Xấu Hổ Là Gì? Dấu Hiệu Nhận Biết và Cách Vượt Qua

Xấu hổ là một cảm xúc bình thường của con người sinh ra khi chúng ta đối diện với những tình huống mà bản thân không muốn, hoặc không đoán trước được. Ví dụ bạn có thể trở nên xấu hổ khi bị vạch trần sai lầm hay lời nói dối, khi bị đề cập đến những ký ức không muốn cho ai biết, hoặc khi đối diện với người yêu cũ. Xấu hổ xảy ra ở mọi người, nhưng người bị ảnh hưởng nặng nề thường là người nhát gan, yếu đuối và tự ti.

Xấu hổ là gì?

Xấu hổ là một loại cảm xúc tự nhiên của con người. Một số ý kiến cho rằng xấu hổ là một hành động nhằm phản ánh nhận thức của bản thân khi vi phạm những chuẩn mực xã hội và chuẩn mực đạo đức. Cảm giác này phát sinh khi chúng ta nhận thức mình đã có những hành vi, lời nói hay suy nghĩ sai lầm, hoặc chúng vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật và vi phạm những chuẩn mực được định sẵn.

xấu hổ
Cảm giác xấu hổ có thể mang đến những ảnh hưởng tiêu cực hoặc tích cực tùy vào những trường hợp cụ thể.

Trên thực tế, xấu hổ là một loại cảm xúc sinh ra từ cảm nhận cá nhân của từng người. Thế nên thật khó để có một định nghĩa chính xác về vấn đề này, vì góc nhìn và cảm nhận của mỗi người là khác nhau. Xấu hổ có cả những mặt tốt và mặt xấu. Nó vừa cảnh báo chúng ta về sự thiếu nhất quán trong hành động của bản thân với chuẩn mực xã hội, vừa có thể là sự đả kích nặng nề về tinh thần khi chúng ta đưa ra lựa chọn sai lầm.

Xấu hổ là một dạng ý thức tiêu cực sinh ra khi chúng ta nhận thức được sai lầm, và có thái độ phán xét, tự chỉ trích bản thân khi vi phạm chuẩn mực. Chính vì xấu hổ gắn với nhận thức và xã hội, thế nên với cùng một hành động, có người sẽ cảm thấy xấu hổ, có người sẽ không. Đơn giản vì ý nghĩa của hành động này trong những nền văn hóa khác nhau cũng sẽ có sự khác biệt nhất định.

Mức độ xấu hổ trong từng sự kiện cụ thể cũng ảnh hưởng đến phản ứng của bạn. Khi vô tình rơi vào tình huống không mong muốn, vì dụ như vấp ngã khi đi trên đường trước mặt nhiều người thì xấu hổ sẽ đi kèm với sự bối rối và lúng túng. Bạn không bị dằn vặt về vấn đề đạo đức, mà chỉ thấy ngại ngùng khi bản thân mắc lỗi do sự bất cẩn, chủ quan. Và sự xấu hổ này giúp bạn ghi nhớ việc nên thận trọng hơn để không có lần tiếp theo.

Tuy nhiên nếu bạn có hành động xấu giữa đám đông, hoặc bị vạch trần khi đang làm những việc không tốt thì cảm giác xấu hổ khi đó mang theo rất nhiều những cảm xúc tiêu cực. Những biểu hiện kèm theo trong tình trạng kể trên bao gồm: đổ mồ hôi, tim đập nhanh, đỏ mặt, choáng váng, tay chân rung rẩy, cúi đầu, tư thế khúm núm, và một số biểu hiện khác thể hiện sự yếu thế rõ ràng của bản thân trước mặt người khác.

xấu hổ
Sự bối rối, hoang mang và không muốn đối diện với sự thật khiến bạn không thể nhìn thẳng vào những người xung quanh.

Xấu hổ là một phần tất yếu của cuộc sống, và ai cũng phải trải qua những cảm xúc này trong đời. Nếu một số tình huống xấu hổ khiến chúng ta hoàn thiện bản thân hơn, thì một số tình huống khác có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng về tinh thần, và kích phát những căn bệnh tiềm ẩn. Một số người vì quá xấu hổ dẫn đến tự dằn vặt bản thân, rối loạn căng thẳng sau sang chấn, và nặng nề nhất là tự sát.

Nguyên nhân gây xấu hổ

Xấu hổ xảy ra khi chúng ta rơi vào một tình huống không mong muốn, hoặc khi chúng ta nhận ra sự thiếu nhất quán trong hành vi của bản thân với một chuẩn mực nhất định. Tuy nhiên, suy nghĩ và chuẩn mực mà mỗi người đặt ra cho bản thân là không giống nhau, vì thế nguyên nhân gây ra tình trạng này cũng rất đa dạng. Đa phần mọi người sẽ sinh ra cảm giác xấu hổ vì một số nguyên nhân dưới đây:

  • Bị mang đi so sánh với một người khác: Trường hợp này thường gặp ở trẻ con và cả người trưởng thành khi cha mẹ liên tục so sánh và phê bình con cái kém cỏi hơn những người bạn đồng trang lứa. Cảm giác xấu hổ đầy tiêu cực này khiến bạn bị tổn thương, đặc biệt nếu bị phê bình trước mặt người ngoài, hay người mà bạn để ý. Rất nhiều phụ huynh không chỉ quát mắng và còn dùng vũ lực nơi đông người, đều này càng làm tăng cảm giác xấu hổ của người bị đánh hơn.
  • Gặp phải sự cố không mong muốn: Trong cuộc sống chúng ta không thể tránh khỏi một số sự cố và nhầm lẫn không mong muốn như vô tình đánh rơi đồ, vấp ngã, nhầm lẫn người với người, sai sót trong quá trình làm việc,… Sự lúng túng và vụng về của bản thân khiến bạn dễ rơi vào những tình huống tiến thoái lưỡng nan, và tự trách vì bản thân đã không làm tốt hơn. Cảm giác xấu hổ trong trường hợp này có thể mang ý nghĩa tích cực nếu chúng khiến bạn ghi nhớ và không mắc lại sai lầm tương tự.
xấu hổ
Bạn có thể cảm thấy xấu hổ khi rơi vào những tình huống bất ngờ không mong muốn.
  • Kỹ năng giao tiếp kém: Kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp bạn rất nhiều trong cuộc sống vì chúng khiến bạn tự tin hơn, đạt được những lợi ích và thành công nhất định. Tuy nhiên với những người có kỹ năng giao tiếp kém, họ rất dễ rơi vào những trường hợp lúng túng và xấu hổ vì khiến người khác hiểu lầm ý tưởng của bản thân. Bạn cũng thường lỡ lời trong những hoàn cảnh nhất định, vô tình nói những điều không hay vào lúc không thích hợp, khiến cả bản thân và người đối diện đều rơi vào trạng thái xấu hổ.
  • Vấn đề tình cảm: Nếu bạn rơi vào những trường hợp như: bị từ chối tình cảm ở nơi đông người, bị mọi người trêu chọc chuyện riêng tư, hay bị người mình để ý bắt gặp những tình huống không hay thì chuyện xấu hổ là không thể tránh khỏi. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của tình huống mà sự xấu hổ có đi kèm những hành vi mất kiểm soát hay không. Một người có tâm lý yếu, hoặc tình tính cố chấp, rất dễ có hành động dại dột khi xấu hổ vì bị từ chối tình cảm
  • Bị vạch trần hành vi sai trái: Một trong những việc xấu hổ nhất của chúng ta không gì ngoài những hành vi sai trái bị phát hiện và vạch trần. Đặc biệt, nếu việc đó xảy ra ở nơi đông người thì mức độ xấu hổ sẽ càng lớn hơn. Trong tình huống này, sự xấu hổ mang đầy tính tiêu cực vì chúng ta nhận thức được hành vi của bản thân là đi ngược với chuẩn mực đạo đức và xã hội.
  • Mắc các hội chứng rối loạn tâm thần: Một số hội chứng thường thấy như rối loạn lo âu, rối loạn cảm xúctrầm cảm cũng có thể gây ra cảm xúc xấu hổ. Trong trường hợp này, xấu hổ thường kèm theo những dấu hiệu như đổ mồ hôi, tay chân lạnh, tim đập nhanh, buồn nôn, choáng váng và những bất ổn tâm lý khác. Cảm xúc xấu hổ giày vò bạn mọi lúc mọi nơi, khiến bạn sợ hãi ánh mắt đánh giá của mọi người, sợ hãi nơi đông người, cảm thấy bản thân vô dụng, tự ti về bản thân, cảm thấy không có lý do tồn tại, và dễ dẫn đến tự tử do trầm cảm kéo dài.
xấu hổ
Xấu hổ, tự ti, cảm thấy bản thân vô dụng, oán tránh lỗi lầm,… đều có thể là những dấu hiệu chứng tỏ bạn đang gạp vấn đề tâm lý.

Mỗi người đều có những tình huống khác nhau để kích phát sự xấu hổ, và mức độ xấu hổ cũng tùy vào quan điểm và khả năng chấp nhận của đối tượng. Ngoài ra tính cách cũng là một trong những yếu tố chi phối tình trạng xấu hổ của chúng ta. Trong cùng một tình huống thì những người lạc quan, điềm đạm, có chỉ số EQ cao thường thích ứng tốt hơn, trong khi những người tự ti, nhút nhát, kiêu ngạo và có lòng tự tôn cao sẽ dễ cảm thấy xấu hổ.

Những dấu hiệu và hành vi của xấu hổ

Vậy, làm sao để bạn biết mình đang rơi vào tình trạng xấu hổ? Tiến sĩ tâm thần học nổi tiếng người Mỹ, Peter Roger Breggin, đã liệt kê một số dấu hiệu và hành vi điển hình về vấn đề này trong quyển sách của ông với tựa đề “Guilt, Shame, and Anxiety: Understanding and Overcoming Negative Emotions” (Tạm dịch: Tội lỗi, xấu hổ và lo lắng: Cách để thấu hiểu và vượt qua những cảm xúc tiêu cực). Dưới đây là một số ý chính ông đã đề cập:

  • Cảm thấy bản thân không được đánh giá đúng với thực lực
  • Nhạy cảm với ánh mắt của mọi người, sợ hãi bị đánh giá và nhìn ngó
  • Buồn bã, đau khổ vì bị từ chối tình cảm trước mặt mọi người
  • Sợ hãi bị đánh giá là người ngu ngốc
  • Cố gắng che giấu bản thân, không muốn trở thành tâm điểm cho sự chú ý của mọi người
  • Không dám nhìn thẳng vào mắt người đối diện và những người xung quanh, có xu hướng nhìn xuống đất hoặc nhìn sang một nơi khác
  • Đỏ mặt mất kiểm soát
  • Nói quá nhỏ, nói lắp không ngừng và không thể diễn đạt trọn vẹn câu nói
  • Cúi thấp đầu, vai rũ xuống, không thể đứng thẳng người
  • Chỉ muốn chạy trốn khỏi tình huống khó xử vì không muốn nhận ánh mắt đánh giá và chỉ trích từ người khác
  • Không kiềm chế được và bật khóc khi sự xấu hổ quá sức chịu đựng
xấu hổ
Xấu hổ do bị chỉ trích khiến bạn luôn trong tâm thế của kẻ yếu, không dám ngẩng đầu, và phải chấp nhận sự soi mói của nhiều người.

Ngoài ra, khi rơi vào tình trạng này chúng ta còn có thể đổ mồ hôi lạnh, thân thể cứng đờ, tay chân rung rẩy, choáng váng, buồn nôn, tim đập nhanh, khó thở, và có suy nghĩ dại dột, muốn chấm dứt cuộc sống để thoát khỏi tình trạng hiện tại. Những vấn đề này thường gặp ở những bạn yếu đuối, nhạy cảm, khả năng chịu đựng kèm, và dễ bị tổn thương bởi lời nói và hành động của ngườu khác.

Những cảm xúc này có thể trôi qua sau một khoảng thời gian nhất định. Nhưng trong những tình huống đặc biệt, xấu hổ có thể khiến bạn kích động, nóng nảy, nói chuyện không lựa lời, và có những hành vi sai trái. Đặc biệt với những người có vấn đề về sức khỏe tinh thần, sự kích thích quá lớn khi rơi vào trạng thái không thuận lợi có thể dẫn phát những triệu chứng trầm cảm, rối loạn cảm xúc và đi đến tự tử.

Ảnh hưởng của xấu hổ đến mọi người

Xấu hổ là một cảm giác phổ biến, và thường ảnh hưởng đến những người trẻ nhiều hơn là những người lớn tuổi. Lý do là vì người trẻ vẫn còn trong giai đoạn khám phá, trải nghiệm, học hỏi những điều mới từ cuộc sống. Chúng ta phải đối diện với nhiều vấn đề từ đơn giản đến phức tạp, nhưng lại không có kinh nghiệm đối phó và giải quyết những tình huống khó khăn. Vì thế bạn cần học cách kiềm chế cảm giác xấu hổ và biết cách đối phó với chúng.

Những người lớn tuổi có nhiều kinh nghiệm hơn, vì thế góc nhìn và cách ứng phó trong những tình huống của họ cũng tốt hơn. Xấu hổ có thể mang đến những thay đổi tích cực nếu chúng ta nhận thức được vấn đề và thay đổi bản thân, nhưng đôi khi cảm xúc tiêu cực này khiến chúng ta mất kiểm soát, cảm thấy thất vọng, tự chất vấn bản thân nặng nề, và kéo ta chìm trong những suy nghĩ sai lầm.

xấu hổ
Bạn có thể nảy sinh những suy nghĩ tiêu cực và hành động sai lầm nếu bị ảnh hưởng nặng nề từ trạng thái xấu hổ.

Ảnh hưởng của xấu hổ đến cuộc sống và trạng thái tinh thần của một người nặng hay nhẹ là tùy vào cách nghĩ và tính nghiêm trọng của sự việc. Tuy nhiên chúng ta cũng có thể liệt kê một số cảm xúc và hành động mà những người rơi vào tình trạng bối rối xấu hổ phải đối mặt. Những vấn đề này nhẹ thì mang đến những cảm xúc tiêu cực, khiến ta chán nản uể oải, nặng thì có thể dẫn đến trầm cảm và các bệnh tâm lý.

  • Cảm giác sợ hãi và tội lỗi: Xấu hổ có thể đi kèm cùng cảm giác sợ hãi và tội lỗi khi bạn nhận thức được sai lầm của bản thân. Cảm giác tội lỗi khi nghĩ đến những điều tồi tệ bạn đã làm, và sự sợ hãi về hình phạt sắp phải gánh chịu là những cảm xúc ắt hẳn bạn phải trải qua. Cảm xúc tiêu cực này kéo dài khiến bạn cảm thấy nặng nề, mệt mỏi. Thậm chí sự xấu hổ có thể trở thành ám ảnh, gợi nhắc bạn về sai lầm đã phạm khi gặp tình trạng tương tự.
  • Tránh né mọi người: Sự xấu hổ khiến bạn muốn tìm một nơi trốn tránh, muốn biến mất khỏi ánh mắt soi mói và phán xét của những người xung quanh, hoặc đơn giản là không dám đối diện với khúc mắc trong lòng. Bạn sẽ không muốn ra khỏi phòng hay khỏi nhà, không trả lời tin nhắn, không nghe điện thoại, từ chối những lời hẹn gặp mặt, chạy trốn đến một nơi không ai quen biết để chờ đợi cảm giác tiêu cực trong lòng biến mất.
  • Cảm giác cô đơn: Việc tránh né mọi người khiến bạn rơi vào trạng thái cô đơn. Bạn cảm thấy xung quanh không có ai hiểu mình, không có ai để tâm sự và chia sẻ. Việc thu mình lại và từ chối mọi sự quan tâm khiến bạn ngày càng chìm sâu trong cảm xúc tiêu cực. Trên thực tế gia đình và bạn bè thân quen luôn muốn giúp đỡ và kéo bạn ra khỏi những ám ảnh xấu hổ, nhưng việc quay lưng với mọi người chỉ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và không có động lực hơn.
xấu hổ
Bạn thường trốn tránh khỏi những người thân quen khi rơi vào trạng thái xấu hổ, và chỉ muốn tìm một nơi yên tĩnh để bình tĩnh lại.
  • Cảm giác tự ti và bất lực: Cảm giác xấu hổ khi thua kém người khác, vì không đạt được kỳ vọng của gia đình hay bản thân đặt ra khiến bạn rơi vào tình trạng tự ti và bất lực. Lòng tự trọng của bạn bị tổn thương, và bạn luôn phải đấu tranh với suy nghĩ mình là kẻ thất bại, là kẻ xấu xí trong mắt mọi người. Mặc dù mọi chuyện chưa hẳn tồi tệ như bạn nghĩ, nhưng bạn không thể thoát khỏi cảm xúc tiêu cực này. Những người theo chủ nghĩa hoàn hảo, hoặc không có lòng tin vào bản thân thường rơi vào tình trạng này.
  • Sự tức giận: Tức giận, oan ức, cảm thấy mất mặt và nhục nhã là những cảm xúc bạn thường trải qua khi bị vạch trần những chuyện xấu, hoặc khi bị chế nhạo và bị đạp lên lòng tự trọng. Bạn tức giận vì cảm thấy tổn thương, bởi vì bản thân không làm gì sai. Tuy nhiên không phải lúc nào bạn cũng là người đúng, và việc tức giận đổ lỗi cho người khác thay vì chấp nhận vấn đề của bản thân sẽ giúp giảm bớt cảm giác xấu hổ của chính bạn.
  • Hành vi tiêu cực: Sự xấu hổ từ những cú sốc tâm lý có thể gây nên chấn thương tinh thần, và khiến chúng ta có những suy nghĩ và hành vi tiêu cực. Những hành vi đó có thể là đập phá đồ đạc, trả thù người làm mình xấu hổ, bỏ ăn, tự làm bản thân tổn thương, nghiện rượu, sử dụng chất cấm, nghiện bài bạc,… Những hành vi tiêu cực có thể dẫn đến hậu quả đáng tiếc nếu chúng ta không biết cách vượt qua cảm giác xấu hổ đeo bám.
  • Vấn đề nghiện ngập: Khi cảm thấy xấu hổ, bạn có thể lạm dụng những chất kích thích như rượu bia hay ma túy để tạm thời thoát khỏi những cảm giác tiêu cực. Tuy nhiên, những chất này không hề mang đến tác dụng tích cực cho tâm trạng của bạn mà chỉ làm mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Nghiện ngập cũng kéo theo những vấn đề tệ nạn xã hội và có thể hủy hoại cả cuộc đời của bạn.
xấu hổ
Nghiện ngập là một trong những ảnh hưởng tiêu cực của tình trạng xấu hổ và nó có thể hủy hoại cả cuộc sống của bạn.
  • Trầm cảm: Xấu hổ thật sự có thể diễn biến thành trầm cảm nếu đả kích chúng gây ra cho tinh thần của bạn là quá lớn. Cảm giác xấu hổ mang tính tiêu cực này nếu không được cải thiện có thể khiến chúng ta rơi vào trạng thái chán nản, mệt mỏi, suy sụp và dẫn đến trầm cảm.

Những ảnh hưởng của xấu hổ đến chúng ta không phải lúc nào cũng mang ý nghĩa tiêu cực. Xấu hổ vẫn là một cách giúp chúng ta tự nhận thức bản thân, học hỏi từ những sai lầm để hoàn thiện từng ngày. Nếu biết cách phản ứng thích hợp trong từng trường hợp, vượt qua những mặc cảm và xấu hổ, chúng ta có thể cải thiện những vấn đề của bản thân. Vậy, làm sao để đối mặt và vượt qua cảm giác xấu hổ trong những trường hợp nhất định?

Làm sao để vượt qua cảm giác xấu hổ?

Vượt qua cảm giác xấu hổ không hề khó khăn như bạn vẫn nghĩ. Điều bạn cần làm là đối mặt với những tình huống này một cách tự nhiên nhất. Đừng để cảm giác xấu hổ chi phối và gây ra những tác động tiêu cực làm ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn. Dưới đây là những cách hay giúp bạn quản lý cảm xúc, suy nghĩ lạc quan, và có thể vượt qua cảm giác xấu hổ một cách hiệu quả.

1. Nhìn thẳng vào sự thật

Đầu tiên bạn cần nhìn thẳng vào sự thật. Sự kiện xấu hổ đã xảy ra, và bạn không có cách nào xóa bỏ chúng. Tất cả mọi thứ đã là quá khứ, cho dù bạn có cố tình quên lãng hay không muốn chấp nhận thì mọi thứ đều đã trôi qua. Việc dằn vặt bản thân cùng những câu nói “giá như” bây giờ không còn giá trị nữa. Thay vào đó bạn nên học cách tha thứ cho bản thân, và tìm cách đền bù những sai lầm đã qua.

xấu hổ
Hãy thẳng thắn đối diện và giải quyết vấn đề chứ đừng tìm cách trốn tránh, vì trốn tránh sự xấu hổ chỉ khiến bạn thêm nặng lòng.

Thời gian đầu mọi thứ sẽ rất khó khăn, nhưng nếu bạn không có hành động cải thiện thì những vấn đề này sẽ không ngừng ám ảnh bạn. Việc nhìn thẳng vào sai lầm và tìm cách bù đắp sẽ giúp bạn học hỏi từ những vấp ngã. Bạn nên lấy sự xấu hổ làm bài học để hoàn thiện bản thân, chứ không phải tự dằn vặt mình. Bạn nên sống vì những điều phía trước chứ không phải sống vì những lỗi lầm trong quá khứ.

2. Đừng đổ lỗi cho người khác

Đổ lỗi và chỉ trích người khác là một cách đối phó với tình trạng xấu hổ theo chiều hướng tiêu cực. Việc chuyển hướng công kích sang những người không liên quan, hoặc cố tình soi mói những vấn đề của người khác để biện hộ cho bản thân là một nước đi sai lầm. Chúng ta dễ dàng chỉ trích người khác nhưng không nhìn ra vấn đề của mình. Việc đổ lỗi cho người khác không giúp bạn cải thiện bản thân tốt hơn.

3. Hít thở sâu và thiền định

Hít thở sâu là cách giữ cho tâm trạng bình tĩnh và giúp bạn ngăn chặn những hành động bốc đồng. Khi rơi vào tình trạng không mong muốn, hãy chậm rãi hít một hơi thật sâu để phổi căng đầy, sau đó thở ra từ từ bằng miệng. Giữ nhịp thở đều và lặp đi lặp lại vài lần có thể giúp những biểu hiện như tim đập nhanh, đỏ mặt, tay chân luống cuống, hít thở khó khăn dần dịu lại và quay trở về trạng thái bình thường.

Bên cạnh việc hít thở sâu thì thiền định cũng là một cách đối phó với xấu hổ theo chiều hướng tích cực. Một trong những điều quan trọng nhất của thiền là tập hít thở. Ngoài ra thiền cũng giúp chúng ta bình tĩnh, luyện khả năng nhẫn nại và loại bỏ những nguồn năng lượng tiêu cực. Hãy tập luyện thiền định bất cứ khi nào bạn rảnh. Bạn sẽ thấy những thay đổi rõ ràng cảu bản thân sau thời gian kiên trì.

xấu hổ
Tập hít thở sâu và thiền định giúp bạn thả lỏng tâm trạng, kiểm soát cảm xúc và hướng đến những suy nghĩ tích cực.

Những bài tập giữ bình tĩnh và luyện hít thở vô cùng quan trọng khi bạn rơi vào trạng thái xấu hổ. Giữ bình tĩnh khiến bạn tỉnh táo nhìn nhận vấn đề, không bị cuốn theo những ý tưởng tiêu cực, và nhìn nhận chính xác sai lầm của bản thân. Mất bình tĩnh không giúp bạn giải quyết vấn đề, mà chỉ khiến tâm trạng của bạn thêm tồi tệ, rất dể sinh ra những suy nghĩ và hành động không phù hợp.

4. Học cách tha thứ cho bản thân

Con người không tránh khỏi những sai lầm và những phút dại dột. Vì thế nếu xấu hổ khi nhận ra sai lầm của bản thân, bạn hãy học cách tha thứ và hoàn thiện bản thân từng ngày. Một số người có tính cách cầu toàn, trách nhiệm cao thường khó thoát khỏi những dằn vặt về quá khứ. Tuy nhiên bạn cần thay đổi và học cách tha thứ cho bạn thân để bước tiếp về tương lai đang chờ đón phía trước.

Tha thứ cho bản thân không đồng nghĩa với việc quên đi sai lầm, mà là học hỏi từ những sự kiện xấu hổ để hành xử tốt hơn trong lương lai. Bạn ghi nhớ tình huống mình trải qua, nhưng để nhắc nhở bản thân không tái phạm, chứ không phải dằn vặt hàng ngày bằng thái độ tiêu cực. Cố gắng hết sức bù đắp sai lầm, và giúp bản thân tốt hơn từng ngày từ những kinh nghiệm rút ra mới là điều bạn cần làm.

5. Chia sẻ vấn đề với người thân hay bạn bè

Chia sẻ những trải nghiệm xấu hổ, những vướng mắc không thể nói ra với người mà bạn tin tưởng có thể mang đến những hiệu quả bất ngờ. Có thể người bạn ấy đã có những trải nghiệm tương tự, và biết cách để vượt qua những tình huống khó xử mà bạn gặp phải. Những nhận xét và góc nhìn khác biệt từ những người có cùng hoàn cảnh giúp bạn nhìn nhận sự việc với một cái nhìn tích cực hơn.

xấu hổ
Hãy tìm một người bạn để chia sẻ và tâm sự những vấn đề khiến bạn xấu hổ, hoang mang và tìm kiếm lời khuyên chân thành từ họ.

Nhiều bạn cảm thấy ngại ngùng khi chia sẻ những suy nghĩ thật sự của mình với người khác và không dám nhìn thẳng vào vấn đề. Thế nhưng nếu muốn cảm thấy thoải mái và yên bình, bạn rất cần nói chuyện với một người mà bản thân tin tưởng và cảm thấy an toàn khi ở bên. Đó có thể là người thân, bạn bè, một người bạn trên mạng, hay bất cứ ai khác mà bạn đặt đủ lòng tin.

Một người yêu thương và biết lắng nghe sẽ dành thời gian nghe bạn kể về những trải nghiệm, những vấn đề xấu hổ bạn đang gặp phải. Và sau đó họ sẽ đưa ra nhựng lời khuyên và góc nhìn khác của bản thân. Họ sẽ không cười nhạo, trêu chọc hay đả kích khi nghe câu chuyện, vì học thật sự muốn giúp bạn vượt qua. Những người xung quanh sẳn sàng giúp đỡ nếu bạn cần.

6. Tìm cách giúp bản thân vui vẻ hơn

Sự xấu hổ kéo dài khiến cuộc sống của bạn trở nên nặng nề và không thoải mái. Bạn không còn tìm thấy niềm vui trong những việc hàng ngày, mà thay vào đó là sự buồn bã và bực bội. Nếu vật, hãy tự giúp bản thân vui vẻ bằng cách đọc sách, vẽ tranh, chơi nhạc cụ, chăm sóc hoa cỏ, nuôi thú cưng, hay những hoạt động tốt cho sức khỏe khác. Hãy chuyển sự chú ý của bạn sagn những thứ có tác dụng vực dậy tinh thần.

7. Tìm sự giúp đỡ từ bác sĩ tâm lý

Đừng ngần ngại tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ tâm lý nếu bạn đã thử mọi cách có thể, nhưng tình trạng tâm lý của bản thân không có dấu hiệu khởi sắc. Những người có chuyên môn sẽ đánh giá mức độ nghiêm trọng của vấn đề, và cho bạn lời khuyên hữu ích về cách giảm thiểu những ảnh hưởng xấu khi bị xấu hổ đeo bám. Những trường hợp nghiêm trọng, đặc biệt là liên quan đến các bệnh tâm thần, cần được quan tâm và theo dõi sát sao.

xấu hổ
Tìm đến bác sĩ tâm lý cũng là một cách giúp bạn thoát khỏi những cảm xúc tiêu cực và sự xấu hổ mang đến.

Nếu ngại đến gặp bác sĩ một mình, bạn có thể đi cùng một ai đó đủ tin cậy. Bạn cũng không cần lo sợ những bí mật hay vấn đề cá nhân của mình bị tiết lộ, vì bác sĩ tâm lý sẽ tuyệt đối giữ bí mật. Đừng ngại ngùng khi tâm sự với chuyên gia về tình trạng của bạn. Hãy nhớ rằng xấu hổ là một cảm xúc hoàn toàn bình thường, và đừng để chúng chi phối những suy nghĩ, hành động và cả cuộc sống của chúng ta.

Phản ứng trước cảm giác xấu hổ của người khác

Khi rơi vào tình trạng xấu hổ, bạn sẽ hy vọng những người xung quanh không cười cợt, trêu chọc, hay có những hành động ác ý. Và khi bạn ở cương vị là người chứng kiến, bạn cũng nên cư xử đúng mực để không gây thêm tổn thương cho người đối diện, và không khiến cả hai phải lúng túng khi đối mặt nhau. Hành động của bạn có thể giúp người bị xấu hổ cảm thấy thoải mái và đỡ căng thẳng, stress hơn.

Nếu được, hãy lờ đi chuyện vừa xảy ra và chuyển sự chú ý sang một chủ đề khác để đánh tan không khí ngượng ngùng. Bạn có thể giả vờ bản thân không chứng kiến, không biết gì về chuyện vừa xảy ra. Chuyện này có thể giúp người bị xấu hổ giảm bớt cảm giác tiêu cực và sự đau khổ khi có nhiều người biết về khoảnh khắc không vui vẻ của bản thân.

Hãy cảm thông và chia sẻ với người rơi vào tình trạng xấu hổ. Bạn có thể đã từng, hoặc chưa từng rơi vào hoàn cảnh tương tự, nhưng hãy cảm thông hơn với những người đang cảm thấy không tốt. Đôi khi chúng ta muốn kể một câu chuyện cười, hay muốn đùa giỡn để không khí xấu hổ tan đi. Nhưng hãy cẩn thận khi lời đùa cợt của bạn có thể khiến tình trạng tồi tệ hơn.

xấu hổ
Hãy tỏ ra không biết gì về tình huống vừa xảy ra, hoặc dành lời an ủi chân thành cho người bị xấu hổ.

Xấu hổ là một cảm giác bình thường khi chúng ta rơi vào những tình huống khó khăn, hay bị vạch trần những hành động không tốt. Nếu không biết cách vượt qua và học hỏi từ những sai lầm, cảm giác xấu hổ sẽ mãi đeo bám và khiến bạn rơi vào tình trạng tâm lý không ổn định. Xấu hổ là trạng thái tiêu cực mà chúng ta cần loại bỏ. Hãy học cách tha th71 cho bản thân và đứng lên sau những vấp ngã.

Có lẽ bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

rối loạn tâm lý
Rối Loạn Tâm Lý là bệnh gì? Triệu chứng và phương pháp điều trị

Rối loạn tâm lý, hay còn gọi là rối loạn tâm thần, là từ chỉ chung cho những tình trạng rối loạn làm thay đổi...

Hội chứng sợ đụng chạm (Haphephobia)
Hội chứng sợ đụng chạm (Haphephobia): Làm thế nào để vượt qua?

Hội chứng sợ đụng chạm trong tiếng anh có nghĩa là Haphephobia hay còn được gọi là Aphenphosmphobia. Tỷ lệ mắc hội chứng sợ đụng...

biều hiện của người bị stress
Những biểu hiện của người bị Stress mà bạn không thể bỏ qua

Bạn có cảm thấy bản thân luôn trong trạng thái mệt mỏi, uể oải, thường xuyên đau đầu và đau nhức phần vai gáy? Bạn...

Trầm cảm uống thuốc gì? Những loại thuốc điều trị trầm cảm phổ biến

Dùng thuốc là phương pháp chính trong điều trị trầm cảm. Thuốc được sử dụng với mục đích cải thiện tâm trạng, giảm khí sắc...

Trầm cảm u sầu là gì?

Trầm cảm u sầu (Melancholia): Nguyên nhân, Dấu hiệu, Điều trị

Trầm cảm học đường là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp

trầm cảm không điển hình

Trầm cảm không điển hình: Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách vượt qua

rối loạn thách thức chống đối

Rối loạn thách thức chống đối là gì? Biểu hiện và Biện pháp can thiệp

trầm cảm sau phá thai

Trầm cảm sau khi phá thai: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách phòng tránh