Rối Loạn Nhân Cách Có Chữa Được Không? 3 Cách điều trị hiệu quả

Rối loạn nhân cách là một tình trạng rối loạn tâm thần không quá hiếm gặp. Ước tính hiện nay có từ 6%-11% dân số thế giới đang chịu ảnh hưởng nặng nề của rối loạn nhân cách. Tuy nhiên không phải ai rơi vào tình trạng này cũng được phát hiện và cải thiện kịp thời. Vậy rối loạn nhân cách có chữa được không? Và làm sao để điều trị bệnh một cách hiệu quả.

Những điều cần biết về rối loạn nhân cách

Rối loạn nhân cách là tình trạng bất thường trong suy nghĩ, nhận thức, hành vi của một người khi tương tác với xã hội. Những người rơi vào tình trạng rối loạn tâm thần này thường có những hành động mang tính tiêu cực, không lành mạnh, không phù hợp với đạo đức xã hội hoặc văn hóa nơi họ sinh sống. Họ khó hòa nhập với những người xung quanh, khả năng tương tác, xây dựng và duy trì các mối quan hệ cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

rối loạn nhân cách có chữa được không
Rối loạn nhân cách gây nhiều đau khổ cho người mắc bệnh, khiến họ không thể duy trì mối quan hệ bình thường với những người xung quanh.

Những người bị rối loạn nhân cách có những nhận thức sai lệch về những vấn đề trong cuộc sống, từ đó ảnh hưởng đến suy nghĩ và cách họ phản ứng với công việc, cuộc sống và những mối quan hệ trong xã hội. Họ không biết rằng bản thân không chỉ gây đau khổ cho chính họ, mà còn ảnh hưởng đến những người xung quanh. Rối loạn nhân cách gây ra sự đau khổ và mệt mỏi cùng cực cho người mắc phải, vì thế rất nhiều người quan tâm đến việc rối loạn nhân cách có chữa được không.

Ai cũng có thể là nạn nhân của rối loạn nhân cách. Tuy nhiên, căn bệnh này ảnh hưởng đến mọi người theo những cách rất khác nhau. Hiện nay rối loạn nhân cách bao gồm 10 loại rối loạn khác nhau, được phân biệt dựa trên những biểu hiện đặc trưng của từng loại. Chúng cũng được chia làm 3 nhóm chính, với những tương đồng nhất định về tính chất và đặc trưng của những loại rối loạn.

  • Rối loạn nhân cách nhóm A: Những người bị rối loạn nhân cách nhóm A có đặc trưng là suy nghĩ và hành vi kỳ lạ, lập dị. Họ cũng thể hiện sự vô cãm với những người xung quanh, không có khả năng duy trì những mối quan hệ xã hội bình thường. Rối loạn nhân cách nhóm A bao gồm rối loạn nhân cách hoang tưởng, rối loạn nhân cách phân liệt, và rối loạn nhân cách dạng phân liệt.
  • Rối loạn nhân cách nhóm B: Rối loạn nhân cách nhóm B bao gồm rối loạn nhân cách chống đối xã hội, rối loạn nhân cách kịch tính, rối loạn nhân cách ranh giới, và rối loạn nhân cách ái kỷ. Đặc trưng của rối loạn nhân cách nhóm B là việc bốc đồng trong hành vi và suy nghĩ, khó kiềm chế cảm xúc, thường xuyên cáu gắt, và có những hành vi đột ngột khó đoán trước.
  • Rối loạn nhân cách nhóm C: Những người thể hiện sự ám ảnh, lo âu, sợ hãi, cảm thấy đau khổ cùng cực khi đối diện với một sự vật, sự việc nào đó, hoặc cảm thấy thôi thúc phải làm điều đó đề giải thoát cảm giác bức bối của bản thân sẽ được xếp vào nhóm C. Rối loạn nhân cách nhóm C bao gồm rối loạn nhân cách tránh né, rối loạn nhân cách phụ thuộc, và rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế.
rối loạn nhân cách có chữa được không
Bảng phân chia những dạng rối loạn nhân cách bao gồm 3 nhóm chính, và 10 dạng rối loạn nhân cách khác nhau.

Biểu hiện của rối loạn nhân cách thường biểu hiện từ rất sớm vào giai đoạn dậy thì, bởi vì đây là lúc nhân cách của một người dần trở nên rõ nét và hoàn thiện. Tuy nhiên tuổi dậy thì cũng là giai đoạn nổi loạn của thanh thiếu niên, thế nên những biểu hiện bất thường có thể bị xem nhẹ và quy chụp thành hành vi nổi loạn tuổi dậy thì. Biểu hiện bệnh có thể rõ ràng hoặc không rõ ràng tùy vào độ nặng nhẹ của tình trạng rối loạn.

Rối loạn nhân cách ảnh hưởng đến cả nam và nữ, tuy nhiên có sự chêch lệch nhất định về tỷ lệ giữa những loại rối loạn nhân cách khác nhau Cụ thể, tỷ lệ nam giới mắc rối loạn nhân cách chống đối xã hội cao hơn nhiều so với nữ giới. Trong khi đó, phái nữ thường rơi vào tình trạng rối loạn nhân cách kịch tính và rối loạn nhân cách phụ thuộc. Nguyên nhân có thể là do những đặc trưng về giới.

Rối loạn nhân cách có chữa được không?

Rối loạn nhân cách có chữa được không? Nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn nhân cách hiện nay vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên các nhà khoa học tin rằng chúng có thể liên quan đến tính trạng di truyền, sự bất thường trong não bộ, chấn thương tâm lý thời thơ ấu, hoặc do ảnh hưởng đặc trưng văn hóa. Sự kết hợp của các yếu tố kể trên có thể là nguyên nhân chính kích phát tình trạng rối loạn nhân cách. Ví dụ môi trường sống hay chấn thương tâm lý có thể kích thích hoạt động của gen.

Chẩn đoán rối loạn nhân cách chỉ áp dụng cho người trên 18 tuổi nhằm đảm bảo độ chính xác cao nhất. Bởi vì những người đủ 18 tuổi mới đạt đến sự toàn diện trong phát triển nhân cách, và buộc phải tự chịu trách nhiệm cho mọi suy nghĩ và hành vi của bản thân. Một người có thể mắc một hoặc nhiều loại rối loạn nhân cách khác nhau. Những triệu chứng tương đồng của bệnh có thể gây khó khăn trong việc chẩn đoán và xác định tình trạng bệnh.

rối loạn nhân cách có chữa được không
Tình trạng rối loạn nhân cách có thể thuyên giảm nếu có phương pháp cải thiện đúng cách.

Những người bị rối loạn nhân cách không nhận ra tình trạng bất ổn của bản thân, do đó họ không tìm đến sự giúp đỡ từ bác sĩ và chuyên viên tư vấn tâm lý. Mối quan hệ xã hội kém cũng khiến những người xung quanh không chú ý đến sự bất thường của người bệnh. Rối loạn nhân cách không được điều trị có thể dẫn đến trầm cảm, suy giảm chức năng xã hội, rạn nứt các mối quan hệ, làm ảnh hưởng đến công việc, học tập và có thể sinh ra những hành vi phạm tội man rợ.

Hiên nay vì nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn nhân cách vẫn chưa được làm rõ, thế nên chưa có biện pháp ngăn ngừa cũng như giải quyết dứt điểm tình trạng rối loạn tâm thần này. Điều chúng ta có thể làm là hạn chế những ảnh hưởng xấu của rối loạn nhân cách đến bản thân và những người xung quanh. Phát hiện sớm và có biện pháp can thiệp kịp thời có giảm những ảnh hưởng tiêu cực đến mức thấp nhất.

Những cách điều trị rối loạn nhân cách hiệu quả

Rối loạn nhân cách có chữa được không là vấn đề nhận được sự quan tâm của nhiều người. Thực tế, những biện pháp điều trị tâm lý và điều trị bằng hóa dược có tác động nhất định trong việc điều trị rối loạn nhân cách. Bên cạnh đó, duy trì lối sống lành mạnh và học cách điều chỉnh cảm xúc cũng giúp giảm bớt những ảnh hưởng tiêu cực do rối loạn nhân cách gây ra. Người bệnh cần phối hợp với bác sĩ hoặc chuyên viên tư vấn tâm lý để có được kết quả trị liệu tốt nhất.

1. Trị liệu tâm lý

Trị liệu tâm lý là phương pháp bắt buộc trong điều trị rối loạn nhân cách. Đây sẽ là phương pháp điều trị chính cho những trường hợp rối loạn nhân cách dạng nhẹ. Với những trường hợp nặng hơn, trị liệu hóa dược sẽ là phương pháp điều trị được ưu tiên, còn trị liệu tâm lý có vai trò hỗ trợ giúp người bệnh đối phó với những triệu chứng bệnh. Cả hai biện pháp thường được sử dụng song song để nâng cao hiệu quả điều trị.

rối loạn nhân cách có chữa được không
Điều trị rối loạn nhân cách bằng tư vấn tâm lý là điều cần thiết để giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn.

Bác sĩ hoặc chuyên gia tư vấn tâm lý sẽ dựa trên tình hình cụ thể, để quyết định áp dụng phương pháp nào cho hợp lý. Những điều kiện đánh giá bao gồm hội chứng rối loạn nhân cách cụ thể, mức độ nghiêm trọng của bệnh và tình trạng tinh thần của từng đối tượng. Tuy nhiên, cho dù là mức độ nào thì việc tư vấn tâm lý gần như là một biện pháp bắt buộc để đảm bảo quá trình điều trị mang đến kết quả tốt nhất.

Trị liệu tâm lý giúp mọi người thấu hiểu và chấp nhận tình trạng của bản thân. Việc tự nhận thức những bất ổn về tâm lý giúp người mắc rối loạn nhân cách chủ động thay đổi, học cách kiềm chề những suy nghĩ và hành vi bất thường. Họ cũng có thể nói ra những khúc mắc trong cuộc sống, những ám ảnh đang phải chịu đựng để nhận được sự hỗ trợ kịp thời, nhằm thay đổi nhận thức và hành động.

Liệu pháp nhận thức – hành vi sẽ là liệu pháp chính được áp dụng trong việc điều trị. Mục đích là thông qua những cuộc trò chuyện, chuyên viên tư vấn tâm lý hoặc bác sĩ có thể giúp người bệnh học cách chấp nhận, và nhìn nhận chính xác tình trạng tâm lý của bản thân. Chỉ có như thế, bệnh nhân mới nhận thức được những bất ổn trong hành vi và có quyết tâm thay đổi để nhanh chóng hòa nhập với xã hội.

2. Trị liệu hóa dược

Trị liệu hóa dược, hay trị liệu bằng thuốc, là phương pháp được ưu tiên sử dụng với những trường hợp rối loạn nhân cách dạng nặng. Trên thực tế, các nhà nghiên cứu chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng rối loạn tâm lý này. Thế nên cũng chưa hề có bất cứ loại thuốc đặc trị nào dành cho tình trạng rối loạn nhân cách. Các bác sĩ chỉ có thể dùng một số loại thuốc nhất định định để giảm thiểu triệu chứng bệnh.

Những loại thuốc thông dụng được sử dụng trong trường hợp này bao gồm thuốc chống trầm cảm, thuốc chống lo âu hoặc thuốc an thần. Những loại thuốc này có tác dụng điều chỉnh tâm trạng, ngăn ngừa những hành vi quá khích, giúp người bệnh ổn định tinh thần trong trường hợp khó kiềm chế cảm xúc. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần hết sức thận trọng vì luôn tồn tại những rủi ro khó lường trước.

rối loạn nhân cách có chữa được không
Việc điều trị rối loạn nhân cách bằng thuốc có thể được sử dụng trong những trường hợp rối loạn nhân cách dạng nặng nhằm giúp bệnh nhân bình tĩnh hơn.

Không phải bất cứ bệnh nhân nào cũng phù hợp với việc sử dụng thuốc. Một số người chỉ phản ứng tốt với những loại thuốc nhất định. Vì vậy trong quá trình trị liệu, bác sĩ có thể thường xuyên thay đổi các loại thuốc khác nhau để tìm ra loại phù hợp nhất. Do đó việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn từ bác sĩ, không được phép tự ý đổi thuốc hay tăng giảm liều lượng thuốc bừa bãi mà chưa có sự cho phép từ người có chuyên môn.

Trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh cũng phải đối mặt với những tác dụng phụ không mong muốn bao gồm: chóng mặt, nhức đầu, nôn ói, bồn chồn, bí tiểu, tiêu chảy, mất ngủ, giảm ham muốn tình dục,… Những triệu chứng này sẽ khá nhẹ, và nhanh chóng biến mất sau một thời gian ngắn khi cơ thể đã quen với thuốc. Tuy nhiên, nếu triệu chứng trở nặng thì chúng ta cần dừng thuốc ngay lập tức, sau đó liên hệ với bác sĩ để được tư vấn chi tiết.

Bên cạnh đó, một số loại thuốc chống trầm cảm có tác dụng phụ là thôi thúc tự tử ở thanh thiếu niên và thanh niên. Do đó cần hết sức thận trọng trong quá trình sử dụng để hạn chế những ảnh hưởng không tốt có thể xảy ra. Việc điều trị bằng thuốc có thể dài hay ngắn phụ thuộc vào sự thích nghi của cơ thể, và độ thuyên giảm của tình trạng bệnh. Để đảm bảo hiệu quả điều trị tốt nhất thì cần tuân theo hướng dẫn từ bác sĩ.

3. Điều trị tại nhà

Điều trị tại nhà cũng mang đến nhiều kết quả tích cực bên cạnh việc điều trị tâm lý và điều trị bằng thuốc. Giữ gìn sức khỏe ổn định, có thái độ sống tích cực, chăm sóc bảo vệ sức khỏe tinh thần là điều người rối loạn nhân cách cần làm để cải thiện tình trạng của bản thân. Ngoài ra, gia đình và bạn bè cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp những người gặp khó khăn lấy lại sự tự tin, và nhanh chóng hòa nhập.

rối loạn nhân cách có chữa được không
Những người phải đối mặt với rối loạn nhân cách rất cần sự giúp đỡ từ những người xung quanh để nhanh chóng quay về cuộc sống bình thường.

Bạn bè và gia đình là những người gần gũi và đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của người rối loạn nhân cách. Do đó sự đồng hành, cảm thông và thấu hiểu của mọi người sẽ giúp người bệnh nhanh chóng vượt qua đau khổ. Người nhà có thể trò chuyện và giữ liên lạc với bác sĩ để được hướng dẫn giúp đỡ người bệnh đúng cách và hiệu quả nhất. ngoài ra, những đối tượng này cũng nhận được hỗ trợ tâm lý để đối phó với sự căng thẳng khi chăm sóc người bệnh.

  • Tìm hiểu về rối loạn nhân cách: Khi nhận thức được tình huống của bản thân, người bệnh nên chủ động tìm hiểu nhiều hơn về rối loạn nhân cách. Có kiến thức về tình trạng sức khỏe tâm thần giúp chúng ta có thêm động lực để thay đổi bản thân, cũng như biết cách hạn chế những ảnh hưởng của triệu chứng bệnh đến sức khỏe. Tìm hiểu về rối loạn nhân cách cũng giúp ta nhìn nhận đúng hơn về tình trạng thực tế, tránh việc hiểu sai hoặc có những suy nghĩ tiêu cực, tuyệt vọng làm ảnh hưởng đến tinh thần.
  • Tăng cường vận động: Vận động giúp tăng cường sức đề kháng, bảo vệ sức khỏe và giữ cho tinh thần luôn minh mẫn. Do đó tăng cường vận động luôn là ưu tiên hàng đầu trong những phương pháp cải thiện tình trạng sức khỏe tại nhà. Phương pháp này được mọi bác sĩ đề xuất cho bệnh nhân, và thu lại nhiều kết quả tích cực. Bên cạnh những môn thể thao quen thuộc như chạy bộ, đi bộ, bơi lội, bạn còn có thể tham gia các lớp yoga và ngồi thiền để học cách thả lỏng bản thân và kiềm chế cảm xúc.
  • Có chế độ ăn uống hợp lý: Chế độ ăn uống cũng đóng vai trò không nhỏ trong việc cải thiện tình trạng rối loạn nhân cách. Cung cấp đủ nguồn năng lượng, khoáng chất và những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể có thể mang đến hiệu qua bất ngờ. Cơ thể khỏe mạnh có thể giúp tinh thần sảng khoái, hạn chế biểu hiện mệt mỏi, mang đến sức sống cho cơ thể và còn giúp cải thiện tâm trạng. Chúng ta nên tăng cường các loại rau xanh, ngũ cốc và cá để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng, đồng thời cũng cần hạn chế đồ ngọt và những món chiên rán.
rối loạn nhân cách có chữa được không
Đời sống lành mạnh có tác dụng rất lớn trong việc bảo vệ sức khỏe, cải thiện sức đề kháng và giúp ta suy nghĩ tích cực hơn.
  • Luôn kết nối với gia đình và bạn bè: Bạn bè và gia đình luôn là những người quan tâm, lo lắng và giúp đỡ chúng ta khi gặp khó khăn. Do đó việc duy trì liên kết với những người thân quen có thể giúp bạn giải phóng cảm xúc, cảm thấy có động lực hơn trong việc cải thiện tình trạng bệnh. Ngoài ra nếu có bất cứ vấn đề gì xảy ra, bạn cũng có thể nhanh chóng nhận được sự giúp đỡ từ những người xung quanh. Bạn không cấn một mình đối diện và chịu đựng những tác động cầu mà rối loạn nhân cách mang đến.
  • Tránh xa chất kích thích và rượu bia: Rượu bia và chất kích thích là những thứ bị cấm trong quá trình chữa trị và cải thiện các triệu chứng rối loạn tâm thần. Những chất này có thể khiến tình trạng bệnh tồi tệ hơn vì chúng phá hủy tâm trí, khiến ta rơi vào trạng thái không tỉnh táo. Những người sử dụng chất kích thích và rượu bia thường có thái độ hung hăng, khó kiềm chế cảm xúc, dễ rơi vào suy nghĩ tiêu cực, và có những hành vi khó lường trong cơm say rượu hoặc phê thuốc. Đặc biệt người bạn có thể tự tự hoặc gặp tai nạn bất ngờ khi dùng chất kích thích.
  • Thường xuyên đến gặp bác sĩ: Đảm bảo đến gặp bác sĩ định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe. Bạn nên chủ động báo cáo những thay đổi của bản thân trong thời gian điều trị, để bác sĩ đánh giá chính xác tình trạng bệnh và theo dõi những tiến triển tích cực. Việc tái khám thường xuyên giúp quá trình điều trị hiệu quả hơn. Bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý có thể dựa trên những thay đổi của người bệnh để điều chỉnh phương pháp, liều lượng thuốc, hoặc đưa ra những biện pháp điều trị khác phù hợp hơ theo tiến triển của bệnh.
  • Tham gia cộng đồng: Tham gia cộng đồng những người mắc rối loạn nhân cách, hoặc gặp gỡ và tâm sự với người thân của họ có thể giúp bạn nhìn nhận chính xác vấn đề của bản thân. Bạn có nơi để chia sẻ, trải lòng và lắng nghe những câu chuyện bên lề của những người có cùng hoàn cảnh. Việc tham gia cộng đồng có thể giúp chúng ta mở rộng mối quan hệ, có động lực để cố gắng loại bỏ những ảnh hưởng có hại của tình trạng rối loạn nhân cách. Việc có nhiều người cùng cố gắng có tác dụng kích thích tinh thần.

Có lẽ bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hội chứng sợ bóng tối
Hội chứng sợ bóng tối (Nyctophobia): Những điều cần biết

Hội chứng sợ bóng tối gây ra những nỗi sợ vô cùng phi lý và dữ dội về tất cả các hoạt động có liên...

rối loạn hỗn hợp hành vi và cảm xúc
Giải Mã Hội Chứng Rối Loạn Hỗn Hợp Hành Vi Và Cảm Xúc

Rối loạn hỗn hợp hành vi và cảm xúc chính là hệ quả của những áp lực, căng thẳng tâm lý kéo dài; lạm dụng...

Trầm cảm cười
Trầm cảm cười: Hội chứng tâm lý phổ biến nhưng ít được quan tâm

Trầm cảm cười hay còn được gọi là chứng rối loạn trầm cảm kéo dài, đây là một chứng trầm cảm chức năng cao với...

rối loạn lo âu khi mang thai
Rối loạn lo âu khi mang thai: Dấu hiệu và Phương pháp xử lý

Rối loạn lo âu khi mang thai là vấn đề sức khỏe thường gặp và có thể gây nên nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối...

Trầm cảm u sầu là gì?

Trầm cảm u sầu (Melancholia): Nguyên nhân, Dấu hiệu, Điều trị

Trầm cảm học đường là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp

trầm cảm không điển hình

Trầm cảm không điển hình: Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách vượt qua

rối loạn thách thức chống đối

Rối loạn thách thức chống đối là gì? Biểu hiện và Biện pháp can thiệp

trầm cảm sau phá thai

Trầm cảm sau khi phá thai: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách phòng tránh