Rối Loạn Nhân Cách Ranh Giới Là Gì? Phương pháp điều trị hiệu quả
Rối loạn nhân cách ranh giới là dạng rối loạn nhân cách thường gặp nhất với đặc trưng là sự nhạy cảm quá mức đối với cảm xúc và các mối quan hệ xã hội. Tình trạng này nếu không sớm được can thiệp và kiểm soát đúng mực sẽ gây ảnh hưởng lớn đến đời sống và có khả năng làm gia tăng nguy cơ phát triển các rối loạn nguy hiểm hơn.
Rối loạn nhân cách ranh giới là gì?
Rối loạn nhân cách ranh giới còn có tên khoa học là Borderline personality disorder (viết tắt là BPD) hay còn gọi là rối loạn nhân cách tâm trạng không ổn định là một dạng rối loạn nhân cách phổ biến nhất hiện nay. Dựa vào số liệu thống kê nhận thấy rằng, có từ 30 đến 60% các trường hợp mắc bệnh gặp phải tình trạng này.
Bên cạnh đó, các nhà khoa học còn cho biết thêm, tỷ lệ xuất hiện rối loạn nhân cách ranh giới chiếm từ 1.6 đến 5.9% tổng dân số. Theo đó, tỷ lệ này sẽ dần suy giảm đối với những nhóm cao tuổi và thường khởi phát nghiêm trọng nhất ở đầu giai đoạn trưởng thành.
BPD được đặc trưng bởi sự nhạy cảm quá mức đối với cảm xúc và các mối quan hệ. Người bệnh thường có sự bất ổn định về cảm xúc, hay suy nghĩ mơ hồ, không xác định rõ về mục tiêu, lý tưởng của bản thân và thường có những phản ứng thái quá, dữ dội về các mối quan hệ.
Những người mắc phải chứng rối loạn này thường gặp khó khăn trong việc phải chịu đựng sự cô đơn, trống vắng và họ có xu hướng tránh né các quyết định, hành vi có nguy cơ bị bỏ rơi. Dựa vào số liệu thống kê nhận thấy, tỷ lệ mắc rối loạn nhân cách ranh giới sẽ phổ biến hơn ở nữ giới. Đồng thời, bệnh nhân cũng thường chịu sự ảnh hưởng của một số các vấn đề sức khỏe tâm thần kèm theo như rối loạn hoảng sợ, trầm cảm, rối loạn stress sau sang chấn,….
Biểu hiện của rối loạn nhân cách ranh giới
Các biểu hiện của rối loạn nhân cách ranh giới rất đa dạng với 4 đặc trưng cơ bản, đó là:
- Sự bất ổn về mặt cảm xúc
- Các hành vi bốc đồng, nóng nảy
- Sự biến dạng, méo mó về hình ảnh của bản thân
- Sự nhạy cảm quá mức đối với các mối quan hệ.
Cụ thể một số triệu chứng thường gặp ở người bệnh như:
1. Sự bất ổn định trong các mối quan hệ
Phần lớn các mối quan hệ của những người rối loạn nhân cách ranh giới thường khó có thể duy trì được sự bền chặt, lâu dài. Họ hay bắt đầu một mối quan hệ với sự mãnh liệt, nồng cháy nhưng nó cũng nhanh chóng lùi tàn và kết thúc.
Cụ thể, họ có thể yêu say đắm với một người nào đó nhưng sẽ rất nhanh sau đó, họ cảm thấy chán nản, thất vọng và chấm dứt. Do đó, bạn sẽ dễ dàng thấy được các mối quan hệ của bệnh nhân BPD thường bắt đầu bằng sự hoàn hảo, mỹ miều nhưng lại kết thúc một cách tồi tệ, tiêu cực.
Tình trạng này có thể liên quan đến những thay đổi cảm xúc nhanh chóng và bất thường của bệnh nhân. Do sự nhạy cảm quá mức khiến cho những người xung quanh khó có thể hình dung và thích ứng nên các mối quan hệ dễ bị rạn nứt.
2. Luôn sợ hãi việc bị bỏ rơi
Đây có lẽ là một trong các biểu hiện đặc trưng và thường gặp nhất của người bệnh rối loạn nhân cách ranh giới. Họ luôn cảm thấy sợ hãi và lo lắng về việc bị người khác bỏ rơi, sợ cô đơn, sợ một mình. Việc phải ở nhà một mình hoặc chờ đời sự xuất hiện của ai đó cũng khiến cho họ cảm thấy hoang mang, căng thẳng dữ dội.
Lúc này họ có thể xuất hiện các suy nghĩ, cảm xúc tồi tệ làm chi phối hành vi tiêu cực. Họ điên cuồng thực hiện mọi hành động, tìm giải pháp để có thể liên lạc, gần gũi với những người xung quanh. Thậm chí một số trường hợp bất chấp nguy hiểm, đe dọa để tránh việc bị bỏ rơi.
3. Các hành vi bốc đồng, quá kích
Kèm theo với các cảm xúc rối loạn và mất kiểm soát thì người bệnh rối loạn nhân cách ranh giới sẽ có xu hướng thực hiện các hành vi bốc đồng, gây hại cho bản thân và cả những người bên cạnh. Họ có khả năng cắt đứt các mối quan hệ lành mạnh hoặc bỏ dở công việc vào bất cứ thời điểm nào mà không màn đến hậu quả.
Bên cạnh đó, khi tâm trạng trở nên bất ổn, họ có thể thực hiện các hành vi mất kiểm soát như tự tổn thương bản thân, lái xe quá tốc độ, lạm dụng chất kích thích, xài tiền phung phí, quan hệ tình dục không an toàn, không tự nguyện,….Hoặc một số trường hợp nghiêm trọng có thể tự sát, cố ý ngược đãi bản thân,…
4. Sự thay đổi cảm xúc cực độ
Khác với các trạng thái dao động cảm xúc thông thường, những người mắc phải chứng BPD sẽ có sự biến đổi cảm xúc, tâm trạng ở mức cực độ. Ví dụ họ có thể cảm thấy vô cùng hạnh phúc, yêu đời, vui vẻ nhưng sau đó lại trở nên tồi tệ, tuyệt vọng, chán chường.
Bệnh nhân thường có các phản ứng cảm xúc dữ dội và cực đoan đối với các sự việc, tình huống nhỏ nhặt, bình thường xảy ra trong đời sống. Tuy nhiên, các trạng thái cảm xúc này thường chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn, kéo dài trong vài phút hoặc vài giờ.
5. Xuất hiện các cơn giận dữ
Chứng rối loạn nhân cách này làm cho người bệnh xuất hiện các cảm giác không hài lòng và vô cùng khó chịu đối với những cảm xúc, hành vi của bản thân. Họ khó có thể tự kiểm soát và chi phối bản thân, không biết cách thoát khỏi các mâu thuẫn, xích mích trong các mối quan hệ đời sống.
Chính vì thế mà họ thường xuyên xuất hiện các cơn bùng nổ về cảm xúc, dễ tức giận, cáu gắt dữ dội chỉ vì một vấn đề nhỏ, một sự bất hòa không đáng có. Lúc này họ có thể liên tục bộc phát các hành vi tiêu cực như la hét, ném đồ đạc, quát nạt hoặc có thể tự tra tấn chính mình.
6. Cảm giác trống rỗng
Những người mắc phải chứng BPD thường có xu hướng nói về trạng thái trống rỗng của bản thân. Họ liên tục chia sẻ về cảm giác trống không, không có gì tồn tại hoặc thậm chí có cảm tưởng như bản thân đang tách rời khỏi hiện thực, cơ thể không còn là của chính mình.
Nguyên nhân gây ra rối loạn nhân cách ranh giới
Trong rất nhiều nghiên cứu khoa học về rối loạn nhân cách ranh giới, các chuyên gia đã tìm thấy sự liên quan giữa các triệu chứng bệnh cùng với những tổn thương, sang chấn đã từng trải qua trong quá khứ. Ngoài ra, họ còn nhận thấy rằng, một số tổn thương thực thể xảy ra ở não bộ cũng góp phần lớn ảnh hưởng đến chứng rối loạn này và nó được xem là nguyên nhân phổ biến gây ra BPD.
Việc xác định cụ thể và chính xác nguyên nhân gây bệnh sẽ góp phần quan trọng đối với quá trình can thiệp, đưa ra những biện pháp hỗ trợ khắc phục phù hợp, hiệu quả. Cụ thể một số lý do thường được nhắc đến như:
1. Sự bất thường trong cấu trúc não bộ
Qua thời gian nghiên cứu và quan sát về hoạt động của não bộ đối với những trường hợp mắc phải chứng rối loạn nhân cách ranh giới cho thấy rằng, phần lớn bên trong cấu trúc não bộ của bệnh nhân đều có xuất hiện sự rối loạn đối với các chức năng điều hòa. Bên cạnh đó, họ còn phát hiện ra sự ảnh hưởng từ hệ thống neuropeptide, gây nên những biến đổi nghiêm trọng về cảm xúc.
Tuy nhiên, sự bất thường trong não bộ không tồn tại ở tất cả các bệnh nhân BPD nên việc xem đây là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh vẫn còn gặp nhiều sự tranh cãi. Vì thế, sự thay đổi bất thường cùng với những hiện tượng suy giảm chức năng não bộ chỉ được xem là yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ở một số đối tượng.
2. Tổn thương tâm lý
Qua quá trình can thiệp và điều trị, chuyên gia tâm lý nhận thấy rằng đa số các trường hợp mắc bệnh rối loạn nhân cách ranh giới đều tồn tại những vấn đề bất ổn, tổn thương, sang chấn tâm lý từ thời thơ ấu. Họ có thể từng bị cưỡng bức, từng bị bỏ rơi, ngược đãi, hành hạ về cả thể chất hoặc tinh thần. Thậm chí căn bệnh này cũng có thể khởi phát ở những người thường xuyên được bao bộc, che chở quá mức từ gia đình, người thân.
Chính những tổn thương tâm lý sâu sắc xảy ra từ bé khiến cho nhiều người hình thành tâm lý lo sợ, nhạy cảm quá mức đối với các mối quan hệ xã hội. Đây cũng là một trong các nguyên nhân phổ biến có thể làm khởi phát các dạng rối loạn nhân cách hoặc các rối loạn tâm thần khác.
3. Yếu tố di truyền
Rối loạn nhân cách ranh giới cũng sẽ có xu hướng gia tăng đối với những gia đình có người thân từng mắc phải chứng bệnh này hoặc các rối loạn nhân cách liên quan. Theo nhận định của các chuyên gia thì tỷ lệ mắc bệnh sẽ cao hơn gấp 5 lần so với những người không có tiền sử mắc bệnh trước đó.
4. Một số yếu tố tác động khác
Ngoài những nguyên nhân phổ biến nêu trên thì chứng rối loạn nhân cách ranh giới cũng có nhiều khả năng khởi phát bởi những yếu tố như:
- Sự thay đổi đột ngột về hàm lượng hormone estrogen.
- Các trường hợp trẻ nhỏ sống chung với người bệnh BPD cũng có khả năng bị ảnh hưởng bởi các phản ứng, cảm xúc, hành vi không lành mạnh, thường xuyên bị méo mó.
Rối loạn nhân cách ranh giới có nguy hiểm không?
Như đã chia sẻ, rối loạn nhân cách ranh giới là một trong các dạng rối loạn nhân cách phổ biến và có mức ảnh hưởng to lớn nhất hiện nay. Với các triệu chứng đặc trưng về cảm xúc, sự nhạy cảm quá mức đối với các mối quan hệ khiến cho người bệnh phải đối mặt với nhiều cản trở, khó khăn trong đời sống, dễ gây tác động xấu đến những mối quan hệ xã hội lành mạnh.
Theo đó, những người mắc phải chứng bệnh này thường có xu hướng phản ứng quá mức về cảm xúc. Họ có thể bùng phát những hành vi tiêu cực khi xuất hiện những mâu thuẫn nhỏ khiến cho những người xung quanh cảm thấy mệt mỏi, thất vọng và dần tránh xa hoặc thậm chí là chấm dứt mối quan hệ tốt đẹp.
Ngoài ra, do không có khả năng kiểm soát và quản lý tốt cảm xúc, hành vi của bản thân nên người bệnh cũng có nhiều xu hướng thực hiện các hành động tiêu cực, không phù hợp như lạm dụng chất gây nghiện, ma túy, quan hệ không lành mạnh, kém an toàn, đua xe, cờ bạc, tiêu xài phung phí gây ảnh hưởng đến bản thân và cả những người xung quanh.
Các lối sống thiếu lành mạnh này khiến cho người bệnh khó có thể duy trì tốt các sinh hoạt đời sống, giảm năng suất làm việc và dễ rơi vào các tệ nạn xã hội. Tình trạng này không chỉ gây nên những bất ổn đối với bản thân bệnh nhân mà còn trở thành các gánh nặng to lớn đối với gia đình và toàn thể cộng đồng.
Hơn thế, có không ít các trường hợp rối loạn nhân cách ranh giới dần hình thành những suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực và dễ có hành vi tự ngược đãi bản thân, đe dọa tử sát và cố gắng thực hiện hành vi tự sát của mình. Dựa vào số liệu thống kê nhận thấy rằng, có gần 10% các trường hợp BPD xuất hiện hành vi tự sát, phổ biến nhất là những người bệnh mắc phải đồng thời nhiều chứng rối loạn khác nhau.
Làm sao để chẩn đoán rối loạn nhân cách ranh giới?
Việc chẩn đoán rối loạn nhân cách ranh giới thường được ưu tiên thực hiện ở người trưởng thành và rất ít khi được khuyến cáo áp dụng cho trẻ em, trẻ vị thành niên. Cũng tương tự như các chức rối loạn khác, BPD cũng sẽ được đánh giá dựa trên tiêu chuẩn chẩn đoán DSM-5.
Đối với các trường hợp nghi bệnh, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành trò chuyện để khai thác rõ về những biểu hiện bất thường, khác lạ trong cảm xúc, hành vi cùng các phản ứng tâm lý của bệnh nhân. Bên cạnh đó, người bệnh cũng sẽ được hướng dẫn và yêu cầu thực hiện bài test đánh giá tâm lý với bộ câu hỏi tương ứng để có được kết quả chính xác, khách quan nhất.
Các xét nghiệm chuyên khoa cũng sẽ được thực hiện để loại trừ các yếu tố, bệnh lý liên quan nhằm giúp bác sĩ đưa ra được chẩn đoán chính xác nhất. Việc hỗ trợ thăm khám và chẩn đoán trong giai đoạn sớm sẽ góp phần quan trọng đối với quá trình can thiệp, giúp cho bệnh nhân có thêm nhiều cơ hội để phục hồi sức khỏe, thuyên giảm các triệu chứng nguy hiểm để cân bằng lại đời sống tích cực, lành mạnh.
Phương pháp điều trị rối loạn nhân cách ranh giới hiệu quả
Hiện nay, rối loạn nhân cách ranh giới chủ yếu sẽ được ưu tiên cải thiện bằng tâm lý trị liệu kết hợp cùng với một vài loại thuốc phù hợp để giúp bệnh nhân phục hồi sức khỏe một cách toàn diện nhất, hạn chế tối đa tình trạng tái phát. Tuy nhiên, cũng tùy thuộc vào từng tình trạng bệnh lý khác nhau mà bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả nhất.
Đối với những tình trạng bệnh nặng, người bệnh có xuất hiện các biểu hiện nguy hiểm, các hành vi hung hăng, chống đối, kích động quá mức thì sẽ được cân nhắc nhập viện để theo dõi và điều trị tốt hơn. Quá trình can thiệp cho người bệnh BPD cũng cần phải kiên trì và có nhiều sự nỗ lực, hỗ trợ từ gia đình để đạt được thành công, mang đến cuộc sống hạnh phúc cho bệnh nhân.
Cụ thể một số biện pháp sẽ được áp dụng cho các trường hợp bị rối loạn nhân cách ranh giới như:
1. Liệu pháp tâm lý
Liệu pháp tâm lý hay còn được gọi là trị liệu tâm lý chính là phương pháp điều trị chính thường xuyên được áp dụng cho bệnh nhân BPD. Người bệnh sẽ được gặp gỡ và trao đổi trực tiếp cùng chuyên gia, nhà trị liệu để chia sẻ về những cảm xúc, suy nghĩ, khó khăn của bản thân, từ đó chuyên gia sẽ đưa ra những liệu pháp can thiệp phù hợp nhất.
Mục tiêu chính của quá trình can thiệp tâm lý đó chính là giúp bệnh nhân hiểu và thay đổi được các hành vi, cảm xúc chưa lành mạnh. Đồng thời, hỗ trợ nâng cao khả năng kiểm soát cảm xúc, kiềm chế những cơn bốc đồng, nóng giận để giúp họ cải thiện tốt các mối quan hệ tích cực, xây dựng mục tiêu sống phù hợp hơn.
Đối với những trường hợp bị rối loạn nhân cách ranh giới, chuyên gia tâm lý sẽ ưu tiên để áp dụng các liệu pháp đối thoại hành vi, liệu pháp trị liệu tâm lý căn bản, sử dụng sơ đồ, huấn luyện về dự đoán trước cảm xúc và cách giải quyết vấn đề (STEPPS). Hiện nay, Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam chính là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực trị liệu, giúp cải thiện sức khỏe tinh thần, thể chất cho rất nhiều các đối tượng bệnh khác nhau trên toàn quốc.
NHC sở hữu đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn sâu và luôn nhiệt huyết, tận tâm với từng khách hàng. Đặc biệt, không chỉ chu đáo trong quá trình trị liệu mà NHC còn cam kết đồng hành cùng khách hàng sau trị liệu để đảm bảo rằng họ có thể cân bằng tốt cuộc sống, duy trì các mục tiêu để tránh tình trạng tái phát trong tương lai.
2. Sử dụng thuốc
Hiện nay vẫn chưa có bất kỳ loại thuốc nào được bào chế với công dụng điều trị tận gốc chứng rối loạn nhân cách ranh giới. Tuy nhiên, việc dùng thuốc sẽ mang đến hiệu quả tích cực trong quá trình kiểm soát và làm thuyên giảm các triệu chứng nguy hiểm mà bệnh gây ra.
Đặc biệt đối với các tình trạng BPD có kèm theo các rối loạn tâm thần như trầm cảm, rối loạn lưỡng cực thì việc sử dụng thuốc sẽ được chỉ định rõ ràng và cụ thể hơn. Các loại thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần, thuốc ổn định tâm trạng sẽ được cân nhắc áp dụng với liều lượng thích hợp cho mỗi trường hợp, đối tượng khác nhau.
Một số trường hợp nghiêm trọng thì bệnh nhân cần phải được nhập viện để đảm bảo an toàn cho sức khỏe bản thân, hạn chế các rủi ro đối với những người bệnh cạnh. Tại đây, đội ngũ nhân viên y tế cùng với các bác sĩ chuyên khoa cũng sẽ theo dõi, quan sát để kịp thời ngăn chặn những hành vi tiêu cực, áp dụng tốt các biện pháp can thiệp phù hợp để người bệnh ổn định tinh thần hiệu quả.
3. Hỗ trợ cải thiện tại nhà
Các thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng góp phần khiến cho triệu chứng rối loạn nhân cách ranh giới trở nên tồi tệ hơn. Do đó, để hỗ trợ tốt cho quá trình can thiệp, giúp bệnh nhân mau chóng phục hồi sức khỏe thì việc xây dựng lối sống tích cực cũng đóng vai trò quan trọng.
Một số điều cần lưu ý và thực hiện trong thời gian điều trị BPD như:
- Rèn luyện sức khỏe bằng các bài tập thể dục thể thao giúp nâng cao sức đề kháng, ngăn chặn những cảm xúc tiêu cực.
- Chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày, tăng cường bổ sung các thực phẩm có lợi cho sức khỏe như thịt cá, hải sản, rau củ quả, các loại hạt, sữa,….Hạn chế những món ăn nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị và các đồ ăn thức uống đóng gói sẵn chứa nhiều chất bảo quản.
- Tuyệt đối không được sử dụng rượu bia, các chất kích thích.
- Nâng cao chất lượng giấc ngủ, đảm bảo ngủ đủ giấc, ngủ đúng giờ.
- Tránh tình trạng căng thẳng, lo lắng quá mức. Tìm cách giải tỏa cảm xúc tiêu cực nhanh chóng bằng các liệu pháp thư giãn tại nhà như nghe nhạc, thiền định, yoga, đọc sách, massage cơ thể, hít thở sâu,….
- Nhắc nhở bản thân về các hành vi, thói quen tiêu cực, điều chỉnh lối sống theo chiều hướng lạc quan hơn.
- Đặt ra mục tiêu cụ thể cho bản thân để tránh những sai lầm, phản ứng tồi tệ.
Rối loạn nhân cách ranh giới là một vấn đề sức khỏe phổ biến có sức ảnh hưởng to lớn đối với người bệnh và cả các mối quan hệ xã hội lành mạnh. Do đó, mong rằng qua những thông tin trong bài viết này sẽ giúp cho bạn đọc dễ dàng phát hiện và tìm cách khắc phục hiệu quả, ngăn chặn những tác hại tiêu cực mà bệnh có thể gây ra.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!