Trazodone là thuốc gì? Công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng

Trazodone là một loại thuốc chống trầm cảm được dùng cho người trầm cảm nặng, mất ngủ và có triệu chứng rối loạn lo âu. Việc sử dụng Trazodone cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và nguy hiểm đến tính mạng. Trazodone có thể có tác dụng với người này, nhưng không mang đến hiệu quả tích cực cho người khác, vì thế hãy uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ và quan sát tình trạng bản thân.

Thuốc chống trầm cảm Trazodone và công dụng

Trazodone là một loại thuốc chống trầm cảm được sử dụng trong việc điều trị những trường hợp trầm cảm nặng. Ngoài ra loại thuốc này cũng có tác dụng cải thiện những tình trạng khác như mất ngủ, rối loạn lo âu hay tâm thần phân liệt. Cơ chế hoạt động của Trazodone vẫn đang được nghiên cứu và làm rõ, tuy nhiên các nhà khoa học nhận thấy chất này giúp ức chế sự hấp thu serotonin trong não, và thúc đẩy việc sản sinh chất dẫn truyền thần kinh này để nồng độ serotonin tăng cao.

tradozone
Tradozone được cân nhắc sử dụng nếu nhóm thuốc chống trầm cảm an toàn hơn không có hiệu quả rõ ràng.

Serotonin là một trong những chất dẫn truyền thần kinh quan trọng có tác dụng gửi tín hiệu giữa các dây thần kinh. Chất này cũng giúp điều tiết cảm xúc, cải thiện trí nhớ và sự tập trung, nâng cao chất lượng giấc ngủ, và ảnh hưởng đến ham muốn tình dục. Các nghiên cứu về người trầm cảm cho thấy rằng, nếu nồng độ serotonin trong não quá thấp chúng ta có khả năng mắc trầm cảm cao hơn bình thường. Vì thế việc ổn định và tăng cường serotonin có tác dụng tốt nhằm hạn chế trầm cảm.

So với một số loại thuốc chống trầm cảm phổ biến như SSRI và SNRI, Trazodone ít được chọn làm loại thuốc đầu tiên để điều trị trầm cảm. Trừ khi SSRI và SNRI không có hiệu quả khả quan trong điều trị hoặc có tác dụng phụ nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng, Trazodone sẽ được xem là phương pháp thay thế. Trazodone vẫn tồn tại những tác dụng phụ nguy hiểm nên chống chỉ định với những đối tượng dị ứng Trazodone hoặc các thành phần khác của thuốc.

Những lưu ý khi sử dụng Trazodone cần biết

Trazodone thường là thuốc kê đơn và bạn phải sử dụng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để có hiệu quả điều trị tốt nhất. Việc tự ý thay đổi liều dùng hay không tuân theo chỉ định của bác sĩ có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Trazodone cũng có những tương tác thuốc nhất định, vì thế bạn cần cung cấp đầy đủ thông tin về tiền sử gia đình, những loại thuốc đang sử dụng, vấn đề dị ứng thuốc và những thông tin cần thiết khác để bác sĩ lựa chọn loại thuốc phù hợp.

Bảo quản thuốc

Sau khi sử dụng, chúng ta cần bảo quản thuốc đúng chuẩn để đảm bảo hiệu quả thuốc không bị ảnh hưởng. Trazodone được bảo quản ở nhiệt độ phòng và những nơi khô ráo, thoáng mát. Tránh xa những khu vực nắng nóng, ẩm ướt hay có ánh sáng mặt trời chiếu thẳng vào. Những yếu tố này có thể khiến thuốc bị ẩm mốc gây hư hỏng và thay đổi dược lực của thuốc.

Chú ý về liều dùng Tradozone

Trazodone được sản xuất theo dạng viên nén với liều lượng lần lượt là 50mg, 100mg, 150mg và 300mg. Khi bắt đầu điều trị, bạn sẽ được dùng thuốc với liều lượng nhẹ khoảng 150 mg một ngày. Thuốc có thể được chia thành 1-2 lần một ngày và duy trì từ 2-3 tuần để theo dõi hiệu quả. Việc dùng liều lượng nhẹ sẽ giúp cơ thể quen dần với ảnh hưởng của thuốc, và tránh gây tác dụng phụ nghiêm trọng nếu bạn có phản ứng mạnh với Trazodone.

tradozone
Tuân thủ liều dùng đúng theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh trườn hợp sử dụng thuốc quá liều.

Duy trì dùng thuốc theo hướng dẫn từ 2 tuần trở lên để thấy tác dụng rõ ràng với những triệu chứng trầm cảm. Thuốc được khuyên dùng sau bữa ăn chính hoặc sau bữa ăn nhẹ để cho hiệu quả tốt nhất. Để đảm bảo không để lỡ thời gian dùng thuốc, bạn nên ăn uống đúng thời gian quy định và không bỏ bữa, sau đó duy trì dùng thuốc sau bữa ăn để tạo thành thói quen. Điều này giúp hạn chế tình trạng uống thuốc không đúng liều.

Hiệu quả của Trazodone có thể đến sớm hoặc trễ tùy vào khả năng phản ứng của cơ thể, vì thế bạn cần duy trì dùng thuốc dù cảm thấy khỏe hơn. Báo với bác sĩ nếu quá 4 tuần mà những triệu chứng trầm cảm không có sự thay đổi rõ rệt. Hỏi bác sĩ thật kỹ về liều dùng và chống chỉ định của thuốc. Ngoài ra hãy đọc kỹ hướng dẫn về liều dùng và những ảnh hướng có thể xảy ra của thuốc với cơ thể được đính kèm trong hộp.

Tuyệt đối không tự ý thay đổi liều lượng thuốc, trừ khi có chỉ định từ bác sĩ. Nếu bạn có phản ứng tốt với thuốc và những triệu chứng trầm cảm giảm rõ rệt, bác sĩ có thể cần nhắc giảm liều lượng, hoặc tăng liều nếu tình trạng bệnh không có chuyển biến tốt. Nếu việc thay đồi liều lượng vẫn không có tác dụng điều trị các triệu chứng trầm cảm, bác sĩ sẽ cân nhắc đổi một loại thuốc khác.

Tương tác thuốc

Một vấn đề cũng cần nhận được sự quan tâm là tương tác thuốc. Trazodone tương tác với rượu, thuốc an thần, các loại thuốc chống trầm cảm khác, hoặc các thuốc đặc trị bệnh gan thận. Vì thế hãy nói với bác sĩ nếu bạn đang sử dụng bất cứ loại thuốc trị bệnh nào để ngăn chặn những tương tác thuốc nguy hiểm. Dưới đây là một vài loại thuốc phổ biến mà bạn cần chú ý không được phép dùng chung với Tradozone:

  • Thuốc lợi tiểu
  • Thuốc đặc trị các bệnh về gan và thận.
  • Thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau
  • Các loại thuốc chống trầm cảm, đặc biệt là thuốc chống trầm cảm ba vòng.
  • Thuốc ức chế monoamine oxidase (MAOIs) có thể gây ra hội chứng senrotonin (lượng senrotonin tăng cao bất thường) nếu dùng chung với Tradozone. Do đó nên ngưng dùng MAOIs ít nhất 14 ngày trước khi dùng Tradozone để tránh ảnh hưởng không tốt.
tradozone
Không sử dụng thuốc chung với những nhóm thuốc chống trầm cảm khác để tránh tương tác thuốc có hại.
  • Thuốc chống đông máu như warfarin, coumadin, jantoven
  • Thuốc trị đau nửa đầu như sumatriptan, imitrex, maxalt, treximet, và những loại thuốc tương tự khác.
  • Carbamazepine có thể làm ảnh hưởng đến nồng độ và dược tính của trazodone trong huyết tương khi dùng đồng thời.
  • Trong nhiều trường hợp, Tradozone không được sử dụng cùng liệu pháp sốc điện trong điều trị trầm cảm

Ngoài ra, có nhiều trường hợp tương tác thuốc khác không được liệt kê do tỉ lệ xảy ra không cao. Tương tác thuốc còn xảy ra với thực phẩm chức năng, thảo dược, vitamin, các loại thuốc không theo toa hay với rượu. Để đảm bảo an toàn hãy hỏi bác sĩ để được tư vấn kỹ hơn. Tradozone có tương tác mãnh liệt với bia rượu, vì thế tuyệt đối không sử dụng đồ uống có cồn trong quá trình điều trị, hoặc dùng bia rượu chung với thuốc.

Bỏ lỡ liều hoặc dùng quá liều

Thỉnh thoảng chúng ta có thể gặp phải trường hợp bỏ qua liều, hoặc vô tình uống quá liều. Nếu thời gian bỏ qua liều không quá dài thì uống càng nhanh càng tốt để không ảnh hưởng đến liều tiếp theo. Còn nếu ngược lại, bạn nên bỏ qua liều cũ và uống liều mới đúng giờ. Tuyệt đối không gộp hai liều trong cùng một lần uống vì có thể gây tình trạng uống thuốc trầm cảm quá liều, sốc thuốc dẫn đến tử vong nếu không cứu chữa kịp thời.

Những biểu hiện dùng quá liều được ghi nhận ở người dùng Trazodone bao gồm: buồn nôn, nhức đầu, chóng mặt, buồn ngủ cực độ, cương cứng dương vật, co giật, tim đập nhanh, thở gấp, tím tái, hạ huyết áp và hôn mê. Những triệu chứng này có thể xuất hiện ngay sau khi uống thuốc, hoặc trong vòng 24h sau khi quá liều. Trazodone đặc biệt nguy hiểm nếu dùng kèm rượu và các loại thuốc an thần. Cách xử lý tốt nhất trong tình trạng này là gọi đến đường dây nóng 115 để được hướng dẫn xử lý.

Chống chỉ định

Một số đối tượng không được khuyến khích sử dụng thuốc chống trầm cảm vì những ảnh hưởng nghiêm trọng khó lường. Hãy hỏi bác sĩ về những trường hợp chống chỉ định dùng thuốc, và theo dõi thêm thông tin trên giấy hường dẫn sử dụng để biết những trường hợp cần tránh. Dưới đây là một số trường hợp đặc biệt cần chú ý khi chỉ định thuốc trầm cảm Tradozone trong điều trị.

tradozone
Tradozone sẽ không được khuyến khích sử dụng trong một số trường hợp nhất định để hạn chế ảnh hưởng xấu.
  • Người dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc: Những người bị dị ứng thuốc tuyệt đối không sử dụng Tradozone vì nguy cơ dị ứng. Nếu bạn dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc thì hãy báo ngay với bác sĩ để được đổi thuốc. Trong trường hợp bạn không biết bản thân dị ứng với Tradozone, hãy lập tức ngừng thuốc nếu thấy cơ thể có những dấu hiệu lạ như đau đầu, chóng mặt, nôn mửa, co giật, tim đập nhanh, khó thở, môi tím tái,… và liên hệ cấp cứu để được hướng dẫn xử lý kịp thời.
  • Thanh thiếu niên: Tradozone không được khuyến khích sử dụng cho thanh thiếu niên, người dưới 18 tuổi vì nguy cơ thôi thúc tự tử. Một số trường hợp người trẻ dưới 25 xuất hiện suy nghĩ và hành vi tự sát sau khi dùng thuốc. Tuy nhiên, các nhà khoa học chưa thể đưa ra những thông số cụ thể về tỷ lệ xuất hiện hành vi này ở trẻ, vì thế quyết định sử dụng thuốc điều trị trầm cảm cho thanh thiếu niên cần được cân nhắc. Trong một số trường hợp cụ thể, việc sử dụng Tradozone là cần thiết hoặc bắt buộc nếu những loại thuốc khác không có hiệu quả khả quan.
  • Người đang điều trị bệnh: Những người đang điều trị các bệnh mãn tính bằng thuốc, hoặc vừa ngưng uống một loại thuốc nào đó cũng cần khai báo đầy đủ với bác sĩ. Nếu không, bạn có thể gặp phải những tương tác thuốc có hại làm mất tác dụng thuốc, hoặc gây sốc thuốc.
  • Người cao tuổi: Người cao tuổi thường mắc phải một số căn bệnh như tiểu đường, huyết áp cao, hay những bệnh về đường hô hấp, tim mạch, gan, thận,… và đang trong giai đoạn điều trị. Tradozone có thể tương tác với những loại thuốc đặc trị, hoặc khiến cho tình hình bệnh xấu đi. Vì thế nên cần cân nhắc khi quyết định dùng thuốc cho người cao tuổi, hoặc những người mắc bệnh mãn tính.
  • Người mang thai và cho con bú: Không có bằng chứng rõ rệt cho thấy Tradozone ảnh hưởng đến phụ nữ có thai và cho con bú. Tuy nhiên, nếu bạn chuẩn bị mang thai, đang mang thai hoặc vừa sinh con thì nên nói rõ với bác sĩ để được cân nhắc sử dụng thuốc. Nếu muốn đảm bảo an toàn, bác sĩ có thể khuyến nghị bạn đổi sang một loại thuốc khác.
tradozone
Người mang thai và cho con bú là cần được quan tâm đặc biệt vì những ảnh hưởng khó lường đến thai nhi.
  • Người suy gan thận: Việc sử dụng thuốc trong trường hợp bệnh nhân bị suy gan thận nặng cần được cân nhắc. Chưa có bằng chứng cho thấy Tradozone ảnh hưởng trực tiếp đến những trường hợp này nhưng cũng cần cẩn thận khi dùng thuốc cho người bị suy gan và suy thận.

Ngoài ra, một số trường hợp đặc biệt khác cũng không được khuyến khích dùng Trazodone khi điều trị trầm cảm như bệnh nhân bị dau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, có vấn đề về tuyến giáp, tăng nhãn áp, phì đại tuyến tiền liệt, bệnh vàng da,… Bác sĩ sẽ theo dõi tiền sử bệnh để cân nhắc có nên dùng thuốc trong trường hợp này hay không để tránh nguy cơ khiến bệnh tình nặng hơn, hoăc gây biến chứng nguy hiểm.

Tác dụng phụ của Tradozone

Tác dụng phụ là điều không thể tránh khỏi ở mọi loại thuốc. Một số người không bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ, hoặc bị ảnh hưởng rất ít. Trong khi những số khác phản ứng vô cùng dữ dội dù chỉ với liều lượng nhỏ. Chính vì tác dụng phụ với cơ thể nên SSRI và SNRI thường được ưu tiên trong chữa trị trầm cảm vì ít gây ảnh hưởng đến cơ thể nhất. Tradozone thuộc nhóm thuốc chống trầm cảm không điển hình và có khả năng gây một số tác dụng phụ nhất định.

Tuy nhiên, việc có phản ứng với thuốc hay không cũng còn tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Một số người phản ứng mạnh với SSRI và SNRI, nhưng lại không gặp vấn đề gì khi sử dụng Tradozone và ngược lại. Do đó chỉ khi dùng thuốc thì chúng ta mới có thể xác định tác dụng phụ của chúng với cơ thể. Dưới đây là một số tác dụng phụ có thể bắt gặp khi sử dụng Tradozone:

  • chóng mặt hoặc có cảm giác lâng lâng, không tỉnh táo
  • buồn nôn
  • tim đập nhanh
  • thở gấp
  • sốt và đổ mồ hôi đẩm đìa, mắt đỏ
  • chảy máu cam
  • khả năng tập trung kém
  • cảm thấy mệt mỏi, ngủ ngày nhiều hơn
tradozone
Tác dụng phụ của thuốc là khiến bạn cảm thấy buồn ngủ, mệt mỏi vào buổi sáng và ngủ ngày nhiều hơn.
  • tiêu chảy hoặc táo bón
  • khẩu vị thay đổi, chán ăn hoặc đột nhiên ăn nhiều hơn
  • đau nhức cơ thể, thường là phần đầu, ngực và vai gáy
  • cơ thể nổi mẩn đỏ gây ngứa ngáy
  • giảm ham muốn tình dục ở cả nam và nữ. Nam có thể rơi vào tình trạng không thể cương cứng, hoặc không thể xuất tinh. Nữ thì khó đạt cảm giác cực khoái.
  • co giật hoặc căng cứng cơ
  • xuất hiện ảo giác trong cơn kích động
  • huyết áp tăng
  • ngất xỉu

Trong một số trường hợp, tác dụng phụ sẽ diễn ra ở mức độ nhẹ và biến mất sau một thời gian ngắn. Nhưng có một số người có tác dụng phụ rất dữ dội, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Đây là một trong những lý do bác sĩ thường kê đơn rất nhẹ trong thời gian đầu sử dụng để thử phản ứng của cơ thể, và giảm thiểu đến mức thấp nhất ảnh hưởng của thuốc gây ra cho cơ thể.

Cách hạn chế ảnh hưởng của Tradozone

Những ảnh hưởng của Tradozone có thể nặng hoặc nhẹ tùy trường hợp cụ thể. Một số người chịu những ảnh hưởng rất nhẹ của thuốc, trong khi số khác phải chịu những ảnh hưởng tồi tệ và nặng nề hơn. Chúng ta không có cách nào triệt tiêu hoàn toàn ảnh hưởng của Tradozone đến cơ thể. Tuy nhiên trong một số trường hợp, chúng ta có thể hạn chế những ảnh hưởng của thuốc thông qua một số biện pháp như:

  • Không ngồi dậy đột ngột: Việc ngồi dậy đột ngột khi vừa tỉnh giấc, hoặc thay đổi tư thế quá nhanh có thể gây nên tình trạng choáng váng và mất thăng bằng. Choáng váng cũng là một trong những tác dụng phụ của thuốc, do đó để tránh cảm giác choáng váng nghiêm trọng, chúng ta nên xoay người và đứng dây từ từ để cơ thể quen với sự thay đổi.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng: Những tác dụng phụ của thuốc, nếu không quá nghiêm trọng, có thể được cải thiện nếu bạn có sức khỏe tốt. Hệ miễn dịch và sức khỏe càng tốt thì những triệu chứng gây ra do tác dụng phụ của thuốc cũng có thể giảm đáng kể. Hãy tập thói quen rèn luyện cơ thể mỗi ngày đề vừa cải thiện tình trạng trầm cảm, vừa tăng cường sức khỏe để chống lại ảnh hưởng của thuốc.
  • Không tự ý thay đổi liều lượng và ngưng thuốc: Thay đổi liều lượng thuốc có thể khiến những tác dụng phụ nghiêm trọng hơn, thậm chí tử vong do sốc thuốc. Việc ngưng thuốc quá sớm có thể làm tăng nguy cơ tái phát bệnh về sau, và làm các triệu chứng trầm cảm nghiêm trọng hơn. Vì thế điều này là tuyệt đối ngăn cấm. Bạn nên duy trì việc uống thuốc đúng giờ, đúng cử để đảm bảo thuốc hoạt động tốt trong việc ngăn chặn trầm cảm.
tradozone
Tuân thủ đúng liều lượng thuốc để cơ thể hấp thu một cách tốt nhất, hạn chế những phản ứng không mong muốn.
  • Không sử dụng rượu bia và chất kích thích: Rượu bia hay những thức uống chứa cồn đều bị nghiêm cấm trong quá trình điều trị bằng thuốc chống trầm cảm. Rượu có tỷ lệ cao gây ra những tương tác có hại với Tradozone, đặc biệt là khi uống rượu và thuốc cùng một lúc. Điều này có thể gây ra ảo giác, co giật, ói mửa, co thắt tim gây tử vong và thôi thúc tự sát ở thanh thiếu niên và cả người trưởng thành.
  • Ăn bưởi và những món có chứa bưởi: Tradozone trong một số trường hợp phản ứng với bưởi, nước ép bưởi, hoặc bất cứ món ăn hay thức uống có chứa bưởi. Vì thế nên tránh dùng loại thực phẩm này trong quá trình dùng thuốc để ngăn ngừa những phản ứng không mong muốn có thể xảy ra.

Sử dụng thuốc chống trầm cảm là phương pháp cần thiết cho những người rơi vào tình trạng trầm cảm nặng. Ở mức độ này, tư vấn tâm lý không mang đến hiệu quả tích cực nếu không kết hợp dùng thuốc. Tradozone là một trong những loại thuốc chống trầm cảm không điển hình được sử dụng nhiều trong điều trị bệnh, là lựa chọn khả dĩ nếu SSRI hay SNRI không có tác dụng với người bệnh.

Khi sử dụng Tradozone, cần chú ý tuân theo hướng dẫn của bác sĩ và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng được đính kèm thuốc. Trong trường hợp thuốc không phát huy tác dụng sau 4 tuần thì nên thông báo với bác sĩ để được cân nhắc tăng liều hoặc đổi thuốc. Không được tự ý tăng giảm liều lượng hoặc dừng thuốc bất ngờ, trừ trường hợp tác dụng phụ của thuốc quá mãnh liệt. Trong tình huống này bạn cần lập tức gọi cấp cứu và không được tự ý xử lý để tránh làm nghiêm trọng hơn.

Có lẽ bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hội chứng sợ đụng chạm (Haphephobia)
Hội chứng sợ đụng chạm (Haphephobia): Làm thế nào để vượt qua?

Hội chứng sợ đụng chạm trong tiếng anh có nghĩa là Haphephobia hay còn được gọi là Aphenphosmphobia. Tỷ lệ mắc hội chứng sợ đụng...

Stress vì công việc
Stress vì công việc – Làm thế nào để vượt qua cảm giác áp lực

Trách nhiệm công việc quá cao, thời gian làm việc dày đặc, các mối quan hệ đối với đồng nghiệp gặp nhiều khó khăn chính...

khủng hoảng tâm lý khi mang thai
Khủng hoảng tâm lý khi mang thai: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị

Khủng hoảng tâm lý khi mang thai gây nên những biến đổi tâm trạng khiến mẹ bầu thường xuyên cảm thấy buồn bã, chán nản,...

Khủng Hoảng Tiền Hôn Nhân
Khủng Hoảng Tiền Hôn Nhân: Nguyên nhân, biểu hiện, cách vượt qua

Khủng hoảng tiền hôn nhân gây ra những lo lắng, căng thẳng và mệt mỏi trước khi tổ chức đám cưới, đăng ký kết hôn....

Trầm cảm u sầu là gì?

Trầm cảm u sầu (Melancholia): Nguyên nhân, Dấu hiệu, Điều trị

Trầm cảm học đường là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp

trầm cảm không điển hình

Trầm cảm không điển hình: Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách vượt qua

rối loạn thách thức chống đối

Rối loạn thách thức chống đối là gì? Biểu hiện và Biện pháp can thiệp

trầm cảm sau phá thai

Trầm cảm sau khi phá thai: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách phòng tránh