Rối loạn lo âu có phải bệnh tâm thần không? Giải đáp từ chuyên gia

Rối loạn lo âu khiến chúng ta lo lắng, sợ hãi mà không có lý do cụ thể, kèm theo đó là những phản ứng của cơ thể như đau đầu, khó thở, buồn nôn kéo dài và gây ám ảnh cho người mắc phải. Tình trạng rối loạn cảm xúc đang có chiều hướng gia tăng, và nhận được sự quan tâm của nhiều người. Trong bài viết này chúng ta sẻ cùng tìm hiểu rối loạn lo âu là gì, và rối loạn lo âu có phải bệnh tâm thần không.

Rối loạn lo âu có phải bệnh tâm thần không?

Lo âu là một trạng thái cảm xúc bình thường của con người. Lo âu là cảm giác hồi hộp, lo lắng trong một tình huống cụ thể nào đó như chuẩn bị thuyết trình, chuẩn bị thi cử, hay đứng trước những sự kiện quan trọng. Cảm giác này sẽ nhanh chóng qua đi khi bạn tâp trung vào công việc trước mắt, hoặc sau khi kết thúc sự kiện. Những cảm xúc lo lắng này không xảy ra thường xuyên mà chỉ tạm thời, và không ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.

rối loạn lo âu có phải bệnh tâm thần
Rối loạn lo âu khiến cuộc sống của bạn chìm trong bế tắc, mệt mỏi vì cảm giác hoảng sợ không mong muốn.

Rối loạn lo âu được xếp vào rối loạn tâm thần, với đặc trưng là tình trạng lo lắng sợ hãi thái quá xảy ra một cách thường xuyên, và không thể kiểm soát được. Tình trạng lo lắng kéo dài này gây ra nhiều triệu chứng thể chất và tinh thần cho người mắc phải như hoảng hốt, tim đập nhanh, khó thở, đau cơ, giảm khả năng tập trung và nhiều triệu chứng khác tùy vào từng trường hợp cụ thể.

Những tác động của rối loạn lo âu khiến bạn phản ứng thái quá trong một số trường hợp bị kích thích. Lúc này, bạn không thể kiếm soát suy nghĩ và hành động của bản thân, trở nên hoảng loạn, nóng nảy và rất dễ xảy ra những sự cố ngoài ý muốn. Rối loạn lo âu cảm trở những hoạt động hàng ngày, ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội, và ngăn cản bạn tham gia những cuộc gặp mặt, hội họp.

Bạn cũng thường xuyên phải né tránh những sự vật, sự việc có thể gây kích động. Sự lo lắng quá mức khiến bạn sợ hãi đi học, đi làm, không muốn đến nơi đông người hay nơi vắng vẻ, từ chối các cuộc họp mặt gia đình, và tránh né mọi tình huống có thể kích phát sự sợ hãi. Điều này khiến bạn ngày càng xa cách những người xung quanh và thu mình lại. Hành động này càng khiến vấn đề rối loạn lo âu của bạn thêm nặng nề.

Rối loạn lo âu là chứng rối loạn tâm thần phổ biến và ảnh hưởng đến nhiều người trưởng thành, với nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng. Nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng rối loạn này vẫn chưa được làm rõ. Bởi vì tình trạng rối loạn lo âu của một người có thể là tổng hợp của nhiều yếu tố, chứ không phải do một nguyên nhân nhất định. Các nhà khoa học chỉ có thể tổng hợp một số yếu tố có ảnh hưởng đến tình trạng này bao gồm:

  • Gen di truyền: Gen di truyền quyết định rất nhiều đặc điểm tính trạng của chúng ta như màu da, màu tóc, chiều cao, khả năng mắc những bệnh di truyền, và cả những vấn đề tâm lý. Đây là lý do chúng ta thừa hưởng rất nhiều những đặc điểm của hai bên gia đình. Nghiên cứu cho thấy. đa phần những người mắc rối loạn lo âu đều có anh chị em, cha mẹ, hay những người thân trực hệ đã từng gặp phải vần đề tâm lý tương tự. Đặc biệt, tỷ lệ cùng mắc bệnh ở những cặp song sinh là cực kỳ cao.
rối loạn lo âu có phải bệnh tâm thần
Cơ chế di truyền của gen vẫn đang được nghiên cứu, nhưng không thể phủ nhận gen di truyền có ảnh hưởng nhất định đến các vấn đề tâm thần.
  • Thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh: Những chất dẫn truyền thần kinh trong não như dopamine, norephinephrine hay senrotonin chịu trách nhiệm truyền dẫn những xung thần kinh, nhằm gửi và nhận tín hiệu từ não đến những bộ phận trong cơ thể và ngược lại. Những chất nội sinh này ảnh hưởng mạnh mẽ, và có khả năng chi phối cảm xúc, hành động của chúng ta. Do đó tình trạng thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh có thể làm ảnh hưởng đến tâm lý, gây ra tình trạng rối loạn lo âu dai dẳng, kèn theo những phản ứng thể chất đáng quan ngại.
  • Stress và sốc tâm lý: Căng thẳng kéo dài và những cú sốc tâm lý nặng nề từ thời thơ ấu đến lúc trưởng thành có thể kích thích tình trạng rối loạn lo âu. Stress và tổn thương tâm lý khiến chúng ta trở nên nhạy cảm hơn với các yếu tố bên ngoài, từ đó làm nghiêm trọng hơn trạng thái căng thẳng, lo lắng và hoảng sợ. Những ám ảnh này nếu không được tháo gỡ có thể ảnh hưởng suốt đời và gây nhiều bất lợi cho cuộc sống hàng ngày.
  • Các vấn đề sức khỏe: Những người mắc các bệnh tim mạch, gan, thận, tiểu đường, tuyến giáp hay những căn bệnh nan y như ung thư thường dễ sinh ra những cảm xúc tiêu cực và cảm giác chán nản. Những vấn đề sức khỏe gây ra tình trạng rối loạn lo âu, mà càng lo âu thì sức khỏe của bạn càng giảm sút. Tinh thần đi xuống và hệ miễn dịch của bạn trở nên yếu đi tạo cơ hội cho những loại bệnh khác tấn công.
  • Đặc điểm tính cách: Một số trường hợp mắc rối loạn lo âu là những người có tính cách nhút nhát, yếu đuối, dễ bị sợ hãi, dễ bị tổn thương. Người bệnh trong trường này có khả năng chịu đựng kém, không kháng lại được những áp lực trong cuộc sống, thường xuyên nghĩ ngợi lung tung, nhạy cảm thái quá với những lời nói hay cảm xúc của người khác. Ngoài ra, những người nhút nhát, tự ti và thường có suy nghĩ tiêu cực cũng dễ trở thành nạn nhân bị bắt nạt. Từ đó khiến hội chứng rối loạn lo âu càng nghiêm trọng hơn.
  • Lạm dụng bia rượu và chất kích thích: Sử dụng nhiều rượu bia và chất kích thích cũng góp phần gây ra tình trạng rối loạn lo âu. Những thức uống có cồn và chất kích thích có thể khiến bạn cảm thấy thoải mái, xóa nhòa cảm giác lo âu và bất an trong một thời điểm nhất định. Tuy nhiên ngay sau đó, chúng cũng phóng đại những suy nghĩ tiêu cực, và khiến tình trạng căng thẳng, lo âu của chúng ta ngày càng nghiêm trọng hơn. Tình trạng nghiện biaa rượu và hội chứng rối loạn lo âu có mối liên hệ chặt chẽ.
rối loạn lo âu có phải bệnh tâm thần
Rượu bia chưa bao giờ là tốt cho sức khỏe, đặc biệt là khi bạn mắc phải chứng rối loạn lo âu, hoặc đang trong giai đoạn căng thẳng kéo dài.

Rối loạn lo âu biểu hiện rõ nhất sau 10 tuổi và kéo dài từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành. Một người có thể mắc một hoặc nhiều chứng rối loạn lo âu khác nhau, tùy vào tình trạng sức khỏe và những trải nghiệm cá nhân. Nếu tình trạng này được phát hiện và cải thiện sớm, rối loạn lo âu có thể được kiểm soát một cách hiệu quả. Người mắc bệnh có thể quay lại cuộc sống bình thường sau quá trình điều trị.

Rối loạn lo âu có bao nhiêu loại?

Bên cạnh vấn đề rối loạn lo âu có phải bệnh tâm thần không, những loại rối loạn lo âu thường gặp hiện nay cũng nhận được nhiều sự quan tâm từ mọi người. Hiện nay rối loạn lo âu được chia làm nhiều loại, chủ yếu là dựa vào những nguyên nhân gây hoảng sợ.

Trong quá trình chẩn đoán, bác sĩ sẽ dựa trên những yếu tố kích hoạt trạng thái lo lắng, hoảng sợ, và một số yếu tố bên lề khác để xác định chính xác loại rối loạn lo âu mà bạn đang mắc phải. Từ đó, bác sĩ sẽ có biện pháp phù hợp giúp bạn vượt qua ám ảnh. Một số chứng ám ảnh thường gặp bao gồm:

  • Rối loạn lo âu lan tỏa (GAD): Những người mắc chứng rối loạn lo âu lan tỏa không có yếu tố cụ thể gây lo lắng hay hoảng sợ như những dạng rối loạn khác. Đặc trưng của tình trạng này cảm giác căng thẳng, lo âu thái quá trong nhiều vấn đề của cuộc sống. Kèm theo đó là những triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, mất ngủ, tim đập nhanh,… Cảm giác này bắt đầu và kéo dài không có lý do cụ thể, và bạn không thể kiểm soát chúng.
  • Rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi: Mỗi người trong chúng ta đều có những nỗi sợ nhất định. Có người sợ bóng tối, có người sợ độ cao, sợ không gian hẹp, sợ lỗ, sợ động vật bò sát,… Thông thường chúng ta sẽ phản ứng khi đối mặt với nỗi sợ, hoặc khi chúng có hành động đe dọa an toàn của bản thân. Đó là cơ chế tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên, người bị rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi lại gặp nhiều rắc rối trong cuộc sống vì ám ảnh sợ hãi xảy ra thường xuyên, dai dẳng, không có xu hướng thuyên giảm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thường ngày.
  • Rối loạn lo âu xã hội (SAD): Rối loạn lo âu xã hội (SAD) được gọi bằng một cái tên thường gặp hơn là chứng sợ xã hội. Hội chứng này khiến bạn sợ hãi tiếp xúc với những người xung quanh, sợ hãi bị soi mói và đánh giá. Trong những tình huống xã hội bình thường, bạn hiếm khi dám nhìn thẳng vào mắt người đối diện, cảm thấy mình đang trung tâm sự chú ý và sợ bị mọi người bình phẩm, đánh giá bản thân. Khi nói và hành động, bạn bị ám ảnh nên luôn lo trước lo sau, sợ bản thân làm chưa đủ tốt, sợ mọi người không hài lòng, sợ xấu hổ trước đám đông.
rối loạn lo âu có phải bệnh tâm thần
Chứng sự xã hội là một trong những biểu hiện của rối loạn lo âu, đặc trưng bởi tâm trạng lo lắng thái quá về ánh nhìn và đánh giá của người khác.
  • Rối loạn lo âu chia ly: Rối loạn lo âu chia ly có thể xuất hiện ở cả trẻ con và người lớn. Nguyên nhân gây ra tình trạng này thường đến từ những ám ảnh tâm lý trong quá khứ, khi chúng ta bị bỏ rơi, bị mất người thân, hay đi lạc. Những người rơi vào tình trạng này có sự ỷ lại vô cùng lớn với người thân, họ không muốn cha mẹ hay những người gần gũi rời xa bản thân dù chỉ trong chốc lát. Họ cảm thấy lo lắng, sợ hãi những tai nạn bất ngờ, hoặc những mối đe dọa có thể xảy ra với người thân khi thoát khỏi tầm mắt.
  • Rối loạn ám ảnh sau sang chấn (PTSD): Tình trạng sang chấn tâm lý có thể để lại những ám ảnh không dứt trong lòng một người. Ví dụ những người lính trở về sau chiến tranh có thể sợ máu hoặc tiếng nổ lớn, những người bị lạm dụng tình dục sợ hãi những người có ý định tiếp cận họ, những người bị bạo lực thể xác sợ hãi gậy gộc hoặc tiếng quát tháo,… Những trường hợp sang chấn tâm lý này thường trở nên hoảng loạn, lo âu quá độ khi nhìn thấy hoặc nghe thấy những yếu tố kích thích sự ám ảnh trong lòng.
  • Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD): Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là tình trạng một người bị ám ảnh bởi những ý nghĩ lặp đi lặp lại trong đầu, và cưỡng chế bản thân thực hiện một số hành động nào đó để thoát khỏi ám ảnh và cảm giác lo âu đeo bám. Những hành động cưỡng chế thường liên quan mật thiết đến những ám ảnh bạn phải gánh chịu. Một số người không nhận thức được hành động cưỡng chế của họ là vô lý. Một số khác nhận thức được, nhưng không thể thoát khỏi sự thôi thúc mãnh liệt phải thực hiện hành vi.

Ngoài những hội chứng rối loạn lo âu bên trên, chúng ta cũng có một vài hội chứng khác thường gặp cần đề cập đến như: hội chứng sợ không gian hẹp, hội chứng sợ không gian rộng, hội chứng sợ đám đông, hội chứng ám ảnh cân nặng, hội chứng hoảng sợ khi ngủ, rối loạn lo âu khi mang thai, rối loạn lo âu bệnh tật,…

Cách để vượt qua rối loạn lo âu

Tình trạng rối loạn lo âu của mỗi người là khác nhau, và mức độ lo âu cũng được phân chia từ nhẹ đến nặng. Bạn cần đến gặp bác sĩ và thực hiện những bài kiểm tra chi tiết để xác định tình trạng của bản thân. Tùy vào mức độ nghiêm trọng, bác sĩ sẽ đề nghị những phương pháp phù hợp nhất để cải thiện tình trạng. Ba phương pháp thường được sử dụng nhất là trị liệu tâm lý, trị liệu bằng thuốc, và những phương pháp cải thiện tại nhà.

rối loạn lo âu có phải bệnh tâm thần
Nếu muốn đảm bảo những phương pháp giúp cải thiện rối loạn lo âu có hiệu quả, bạn nên đến tìm bác sĩ để nhận được lời khuyên.

Trị liệu tâm lý và những phương pháp cải thiện tại nhà thường là phương pháp điều trị chính cho những trường hợp rối loạn lo âu nhẹ và mới chớm. Lý do là vì những ảnh hưởng của bệnh còn chưa nghiêm trọng, và còn trong vòng kiểm soát nên không cần dùng thuốc. Tuy nhiên nếu tình trạng bệnh kéo dài, nghiêm trọng và khiến bạn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống thì trị liệu bằng thuốc là phương pháp bắt buộc.

1. Trị liệu tâm lý

Mục đích chính của trị liệu tâm lý là tìm hiểu, phân tích, tháo gỡ những khúc mắc và ám ảnh bạn phải chịu đựng. Thông qua hình thức trò chuyện mặt đối mặt, cùng với những câu hỏi được chọn lọc kỹ lưỡng, bác sĩ sẽ giúp bạn đối mặt và vượt qua những nỗi sợ ẩn giấu, những ám ảnh hằn sâu trong nội tâm. Phương pháp này chỉ mang đến hiệu quả khi cả hai có một cuộc nói chuyện thẳng thắn, và bạn cần trả lời thật lòng mọi thứ.

Một trong những phương pháp cải thiện tâm trạng được ứng dụng nhiều là liệu pháp hành vi-nhận thức (CBT). Bác sĩ sẽ giúp bạn nhìn nhận chính xác vấn đề gặp phải, dạy bạn cách ứng phó với những tình huống gây kích động, và hạn chế những sự cố không đáng xảy ra. Đây là phương pháp ôn hòa, không gây kích động cho người bệnh, và mang đến những hiệu quả trị liệu tích cực nếu bạn kiên trì

Bên cạnh CBT, liệu pháp tiếp xúc cũng được áp dụng rộng rãi. Đúng như cái tên của mình, liệu pháp tiếp xúc khuyến khích bạn đối mặt với nỗi sợ, tìm cách làm quen và vượt qua chúng để sinh họat hàng ngày không bị ảnh hưởng. Vì liệu pháp này khá trực tiếp, nên bác sĩ sẽ kết hợp những bài tập thư giãn tinh thần để giảm bớt sự kích động và hoảng sợ bạn phải chịu trogn quá trình trị liệu.

2. Trị liệu bằng thuốc

Rối loạn lo âu có phải bệnh tâm thần không? Câu trả lời là có. Vì thế trị liệu bằng thuốc là phương pháp bắt buộc, và có tác dụng giảm nhẹ những triệu chứng lo âu và hoảng sợ, giúp chúng ta ngủ ngon hơn và có thể giảm đau nhức. Bác sĩ thường kê thuốc điều trị rối loạn lo âu benzodiazepin, thuốc an thần, hay các loại thuốc chống trầm cảm nhằm hỗ trợ cải thiện tình trạng hoảng loạn, sợ hãi. Mỗi loại thuốc sẽ có những tác dụng khác nhau, và có những ưu nhược điểm riêng cần xem xét.

rối loạn lo âu có phải bệnh tâm thần
Các loại thuốc chống rối loạn lo âu hay thuốc trầm cảm cần được sử dụng đúng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Benzodiazepin thường được bác sĩ kê cho người bệnh sử dụng trong thời gian ngắn, vì loại thuốc này mang đến hiệu quả giảm lo âu một cách nhanh chóng. Tuy nhiên khuyết điểm benzodiazepin là nếu sử dụng trong thời gian dài, bạn có thể lờn thuốc và yêu cầu liều lượng ngày một tăng cao, dẫn đến tình trạng nghiện thuốc. Việc gia giảm liều lượng benzodiazepin cũng cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ để tránh tác động có hại.

Một số loại thuốc chống trầm cảm thuộc nhóm SSRI, SNRI và TCA cũng được ứng dụng trong chữa trị rối loạn lo âu nhờ tác dụng tích cực của chúng đến hệ thần kinh giúp kiềm chế cảm xúc, và kiểm soát căng thẳng. Tuy nhiên khi dùng thuốc chống trầm cảm, có một số vấn đề bạn cần lưu ý bao gồm: thuốc có hiệu quả không, phản ứng phụ của thuốc có nghiêm trọng không, và thuốc có thôi thúc tự tử không.

Mỗi loại thuốc chống trầm cảm tác dụng với những đối tượng nhất định, vì thế bạn cần thử thuốc và xem xét tác dụng trong vài tuần đầu để có được loại thuốc phù hợp. Đặc biệt, dừng ngay việc uống thuốc và liên hệ với bác sĩ nếu loại thuốc đang sử dụng khiến bạn gặp những tác dụng phụ nghiêm trọng, cũng như có cảm giác thôi thúc tự tử. Một số thuốc chống trầm cảm có tác dụng phụ là thôi thúc thanh thiếu niên dưới 25 tuổi tự tử.

3. Quản lý căng thẳng tại nhà

Bạn chỉ dành một khoảng thời gian nhất định để tiếp nhận trị liệu tâm lý. Còn phần thời gian còn lại nên dành cho những phương pháp quản lý căng thẳng tại nhà. Việc kết hợp nhiều biện pháp trị liệu có thể làm tăng hiệu quả điều trị lên mức cao nhất. Những biện pháp tại nhà bao gồm: thiền, yoga, ăn uống khoa học, ngủ đúng giờ đúng giấc, loại bỏ những thói quen có hại, và cải thiện những mối quan hệ xã hội.

Thiền định kết hợp với trị liệu tâm lý được chứng minh là bộ đôi có hiệu quả vượt trội trong việc kiểm soát căng thẳng và lo âu. Kỹ thuật hít thở, thả lỏng tâm trí giúp người rối loạn cảm xúc hạn chế những ý nghĩ quá khích, biết cách kiềm chế cảm xúc khi gặp phải những tình huống bất ngờ. Thiền định cũng hỗ trợ quá trình trao đổi chất, tăng tuần hoàn máu, rèn luyện thể hình, và giúp trí óc minh mẫn.

rối loạn lo âu có phải bệnh tâm thần
Thiền định có tác dụng xoa dịu tâm hồn, quản lý cảm xúc, giải tỏa cảm giác lo lắng và mang đến trạng thái tích cực cho tinh thần.

Ngoài thiền định, chúng ta cũng có thể rèn luyện tinh thần thông qua yoga hay các bộ môn vận động ngoài trời. Tập thể dục thường xuyên, kết hợp với chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng mang đến tác dụng tuyệt vời nhằm giảm thiểu cảm giác lo âu. Chế độ ăn dinh dưỡng bao gồm nhiều rau xanh, ngũ cốc nguyên cám, các loại cá chứa omega-3, trái cây, mật ong, rau bina,… và hạn chế đến mức tối đa thịt đỏ, đồ chiên rán, đồ ngọt trong khẩu phần hàng ngày.

Đặc biệt, bạn cần duy trì việc đi ngủ và thức dậy đúng giờ để đảm bảo thời gian nghỉ ngơi cần thiết trong một ngày. Trước khi ngủ bạn có thể uống trà thảo mộc để hỗ trợ giấc ngủ nhanh và sâu hơn. Nếu bạn gặp vấn đề về giấc ngủ thì đừng sử dụng điện thoại và thiết bị thông minh trước khi ngủ 30 phút để tránh bị ảnh hưởng. Ngoài ra, người bị rối loạn lo âu luôn được khuyến cáo là phải tránh xa rượu bia cùng chất kích thích.

Thông qua bài viết trên đây, chúng ta đã làm rõ vấn đề rối loạn lo âu có phải bệnh tâm thần hay không. Trên thực tế, rối loạn lo âu cũng chia ra nhiều mức độ. Ở những mức độ nhẹ thì tỷ lệ hồi phục là rất cao, nếu bạn chấp nhận đối mặt với nỗi sợ và có thái độ hợp tác trong điều trị. Ở những mức độ trung bình và nặng, việc điều trị sẽ khó khăn hơn và cần nhiều sự cố gắng từ người bệnh để nâng cao hiệu quả trị liệu.

Có lẽ bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

stress ở sinh viên
Stress ở sinh viên: Biểu hiện và cách phòng ngừa hiệu quả

Vấn đề stress ở sinh viên là tình trạng thường thấy không chỉ trong mùa thi cử, mà còn cả trong cuộc sống hàng ngày...

rối loạn lo âu có tái phát không
Bệnh rối loạn lo âu có tái phát không? Cách nhận biết và phòng ngừa

Những ảnh hưởng của rối loạn lo âu đến sức khỏe, và trạng thái tinh thần của người bệnh là rất nặng nề nếu không...

Chữa rối loạn lo âu bằng tâm lý trị liệu có hiệu quả không?

Chữa rối loạn lo âu bằng tâm lý trị liệu là một phần quan trọng trong kế hoạch điều trị. Liệu pháp này giúp giải...

Trầm cảm khi mang thai
Trầm cảm khi mang thai: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Phụ nữ khi mang thai chính là đối tượng có nhiều nguy cơ mắc phải các vấn đề về sức khỏe tinh thần, đặc biệt...

Kỷ niệm 5 năm thành lập Viện Nghiên cứu Tâm lý và Phát triển Con người & 2 năm thành lập Trung tâm Tâm lý Giáo dục Chuyên biệt NHC Việt Nam

Trầm cảm u sầu là gì?

Trầm cảm u sầu (Melancholia): Nguyên nhân, Dấu hiệu, Điều trị

Trầm cảm học đường là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp

trầm cảm không điển hình

Trầm cảm không điển hình: Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách vượt qua

rối loạn thách thức chống đối

Rối loạn thách thức chống đối là gì? Biểu hiện và Biện pháp can thiệp