Nếu bản thân bạn và những người xung quanh có những dấu hiệu dưới đây, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ tốt nhất.

  • Tính tình của người bệnh có sự thay đổi rõ rệt so với bình thường. Ví dụ người bệnh là người hiền lành, ít nói nhưng bây giờ lại thường xuyên nổi giận, gắt gỏng, dễ kích động vì những lý do không đáng, hoặc có xu hướng bạo lực, có biểu hiện sợ hãi và kích động thái quá với một số sự vật, sự việc. Hoặc một người có tính cách vui vẻ, hòa đồng, thích tụ tập vui chơi bỗng trở nên xa cách với những người xung quanh.
  • Người bệnh bỗng nhiên có những biểu hiện lạ, suy nghĩ tiêu cực và có thể đề cập đến cái chết, việc tự tử,…
biểu hiện rối loạn tâm lý
Các hội chứng rối loạn tâm lý có một vài điểm chunng nhất định mà khi phát hiện, bạn nên liên hệ với bác sĩ để được hỗ trợ tốt hơn.
  • Tình trạng lo âu, mệt mỏi và hoảng loạn kéo dài làm sức khỏe suy giảm. Những ám ảnh tâm lý gây cảm giác đau khổ và khiến người mắc rối loạn tâm lý né tránh việc ra khỏi nhà. Người bệnh bỗng trở nên sợ hãi, hốt hoảng, đau khổ khi tiếp xúc với một sự vật, sự việc, hoặc ở trong một không gian kín, hẹp, nơi cao,…
  • Người bệnh rắc rối trong việc giải quyết những vấn đề thường ngày, gặp khó khăn khi duy trì những mối quan hệ xung quanh.
  • Người rối loạn tâm thần có thể có những hành vi tăng động, gây phiền hà hay hoảng sợ cho những người xung quanh.
  • Người rối loạn tâm thần thường xuyên mất ngủ, ngủ không ngon giấc, mơ thấy ác mộng, có tình trạng mộng du. Ngoài ra họ cũng cảm thấy mệt mỏi vào buổi sáng, khó tập trung vào công việc, năng suất làm việc và học tập giảm sút.
  • Thói quen ăn uống và sinh hoạt thay đổi. Họ có thể kén ăn hoặc ăn mất kiểm soát.
  • Trong một vài tình huống cụ thể có thể gặp một vài rắc rối về thể chất bao gồm: nhức đầu, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa, hoảng loạn, tim đập nhanh, khó thở, tay chân run rẩy,…
  • Xuất hiện ảo giác, đôi khi nghe thấy những âm thanh lạ vang lên bên tai, nhìn thấy những hình ảnh méo mó (trong trường hợp không bị ảnh hưởng bởi rượu bia hoặc các chất gây ảo giác).
  • Sự thay đổi cảm xúc diễn ra nhanh chóng từ vui sướng, năng động và tràn trề năng lượng sang trạng thái u uất, buồn bã, tuyệt vọng, không có động lực làm việc.
  • Tìm đến rượu bia và chất kích thích để quên đi cảm giác mệt mỏi, đau khổ đang phải chịu đựng,

Những biểu hiện của rối loạn tâm lý có thể rõ ràng hoặc không rõ ràng tùy vào tình trạng bệnh. Những biểu hiện này thường dễ nhận thấy ở phụ nữ hơn đàn ông, vì phụ nữ thường biểu lộ cảm xúc một cách trực tiếp và mãnh liệt hơn. Trong khi đó đàn ông thường che giấu cảm xúc và ít khi tìm đến sự giúp đỡ y tế trừ khi tình hình nghiêm trọng. Do đó việc phát hiện và điều trị có thể gặp nhiều khó khăn.

Những phương pháp giúp vượt qua rối loạn tâm lý

Những triệu chứng và ảnh hưởng của rối loạn tâm lý có thể được giảm thiểu nếu bệnh nhân tuân thủ đúng phương pháp và quy trình điều trị. Hiện nay việc kết hợp giữa điều trị tâm lý, dùng thuốc và những phương pháp cải thiện sức khỏe tại nhà đang là định hướng điều trị giúp vượt qua rối loạn tâm lý. Tùy vào tình trạng cụ thể, các bác sĩ sẽ quyết định phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả.

1. Tư vấn tâm lý

Tư vấn tâm lý luôn là liệu pháp không thể thiếu trong việc cải thiện và điều trị các chứng rối loạn tâm thần thường gặp. Thông qua những cuộc trò chuyện và phương pháp phù hợp, các chuyên gia tâm lý và bác sĩ có thể tìm hiểu những vấn đề tâm lý, hay ám ảnh bệnh nhân đang gánh chịu. Từ đó, họ sẽ tìm hướng giải quyết, giúp người bệnh vượt qua trạng thái không ổn định, nhanh chóng lấy lại cuộc sống bình thường.

điều trị rối loạn tâm lý
Tìm đến các trung tâm tư vấn tâm lý uy tín như NHC Việt Nam, hoặc liên hệ với bác sĩ có thể giúp quá trình cãi thiện các chứng rối loạn tâm thần dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Liệu pháp hành vi-nhận thức (CBT) là liệu pháp được sử dụng rộng rãi nhất, và mang đến nhiều hiệu quả tích cực. Phương pháp này có tác dụng thay đổi hành vi và nhận thức của người bệnh, giúp họ nhìn nhận chính xác những bất thường của bản thân. Sau đó, họ sẽ học cách đối diện với nỗi sợ hãi, dần dần sửa đổi hành vi và suy nghĩ liên quan đến những ám ảnh của bản thân.

Bên cạnh đó, các biện pháp tâm lý khác bao gồm: liệu pháp hành vi biện chứng (DBT), liệp pháp tiếp xúc, thôi miên, công nghệ thực tế ảo, liệu pháp tâm lý giữa các cá nhân (IPT),… cũng được sử dụng tùy theo từng trường hợp cụ thể nhằm nâng cao hiệu qua điều trị. Việc kết hợp nhiều phương pháp thường được ưu tiên vì mang đến nhiều kết quả khả quan trong quá trình điều trị.

Ngoài tư vấn tâm lý cho người bệnh, việc hỗ trợ tâm lý cho người thân và bạn bè của đối tượng trị liệu cũng là điều hết sức quan trọng. Những người xung quanh cần thấu hiểu, cảm thông và biết cách đối xử công bằng với những người rối loạn tâm lý. Họ sẽ được học cách sống chung, hỗ trợ và ứng phó với những tình huống bất ngờ. Việc hỗ trợ tâm lý cho gia đình và bạn bè của người bệnh, tạo môi trường sống lành mạnh cũng có lợi cho việc điều trị.

2. Điều trị bằng thuốc

Điều trị bằng thuốc với những trường hợp rối loạn tâm thần từ trung bình đến nghiêm trọng là điều bắt buộc. Trong các trường hợp này, triệu chứng và sự thay đổi tâm trạng của người bệnh rất mãnh liệt và khó kiểm soát. Do đó phương pháp điều trị bằng thuốc có thể làm dịu các triệu chứng lâm sàng, hạn chế những suy nghĩ tiêu cực, giúp người bệnh đối phó với những tình huống kích động không mong muốn.

Thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, thuốc chống lo âu, thuốc chẹn beta là những loại thuốc được sử dụng trong điều trị trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn lưỡng cực, và một loạt các rối loạn tâm thần khác. Những loại thuốc này giúp cải thiện những triệu chứng như khó ngủ, lo âu, hoảng sợ, làm dịu tâm trạng, và giúp hạn chế những ảnh hưởng xấu mà rối loạn tâm lý mang đến cho người bệnh.

điều trị rối loạn tâm thần
Sử dụng thuốc trong những trường hợp bắt buộc giúp kiềm chế cảm xúc, giảm thiểu những tác động có hại của rối loạn tâm lý.

Ngoài ra trong những trường hợp nhất định, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc đặc trị để tăng cường hiệu quả trị liệu. Việc sử dụng thuốc chỉ được cân nhắc trong những trường hợp thật sự cần thiết, vì người bệnh có thể đối mặt với tác dụng phụ do thuốc gây ra. Tác dụng phụ của thuốc nặng hay nhẹ, xuất hiện hay không xuất hiện sẽ tùy vào cơ địa và tình trạng sức khỏe của từng người.

Bên cạnh đó, một số loại thuốc có thể gây ra tình trạng lạm dụng và nghiện nếu sử dụng quá liều, hoặc duy trì sử dụng trong thời gian dài. Chính vì thể, liều lượng và thời gian sử dụng thuốc sẽ được quy định cụ thể và rõ ràng để đảm bảo hiệu quả trị liệu. Người bệnh buộc phải tuân theo hướng dẫn từ bác sĩ, không được tự ý thay đổi liều lượng, cử thuốc hay thời gian dùng thuốc.

3. Cải thiện sức khỏe tại nhà

Ngoài thời gian điều trị, người mắc rối loạn tâm lý cũng cần những phương pháp cải thiện sức khỏe tại nhà phù hợp. Điều này giữ cho tinh thần luôn sảng khoái, nâng cao tình trạng sức khỏe, loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực, đảm bảo chất lượng cuộc sống nhằm vượt qua những đau khổ mà rối loạn tâm thần mang đến. Tạo thói quen sống tích cực rất có lợi cho quá trình hồi phục

  • Giữ cho tâm trạng thả lỏng: Bác sĩ thường khuyên những người mắc rối loạn tâm lý nên giữ cho tâm trạng thoải mái nhất có thể. Căng thẳng, stress và áp lực chỉ khiến tình trạng sức khỏe thêm tồi tệ, và khiến ta khó kiềm chế cảm xúc, hành vi khi rơi vào tình huống bị kích thích. Nghe nhạc, đọc sách, vẽ vời, làm vườn, chăm sóc thú cưng, học một ngôn ngữ mới, xem phim, hoặc bất cứ hoạt động nào bạn yêu thích để giữ bản thân trong trạng thái thoải mái nhất có thể.
  • Không thay đổi nhịp sinh học: Ăn đúng giờ, ngủ đúng giấc là điều ta nên làm để cơ thể không phá vỡ nhịp sinh học. Não bộ và cơ thể cũng cần hoạt động và nghỉ ngơi theo những giờ giấc nhất định, để giữ cho cơ thể khỏe mạnh và phát triển bình thường. Duy trì nhịp sinh học sẽ giúp người bệnh ngủ ngon hơn, hạn chế cảm giác bồn chồn, khó chịu, mang đến tâm trạng khỏe khoắn, đảm bảo quá trình trao đổi chất cho cơ thể. Cải thiện nhu74gn yếu tố này sẽ giúp ích cho quá trình điều trị.
rối loạn tâm thần
Nghỉ ngơi theo đúng thời gian quy định có thể giúp cải thiện sức khỏe, giảm căng thẳng và hạn chế những triệu chứng rối loạn tâm lý.
  • Tăng cường sức khỏe: Tăng cường sức đề kháng và sức mạnh thể chất qua những bộ môn thể dục thể thao như chạy bộ, đi bộ, bơi lội, marathon, cầu lông, tennis, bóng rổ, yoga, thiền,… có tác dụng tích cực đến quá trình hồi phục sức khỏe. Đặc biệt, thiền và yoga là những bộ môn có tác động tốt đến tinh thần, nên được các bác sĩ đề nghị cho những người gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần, những người khó kiềm chế cảm xúc, thường rơi vào trạng thái mệt mỏi, tuyệt vọng.

Rối loạn tâm lý hiện nay đang là một trong những căn bệnh nhận được nhiều sự quan tâm của xã hội, vì tình trạng người mắc hội chứng này đang tăng nhanh một cách đáng kể. Nguyên nhân cho tình trạng này có thể xuất phát từ áp lực công việc, môi trường sống bị ô nhiễm, những vấn đề tồn đọng trong xã hội, và cả vấn đề di truyền. Nhiều trường hợp mắc bệnh không được phát hiện khiến tình trạng rối loạn ngày càng tồi tệ hơn.

Do đó, chúng ta nên chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân, và bảo vệ an toàn cho những người xung quanh bằng cách đến gặp bác sĩ khi phát hiện bản thân có những biểu hiện lạ. Chủ động tìm đến sự giúp đỡ y tế có thể giúp phát hiện sớm tình trạng rối loạn tâm thần, chủ động điều trị và không để triệu chứng ngày càng nghiêm trọng. Phát hiện càng sớm thì ảnh hưởng xấu càng được hạ thấp.

Có lẽ bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

rối loạn cảm xúc có di truyền không
Rối loạn cảm xúc có di truyền không? Những trường hợp dễ mắc bệnh

Rối loạn cảm xúc là một loại rối loạn tâm thần không hiếm gặp, và gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hàng ngày của...

rối loạn lo âu khi mang thai
Rối loạn lo âu khi mang thai: Dấu hiệu và Phương pháp xử lý

Rối loạn lo âu khi mang thai là vấn đề sức khỏe thường gặp và có thể gây nên nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối...

Thuốc Bupropion điều trị trầm cảm: Hướng dẫn sử dụng

Bupropion thuộc nhóm thuốc chống trầm cảm không điển hình. Cơ chế khác biệt đáng kể so với các loại thuốc thường dùng trước đây,...

Stress vì công việc
Stress vì công việc – Làm thế nào để vượt qua cảm giác áp lực

Trách nhiệm công việc quá cao, thời gian làm việc dày đặc, các mối quan hệ đối với đồng nghiệp gặp nhiều khó khăn chính...

Trầm cảm u sầu là gì?

Trầm cảm u sầu (Melancholia): Nguyên nhân, Dấu hiệu, Điều trị

Trầm cảm học đường là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp

trầm cảm không điển hình

Trầm cảm không điển hình: Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách vượt qua

rối loạn thách thức chống đối

Rối loạn thách thức chống đối là gì? Biểu hiện và Biện pháp can thiệp

trầm cảm sau phá thai

Trầm cảm sau khi phá thai: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách phòng tránh